Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thịnh Phát.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.25 KB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống quản lý kinh tế, tài
chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động
kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý, kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt
động kinh tế tài chính, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết
định kinh tế.
Khi xã hội phát triển ngày càng cao, các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng,
mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng gay gắt, nhu cầu thông tin ngày
càng trở nên bức thiết. Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế
quản lý kinh tế tài chính đã khẳng định vai trò của thông tin kế toán không chỉ trong
hoạt động tài chính nhà nước mà còn trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, thông tin là một nhân tố không thể thiếu của các
nhà quản lý, đặc biệt là trong thời gian gần đây, với sự ra đời của các công ty cổ
phần, các tập đoàn kinh tế và thị trường chứng khoán đòi hỏi thông tin kế toán phải
đảm bảo phản ánh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách trung
thực và hợp lý, có khả năng phân tích cao, đáp ứng được yêu cầu của mọi đối tượng
sử dụng thông tin.
Báo cáo tài chính là hình ảnh tổng quát nhất và rõ ràng nhất tình hình tài chính
của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp có thể thấy được thực trạng tài chính cũng như
các biện pháp khắc phục những hạn chế tài chính của mình. Chúng không chỉ phát
huy tác dụng ở doanh nghiệp mà còn là công cụ đáp ứng rộng rãi các nhu cầu của các
đối tượng khác như nhà đầu tư, người làm công tác tài chính nhà nước.
Công ty cổ phần thương mại công nghiệp Thịnh Phát là một doanh nghiệp
chuyên về thương mại trong và ngoài nước. Trong hoàn cảnh hiện nay, để kiểm soát
tốt hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình ,Công ty không ngừng hoàn
thiện công tác quản lý kinh doanh nói chung và công tác hạch toán nói riêng.
Cùng với sự hoàn thiện không ngừng của các chính sách, chế độ kế toán, phân
tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm nhiều
hơn nhằm cung cấp thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là phân tích hệ thống báo cáo tài chính năm
của Công ty qua 3 báo cáo tài chính sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính các năm
từ 2006-2008. Ngoài ra là các tài liệu kế toán khác có liên quan.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được chia thành hai chương chính:
- Chương 1: Lý thuyết chung về hoạt động phân tích báo cáo tài chính trong
doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần
thương mại công nghiệp Thịnh Phát.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính
tại Công ty cổ ph ần thương mại công nghiệp Thịnh Phát.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp.
Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của
doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá
trình kinh doanh. đặc biệt trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều
kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở
nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với doanh nghiệp cũng sẽ
được hưởng lợi nếu như quản lý tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả, ngược lại,
họ sẽ thua thiệt khi quản lý tài chính kém hiệu quả.
Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua một cơ chế. Đó là cơ chế quản lý tài

chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là một tổng thế
các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động
tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định.
Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: Cơ chế
quản lý tài sản ; cơ chế huy động vốn ; cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi
nhuận; cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.
Trong các quyết định của doanh nghiệp, vấn đề cần được quan tâm giả quyết
không chỉ là lợi ích các cổ đông và nhà quản lý mà còn phải cả lợi ích của người làm
công, khách hàng, nhà cung cấp và cung cấp và Chính phủ. Đó là nhóm giười có nhu
cầu tiềm năng về các dòng tiền của doanh nghiệp. Giải quyết vấ đề này liên quan tới
các quyết định đối với bộ phận trong doanh nghiệp và các quyết định giữa doanh
nghiệp với các đối tác ngoài doanh nghiệp.
Quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động
khác của doanh nghiệp. Quản lý tốt có thế khắc phục được những khuyết điểm trong
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc,hoạch định kỹ
lưỡng có thể gây nên tổn thất không lường cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn
nữa, do doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đầy nền kinh tế phát
triền.
2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chỉ tiêu
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày
cành được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài
chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức được áp dụng trong các tổ chức xã
hội, tập thể các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt sự phát triển của các

doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo cơ hội để phân tích tài
chính chưứngtỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
3. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.
Trong phân tích tài chính,nhà phân tích phải thu thập,sử dụng mọi nguồn thông
tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh
nghiêp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp cho
nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận kinh tế và thích đáng.
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp,
có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông
tin quan trọng bậc nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan
trọng những thông tin đánh giá cho phân tích tài chính.Vả lại, các doanh nghiệp cũng
có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo tài
chính – được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu : Đó là
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kêt quả kinh doanh, Ngân quỹ( Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ).
3.1. Bảng cân đối kê toán
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và
quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường bảng cân đối kế toán được trình
bầy dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kê toán : Một bên phản ánh tài sản và
một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có
đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Đó là
tài sản cố định, tài sản lưu động.
Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến

thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ.
Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển
hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình
doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các
nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả
năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
3.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài
chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh . Khác với Bảng cân
đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động
của doanh nghiệp trong tương tai. Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định. Nó cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng
các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
5
Chuyờn thc tp tt nghip
Nhng khon mc ch yu c phn ỏnh trờn Bỏo cỏo kt qu kinh doanh:
Doanh thu t hot ng sn xut kinh doanh; doanh thu t hot ng ti chớnh; doanh
thu t hot ng bt thng v chi phớ tng ng vi tng hot ng ú.
Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản pải nộp khác đợc
phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nớc.
3.3. Ngân quỹ ( Báo cáo lu chuyển tiền tệ)
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo đợc chi trả hay không , cần tìm
hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thờng đợc xác định cho thời
hạn ngắn.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, thực xuất quỹ. Trên cơ sở này

nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số d ngân quỹ đầu kỳ để xác định số
d ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho
doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
SV: Lờ Th Thanh Thu Lp: Ti chớnh K 38
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CPTM CÔNG NGHIỆP THỊNH PHÁT
1. Tổng quan về Công ty CPTMCN Thịnh Phát.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP thương mại Thịnh Phát là một doanh nghiệp tư nhân chuyên
thương mại hàng hoá (hoá chất phục vụ nghành công nghiệp, vật liệu phục vụ cho
nghành giao thông) trong và ngoài nước, được tổ chức và hoạt động theo mô hình của
Công ty tư nhân.Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 6/2006.
Công ty CP thương mại công nghiệp Thinh Phát có tên gọi đầy đủ là Công ty CP
thương mại công Nghiệp Thịnh Phát.
Tên giao dịch quốc tế: THINHPHATCOMMERCIAL – INDUSTRIAL JOINT
STOCCK COMPANY
Tên viết tắt: TPCI.,JSC
Trụ sở chính đặt tại: Nhà số 155 tổ 20 (Nhà 5,ngách 43/56 phố Vĩnh Tuy)
Phường Vĩnh Tuy,Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
Điện thoại: (04) 5569994
Fax: (04) 556995
Website: www.thinhphatgroup.com.vn
Email:
Năm 2006 khi thành lập Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát với đội
ngũ 5 nhân viên với số lượng khách hàng còn rất ít chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ khu
vực Miền Bắc, cho đến nay Công ty đã phát triển số lượng nhân viên lên đến 50 nhân

viên và khách hàng đã nhanh chóng lan rộng từ Miền Bắc đến Miền Trung, Miền
Nam và đã có thêm hai văn phòng đại diện tại hai thành phố lớn Thành phố Vinh và
TP. Hồ Chí Minh.
1.2. Nhiệm vụ kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
Cũng như nhiều doanh nghiệp tư nhân khác, mục tiêu kinh doanh của Công ty
CP thương mại Công Nghiệp Thịnh Phát là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển
vốn. Đồng thời, Công ty cũng nhằm mục tiêu tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
- Công ty làm đầu mối chủ yếu trong việc khảo sát, khai thác và chiếm lĩnh thị
trường bao gồm: thị trường trong nước, thị trường nhập khẩu.
- Công ty làm đầu mối nhập khẩu hoá chất phục vụ cho ngành công nghiệp,
thiết bị vật tư phục cho nghành giao thông thuỷ lợi cho các đơn vị thành viên với giá
nhập khẩu có lợi nhất.
* Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Xây dựng dân dụng
- Sản xuất và buôn bán tiêu dùng
- Buôn bán nông,lâm sản nguyên liệu, lương thực ,thực phẩm (Trừ loại
lam sản Nhà nước cấm)
- .Mua bán và sản suất hóa chất công nghiệp
- Mua bán sản xuất thiết bị công nghiệp,máy móc và phụ tùng thay thế
- Mua bán kim loại,vật liệu công nghiệp.
- Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình,hàng may mặc
- Dịch vụ giới thiệu việc làm (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn cung ứng
nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động).
* Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu:
Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát chuyên:

+Nhập khẩu: Hàng năm lượng hàng hóa được Công ty nhập khẩu đạt trên
40.000 tấn với các loại hóa chất, vật tư máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất
cho nghành công nghiệp, giao thông thủy lợi nhập từ các nước như Đài Loan, Đức,
Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc,Ấn Độ… bao gồm:
- Hóa chất: Chất ổn định KN500, KN 300, Silicat, bột nở…
- Vật liệu: Lõi thép que hàn, màng chống thấm,neo cáp …
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các hoạt động khác như xây lắp, cơ khí chế tạo các công trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp, cầu cống, các công trình thuỷ lợi, đường giao thông..
* Các thị trường chủ yếu:
- Thị trường Miền Bắc: Là thị trường tiêu thụ có dung lượng lớn, là một trong
những thị trường mà doanh nghiệp hướng tới để hoạt động kinh doanh là chủ yếu vì
vậy mà doanh nghiệp đã đặt trụ sở chính để hoạt đông kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Thị trường Miền Trung: Là thị trường nhỏ, ít doanh nghiệp hoạt động vì vậy
mà Công ty chỉ đặt văn phòng làm đại diện, tuy nhiên đây cũng là thị trường tiềm
năng để cho doanh nghiệp phát triển sau này.
- Thị trường Miền Nam: Là thị trường cũng tương đối lớn mà doanh nghiệp
không thể bỏ qua vì vậy mà đến đầu năm 2009 Công ty đã nhanh chóng khai thác thị
trường và đã đặt văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Ngoài các thị trường to lớn trên Công ty còn khai thác len lỏi vào các vào các
tỉnh lẻ …. để có quan hệ hợp tác kinh doanh với Công ty.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát là doanh nghiệp tư nhân hoạt
động theo Luật doanh nghiệp. Công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ. Do đặc
điểm của Công ty là hoạt động kinh doanh diễn ra dàn trải trên phạm vi rộng, không
tập trung và hoạt động diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên cơ cấu tổ chức của
Công ty được xây dựng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Giám đốc là
người có quyền điều hành cao nhất.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của
công ty theo mục tiêu, kế hoạch.
Công ty có 1 Giám đốc và 1 kế toán trưởng. Phó giám đốc giúp Giám đốc điều
hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.Việc uỷ
quyền có liên quan đến việc ký hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con
dấu của công ty đều phải được thực hiện bằng văn bản.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác tài chính kế toán của công ty theo
quy định của Luật kế toán; giúp Giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp
luật về tài chính kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Giám
đốc trong quản lý điều hành công việc, bao gồm:
- Văn phòng
- Phòng Kế toán tài chính
- Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng kinh doanh hoá chất
- Phòng kinh doanh giao thông thuỷ lợi
Căn cứ và chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức và hoạt động của công ty CP
thương mại Công Nghiệp Thịnh Phát Giám đốc công ty xây dựng phương án sắp xếp
và quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại cơ quan văn phòng công ty
theo từng lĩnh vực hoạt động của từng phòng ban tương ứng và phù hợp. Các phòng
ban này chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo chuyên môn của các phòng ban trực
thuộc Công ty theo.
Mô hình tổ chức của Công ty CP thương mại Công Nghiệp Thịnh Phát có thể
khái quát qua sơ đồ sau: (Sơ đồ 1)
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38

10
Giám đốc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty CP thương mại CN Thịnh Phát
Để thấy rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP thương mại
Công Nghiệp Thịnhh Phát trong những năm gần đây ta xem xét bảng kết quả sản xuất
kinh doanh sau:
ĐVT: VNĐ
S
TT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2
007/2
006
2
008/
2
007
1 Doanh thu
2.077.8
63.702
17.551.0
62.637
80.732.73
6.252
8
44,67
4
6
3 Lợi nhuận

(126.34
3.430)
(297.221
.092)
(10.820.1
88.472)
_ _
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
11
Phó giám đốc Giám đốc tài chính
Văn
phòng
Phòng
Xuất
nhập
khẩu
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
Kinh
doanh
hoá
chất
Phòng
kinh
doanh
GTTL
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4
Nộp ngân
sách
146.166
.713
1.996.69
5.252
6.210.573
.056
1
.366,
04
3
11,04
6 Lao động 5 30 50
6
00
1
66,67
7
Thu nhập
bình quân của
người lao động
850.000
1.200.00
0
1.800.000
1
41,18
1

50
( Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2006, 2007, 2008)
Bảng 1.1:Kết quả hoạt động của Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh
Phát từ 2006 - 2008
Nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008 ta có thể thấy
nhìn chung các chỉ tiêu năm 2008 đều cao hơn các năm về trước, các chỉ tiêu về hiệu
qủa sản xuất kinh doanh của Công ty đều có xu hướng sụt giảm rất nhanh thậm chí
lợi nhuận kế toán sau thuế còn âm rất lớn. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là chưa tốt. Kết quả nay là do chi phí kinh doanh lớn, giá
thành hàng hóa bán ra bị sụt giảm, gặp khó khăn khi thị trường thế giới biến động đặc
biệt là thị trường thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng trong năm
2008 bị khủng hoảng nghiêm trọng, làm giảm giảm hiệu quả kinh doanh và sức cạnh
tranh trên thị trường trong nước.
Do hiệu quả sản xuất kinh doanh là chưa cao nên đời sống và thu nhập của
người lao động chưa được cải thiện nhiều. Có thể nhận thấy một điều mặc dù thu
nhập bình quân người lao động năm 2008 tăng lên 150% so với năm 2007 song vẫn
chưa cao và một phần là do chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước.
Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
Theo quy định hiện hành, cuối mỗi quý, giữa niên độ và cuối năm tài chính, Công
ty thực hiện lập các báo cáo tài chính như sau:
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-DN. Báo cáo này được bắt đầu lập từ
năm 2006.
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc quản lý và cung cấp thông tin một cách kịp thời cho
quản trị nội bộ, Công ty còn lập thêm một số báo cáo quản trị như sau:

- Bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định
- Bảng tổng hợp các khoản phải thu và nợ phải trả.
- Bảng tổng hợp chi phí bán hàng.
- Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Bảng lãi, lỗ mặt hàng nhập khẩu.
- Bảng kê nộp thuế.
Là một doanh nghiệp tư nhân nên Công ty CP thương mại công nghiêp Thịnh Phát,
báo cáo tài chính được lập theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính trong chế độ kế
toán doanh nghiệp mới và công khai báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng và các
đối tượng quan tâm bên ngoài đúng thời gian quy định sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính của Công ty không tránh khỏi những hạn
chế cố hữu của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam nói chung. Các báo cáo tài chính
của Công ty được lập theo mẫu của Bộ Tài chính phức tạp theo hàng ngang cột dọc
nên con số khó nhìn.
Công tác hạch toán kế toán ở Công ty nhìn chung được tổ chức khá quy củ, có kế
hoạch và được sắp xếp chỉ đạo từ trên xuống nên đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ,
chính xác đáp ứng yêu cầu thông tin và dữ liệu để lập và phân tích báo cáo tài chính
2.2 Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty CP thương mại công
nghiệp Thịnh Phát.
2.2.1 Quy trình chung để lập báo cáo tài chính.
Phần mềm kế toán mà Công ty áp dụng tự động thực hiện quy trình hạch toán
theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm
lập các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo nội bộ, quy trình này được tự động
thực hiện trên chương trình kế toán máy sau khi tổng hợp số liệu từ các phần hành
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thông qua mạng nội bộ. Từ bộ số liệu thu được, chương trình tự động thực hiện các
bút toán cuối kỳ (phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh) và tiến hành lập các báo cáo theo
yêu cầu.

Căn cứ để lập báo cáo tài chính là hệ thống sổ cái, sổ chi tiết, các bảng biểu
được tâp hợp, tổng hợp số liệu từ các phần hành cùng hệ thống báo cáo tài chính niên
độ kế toán trước.
Theo hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Chứng từ-Ghi sổ quy trình lập
báo cáo tài chính của Công ty CP thương mại Thịnh Phát được minh hoạ qua một số
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm 2006 như sau:
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày ghi sổ: Từ 1/12/2006 –31/12/2006
Số CTGS: 12063 (ghi Nợ TK 641)
ĐVT: VNĐ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi
chú
Nợ Có
TT tiền chi phí xuất hang 641 111 12.200.000
Trả cước vận chuyển xuất
hang
641 112 20.000
.000
Phí chứng từ 641 112 3.450.000
TT tiền tiếp khách 641 111 3.150.000
TT tiền công bốc hàng T6 641 141 8.720.500
…. … … ….
Cộng x X 120.475.32
0
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày ghi sổ: Từ 1/12/2006 –31/12/2006
Số CTGS: 120 (ghi CóTK 641)

ĐVT: VNĐ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi
chú
Nợ Có
Pbổ chi phí BH 9111 6411 80.203.000
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6411
Pbổ chi phí BH
6412
9111 6412 75.250.000
Pbổ chi phí BH
6413
9111 6413 19.378.900
Pbổ chi phí BH
6414
9111 6414 150.218.900
....... .... ... ....
Cộng x X 620.089.00
0
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
TK 641: Chi phí bán hàng
Chứng từ

Khách hang Diễn giải
T
K đ/ư
Số phát sinh
N
gày
Số Nợ Có
0
1/01
Số dư đầu năm
.........
0
1/12
PC
120
Nguyễn Trung Chính TT tiền tiếp khách 1
11
2.050.000
0
1/12
U
NC
Cty TNHH vận tải và thương mại
Liên Vận
Trả cước vận chuyển hàng 1
121
20.000.00
0
0
6/12

U
NC
Cty TNHH –TNT Phí nhận hàng 1
121
164.500
0
7/12
PC
1012
Nguyễn Thị Vân TT tiền tiếp khách 1
11
625.300
.
..
... .... .... ... ....
3
1/12
Pbổ chi phí BH 6411 9
111
23.450.00
0
3
1/12
Pbổ chi phí BH 6412 9
111
25.222.45
0
3 Pbổ chi phí BH 6413 9 18.378.90
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1/12 111 0
3
1/12
Pbổ chi phí BH 6414 9
111
89.907.73
0
3
1/12
Pbổ chi phí BH 6415 9
111
100.302.2
23
Cộng 850.089.1
82
850.089.0
00
Số dư cuối kỳ 0
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
17
Cuối kỳ, tổng số phát sinh của tài khỏan 641 được chuyển lên dòng Chi phí bán hàng của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty.
2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán của Công ty CP thương mại Thịnh Phát được lập dựa trên những chính sách kế toán mà Công ty áp dụng cũng như
những nguyên tắc được quy định tại các chuẩn mực kế toán có liên quan. Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của Công ty luôn được thay
đổi, bổ sung theo sự điều chỉnh từ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành.
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước với số liệu ở cột “Số cuối năm” để chuyển sang số liệu cột “Số đầu năm” của Bảng cân đối
kế toán năm nay. Đồng thời, kế toán tổng hợp dựa vào số dư từng tài khoản loại 1, 2, 3, 4 và loại 0 để lên số liệu phản ánh vào các chỉ tiêu
trên Bảng cân đối kế toán năm nay. Tuy nhiên, đây chỉ là những căn cứ mà kế toán tổng hợp dùng để kiểm tra, so sánh, đối chiếu số liệu với

Bảng cân đối kế toán do chương trình kế toán thực hiện.
Quy trình cụ thể được áp dụng để lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty CP thương mại Thịnh Phát như sau:
Trên cơ sở Sổ cái tài khoản, Bảng tổng hợp tài khoản, các kế toán viên tại phòng tài chính kế toán Công ty tiến hành kiểm tra, đối chiếu
số liệu của các tài khoản chi tiết có liên quan. Kế toán sẽ tập hợp để lên Bảng cân đối kế toán công ty. Kế toán thực hiện kiểm tra tính chính
xác của số liệu bằng cách đối chiếu giữa Bảng cân đối kế toán, từ đó đối chiếu ngược lại Sổ cái, Sổ chi tiết và các bảng tổng hợp nếu cần
thiết.
2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Từ năm 2006 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP thương mại Thịnh Phát được lập tuân theo biểu mẫu ban hành theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
18
Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trên cơ sở Sổ cái các tài khoản loại 5, 6, 7, 8, kế toán tổng hợp lập Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh cho niên độ kế toán năm nay - cột số liệu “Năm nay”. Cột số liệu “Năm trước” được lấy từ cột số liệu “Năm nay” của Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước.
Sau đây là nội dung cụ thể của một số chỉ tiêu cấu thành nên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
- Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là doanh thu từ việc hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau
khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản thu từ trợ giá của nhà nước; doanh thu hoạt động
tài chính doanh thu từ các hoạt động khác .
- Chi phí của Công ty bao gồm: Các chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác.
Nhìn chung, các chỉ tiêu kinh tế cấu thành nên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh
Phát có nội dung giống với quy định của Bộ tài chính ban hành.
2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát được lập theo phương pháp gián tiếp. Cũng như các báo
cáo tài chính khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chương trình phần mềm kế toán máy tự động lập theo phương pháp mà doanh nghiệp đã
lựa chọn trên cơ sở các dữ liệu kế toán đã được cập nhật. Năm 2008 là năm đầu tiên Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát tiến
hành lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kế toán căn cứ vào số liệu trên các Sổ quỹ và các báo cáo tổng hợp khác như Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp, Báo cáo doanh thu
… để hoàn thiện các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm đối chiếu, kiểm tra tính chính xác của số liệu thông qua các Sổ cái, Sổ chi
tiết các tài khoản và các báo cáo tổng hợp có liên quan.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38

19
Báo cáo này được lập theo đúng biểu mẫu quy định tại Thông tư số /23/2005TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam
số 25 (VAS 25).
2.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát được lập nhằm bổ sung, giải thích các thông tin về
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tình hình tài chính và các thông tin khác mà nó không liên quan trực tiếp đến các báo cáo tài
chính khác hoặc chưa nêu rõ.
Khác với các báo cáo tài chính khác, Thuyết minh báo cáo tài chính được lập thủ công bởi lẽ không có một khuôn mẫu chung để giải
thích các chỉ tiêu. Tuy nhiên, về thực chất các số liệu để giải thích được lấy từ số liệu tổng hợp sẵn có mà chương trình đã thực hiện. Tại
Công ty, Thuyết minh báo cáo tài chính được lập tuân thủ đúng quy định tại chuẩn mực kế toán VAS 21 “Lập và trình bày báo cáo tài chính”.
Theo đó, Thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty gồm các nội dung sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: trong đó nêu hình thức sở hữu vốn và các hoạt động chính của Tổng công ty.
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư có khả năng thanh
khoản cao. Các khoản có khả năng thanh khoản cao là các khoản có khả năng chuyển đổi thành các khoản tiền mặt xác định và ít rủi ro liên
quan đến việc biến động giá trị chuyển đổi của các khoản này.
- Hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Tài sản cố định hữu hình và hao mòn:
Tài sản cố định hữu được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
20
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt
chạy thử.
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời gian khấu hao cụ
thể như sau:
Tài sản cố định hữu
hình

Thời gian khấu hao
( Năm)
Máy móc, thiết bị
Thiết bị văn phòng
Phương tiện liên lạc
6 - 8
3 -5
10 - 20
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008)
Bảng 1.2: Bảng thời gian khấu hao TSCĐ
- Ghi nhận doanh thu:
Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi
ích kinh tế từ các giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.
Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng.
- Ngoại tệ:
Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ
các nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
21
- Chi phí đi vay:
Tất cả các chi phí lãi vay khác được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh
- Thông tin khác như các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán, số liệu so sánh.
Nhìn chung, việc lập báo cáo tài chính tại Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát theo đúng biểu mẫu quy định của Bộ tài
chính, đồng thời trong các báo cáo này chi tiết một số chỉ tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị doanh nghiệp và của các đối tượng quan tâm
bên ngoài doanh nghiệp.
2.2.2 Khái quát về phân tích báo cáo tài chính ở Công ty.
Khi kết thúc năm tài chính và các báo cáo tài chính đã được hoàn tất, Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát tiến hành phân
tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính với các nội dung chủ yếu: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu
trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả
kinh doanh.

Công việc phân tích báo cáo tài chính tại Công ty do kế toán trưởng phụ trách dựa trên cơ sở các chỉ tiêu phân tích mà chương trình phần
mềm kế toán đã tự động tính toán.
Phương pháp chủ yếu được Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát sử dụng để phân tích báo cáo tài chính là phương pháp so
sánh bao gồm cả so sánh ngang (so sánh cùng một chỉ tiêu giữa các thời kỳ với nhau) và so sánh dọc (so sánh giữa các chỉ tiêu trên các báo
cáo tài chính với nhau). Do việc lập các báo cáo tài chính của Công ty luôn tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán chính vì vậy đảm bảo
được các chỉ tiêu để so sánh thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường. Công ty cũng lựa
chọn số liệu kỳ trước để làm gốc so sánh. Nhờ vậy đảm bảo cho các chỉ tiêu phân tích là so sánh được.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
22
2.2.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
Nguồn tài liệu dùng để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là Bảng cân đối kế toán toàn Công ty năm 2006 và Bảng cân
đối kế toán năm 2007, 2008(Xem Phụ lục 1,2)
Dựa vào các Bảng cân đối kế toán này có thể thấy tổng tài sản của Công ty năm 2007 tăng 13.810.278.330đ so với năm 2006, tương ứng
với tốc độ tăng là 502,69% sang năm 2008 quy mô tài sản tăng tiếp lên đến 19.096.993.510đ tương ứng với tốc độ tăng 115,34%. Nguyên
nhân tăng nhanh vậy là do trong cả 3 năm Công ty hầu như đầu tư mới tài sản cố định cả tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
đặc biệt tăng nhanh trong năm 2007 và năm 2008. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng và phát triển rất tốt trong lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên Doanh nghiệp đang còn để tình trạng công nợ phải thu với khách hàng còn ứ đọng đặc biệt là trong
hai năm 2007,2008. Tương ứng với quy mô tài sản tăng thì nguồn hình thành tài sản năm 2007 cũng tăng so với năm 2006.Tuy nhiên cũng có
một vài chỉ tiêu giảm không đáng kể trong đó chỉ tiêu giảm là nguồn vốn chủ sở hữu giảm 269.961.098đ tương ứng với tốc độ giảm là 9,83%.
Điều này một phần chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty là chưa cao, còn xảy ra tình trạng rút dần vốn kinh doanh.
Thêm vào đó, hàng tồn kho của Công ty tăng nhanh chóng đặc biệt là trong năm 2007 và năm 2008 so với năm 2006 với con số lần lượt
là : 7.465.991.900, 11.798.948.760 làm tổng tài sản năm 2007 tăng tới 272% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 71% so với năm 2007,cùng
với việc thu hồi công nợ đặc biệt là năm 2008 các khoản nợ phải thu tăng so với năm 2006, 2007 với con số lần lượt tăng nhanh là
4.817.465.962; 5.281.997.883 làm tổng tài sản năm 2007 tăng 175% so với năm 2006, năm 2008 tăng 32% so với năm 2007. Đây chính là
hai nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới việc tăng quy mô tài sản của Công ty năm 2008 so với năm 2006, 2007. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu
năm 2007 giảm đi so với năm 2006 thì vốn chủ sở hữu năm 2008 cũng không biến động lớn so với năm 2007 mà quy mô nguồn vốn hình
thành tài sản năm 2008 tăng phần lớn là do tăng khoản nợ ngắn hạn từ 14.290.873.939đ tăng lên 34.765.273.565đ tương ứng với tốc độ tăng
tới 123,50% . Điều này cho thấy khả năng thu hồi công nợ của công ty đang rất trì trệ .
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
23

Khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát đánh giá các cơ cấu tài sản và nguồn vốn cơ
bản. Đó là hệ số đầu tư TSCĐ và hệ số tài trợ.
Hệ số đầu tư
TSCĐ
=
Tổng giá trị
TSCĐ
x 100
Tổng tài sản
Hệ số này trong 3 năm lần lượt là 27,27%, 6,87% và 9,67%. Các chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhưng không đều . Điều này có thể giải
thích là do Công ty đầu tư mới nhiều TSCĐ trong những năm qua. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp thương mại nên hệ số đầu tư TSCĐ chỉ
dừng lại ở mức 10% là chưa cao, nhưng không ảnh hưởng lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ số tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở
hữu
Tổng tài sản
Hệ số tài trợ trong các năm 2006, 2007 và 2008 của Công ty lần lượt là 71,84%, 4,25% và 3,61% nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty để đảm bảo tài trợ cho giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp mình là không đồng đều qua các năm, năm 2006 doanh nghiệp tự bỏ vốn
chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản là rất tốn lên đến 71,84%. Song sang năm 2007,năm 2008 chỉ số này lại giảm đáng kể so với năm 2006 chỉ
chiếm đến 4,25% đồng nghĩa với hơn 95% giá trị tài sản là do nguồn vốn vay, từ đó thấy được rằng khả năng tự chủ tài chính của Công ty là
rất thấp, tiềm tàng rủi ro tài chính cao, là một tín hiệu không tốt đối với tình hình tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá khả năng thanh toán cũng là một phần công việc khi tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Công ty CP thương mại
công nghiệp Thịnh Phát thông qua các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số khả năng thanh toán
nhanh của năm 2006 là 1,49%; 1,161%; 0,91%; của năm 2006 là 0,64%; 0,54%; và của năm 2008 là 0,59% Nhìn chung, khả năng thanh toán
của Công ty là tốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
24
Điều quan tâm khác khi nhìn nhận một cách chung nhất về tình hình tài chính của Công ty là hiệu quả kinh doanh trong kỳ mà thường là
qua chỉ tiêu tổng hợp nhất đó là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE (Rate of Equity). Tỷ suất này của năm 2006 là -7,42%; của năm
2007 là -11,16% và của năm 2008 là -723,30% nghĩa là tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không những không làm tăng vốn chủ sở

hữu mà còn làm thâm hụt vốn chủ sở hữu, điều này sẽ không tốt nếu như có nhà đầu tư nào quan tâm. Tình hình kinh doanh này một phần là
do trong năm gần đây, do Công ty bị thua lỗ nên thâm hụt vào vốn để kinh doanh để bù đắp bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh đó Công ty
đã đi vay ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh.Song đấy cũng không phải là giải pháp tốt vì vay ngân hàng quá nhiều sẽ chịu lãi suất
trong chi phí với tỷ trọng lớn nên không có hiệu quả.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty CP thương mại công nghiệp Thịnh Phát là chưa tốt, khả năng tự chủ tài chính là chưa cao và
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đều âm làm cho quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm.
2.2.4 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh tại công ty CP thương mại CN Thịnh
Phát
Một công ty có tình hình tài chính lành mạnh khi công ty đó có cấu trúc tài chính hợp lý và để xem xét một cách cụ thể khả năng tiếp tục
đảm bảo vốn kinh doanh và duy trì cũng như phát triển hoạt động của doanh nghiệp mình, Công ty CP thương mại Công nghiệp Thịnh Phát
tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn thông qua hệ thống báo cáo tài chính.
2.2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính.
SV: Lê Thị Thanh Thuỷ Lớp: Tài chính – K 38
25

×