Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ TUẤN ANH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ TUẤN ANH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THÚY VÂN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận văn

Vũ Tuấn Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình viết luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ, hướng dẫn và động viên từ quý Thầy, Cô giáo của Học viện Hành
chính Quốc gia, các đồng nghiệp, anh, chị, em là học viên của lớp HC21-B9,
các cơ quan, đơn vị phối hợp trong công tác.
Đặc biệt, đã được Tiến sĩ Trần Thúy Vân, người trực tiếp hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo định hướng để tôi hoàn thành tốt công
trình khoa học của mình.
Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn
và xin kính chúc các quý Thầy, Cô, các anh chị em của lớp, các cơ quan, đơn
vị và các đồng nghiệp dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Tác giả luận văn


Vũ Tuấn Anh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

VH

Văn hóa

BDNT

Biểu diễn nghệ thuật

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

HC

Hành chính

VPHC

Vi phạm hành chính


XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính

BCĐ

Ban Chỉ đạo

CQHCNN

Cơ quan Hành chính Nhà nước

CQQLHCNN

Cơ quan quản lý hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

QPPL

Quy phạm pháp luật

QLNN


Quản lý nhà nước


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ................................................................................................................ 6
1.1. Khái quát chung về tổ chức sự kiện văn hóa ............................................ 6
1.1.1. Văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa .............................................. 6
1.1.2. Các loại tổ chức sự kiện văn hóa và tổ chức sự kiện văn hóa .............. 11
1.2. Vi phạm hành chính trong tổ chức sự kiện văn hóa ............................... 16
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện
văn hóa ......................................................................................................... 16
1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong tổ chức sự kiện văn hóa ...................... 22
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý VPHC trong tổ chức sự kiện văn hóa ........... 22
1.3.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong tổ chức sự kiện văn hóa 25
1.3.3. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện
văn hóa ......................................................................................................... 30
1.3.4. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn
hóa ............................................................................................................... 33
1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa .................................................................................... 40
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 45
Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 46
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế- xã hội của TP. Hà Nội................ 46



2.2. Tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tổ chức sự kiện văn hóa ......................................................................... 48
2.2.1. Tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tổ chức lễ hội ......................................................................................... 48
2.2.2. Tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tổ chức biểu diễn nghệ thuật .................................................................. 52
2.2.3. Tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thi người đẹp, người mẫu, trình diễn thời trang...................................... 66
2.2.4. Tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tổ chức triển lãm văn hóa nghệ thuật ..................................................... 69
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa .................................................................................... 70
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 70
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .............................................. 73
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 77
Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........................................................................... 79
3.1. Quan điểm bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự
kiện văn hóa ................................................................................................. 79
3.1.1. Chủ động, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa .................................................................................... 79
3.1.2. Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa ....................................... 81
3.1.3. Công khai, minh bạch trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa .................................................................................... 83
3.2. Giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự
kiện văn hóa ................................................................................................. 84



3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tổ chức
sự kiện văn hóa ............................................................................................ 84
3.2.2. Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là của chính quyền địa
phương trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn
hóa ............................................................................................................... 88
3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện đúng quy định của pháp
luật trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa .................................................. 90
3.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp với các ban ngành và cơ quan chuyên
trách nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn
hóa ............................................................................................................... 92
3.2.5. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc phát hiện, lên án các vi phạm
quy định trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa .......................................... 93
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa, kiên quyết xử lý các vi phạm ..................................... 94
3.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ......................... 96
3.2.8. Đầu tư vật chất, kỹ thuật các nguồn lực cho hoạt động xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa ....................................... 97
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 98
KẾT LUẬN.................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 101


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tổ chức sự
kiện VH, BDNT trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2013- 2017. ........... 59
Biểu đồ 2: Số tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự
kiện VH, BDNT trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2013- 2017 ............ 60
Biểu đồ 3. Các hình thức xử phạt từ 2013 đến 2017 ..................................... 62

Bảng số liệu: Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự
kiện BDNT trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2013 đến 2017. .............. 63
Biểu đồ 4: Tổng hợp số liệu tổ chức, cá nhân bị xử lý hành chính trên địa
bàn ............................................................................................................... 65
Bảng số liệu: Các hình thức phạt bổ sung từ năm 2012 – 2016..................... 66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt
động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành
chính của nhà nước. Đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống, tinh thần
của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Văn
hóa, nghệ thuật là những giá trị tinh thần không thể thiếu của nhân dân. Việc
tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế,
du lịch, đối ngoại, quảng bá hình ảnh tốt đẹp về truyền thống văn hóa của đất
nước, của con người Việt Nam với bạn bè quốc tế và khu vực, thể hiện một
đất nước văn minh, phong phú về tinh thần và an ninh an toàn. Thủ đô Hà
Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa xã hội của đất nước,
thường xuyên là nơi được chọn để tổ chức các sự kiện, đặc biệt là các sự kiện
về văn hóa, nghệ thuật. Hàng năm trên địa bàn thành phố diễn ra hàng ngàn
sự kiện lớn nhỏ về văn hóa, nghệ thuật trong nước và quốc tế. Chỉ tính riêng
về Lễ hội, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.206 lễ hội lớn nhỏ
diễn ra mỗi năm. Công tác tổ chức lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh
của nhân dân mà còn tạo ra môi trường văn hóa văn minh, an toàn, nhất là
trong bối cảnh tình trạng thương mại hóa, bạo lực trong lễ hội đang được nhắc
đến nhiều. Các lễ hội: Gò Đống Đa, chùa Hương, đền Sóc, đền Phù Đổng,
đền Hai Bà Trưng, chùa Trăm Gian… là các lễ hội lớn, thu hút đông đảo du
khách trong nước và nước ngoài nên công tác đảm bảo văn minh, an toàn

được Ban tổ chức các lễ hội đặc biệt coi trọng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội các sự kiện về văn hóa, nghệ
thuật được tổ chức tại Hà Nội ngày một nhiều, với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp, bên cạnh mặt tích cực cũng xuất

1


hiện các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm hành chính trong việc tổ chức các sự
kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật ngày một nhiều ảnh hưởng đến môi trường
văn hóa lành mạnh và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mặt
khác công tác quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế, trong đó việc xử lý vi phạm
hành chính đối với hoạt động tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật còn chưa
thực sự phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của
Thủ đô trong tình hình mới.
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng liên quan của thành phố
Hà Nội đã triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, tăng cường
công tác quản lý đối với hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa, đồng thời
tham mưu đề xuất nhiều giải pháp, tuy nhiên để có thể chấn chỉnh tình trạng
trên hiệu quả hơn nữa thì cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp.
Hệ thống quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tổ chức sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật chưa đồng bộ. Việc xử lý vi
phạm chưa nghiêm minh, chưa chú trọng xem xét xử lý trách nhiệm của cán
bộ, công chức. Việc tuyên truyền mới tập trung phản ánh vi phạm mà chưa
chú trọng biểu dương, khuyến khích những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp tổ
chức tốt các sự kiện có ý nghĩa đem lại nhiều tích cực cho sự phát triển của xã
hội. Chưa phát huy được vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị- xã hội, công
luận và người dân tham gia giám sát đảm bảo cho việc tổ chức các sự kiện
văn hóa, nhất là ở các cấp cơ sở, chính quyền địa phương.
Xử lý kiên quyết và triệt để những vi phạm trong tổ chức sự kiện văn

hóa bằng các biện pháp hành chính còn nhiều bất cập hạn chế, mặc dù đây là
biện pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và quản lý lĩnh vực nhạy cảm này.
Với ý nghĩa đó, đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã được chọn để
nghiên cứu.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn
Trong thời gian qua đã có những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực văn hóa được công bố rộng rãi trên các diễn đàn, ngoài công
luận và được nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khách nhau như các đề tài:
Nghiên cứu các giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển thị trường văn
hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế của tác giả Đinh Thị Vân Chi -trường
Đại học Văn hóa Hà Nội (đề tài cấp Bộ) năm 2015; Nghiên cứu hoạt động
kinh doanh xuất bản phẩm tại TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế của tác giả Trần Thị Thu- trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí
Minh (Đề tài cấp Bộ) năm 2009; Quản lý nhà nước về Văn hóa, nghệ thuật
trong cơ chế thị trường của tác giả Trần Quốc Bản- Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội (Đề tài cấp Bộ) năm 1994; Tác động của thực hành tín ngưỡng và
hoạt động lễ hội đến lối sống của con người Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Thu HiềnViện nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Việt Nam năm 2013.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về vấn đề xử lý vi phạm hành
chính trong tổ chức sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật còn ít ỏi, nhìn
chung chỉ đề cập đến những sự kiện riêng lẻ và chỉ ở mức độ khái quát.
Luận văn này nghiên cứu, đánh giá về thực trạng các vi phạm và những
bất cập về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa,
biểu diễn nghệ thuật một cách đồng bộ, bao quát và rõ ràng hơn; đồng thời tập
trung đánh giá sâu việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực biểu diễn

nghệ thuật gợi mở một số nội dung cần giải quyết trong việc thực hiện có hiệu
quả công tác quản lý việc tổ chức các sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật
trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3


3. Mục đích nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức lý luận về quản lý nhà nước trên lĩnh vực xử phạt
vi phạm hành chính đối với hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tìm ra những vấn đề tồn tại trong
hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử
phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa.
3.2. Nhiệm Vụ
- Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi
phạm hành chính trong hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa.
- Đánh giá một cách toàn diện về thực trạng xử lý vi phạm trong việc tổ
chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn thành phố.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp giải quyết các hạn chế.
4. Đối tƣợng và phạm vi
4.1.Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Xử phạt vi phạm hành chính trong tổ chức các sự kiện văn hóa.
4.2.Phạm vi:
Về thời gian: trong 05 năm (từ 2013 đến 2017)
Về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận của

đề tài
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu gồm:
- Thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

4


- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu, so sánh, quan sát và đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt
động tổ chức sự kiện văn hóa. Luận văn có ý nghĩa trong việc:
- Góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm
hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức sự
kiện văn hóa nói riêng.
- Phân tích, đánh giá nội dung một số quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính trong hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa; nhận diện
những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thi hành các
quy định .
- Chỉ rõ những tồn tại, góp phần cung cấp thêm thông tin cho các nhà
nghiên cứu, các cơ quan, ban, ngành liên quan có thẩm quyền trong xử phạt vi
phạm hành chính đối với hoạt động tổ chức các sự kiện văn hóa.
- Nghiên cứu này góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, sự quan
tâm của cộng đồng dân cư về lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa và về những
ảnh mặt tiêu cực do các vi phạm, sai phạm gây ra.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa.
Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong tổ chức sự kiện
văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm
hành chính trong tổ chức các sự kiện văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5


Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC SỰ KIỆN VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về tổ chức sự kiện văn hóa
1.1.1. Văn hóa và quản lý nhà nước về văn hóa
Văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và
kết tinh trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng,
lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh
thần của con người. Đó là những giá trị cần thiết cho hoạt động tinh thần,
những tiêu chí, nguyên tắc chi phối hoạt động nói chung và hoạt động tinh
thần nói riêng, chi phối hoạt động ứng xử, những tri thức, kỹ năng, giá trị
khoa học, nghệ thuật được con người sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của
mình; là nhu cầu tinh thần, thị hiếu của con người và những phương thức thỏa
mãn nhu cầu đó [43].
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; phản ánh
năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; văn hóa là nền
tảng phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã chứng minh:
nhờ có nền tảng văn hóa, hòa nhập và phát triển, nên nhân dân ta đã phát huy

được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức sáng tạo to lớn để thắng
“thiên tai, địch họa”, giữ vững nền độc lập và bản sắc. Ngày nay, trong bối
cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò
của văn hóa càng được khẳng định, nhất là trong điều tiết, cân bằng sự phát

6


triển của đất nước, không để sự phát triển nhanh, nóng, dẫn tới những hệ lụy
khó lường về kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v.
Quản lý nhà nước về văn hóa
Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai
trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp
phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện
thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền,
từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện
vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ
thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính
sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Những năm qua, quán triệt tinh
thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát
triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính
trị, xã hội”1 của Đảng, hoạt động quản lý văn hóa ở Việt Nam đã có những kết
quả khả quan. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa ngày càng được
kiện toàn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Ngành văn hóa đã tập trung xây
dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực
văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi. Một số Luật
đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành, đáp ứng tình hình thực tiễn, như: Luật
Di sản vǎn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Thể dục thể thao, Luật Sở hữu trí tuệ,

Luật Du lịch, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật
Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện,… Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy
phạm pháp luật khác cũng được xây dựng và hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở
pháp lý cho công tác quản lý văn hóa. Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa,
khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham
gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa. Hệ thống tổ

7


chức bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được kiện
toàn và củng cố. Công tác “chuẩn hóa” cán bộ bước đầu phát huy tác dụng;
đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa được đảm bảo về phẩm chất chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,… Các thiết chế
văn hóa từ Trung ương tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao
chất lượng hoạt động. Nhiều trung tâm văn hoá - thông tin - thể thao, nhà hát,
câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, thư viện,
nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí,… có những đổi mới
về phương thức hoạt động, cơ sở vật chất được cải thiện. Một số công trình có
quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng
thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân. Việc kiểm tra, giám sát
các hoạt động văn hóa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận
hành của các hoạt động văn hóa. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận đã
được thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời. Nhờ hoạt động thanh tra, kiểm tra
ngày càng đi vào quy củ, công tác quản lý văn hóa đã có những chuyển biến
tốt. Cơ chế quản lý văn hóa đã bám sát thực tiễn đời sống văn hóa đất nước,
đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa,
nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các
sinh hoạt văn hóa và loại hình giải trí. Chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã

khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa
đất nước, v.v.
Hoạt động quản lý văn hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định
hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”2. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan
trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã
được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp
của văn hóa nhân loại. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở

8


thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa
phương. Có thể nói, công tác quản lý nhà nước về văn hóa đã góp phần hiện
thực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa… vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩ sự phát triển kinh tế - xã hội”3. Từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu
mang chức năng giáo dục, tuyên truyền, văn hóa đã dần trở thành một lĩnh
vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống người
dân, ổn định an ninh xã hội. Chủ trương sáp nhập lĩnh vực văn hóa với thể
thao và đặc biệt là với du lịch là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn vĩ mô về văn hóa
trong tiến trình phát triển bền vững đất nước [9].
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn còn nhiều hạn
chế, yếu kém. Hiện nay, tuy chúng ta đang tiến hành quản lý văn hóa trong cơ
chế kinh tế thị trường, nhưng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm,
khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trông
chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao.
Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn nhiều hạn chế, chưa đồng
bộ. Một số văn bản pháp luật về văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của thực

tiễn, việc tổ chức thực hiện còn chậm, một số văn bản chưa thực sự đi vào
cuộc sống. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành văn hóa, nhất là
khi mới sáp nhập thành bộ đa ngành còn nhiều lúng túng. Trong khi quản lý
văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ
năng lẫn tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực
này (nhất là cấp cơ sở) luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn,
nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Thực tế cho thấy, hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về văn hóa ở một số địa phương và lĩnh vực cụ thể chưa
cao. Sự tách bạch giữa quản lý nhà nước với hoạt động tác nghiệp chưa rõ,
vẫn còn sự trùng chéo, nhầm lẫn giữa chức năng quản lý nhà nước với chức
năng triển khai các hoạt động mang tính sự nghiệp. Có lúc, có nơi còn có biểu

9


hiện buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực như: di sản văn hóa, tổ
chức lễ hội, bản quyền tác giả,… Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội
dung quản lý ở một số đơn vị còn yếu, ngân sách sử dụng chưa hiệu quả. Đặc
biệt, còn lúng túng trong xử lý các hiện tượng văn hóa mới, như: văn hóa trên
in-tơ-nét, văn hóa mạng, văn hóa giới trẻ, văn hóa các nhóm thiểu số trong xã
hội, các loại hình nghệ thuật đương đại,… Việc tổ chức một số phong trào
văn hóa còn mang tính hình thức, bề nổi; nội dung phong trào còn nghèo nàn,
hiệu quả xã hội chưa cao. Công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện,
festival,… còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng phí, phô trương, hình
thức. Hệ thống các thiết chế văn hóa vùng nông thôn (nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) còn thiếu; khoảng cách chênh lệch trong
hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, các bộ phận dân cư còn cao. Việc
kiểm soát xu thế thương mại hóa văn hóa thái quá trong kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ văn hóa và sự phục hồi, bùng phát hiện tượng mê tín dị đoan, các hủ
tục còn chưa hiệu quả, v.v.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do văn hóa là một
ngành đa lĩnh vực, rất phức tạp, nhạy cảm, chứa đựng cả những yếu tố vật thể
và phi vật thể, mang tính đặc thù cao, nên việc quản lý gặp rất nhiều khó
khăn. Trong khi đó, văn hóa dân tộc đang bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế
thị trường, với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, nên thường xuyên
xuất hiện những vấn đề, hiện tượng văn hóa mới, phức tạp, không dễ giải
quyết một sớm một chiều. Quan niệm về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát
triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền một số địa phương cũng như
người dân chưa đầy đủ, sâu sắc, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của
công tác quản lý. Hệ thống luật pháp liên quan đến văn hóa chưa hoàn toàn
đồng bộ, còn nhiều khoảng trống hoặc trùng chéo. Nguồn ngân sách dành cho
hoạt động quản lý chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Năng lực nguồn nhân
lực quản lý văn hóa của đất nước vẫn còn nhiều hạn chế v.v… [19].

10


1.1.2. Các loại tổ chức sự kiện văn hóa và tổ chức sự kiện văn hóa
1.1.2.1. Tổ chức sự kiện và tổ chức sự kiện văn hóa
Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các
công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch;
chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong
một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định
đến những người tham gia sự kiện và xã hội; nhằm đáp ứng các mục đích
khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện [43].
Dưới góc độ tổ chức, có thể hiểu tổ chức sự kiện văn hóa là quá trình
thực hiện tất cả các công việc sau đây: lập kế hoạch, xem xét tính toán các
yếu tố liên quan đến sự kiện, lên ý tưởng tổ chức, triển khai ý tưởng, tiến
hành tổ chức sự kiện văn hóa theo thời gian, địa điểm đã dự định nhằm đáp
ứng các yêu cầu của đối tượng tham gia sự kiện văn hóa.

Dưới góc độ pháp lý, tổ chức sự kiện văn hóa có thể hiểu là hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật, tại thời
gian, địa điểm cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu của đối tượng tham gia sự
kiện văn hóa.
Tổ chức các sự kiện văn hóa có một số đặc trưng so với tổ chức các sự
kiện khác.
Thứ nhất, các chủ thể tham gia sự kiện văn hóa khá đa dạng, bao gồm:
- Chủ thể tổ chức sự kiện:
Chủ thể tổ chức nghệ thuật, trình diễn thời trang (theo điều 8 Chương 2,
Nghị định 79/2009/CP), gồm: Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung
tâm Văn hóa, Thể thao; Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang;
Doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan
phát thanh, cơ quan truyền hình; Chủ địa điểm, hộ kinh doanh tổ chức biểu
diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang [13,tr5].

11


Chủ thể tổ chức thi người đẹp, người mẫu (điều 17, Chương 3, Nghị
định 79/2009/CP), gồm: Tổ chức Việt Nam có chức năng hoạt động văn hóa,
nghệ thuật;. Tổ chức nước ngoài phối hợp với tổ chức Việt Nam có chức năng
hoạt động văn hóa, nghệ thuật để tổ chức cuộc thi tại Việt Nam [12,tr.10].
Chủ thể tổ chức các lễ hội, triển lãm văn hóa, nghệ thuật là các tổ chức,
cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tổ
chức lễ hội tại Việt Nam theo Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày
22/12/2015 Quy định tổ chức lễ hội. Theo Điều 6 Chương 2 Thông tư 15 quy
định thành lập Ban tổ chức Lễ hội:“ 1. Khi tổ chức lễ hội, cơ quan, tổ chức
phải thành lập Ban Tổ chức trừ trường hợp lễ hội có nguồn gốc từ nước
ngoài do tổ chức nước ngoài thực hiện.

2. Thành phần Ban Tổ chức gồm đại diện chính quyền, ngành văn hóa thể
thao và du lịch, công an, y tế, giao thông vận tải, tài nguyên và môi
trường, thông tin và truyền thông, tôn giáo, mặt trận tổ quốc; đại diện ngành
đoàn thể hoặc cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức lễ hội.” [4,tr.3].
- Các cơ quan liên quan:
Các cơ quan, tổ chức,cá nhân nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, tổ chức sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ
thuật và các cơ quan liên quan khác, gồm: Các cơ quan của Chính phủ, các
Bộ, Ban, Ngành; UBND các cấp; các Cơ quan chức năng chuyên ngành về
quản lý văn hóa, y tế, môi trường, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tất cả
các cấp…
Các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong tất cả các lĩnh
vực có liên quan đến lĩnh vực tổ chức sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật.
Cơ quan truyền thông, truyền hình, các cơ quan báo đài trong và ngoài
nước phục vụ và đưa tin về các sự kiện văn hóa.
Các chủ thể khác tham gia tổ chức sự kiện:

12


Chủ thể tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (theo điều 8
Chương 2, Nghị định 79/2009/CP) là: Cá nhân là người Việt Nam; cá nhân là
người nước ngoài; cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. (bao
gồm: các diễn viên, nghệ sỹ, người tham gia trình diễn các tiết mục của
chương trình sự kiện văn hóa, biểu diễn, nghệ thuật, người dẫn chương trình
“MC”…)
Lực lượng tham gia phục vụ tổ chức sự kiện, gồm: các tổ chức, cá nhân
tham gia phục vụ công tác tổ chức, lắp đặt, chuẩn bị cơ sở vật chất, hậu cần;
lực lượng bảo vệ, đảm bảo y tế chuyên trách; lực lượng làm nhiệm vụ giới
thiệu, hướng dẫn, tuyên truyền, quảng cáo…

Quần chúng nhân dân là người tham gia và hưởng thụ các giá trị từ việc
tổ chức sự kiện văn hóa.
Thứ hai, các sự kiện sự kiện văn hóa rất phong phú, đa dạng
- Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là
hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người
với thần linh, phản ánh những mơ ước chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa,
tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Theo quy
định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm
2009 của Chính phủ, lễ hội gồm: Lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa, thể thao, du
lịch và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam [16,tr.7].
Theo thống kê năm 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong
đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,6%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%),
10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm
0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải
Dương và Phú Thọ. Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử.
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền Văn hóa

13


mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc
của dân tộc Việt Nam. Lễ hội dân gian là sinh hoạt văn háo dân gian hầu như
có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn
năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội dân gian ở Việt Nam thường hướng tới
một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần, là hình
ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người, giúp con người nhớ về
nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội dân gian ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân và số ít vào

mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có
thời gian nhà rỗi. Trong số các lễ hội dân gian của Việt Nam thì phải kể đến
những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết
Nguyên đán, Lễ Vu lan, tết Trung thu.. Một số lễ hội dân gian ảnh hưởng cả
một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội đền Hùng
(Xứ Đoài), lễ hội chùa Bái Đính, Hội Lim (Kinh Bắc), lễ hội Yên Tử, lễ hội
chúa Xứ (An Giang)… Lễ hội lịch sử, cách mạng được tổ chức trong phạm vi
cả nước: lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, lễ kỷ niệm ngày giải phóng Miền
Nam 30/4.. Ở các địa phương lại có các lễ hội lịch sử, cách mạng để kỷ niệm
những sự kiện lịch sử, cách mạng đã diễn ra ở địa phương trong lịch sử.
Ngoài ra, ở nước ta có một số lễ hội phản ánh sự du nhập văn hóa phương tây
như: Lễ Giáng sinh, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; lễ hội hoa anh đào
(Nhật bản); lễ hội đường phố…
Biểu diễn nghệ thuật là là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn
trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn. Loại hình nghệ thuật biểu
diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch
dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp
kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn. (Điều 2 Nghị định số 79/2012/NĐCP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp,

14


người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân
khấu).
Trình diễn thời trang là hoạt động nhằm giới thiệu các sản phẩm thời
trang đến với công chúng qua sự trình diễn của người trình diễn thời trang
(Điều 2 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm,
ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) [13,tr.8].
Thi người đẹp là hoạt động văn hóa nhằm tuyển chọn người phụ nữ có

đạo đức tốt, có hình thể cân đối, có khuôn mặt đẹp, hiểu biết về văn hóa, xã
hội theo những tiêu chí nhất định để trao giải. Thi người mẫu là hoạt động văn
hóa nhằm tuyển chọn người mẫu nam hoặc nữ có hình thể đẹp đáp ứng những
tiêu chí của cuộc thi đề ra (Điều 2 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu) [13,tr.8].
Triển lãm văn hóa, nghệ thuật
Triển lãm là việc tổ chức trưng bày tác phẩm, hiện vật, tài liệu tập
trung trong một thời gian, tại không gian nhất định theo các cách thức khác
nhau, bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích giới thiệu,
công bố, phổ biến đến nhiều người trong xã hội, cộng đồng.
Triển lãm văn hóa, nghệ thuật là các triển lãm mà tác phẩm, hiện vật,
tài liệu được trưng bày có nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật như:
triển lãm thành tựu văn hóa, xã hội; triển lãm tư liệu lịch sử - văn hóa - xã
hội; triển lãm không gian văn hóa; triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh nghệ
thuật; triển lãm nghề và sản phẩm thủ công truyền thống; triển lãm kiến trúc;
triển lãm thư pháp; triển lãm thân thế, sự nghiệp các danh nhân văn hóa, các
đồng chí lãnh đạo; triển lãm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; triển lãm các bộ
sưu tập tư nhân; triển lãm tổng hợp nhiều nội dung hoặc tổng hợp nhiều loại
tài liệu trưng bày.

15


Hoạt động phối hợp trong triển lãm là các hoạt động diễn ra trong quá
trình triển lãm, có nội dung bổ sung thông tin hoặc làm phong phú cho hoạt
động triển lãm như họp báo, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, chiếu phim, biểu
diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, tuyên truyền, quảng cáo, vui chơi, giải trí.
Theo quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ
văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày

06/11/2009 của Chính phủ gồm: triển lãm ảnh và các triển lãm văn hóa, nghệ
thuật khác [16,tr.6].
1.2. Vi phạm hành chính trong tổ chức sự kiện văn hóa
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực tổ
chức sự kiện văn hóa
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ
biến trong đời sống xã hội, từ những hành vi nhỏ như hút thuốc lá nơi công
cộng, vứt rác không đúng quy định, đến những hành vi có tính chất, mức độ
nguy hại lớn hơn như điều kiển xe ô tô, mô tô vượt quá tốc độ, không chấp
hành tín hiệu đèn giao thông, hướng dẫn của cảnh sát giao thông, gây tai
nạn…Vi phạm hành chính có thể là những hành vi trong lĩnh vực thương mại,
kinh doanh… hoặc những hành vi vi phạm trong thực hiện các quy định về
hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật như: trang phục gây phản cảm, vi
phạm quyền tác giả, không có giấy phép tổ chức biểu diễn của cơ quan có
thẩm quyền…
Khái niệm vi phạm hành chính đầu tiên được định nghĩa tại Pháp lệnh
Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 và tiếp tục được quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý VPHC năm 2012 “Vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải vị
xử phạt vi phạm hành chính” [29,tr.01].

16


×