Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.09 KB, 11 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN
CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN
DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN
I. Nhận xét chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản
trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
kiểm toán Deloitte Việt Nam
Tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam quy trình kiểm toán Báo cáo tài
chính từ khi lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc cuộc kiểm toán đều được
thực hiện một cách đầy đủ tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
cũng như các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
Việc lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện theo đúng quy trình:
- Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán:
 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán (chuẩn mực số 400 –
đánh
 Tìm hiểu các lý do kiểm toán của khách hàng
 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán
 Tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán (theo đúng chuẩn mực số
210)
- Thu thập thông tin cơ sở:
 Tìm hiểu về ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng
( chuẩn mực số 310 – hiểu biết về tình hình kinh doanh)
 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước
 Tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng
 Nhận diện các bên hữu quan (chuẩn mực số 550 – các bên liên
quan)
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: nắm bắt được
các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
khách hàng.
- Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: (theo chuẩn mực số 400 – đánh giá rủi


ro và kiểm soát nội bộ, chuẩn mực số 320 – tính trọng yếu trong kiểm toán).
Công ty kiểm toán Dloitte Việt Nam đã xây dựng được quy trình ước lượng
trọng yếu và rủi ro.
- Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro
kiểm soát.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Giai đoạn này là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán
thích hợp với từng đối tượng kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đây
là quá trình triển khai và một cách chủ động các kế hoạch, chương trình kiểm
toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực và hợp lý của Báo cáo tài chính trên cơ sở
những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Trong giai đoạn này, trưởng
nhóm kiểm toán sẽ phân công công việc cho từng KTV trong nhóm. Việc phân
công công việc phải đảm bảo phù hợp với năng lực của từng nhân viên.
Mặc dù mỗi KTV được phân công các phần việc khác nhau nhưng khi thực
hiện các kiểm toán viên phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn đối với kiểm
toán khoản mục tiền lương của Công ty VSP, KTV thực hiện kiểm toán khoản
mục tiền lương sẽ phải so sánh đối chiếu với KTV kiểm toán phần hành chi phí
hay kiểm toán phần hành chi phí sẽ phải đối chiếu với số liệu của KTV làm
phần hành TSCĐ để so sánh xem chi phí khấu hao đã hợp lí, đã khớp chưa.
Trong quá trình kiểm toán trưởng nhóm kiểm toán thường xuyên soát xét công
việc của các kiểm toán viên khác trong nhóm để hướng dẫn và bổ sung kịp thời
các thủ tục nếu cần thiết.
Kết thúc kiểm toán:
Kết thúc cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp giấy tờ làm
việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tổng
hợp những vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm toán để đưa vào thư quản
lý.
Công việc cuối cùng của quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính là việc lập
báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán sẽ được soát xét từ
chủ nhiệm kiểm toán đến Ban giám đốc của Công ty.

Với một quy trình kiểm toán được xây dựng và thực hiện chặt chẽ chất
lượng công việc kiểm toán của Công ty luôn được đánh giá cao. Chu trình kiểm
toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cũng được thực hiện
trong quy trình đó.
II. Hoàn thiện kiểm toán tiền lương và nhân viên tại công ty kiểm toán
Deloitte Việt Nam
1. Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 có đưa ra ba phương pháp để lựa
chọn phần tử thử nghiệm:
 Chọn toàn bộ: chọn toàn bộ hay kiểm tra 100% mẫu trong trường hợp
tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của từng phần tử lớn; rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát lớn
 Lựa chọn các phần tử đặc biệt: các mẫu được lựa chọn dựa trên sự hiểu
biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng,
đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
 Lấy mẫu kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán số 530 thì có hai phương
pháp là lấy mẫu thống kê và phi thống kê. Việc lựa chọn phương pháp
nào là tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Công ty áp dụng phương pháp chọn mẫu theo chương trình kiểm toán AS/2.
Có hai phương pháp chọn mẫu là:
 Phương pháp chọn mẫu thống kê
 Phương pháp chọn mẫu phi thống kê
Đối với phương pháp chọn mẫu thống kê em đã trình bày trong phần thực
hiện kiểm tra chi tiết việc chi lương. Phương pháp chọn mẫu thống kê sẽ phát
huy tác dụng trong trường hợp sai sót trọng yếu không tập trung mà lại phân bổ
đều trong tổng thể.
Phương pháp chọn mẫu phi thống kê sẽ phát huy hiệu quả cao trong trường
hợp các sai sót trọng yếu phân bổ tập trung theo khối. Cách chọn mẫu này sử
dụng có hiệu quả khi kiểm toán viên có kinh nghiệm xét đoán và nắm rõ về đơn
vị khách hàng. Từ đó kiểm toán viên có thể phân vùng sai sót để tập trung kiểm

tra.
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp chọn mẫu thống kê kiểm toán viên có
thể sử dụng thêm phương pháp chọn mẫu phi thống kê khi cần thiết.
Khi thực hiện chọn mẫu theo phương pháp thống kê kiểm toán viên chỉ xác
định được số mẫu cần phải chọn. Chẳng hạn kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu
theo phương pháp thống kê tính được số mẫu phải chọn là 9. Việc chọn mẫu 9
mẫu nào trong hàng trăm mẫu lại phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm
toán viên. Kiểm toán viên có thể chọn những mẫu có giá trị lớn, hay những mẫu
mà không có diễn giải…
Mỗi phương pháp chọn mẫu đều có những ưu điểm và nhược điểm khác
nhau. Do vậy việc vận dụng mỗi phương pháp trong những trường hợp cụ thể
phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Cùng với việc hoàn
thiện quy trình kiểm toán, các kiểm toán viên của công ty nên lựa chọn phương
pháp chọn mẫu thích hợp nhất cho từng cuộc kiểm toán sao cho có hiệu quả
nhất
2. Hoàn thiện thủ tục phân tích
Việc thực hiện thủ tục phân tích tại Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam
chủ yếu là thực hiện thủ tục phân tích ngang tức là kiểm tra tính hợp lý của số
dư tài khoản. Chẳng hạn đối với thủ tục ước lượng quỹ lương của Công ty VSP,
kiểm toán viên chỉ so sánh số liệu ước tính đó với số mà khách hàng hạch toán
rồi tìm ra nguyên nhân chênh lệch nếu có. Trong khi đó việc so sánh, phân tích
các chỉ số với các đơn vị khác trong cùng ngành sản xuất, cùng loại hình sở hữu
ít được thực hiện. Hạn chế này là do thời gian cho một cuộc kiểm toán rất hạn
hẹp, kiểm toán viên khó có thể thu thập đầy đủ các thông tin về các đơn vị khác
trong cùng một ngành, hay chỉ số trung bình của ngành đó.
Để thực hiện công việc này, bộ phận thông tin của công ty cần làm nhiệm
vụ thu thập và cung cấp thông tin số liệu liên quan đến ngành lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của khách hàng cho kiểm toán viên khi cần thiết.
Trong thời gian tới kiểm toán viên của công ty nên tăng cường áp dụng
thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán nhằm mang lại hiệu

quả cao hơn trong công tác kiểm toán, mang lại chất lượng kiểm toán tốt nhất.
3. Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần nhận thức được
rằng mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng
không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là những hạn
chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Theo chuẩn mực kiểm toán số 400
“đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” những hạn chế đó được xác định như sau:
 Ban giám đốc thường yêu cầu chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ
không vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại
 Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ thường tác động đến những nghiệp
vụ lặp đi lặp lại mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường.
 Sai sót bởi con người thiếu chú ý, đãng trí, sai sót về xét đoán hoặc do
không hiểu rõ về yêu cầu công việc.
 Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ do có sự
thông đồng của một người trong ban giám đốc hay một nhân viên với
những người khác ở trong hay ngoài đơn vị.
 Khả năng những người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ lạm
dụng đặc quyền của mình
 Do có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hoặc bị
vi phạm

×