Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kiến thức, thực hành phòng biến chứng ở người bệnh đái tháo đường týp 2 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.5 KB, 7 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG BIẾN CHỨNG Ở NGƯỜI
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU
MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019
Từ Hữu Chí1, Võ Thị Kim Anh2

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống
biến chứng và phân tích một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm
Y tế thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2019.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 340
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại
Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một từ tháng 1/2019
đến tháng 3/2019, hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bộ
câu hỏi cấu trúc soạn sẵn.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang
điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thủ Dầu Một có kiến
thức đạt về phòng biến chứng là 72,06%, tỷ lệ bệnh nhân
có thực hành đạt là 81,47%. Các yếu tố có liên quan đến


kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường bao gồm: giới
tính, có BHYT, trình độ học vấn và thời gian mắc bệnh.
Các yếu tố thực sự liên quan mạnh đến thực hành phòng
biến chứng là trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức
phòng biến chứng đái tháo đường.
Từ khóa: Kiến thức thực hành, biến chứng, đái tháo
đường týp 2, Thủ Dầu Một.
ABSTRACT:
KNOWLEDGE AND PRACTICE IN WASTE
DISEASES IN TYPES OF DIABETES OF TYPE 2 IN
THU DAU MOT CITY, BINH DUONG PROVINCE
IN 2019
Objectives: Assess knowledge, practice prevention of
complications and analyze some related factors in patients
with type 2 diabetes who are outpatient treatment at Thu Dau
Mot City Medical Center, Binh Duong Province year 2019
Methods: Cross-sectional descriptive study on 340
patients with type 2 diabetes who are outpatient treatment
at the Thu Dau Mot city medical center from January 2019
to March 2019, face-to-face interview format with a set of

structured questionnaires.
Results: The percentage of patients with type 2
diabetes who are outpatient treatment at Thu Dau Mot
medical center with knowledge of complication prevention
is 72.06%, the proportion of patients who practice is 81,
47%. Factors related to knowledge of diabetes prevention
include: gender, health insurance, education level and
duration of disease. Factors that are really related to
the prevention prevention practice are education level,

occupation and knowledge of diabetes prevention.
Key words: Practical knowledge, complications,
type 2 diabetes, Thu Dau Mot.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) được coi là một vấn đề sức
khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới do di chứng của
bệnh để lại, cũng như tần suất lưu hành bệnh ngày càng
tăng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trung bình
một ngày có 8,700 người và một năm có 3,2 triệu người
chết do đái tháo đường[5]. Ở Việt Nam, tình hình mắc
bệnh đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng đặc
biệt là tại các thành phố lớn. ĐTĐ là nguyên nhân chính
gây mù, suy thận, đau tim, đột quỵ và cắt cụt chi dưới [6].
Những biến chứng của đái tháo đường đã chứng minh mức
độ trầm trọng của bệnh cũng như những chi phí về kinh
tế - xã hội. Để khống chế đường huyết ở mức bình thường
ngoài việc dùng thuốc giảm đường huyết thì chế độ ăn –
vận động thể lực là phương pháp điều trị lâu dài bệnh đái
tháo đường [5]. Do đó, kiến thức, thực hành phòng biến
chứng của bệnh nhân là một yếu tố quan trọng giúp ngăn
ngừa diễn tiến của bệnh. Để có thể quản lý, giám sát chế
độ tuân thủ điều trị của người bệnh, cũng như xây dựng kế
hoạch phòng chống biến chứng ĐTĐ một cách thiết thực
nhất, chúng tôi tiến hành làm nghiên cứu này với mục tiêu
“Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống biến chứng

1. Sở Y tế tỉnh Bình Dương
SĐT: 0902946280, Email:
2. Trường Đại học Thăng Long
Ngày nhận bài: 01/10/2019


Ngày phản biện: 05/10/2019

Ngày duyệt đăng: 11/10/2019
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn

39


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá
Xác định tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng, thực
hành đúng về phòng chống biến chứng. Kiến thức phòng
chống biến chứng được gọi là đạt khi có điểm ≥ 7 điểm,
không đạt khi < 7 điểm (trong tổng số 11 điểm). Thực hành
phòng chống biến chứng đạt khi có điểm ≥ 7 điểm, không
đạt khi <7 điểm (trong tổng số 10 điểm).
Quản lý và phân tích dữ liệu
Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và
sử dụng phầm mềm Stata 14.0 để phân tích. Thống kê mô
tả qua các chỉ số là tần số, tỷ lệ %. Sử dụng các kiểm định
Chi bình phương(hoặc Fisher thay thế) và hồi quy đa biến
logistic với xác suất sai lầm loại I là α = 0,05.

và phân tích một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế

thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2019”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại
Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức
ước tính tỷ lệ:

III. KẾT QUẢ
Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tỷ lệ nam - nữ tương đương
nhau (51,8% và 48,2%).
Đa số người bệnh trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 85,9%.
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là
trung học cơ sở và trung học chuyên nghiệp với tỷ lệ lần lượt
là 28,53% và 32,35%. Nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán, nội
trợ và hưu trí với tỷ lệ lần lượt là 28,82%, 23,82% và 29,12%.
Đa số đối tượng nghiên cứu đều có Bảo hiểm y tế
(96,18%); kinh tế gia đình hầu hết là không nghèo (97,06%)
và đều đang sống với vợ/chồng hoặc con (93,82%).
Kiến thức, thực hành về phòng chống biến chứng
ĐTĐ của người bệnh

Z =1,96 là trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy
95%; d = 0,05 là sai số cho phép; p = 0,277 là tỷ lệ người
bệnh có kiến thức đúng về phòng chống bệnh đái tháo

đường theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Đức[1]. Vậy cỡ
mẫu tối thiểu là n = 308. Để đảm bảo đủ cỡ mẫu, lấy thêm
10%, cỡ mẫu sau làm tròn là n = 340 người.
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả
người bệnh mắc đái tháo đường týp 2 đến khám tại TTYT
TP.Thủ Dầu Một cho đến khi đủ cỡ mẫu.
Thu thập dữ liệu: Phỏng vấn trực tiếp 340 người bệnh
ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú tại TTYT Thủ Dầu Một
bằng bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn.

Bảng 1: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về phòng chống biến chứng ĐTĐ
Kiến thức

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

Đạt

245

72,06

Không đạt

95

27,94

340


100

Tổng

Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về phòng chống biến chứng ĐTĐ là 72,06%

Bảng 2: Tỷ lệ người bệnh có thực hành đạt về phòng chống biến chứng ĐTĐ
Thực hành

Số lượng (n)

Tỷ lệ %

Đạt

277

81,47

Không đạt

72

18,53

340

100


Tổng

40

SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Người bệnh có thực hành chung đạt về phòng chống
biến chứng bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 81,47%.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
về phòng chống biến chứng

Bảng 3: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống biến chứng (n=340)
Đặc điểm

Giới tính


Nhóm tuổi

BHYT

Trình độ học
vấn

Nghề nghiệp

Kiến thức

OR
95% CI

p

Đạt n (%)

Không đạt n (%)

Nữ

103 (62,8)

61 (37,2)

Nam

142 (80,68)


34 (19,32)

<40 tuổi

13 (81,25)

3 (18,75)

40 – 50 tuổi

30 (93,75)

2 (6,25)

0,2

3,46 (0,52 – 23,23)

51 – 60 tuổi

70 (63,06)

41 (36,94)

0,16

0,39 (0,11 – 1,46)

61 – 70 tuổi


81 (68,07)

38 (31,93)

0,29

0,49 (0,13 – 1,83)

> 70 tuổi

51 (82,26)

11 (17,74)

0,93

1,07 (0,26 – 4,4)

Không

6 (46,15)

7 (53,85)

239 (73,09)

88 (26,91)

Mù chữ


5 (45,45)

6 (54,55)

Tiểu học

24 (50)

24 (50)

0,79

1,2 (0,32 – 4,47)

THCS

65 (67,01)

32 (32,99)

0,17

2,44 (0,69 – 8,59)

THPT

30 (76,92)

9 (23,08)


0,05

4 (0,99 – 16,24)

TH chuyên nghiệp

97 (88,18)

13 (11,82)

0,001

8,95 (2,39 – 33,53)

≥ CĐ, ĐH

24 (68,57)

11 (31,43)

0,17

2,62 (0,66 – 10,46)

Làm ruộng

5 (62,5)

3 (37,5)


Buôn bán

62 (63,27)

36 (36,73)

0,96

1,03 (0,23 – 4,58)

CNVC

33 (82,5)

7 (17,5)

0,22

2,83 (0,54 – 14,69)

Hưu trí

79 (79,8)

20 (20,2)

0,26

2,37 (0,52 – 10,76)


Nội trợ

57 (70,37)

24 (29,63)

0,65

1,43 (0,32 – 6,44)

Khác

9 (64,29)

5 (35,71)

0,93

1,08 (0,18 – 6,54)

1 – 5 năm

30 (58,82)

21 (41,18)

200 (75,19)

66 (24,81)


0,02

2,12 (1,14 – 3,96)

15 (65,22)

8 (34,78)

0,6

1,31 (0,47 – 3,65)



Thời gian mắc
6 – 10 năm
bệnh
>10 năm

1
<0,001

2,47 (1,47 – 4,17)
1

1
0,03

3,17 (0,88 – 11,7)

1

1

1

SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn

41


2019

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nam giới có tỷ lệ kiến thức đạt (60,68%) cao hơn nữ
giới (62,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001;
OR = 2,47, 95% CI = 1,47 – 4,17).
Bệnh nhân có BHYT có tỷ lệ kiến thức đạt (73,09%)
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có
BHYT (46,15%) (p<0,05; OR=3,17; 95%CI = 0,88 – 11,7).
Bệnh nhân có trình độ học vấn là trung học chuyên

nghiệp có tỷ lệ kiến thức đạt (88,18%) cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân mù chữ (45,45%)
(p<0,05; OR=8,95, 95%CI= 2,39 – 33,53).
Những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 6-10
năm có tỷ lệ kiến thức đạt (75,19%) cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với những bệnh nhân có thời gian mắc từ 1-5

năm(58,82%) (p<0,05; OR=2,12, 95%CI = 1,14 – 3,96).

Bảng 4: Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống biến chứng (n=340)
Đặc điểm

Giới tính

BHYT

Trình độ
học vấn

Nghề nghiệp

Thời gian
mắc bệnh

42

p

OR
95% CI

Đạt n (%)

Không đạt n (%)

Nữ


122 (74,39)

42 (25,61)

Nam

155 (88,07)

21 (11,93)

12 (75)

4 (25)

40 – 50 tuổi

27 (84,38)

5 (15,63)

0,44

1,8 (0,41 – 7,91)

51 – 60 tuổi

90 (81,08)

21 (18,92)


0,57

1,43 (0,42 – 4,87)

61 – 70 tuổi

101 (84,87)

18 (15,13)

0,32

1,87 (0,54 – 6,45)

> 70 tuổi

47 (75,81)

15 (24,19)

0,95

1,04 (0,29 – 3,73)

Không

10 (76,92)

3 (23,08)




267 (81,65)

60 (18,35)

Dưới tiểu học

6 (54,55)

5 (45,45)

Tiểu học

31 (64,58)

17 (35,42)

0,54

1,52 (0,4 – 5,72)

THCS

71 (73,2)

26 (26,8)

0,2


2,28 (0,64 – 8,1)

THPT

33 (84,62)

6 (15,38)

0,04*

4,58 (1,05 – 19,96)

TH chuyên nghiệp

104 (94,55)

6 (5,45)

<0,001

14,44 (3,41 – 61,22)

≥ CĐ, ĐH

32 (91,43)

3 (8,57)

0,01*


8,88 (1,66 – 47,5)

Làm ruộng

5 (62,5)

3 (37,5)

Buôn bán

75 (76,53)

23 (23,47)

0,38

1,95 (0,43 – 8,81)

CNVC

33 (82,5)

7 (17,5)

0,22

2,83 (0,54 – 14,69)

Hưu trí


97 (97,98)

2 (2,02)

0,001

29,1 (3,93 – 215,51)

Nội trợ

65 (80,25)

16 (19,75)

0,25

2,43 (0,53 – 11,28)

Khác

2 (14,29)

12 (85,71)

0,03*

0,1 (0,01 – 0,79)

1 – 5 năm


38 (74,51)

13 (25,49)

6 – 10 năm

220 (82,71)

46 (17,29)

0,17

1,64 (0,81 – 3,31)

>10 năm

19 (82,61)

4 (17,39)

0,45

1,63 (0,47 5,66)

<40 tuổi

Nhóm tuổi

Thực hành


SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn

1
0,001

2,54 (1,38 –4,76)
1

1
0,67

1,34 (0,23 – 5,39)
1

1

1


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
* Kiểm định chính xác Fisher
Nam giới có tỷ lệ thực hành chung đạt (88,07%) cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ giới (74,39%) (p<0,05;
OR= 2,54, 95%CI = 1,38 –4,76).
Những người có trình độ học vấn là THPT, TH chuyên
nghiệp và từ CĐ, ĐH trở lên có tỷ lệ thực hành phòng biến
chứng đạt (84,62%; 94,55%; 91,43%) cao hơn có ý nghĩa

thống kê so với những người mù chữ (p< 0,05).
Những người là hưu trí có tỷ lệ thực hành đạt
(97,98%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những người
làm ruộng (62,5%), (p<0,05; OR=29,1, 95%CI=3,93 –
215,51). Nhóm nghề nghiệp khác có tỷ lệ thực hành đạt
(14,29%) thấp hơn có ý nghĩ thống kê so với nhóm làm
ruộng (62,5%) (p<0,05; OR=0,1, 95%CI=0,01 – 0,79).

Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành chung về phòng biến chứng ĐTĐ (n=340)
Thực hành phòng biến chứng

Kiến thức

Đạt n (%)

Không đạt n (%)

Đạt

221 (79,78)


24 (38,1)

Không đạt

56 (20,22)

39 (61,9)

277 (81,47)

63 (18,53)

Tổng

Những bệnh nhân có kiến thức chung đạt có tỷ lệ
thực hành đạt (79,78%) cao hơn so với những bệnh nhân

p

OR
95% CI

<0,001

6,41 (3,42 – 12,07)
1

có kiến thức không đạt (20,22%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,001; OR=6,41, 95%CI=3,42 – 12,07).


Bảng 6: Một số yếu tố liên quan với thực hành chung về phòng biến chứng ĐTĐ
qua phân tích hồi quy Logistic đa biến (n=340)
Biến số
Giới tính

p

OR 95% CI

Nữ
Nam

1
0,38

1,5 (0,61 – 3,66)

Làm ruộng

Nghề nghiệp

1

Buôn bán

0,3

2,45 (0,45 – 13,38)


CNVC

0,14

0,12 (0,01 – 2,04)

Hưu trí

0,06

10,87 (0,89 - 132,24)

Nội trợ

0,23

3,1 (0,49 – 19,68)

Khác

0,006

0,06 (0,01 – 0,65)

Dưới tiểu học

Học vấn

Kiến thức


1

Tiểu học

0,32

2,24 (0,45 – 11,24)

THCS

0,85

1,16 (0,25 – 5,34)

THPT

0,38

2,25 (0,37 – 13,55)

TH chuyên nghiệp

0,17

5,16 (0,49 – 53,93)

≥ Cao đẳng, Đại học

0,007


60,05 (3,05 – 1183)

< 0,001

8,31 (3,85 – 17,93)

Đạt
Không đạt

1
SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn

43


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Sau phân tích đơn biến, một số yếu tố liên quan được
chúng tôi đưa vào phân tích đa biến, kết quả cho thấy sau
khi loại bỏ tác động của các biến số lẫn nhau, yếu tố thực
sự có tác động mạnh tới tỷ lệ thực hành đạt về phòng chống
biến chứng ĐTĐ là nghề nghiệp, trình độ học vấn và kiến
thức chung về phòng chống biến chứng ĐTĐ (p<0,05).
Nhóm bệnh nhân có nghề nghiệp khác có tỷ số chênh (OR)
bằng 0,06 (0,01 – 0,65) lần nhóm bệnh nhân làm ruộng.
Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học
trở lên có tỷ số chênh cao gấp 60,05(3,05 – 1183) lần so
với nhóm mù chữ. Nhóm bệnh nhân có kiến thức đạt về
phòng chống biến chứng có tỷ số chênh cao gấp 8,31(3,85

– 17,93) lần so với nhóm có kiến thức không đạt.
IV. BÀN LUẬN
Kiến thức, thực hành của người bệnh về phòng
chống biến chứng bệnh ĐTĐ
Kiến thức chung phòng biến chứng bệnh đái tháo
đường khi người bệnh trả lời đạt được ít nhất 7/11 nội dung
được đề cập. Người bệnh có kiến thức chung đạt về phòng
biến chứng bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 72,06%. So
sánh với các nghiên cứu của tác giả Thái Trà Giang thực
hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2017 cho
tỉ lệ kiến thức đúng về biểu hiện bệnh ĐTĐ là 44% [2].
Nghiên cứu của Hà Thị Huyền tại Phòng khám Nội tổng
hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho thấy đối tượng
có kiến thức về biểu hiện bệnh ĐTĐ là 46,4%[4]. Điểm
khác biệt này có thể được lý giải rằng đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi đều là người bệnh đã mắc bệnh đái tháo
đường, với thời gian trung bình 6-10 năm (chiếm 78,24%)
cho nên người bệnh quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe,
chủ động tìm hiểu cũng như có trải nghiệm về bệnh từ
những biểu hiện thực tế hơn so với cộng đồng nghiên cứu
của các tác giả khác. Người bệnh có kiến thức đạt về các
biểu hiện của bệnh chiếm tỷ lệ 79,41%. Người bệnh có
kiến thức đạt về cách tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ 87,94%.
Người bệnh có kiến thức đạt về các biến chứng của bệnh

2019

chiếm tỷ lệ 65%. Những ghi nhận trong nghiên cứu cho
thấy đối tượng có sự quan tâm và lo lắng cũng như có kiến
thức đúng về tình trạng bệnh ĐTĐ.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
của người bệnh về phòng biến chứng ĐTĐ
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố có liên quan đến
kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ bao gồm: giới tính, có
BHYT, trình độ học vấn và thời gian mắc bệnh. Nhóm
bệnh nhân có trình độ học vấn là TH chuyên nghiệp có tỷ
lệ kiến thức đạt cao hơn nhóm mù chữ. Nhiều nghiên cứu
đã cho thấy trình độ học vấn có mối liên quan mật thiết
với kiến thức, bởi lẽ những người có trình độ học vấn cao
thì có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin hơn hơn
là những người mù chữ. Do đó, khi truyền thông giáo dục
sức khỏe nên chú trọng hơn đối với những đối tượng này
và tìm ra các hình thức truyền thông thích hợp và hiệu
quả. Những người có BHYT có tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn
nhóm không có BHYT. Có lẽ, những người có BHYT thì
thường xuyên đi khám chữa bệnh hơn nên họ cũng cập
nhật được nhiều kiến thức hơn từ các y bác sĩ. Tỷ lệ kiến
thức đạt ở những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 6-10
năm cao hơn nhóm bệnh nhân từ 1 – 5 năm. Sở dĩ, những
bệnh nhân mắc bệnh lâu năm họ thường có nhiều kiến thức
và kinh nghiệm hơn trong vấn đề này.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị
ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thủ Dầu Một có kiến thức
đạt về phòng biến chứng là 72,06%, tỷ lệ bệnh nhân có
thực hành đạt là 81,47%. Các yếu tố có liên quan đến
kiến thức phòng biến chứng ĐTĐ bao gồm: giới tính, có
BHYT, trình độ học vấn và thời gian mắc bệnh. Các yếu tố
thực sự liên quan mạnh đến thực hành phòng biến chứng là
trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức. Cần chú trọng

truyền thông giáo dục sức khỏe cho những đối tượng có
trình độ học vấn thấp và tìm ra các hình thức truyền thông,
tư vấn phù hợp và hiệu quả cho từng đối tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Đức (2016); “Kiến thức, thực hành về phòng chống đái tháo đường của người dân từ 18 đến 60
tuổi sống tại thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương năm 2016”. Tạp chí Y học
2. Thái Trà Giang (2017); Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng một số biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ typ2
đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang, năm 2017, Khóa luận Bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược Tp.Hồ
Chí Minh, tr.25-37.
3. Trần Thị Xuân Hòa, Trần Thị Nguyệt (2012); “Tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Gia Lai “; Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai

44

SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4. Hà Thị Huyền, Lê Văn Khánh, Tô Minh Tuấn (2016); “Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại Phòng khám Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tháng 7
năm 2016”; Sở Y tế tỉnh Kon Tum.
5. Đỗ Trung Quân (2007); Đái tháo đường và điều trị, NXB Y học, Hà Nội,
6. WHO (2018) Diabetes.

SỐ 6 (53) - Tháng 11-12/2019
Website: yhoccongdong.vn

45



×