Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về NGUỒN NHÂN lực DU LỊCH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN THANH CƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


PHAN THANH CƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU HẢI

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch
của tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu cá nhân tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Hải.
Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa
từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong Luận
văn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo và được chỉ
rõ nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung Luận văn của mình.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng

năm 2019


Học viên

Phan Thanh Cường


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, học viên đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu
Hải - người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, công sức
hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại
thành phố Huế, Khoa Sau đại học - Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn
thể quý thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các sở, ban, ngành liên quan đã tạo điều kiện,
giúp đỡ cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, nhà khoa học,
những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp tiếp tục có những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./.
Học viên
Phan Thanh Cường


MỤC LỤC
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC DU LỊCH ............................................................................................9
1.1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển du lịch ..............................9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực ...............................................................9
1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực trong nền kinh tế .......................................................14
1.1.3. Tính chất, đặc điểm nguồn nhân lực du lịch ...................................................17
1.1.4. Xu thế phát triển nguồn nhân lực du lịch ........................................................20
1.2. Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ....................................................21
1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ......................21
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ..................................25
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch .......32
1.2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ở một số nước....35
1.2.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Quảng Bình ...........................................41
Tiểu kết chương 1 .....................................................................................................43
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN NHÂN
LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................................44
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đối với hoạt
động du lịch...............................................................................................................44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................44
2.1.3. Hoạt động du lịch tỉnh Quảng Bình những năm qua ......................................47
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình ........................................53
2.2.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình........................53


2.2.2. Nhân lực du lịch hoạt động khách sạn, nhà hàng và các khu, điểm du lịch ...54
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịchcủa tỉnh Quảng
Bình ..........................................................................................................................62
2.3.1. Về xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch .........62

2.3.2. Thực trạng xây dựng thể chế về phát triển nhân lực du lịch...........................66
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực du lịch ......67
2.3.4. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ................................70
2.3.5. Kiểm soát quản lý, sử dụng nhân lực trong các đơn vị du lịch.......................73
2.3.6. Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch ....................................75
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịchcủa tỉnh Quảng
Bình ...........................................................................................................................76
2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................76
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại ....................................................................................78
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................79
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................81
Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI
GIAN TỚI................................................................................................................82
3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình trong thời
gian tới ......................................................................................................................82
3.1.1. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình ............................82
3.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình ........................83
3.1.3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình .........................84
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng
Bình ...........................................................................................................................85
3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du
lịch tỉnh Quảng Bình .................................................................................................85


3.2.2. Xây dựng mới và hoàn thiện các chính sách quản lý, sử dụng, phát triển
nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình ..................................................................90
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch ...95
3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực
du lịch của tỉnh ..........................................................................................................98

3.2.5. Tăng cường kiểm soát việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực du lịch ........ 106
3.2.6. Mở rộng hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch . 109
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................. 111
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban Chỉ đạo

CBCC

Cán bộ công chức

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHCN


Khoa học công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LĐ - TB & XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NNL CLC

Nguồn nhân lực chất lượng cao

NNL DL

Nguồn nhân lực du lịch

NNL

Nguồn nhân lực

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động trực tiếp của ngành du lịch Quảng Bình ......... 54
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nhân lực làm việc tại Nhà hàng .................................... 57


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự
phát triển của mọi nền kinh tế. Vì vậy, đào tạo và nâng cao chất lượng NNL
chính là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết để phát
triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, phát triển du lịch được xác định là một ngành quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đưa du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của con người, đồng
thời khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội,
cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Theo định hướng chính trị của Trung
ương Đảng về “phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”, trong vòng
15 năm qua, ngành Du lịch của nước ta đã có bước phát triển rõ rệt và đạt
được những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt
10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2018, cả nước đón
15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng gần 20% so với năm 2017) và 80 triệu lượt
khách nội địa, đem lại nguồn thu từ khách du lịch năm 2018 đạt hơn 620.000
tỷ đồng, đóng góp trực tiếp ước đạt trên 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan toả đạt
trên 14% GDP.
Quảng Bình là tỉnh ở vị trí Trung lộ của cả nước, nơi giao thoa các yếu
tố tự nhiên và văn hóa của hai miền Nam - Bắc, có bề dày lịch sử - văn hóa
lâu đời, có truyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều lễ hội mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc; là một trong những địa phương có nhiều lợi thế, tiềm
năng để phát triển du lịch. Trong đó, tài nguyên du lịch nổi bật, có vai trò

chiến lược trong phát triển du lịch Quảng Bình là Phong Nha - Kẻ Bàng, đã
được UNESCO hai lần vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới.
Xác định rõ tiềm năng du lịch là một thế mạnh của tỉnh, Đại hội Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã xác định “đưa du
1


lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Với chủ trương phát triển đúng đắn,
cùng với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm,
bằng các giải pháp, cơ chế, chính sách thông thoáng, rộng mở, du lịch Quảng
Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách
du lịch giai đoạn 2011 - 2015 là 36%/năm, trong đó khách quốc tế tăng
17,2%/năm. Năm 2018, khách du lịch đến tỉnh đạt 3,9 triệu lượt, tăng 18,2%
so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt 180 ngàn lượt, tăng 38,5%; tổng
doanh thu du lịch đạt 4.255 tỷ đồng, tăng 12,1% so 2017. Quảng Bình đang
vươn lên là một trong những điểm đến hấp dẫn trong nước và khu vực.
Tuy nhiên, Du lịch Quảng Bình còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn nhân lực du lịch (NNL
DL)của tỉnh vẫn đang trong tình trạng thiếu và yếu: Thiếu lao động đủ năng
lực quản trị; thiếu chuyên gia marketing, các nhà quản lý lữ hành chuyên
nghiệp; thiếu đội ngũ hướng dẫn viên. NNL tại các cơ sở kinh doanh du
lịchcủa tỉnh còn yếu trên nhiều mặt: Yếu về chất lượng lao động, tỷ lệ khách
phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao; yếu về tầm nhìn chiến lược,
năng lực tổ chức, điều phối. Đội ngũ quản lý cấp trung gian và quản lý của
nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm, yếu về quản trị
NNL ...
Thực trạng NNL DL như đã trình bày ở trên đòi hỏi tỉnh Quảng Bình
phải có những giải pháp đồng bộ, cụ thể, hiệu quả để quản lý NNL DL trên
địa bàn tỉnh, giải quyết bài toán cân đối giữa cung và cầu về NNL DL, từng
bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch phù hợp với chuẩn của khu vực và

quốc tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý
nhà nước về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt
nghiệp. Hy vọng những thành công trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần

2


tích cực giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước (QLNN)
về NNL DL của tỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề QLNN về NNL nói chung và NNL DL nói riêng đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, qua tìm hiểu đã có một số công trình đã được công
bố như sau:
2.1. Công trình liên quan đến đề tài
- Giáo trình liên quan đến NNL và du lịch:
Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình NNL, Nxb Lao động xã hội; Lê Thanh
Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động - Xã hội; Nguyễn
Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại
học kinh tế quốc dân; Mai Thanh Lan - Nguyễn Thị Liên (2016), Giáo trình
quản trị nhân lực cơ bản, Nxb Thống kê. Những tài liệu, giáo trình trên đã
làm rõ lý luận cơ bản về NNL; khẳng định vai trò to lớn của NNL đối với
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ đặc điểm và thực trạng NNL
ở nước ta; nhiệm vụ, giải pháp phát triển NNL.
- Các văn bản pháp lý liên quan chiến lược phát triển nhân lực du lịch
và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội; Chính Phủ (2011),
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, ban hành kèm
theo Quyết định số 579/QĐ-TTg; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013),

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030, Hà Nội. Các văn bản pháp lý trên xác định những định hướng chiến
lược, quan điểm, mục tiêu, giải pháp, chương trình hành động cơ bản của đất
nước ta để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, đóng góp ngày càng cao cho tăng trưởng GDP, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội.
3


- Công trình liên quan đến du lịch và NNL DL khu vực miền Trung Tây nguyên: Đại học kinh tế Đà Nẵng (2011), Phát triển nhanh và bền vững
kinh tế - xã hội khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng; Bùi
Thị Tám (2012), "Thực trạng, nhu cầu và định hướng liên kết đào tạo NNL
DL cho vùng duyên hải miền Trung", Hội thảo Phát triển NNL cho vùng kinh
tế trọng điểm ở miền Trung, Đà Nẵng. Các công trình trên đã tổng quan thực
trạng du lịch và NNL DL khu vực miền Trung - Tây nguyên; nhu cầu NNL
DL và định hướng, giải pháp phát triển du lịch và NNL DL cho khu vực.
- Công trình liên quan đến QLNN về du lịch và NNL DL Quảng Bình:
Hoàng Văn Hoan (2013), Thực trạng và giải pháp đào tạo NNL DL tỉnh
Quảng Bình, Đại học Quảng Bình; Nguyễn Viết Thái (2014), "Đánh giá năng
lực cạnh tranh của du lịch Quảng Bình", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12;
Trần Tiến Dũng (2004), "Phong Nha - Kẻ Bàng với phát triển du lịch bền
vững", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5. Các Công trình này đã làm rõ một
phần thực trạng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Bình trên những góc
độ tiếp cận khác nhau; đề xuất một số định hướng phát triển nhân lực du lịch
của tỉnh.
- Các cơ sở pháp lý về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh: UBND tỉnh
Quảng Bình (2011), Chương trình phát triển NNL tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2011-2015, ban hành kèm theo Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày
15/7/2011; UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025, ban hành kèm theo

Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/8/2011; Tỉnh ủy Quảng Bình (2016),
Chương trình hành động về phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, giai đoạn
2016 - 2020; UBND tỉnh Quảng Bình (2010), Quy hoạch phát triển du lịch
bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2010 2020, tầm nhìn đến 2025. Các văn bản này đã khái quát thực trạng phát triển

4


của du lịch Quảng Bình; xác định mục tiêu, chỉ tiêu, những định hướng cơ
bản và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch Quảng Bình.
- Đề tài luận văn liên quan công tác QLNN về NNL và nhân lực du lịch:
Lê Quang Hùng (2006), NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ; Ngô Quốc Nhật (2011), Đào tạo
NNL ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà, Luận văn thạc sĩ; Ngô Viết Trung
(2011), Đào tạo NNL ngành du lịch tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ;
Nguyễn Đức Thọ (2016), Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, Luận
văn thạc sĩ; Nguyễn Thị Kim Dung (2017), QLNN đối với NNL trong các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ. Các Luận văn trên đã phân
tích, làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về NNL, về QLNN NNL, trong đó có
NNL DL; thực trạng, ưu, khuyết điểm, nguyên nhân; đề xuất nội dung
phương hướng, giải pháp phát triển NNL DL.
2.2. Nhận xét tổng quan
Từ những góc độ nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu khác nhau, các công
trình trên đã tiếp cận vấn đề NNL nói chung và NNL DL nói riêng, đã có
nhiều đóng góp làm sáng tỏ thêm vấn đề du lịch, NNL và QLNN về NNL DL.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nhấn mạnh tầm quan
trọng của nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới; phân tích thực trạng,
định hướng phát triển NNL trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế; đề cập giải pháp phát triển du lịch
nói chung; một số tác giả bàn đến hiệu quả sử dụng NNL trong một số đơn vị,

địa bàn cụ thể, hoặc đề cập đến công tác đào tạo, chứ chưa xem xét trong tổng
thể các giải pháp QLNN về NNL phục vụ du lịchcủa tỉnh Quảng Bình. Việc
kế thừa các công trình trên để nghiên cứu một cách hệ thống công tác QLNN
về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình là thực sự có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch của tỉnh
Quảng Bình” là cách tiếp cận cụ thể với mong muốn mang lại những đóng
5


góp nhất định vào công tác QLNN đối với NNL DL của tỉnh; đồng thời, trên
cơ sở lý luận về QLNN để xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường công tác
QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình, góp phần cụ thể hoá thực hiện mục
tiêu “đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục tiêu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về NNL cho
ngành du lịch để tìm ra phương hướng, giải giáp nhằm hoàn thiện nội dung,
hình thức, phương pháp QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình ngày càng
hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về NNL ngành du lịch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về NNL DL của tỉnh
Quảng Bình.
- Xác định nhu cầu NNL DL của tỉnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2025.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng
Bình trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác tổ chức và hoạt động
QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thể chế, nội dung, hình thức và phương pháp
QLNN về NNL DL.
Về không gian: Trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Bình.
6


Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng NNL DL tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2015 - 2018 (có liên hệ với một số năm trước đây); đề xuất một số
giải pháp cho những năm tiếp theo.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lê Nin: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; các quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung thông qua việc phân tích, đánh giá các số liệu kinh tế và
nghiên cứu thực trạng QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2015 - 2018.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp
thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát; phương pháp
phỏng vấn (nhà quản lý, chuyên gia…)
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ nội dung lý luận về
QLNN đối với NNL làm du lịch.
- Làm rõ thực trạng QLNN đối với NNL về du lịchcủa tỉnh Quảng Bình.
Từ đó chỉ ra những việc đã làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân
của vấn đề.

- Đề xuất những giải pháp mới nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác QLNN
về NNL DL của tỉnh.
- Kết quả thực hiện luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu công tác QLNN về NNL DL của tỉnh Quảng Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu
gồm 3 chương.
7


- Chương 1: Lý luận chung quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch
của tỉnh Quảng Bình.
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về nguồn nhân lực
du lịch của tỉnh Quảng Bình

8


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH
1.1. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của lịch sử, nguồn lực con người
(hay là NNL) luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc,
bỡi đây là yếu tố quyết định sức mạnh của đất nước. Các lý thuyết về tăng
trưởng kinh tế gần đây cũng đã chỉ ra rằng: động lực quan trọng nhất của sự
phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người. Điều

này càng được khẳng định trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, khi nền kinh tế
nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.
Có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau về nguồn NNL. Trong
tiếng Anh, NNL thường sử dụng hai từ “Human resources” và “Man Power” dùng để chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động. Nội dung của
khái niệm này không chỉ nói đến số lượng và khả năng chuyên môn, mà còn
nói đến trình độ văn hoá, thái độ đối với công việc và mong muốn tự hoàn
thiện của lực lượng lao động.
Theo Liên Hợp quốc, NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển
của mỗi cá nhân và của đất nước. Theo Ngân hàng thế giới: NNL là toàn bộ
vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá
nhân. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, NNL của một quốc gia là toàn bộ
những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung
cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự
9


phát triển. Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Theo nghĩa hẹp, NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động,
có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân
cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí
lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Dưới góc độ kinh tế phát triển: NNL là một bộ phận dân số trong độ tuổi
quy định có khả năng tham gia lao động. NNL được biểu hiện trên hai mặt: về
số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy
định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất
lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề

của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao
động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm.
Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như
vậy, theo khái niệm này, có một số được tính là NNL nhưng lại không phải là
nguồn lao động, đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực
tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những
người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học…
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu: NNL là tổng hoà thể
lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,
trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân
tộc trong lịch sử, được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần
phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam “Nguồn lực con người là
quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất còn hẹp”, “đó là nguồn lao động có trí tuệ cao, tay
nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và
phát huy bỡi nền giáo dục tiên tiến, gắn với một nền khoa học hiện đại” [6].
10


Ngoài ra, một số tác giả khác khi nghiên cứu về NNL và phát triển NNL ở
Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về NNL.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc, “NNL là tổng thể các tiềm năng lao động
của một nước, hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị ở
các mức độ khác nhau sẳn sàng tham gia một lao động nào đó, tức là người
lao động có kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu lao động,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công ngiệp hóa, hiện đại hóa" (CNH,
HĐH) [12, tr.269].
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân “NNL của tổ chức bao gồm tất cả
những người làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực

của mỗi con người, mà nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực” [15, tr.8].
NNL của một đất nước được đánh giá trên hai mặt chủ yếu là số lượng
và chất lượng. Số lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu: tỉ lệ NNL
trong dân số; tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số; tỉ lệ tham gia lực lượng
lao động của người trong độ tuổi lao động; tỉ lệ lao động có việc làm trong lực
lượng lao động… Chất lượng NNL được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
- Trạng thái sức khỏe NNL, trong đó chú ý về tuổi thọ bình quân; thể
trạng của người lao động; phân loại sức khỏe; chỉ tiêu suy giảm sức khỏe
hoặc không có khả năng lao động…
- Chỉ tiêu trình độ văn hóa của NNL, đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản
ánh chất lượng NNL và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế
xã hội. Trình độ văn hóa cao sẽ tạo điều kiện và khả năng tiếp thu, vận dụng
có hiệu quả những tiến bộ mới của khoa học công nghệ trong thực tiễn lao
động sản xuất, trong các lĩnh vực khác của đời sống.
- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn - kỹ thuật của NNL được thể
hiện bằng tỉ lệ cán bộ, công nhân và người lao động nói chung có trình độ tay
nghề, trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học so với NNL lao động chung
của cả nước.
11


Ngoài ra, chất lượng NNL còn được đo bằng chỉ số phát triển con
người (Human Development Index - HDI) là thước đo tổng hợp sự phát triển
con người trên 3 phương diện: sức khỏe, tri thức, thu nhập và một số chỉ tiêu
khác mang tính định tính về môi trường làm việc của người lao động như
truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, văn minh của dân tộc, phong
tục, tập quán, lối sống…
Có thể thấy rằng: quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản ánh
một cách tổng quát khái niệm NNL với cả 3 phương diện: trí lực, thể lực và
nhân cách, cùng với cơ sở khoa học cho sự phát triển của các yếu tố đó là nền

giáo dục tiên tiến, gắn với nền khoa học hiện đại.
Như vậy, từ những quan niệm của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu,
đa số các ý kiến đều cho rằng: NNL là tổng hòa của thể lực và trí lực tồn tại
trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh
truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử
cùng với khoa học được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần
phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
Trong thời đại ngày nay, con người được xem một “tài nguyên” đặc
biệt, một nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Chính vì lẽ đó, việc phát
triển con người, phát triển NNL đang chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống
phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo
cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất nước. Việc đầu tư để phát
triển nguồn lực con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự
phát triển bền vững.
NNL của mỗi tổ chức là bộ phận cấu thành NNL của xã hội, đó là tất cả
những ai làm việc trong tổ chức, từ người thủ trưởng cao nhất đến những
nhân viên phục vụ làm việc chân tay trong tổ chức đó. NNL của tổ chức có
những đòi hỏi, yêu cầu riêng tùy theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất công
việc của tổ chức đó. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi tổ chức là phải xây
12


dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung NNL cho tổ chức một
cách khoa học, hợp lý. Mặt khác, khi NNL của xã hội đáp ứng yêu cầu của tổ
chức thì tổ chức có thể tiếp nhận, sử dụng phục vụ nhiệm vụ của tổ chức. Xu
thế cạnh tranh để có NNL xã hội phù hợp với NNL tổ chức hiện nay là tất yếu
và đang tiếp diễn ở mức độ cao hơn trong thời gian tới, thể hiện ở các dạng,
cụ thể là: cạnh tranh thu hút nhân tài, cạnh tranh thị trường lao động có tay
nghề cao và chuyên môn giỏi, cạnh tranh thị trường lao động có chi phí rẻ.
1.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực

Với vai trò là tiềm năng lao động của mỗi lãnh thổ, mỗi quốc gia, thì
NNL là tài nguyên cơ bản nhất. Nghiên cứu NNL, cho thấy có một số đặc
điểm như sau:
- NNL là nguồn lực cơ bản nhất, có tính chất quyết định sự phát triển
của xã hội hay tổ chức.
- NNL là yếu tố trung tâm quyết định trực tiếp đến quá trình tổ chức
quản lý sản xuất.
NNL của mỗi quốc gia, tổ chức được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản sau:
+ Thứ nhất: Số lượng NNL chính là lực lượng lao động và khả năng
cung cấp lực lượng lao động được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu
tuổi, giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ. Ngoài ra, còn là
sự thể hiện nguồn tăng nhân lực hằng năm.
+ Thứ hai: Chất lượng NNL thể hiện ở mối quan hệ giữa các yếu tố cấu
thành nên bản chất bên trong của NNL, được biểu hiện thông qua các tiêu chí:
sức khỏe, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và phẩm chất tâm lý xã hội.
Chất lượng NNL là khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trưng
về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của
NNL. Chất lượng NNL do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và chính sách
đầu tư phát triển NNL của chính phủ quyết định.

13


Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL là sự kết hợp giữa trí
lực, thể lực và tâm lực.
Ở đây, trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao
động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu
của NNL con người, bỡi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động phải
thông qua đầu óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành
yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. Gồm trình độ

tổng hợp từ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trình độ văn
hóa, với một nền tảng học vấn nhất định, là cơ sở cho phát triển trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện đảm bảo cho
NNL hoạt động mang tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Kỹ năng
lao động theo từng ngành nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng
trong phát triển NNL ở xã hội hiện đại.
+ Thứ ba: Cơ cấu NNL, đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét, đánh
giá về NNL của một quốc gia hay địa phương, ngành, lĩnh vực. Cơ cấu nhân
lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như: cơ cấu trình độ đào tạo, giới
tính, độ tuổi,… Cơ cấu NNL của một quốc gia nói chung hay của tổ chức nói
riêng được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế, theo đó sẽ có một
tỷ lệ nhất định về nhân lực.
1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực trong nền kinh tế
Cùng với khoa học và công nghệ, vốn đầu tư, NNL có vai trò quyết
định đến sự thành công của đất nước, tổ chức. NNL có vai trò rất quan trọng,
cụ thể như sau:
- Vai trò của NNL đối với việc xây dựng nhà nước hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả.
Xét trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn, nếu chất lượng NNL
kém sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, làm cho năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế thấp, tiềm lực kinh tế, an ninh, quốc phòng sẽ bị ảnh hưởng, làm cho
14


đất nước phát triển thiếu bền vững. Ngược lại, khi có NNL chất lượng cao thì
việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sẽ thuận tiện hơn, làm cho
nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, tiến bộ hơn.
- Vai trò của NNL đối với việc hình thành và phát triển cơ cấu ngành
nghề hiện đại.
Một quốc gia muốn phát triển, không có sự lựa chọn nào khác là phải

nâng cao chất lượng NNL. Trong xu thế toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế
tri thức, thì yếu tố tạo nên sự phát triển cạnh tranh của quốc gia đó là phải tập
trung phát triển NNL, nhất là NNL CLC - đây là yếu tố quan trọng hàng đầu,
có tính chất quyết định để xây dựng cơ cấu ngành nghề hiện đại.
- Vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững ít nhất phải dựa
vào khoa học công nghệ hiện đại, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và chất
lượng NNL cao. Trong đó, NNL CLC quyết định đến trình độ phát triển kinh
tế - xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của quốc gia. NNL CLC đóng vai
trò quan trọng trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế và lao động, là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một quốc gia có điều kiện tự nhiên có thể
không thuận lợi, không giàu về tài nguyên, song nền kinh tế có thể tăng
trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội tụ được 3 điều kiện cơ bản sau:
có đường lối kinh tế đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó; có
đội ngũ lao động chất lượng cao và đông đảo; có đội ngũ DN giỏi. Cả 3 điều
kiện này đều gắn với NNL CLC.
- NNL là điều kiện đảm bảo thực hiện những bước nhảy vọt và rút ngắn
khoảng cách tụt hậu về kinh tế và khoa học công nghệ.
Qua tìm hiểu, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
kém phát triển kinh tế có nguyên nhân do thiếu cơ sở vật chất, sự thiếu nguồn
vốn, nhưng chủ yếu nhất vẫn là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của
con người. Do đó, NNL CLC có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
15


những bước nhảy vọt, giúp các quốc gia có thể rút ngắn về thời gian, kết hợp
với những bước nhảy vọt, ứng dụng và kế thừa những thành tựu khoa học
công nghệ của thế giới. Từ đó hướng đến phát triển nền kinh tế tri thức.
- NNL là động lực thúc đẩy CNH, HĐH
NNL CLC đảm bảo cho mục tiêu phát triển CNH, HĐH; đồng thời,

cũng là động lực của công cuộc CNH, HĐH bởi quá trình CNH, HĐH yêu
cầu phát triển NNL phù hợp với tốc độ phát triển cao của lực lượng sản xuất
xã hội. Nếu như các nguồn lực khác (trừ NNL) có thể rất dồi dào, nhưng nếu
khai thác và sử dụng không hợp lý và quá mức cũng trở nên cạn kiệt, chỉ có
nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ luôn phát triển không ngừng. Nhờ
có trí tuệ con người mà xã hội không ngừng phát triển, thế giới tự nhiên
không ngừng được khám phá, cải tạo; số lượng của cải vật chất và chất lượng
cuộc sống được nâng lên đều do chất lượng NNL quyết định. Chỉ có NNL
CLC mới tạo nên sự bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của nền kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước.
- NNL quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chạy đua, cạnh tranh đang
xảy ra hết sức gay gắt trên nhiều lĩnh vực (bao gồm cạnh tranh về NNL) thì
những quốc gia có NNL chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho
đầu tư và môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ giành phần thắng. NNL, nhất
là NNL CLC đóng vai trò quan trọng nhất bởi các nguồn lực tự nhiên chỉ tồn
tại dưới dạng tiềm năng, nếu không được con người khai thác trong quá trình
lao động thì sẽ trở thành vô dụng. Nhân lực con người là nguồn lực duy nhất
có khả năng phát hiện, khơi dậy và cải biến các nguồn lực tự nhiên và xã hội
khác để phục đời sống và nâng cao chất lượng sống của con người.

16


×