Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.99 KB, 8 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM
TRA THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY.
I- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thống kê chất
lượng sản phẩm tại công ty Hoàng Tiêu.
1. Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Hiện nay, việc các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO hay TQM là khó khăn do những yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn
này mang tính chung chung và rất khó hiểu vì nó được viết để mọi tổ chức có
thể áp dụng. Do đó, Công ty cần dựa vào điều kiện thực tế của mình để chuyển
các yêu cầu đó thành các văn bản, tài liệu quy định và hướng dẫn dễ hiểu, phù
hợp áp dụng trong doanh nghiệp mình. Để mọi thành viên trong công ty, từ
người điều hành, quản lý quá trình thực hiện đến người lao động trực tiếp có
trình độ thấp có thể hiểu được và thực hiện.
Trước hết, phải xuất phát từ lãnh đạo Công ty cần thực hiện đúng trách
nhiệm của mình trong quản lý chất lượng sản phẩm như cam kết và cần quan
tâm nhiều tới công tác đào tạo bồi dưỡng về cán bộ quản lý( trong đó có cán bộ
quản lý chất lượng sản phẩm ). Tiếp đó là nâng cao tinh thần trách nhiệm của
mọi thành viên trong Công ty từ người quản lý đến người thực hiện việc sản
xuất đều có ý thức về việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng đảm bảo.
Để thực hiện tốt quản lý chất lượng sản phẩm nói chung trong toàn Công ty
thì ban lãnh đạo có thể thực hiện giải pháp sau trong việc khuyến khích tinh
thần của người lao động. Đó là:
- Luôn luôn học hỏi các lý thuyết mới, tất cả kể từ lãnh đạo cao nhất tới mỗi cá
nhân của doanh nghiệp. Tổ chức các lớp bồi dưỡng để truyền thụ các phương
pháp hiện đại không chỉ về sản xuất mà cả về cách thức quản lý.
- Cần xoá bỏ sự ỷ lại đối với việc kiểm tra số lượng lớn, hạn chế đến mức thấp
nhất số lượng phế phẩm trong sản xuất. Tránh việc dựa vào kinh nghiệm để phát
hiện ra sản phẩm kém chất lượng.
Lập KH
kiểmtra T ổchức


Lãnh đạo
- Cần động viên người lao động trong sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Tạo
ra không khí hăng say làm việc, sáng tạo và dám đưa ra nhiều phương án mới
về sản xuất sản phẩm để tìm ra một quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù
hợp nhất và tiết kiệm nhất.
Việc làm này cần phải làm thường xuyên liên tục, làm thực sự. Tránh hiện
tượng chỉ nói mà không làm hay chỉ làm tốt lúc đầu, chỉ thực hiện về hình thức.
Nếu thực hiện tốt có thể sẽ phát huy động lực của mọi thành viên trong doanh
nghiệp đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm, cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
2. Nâng cao công tác kiểm tra thống kê chất lượng sản phẩm.
Để kiểm tra thống kê chất lượng sản phẩm được tốt, Công ty có thể tiến
hành thực hiện quản lý chất lượng theo phương pháp quản lý theo quy trình.
Mô hình quản lý theo quá trình như sau
1
:
Mô hình: Chu trình quản lý theo quá trình hoạt động.
-Lập kế hoạch: dựa vào kế hoạch của toàn doanh nghiệp, Giám đốc các Xí
nghiệp sẽ lập kế hoạch và thể chế kế hoạch cụ thể cho xí nghiệp mình phụ trách
( kế hoạch tác nghiệp).
Để lập kế hoạch sản xuất có hiệu quả cần cân nhắc xem xét ba nhân tố
2
:
1 Dựa theo tài liệu của khoa khoa học quản lý, Giáo trình Khoa học quản lý tập I; TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền trang 26.
2 Dựa vào tài liệu Tổ chức và quản lý sản xuất, Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt; năm 2004, trang 202-203.
1. Lượng nhu cầu của khách hàng ( lượng hàng của khách hàng đặt cho xí
nghiệp mình có thể thực hiện mà Giám đốc Công ty đã phê chuẩn chấp thuận):
D
2. Năng suất ( máy móc, con người trong xí nghiệp): P

3. Lượng tồn kho cuối kỳ của xí nghiệp mình: I
Lượng tồn kho cuối kỳ có thể xác định theo công thức sau:
I = i + ∑ P - ∑ D (i tồn kho đầu kỳ)
Ngoài kế hoạch sản xuất còn lập cả kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu để
việc cung cấp nguyên vật liệu được kịp thời, đầy đủ cho sản xuất.
- Tổ chức: Giám đốc xí nghiệp căn cứ vào đội ngũ công nhân viên hiện có trong
xí nghiệp mình để bố trí việc thực hiện kế hoạch sản xuất và phối hợp giữa các
bộ phận với nhau.
- Lãnh đạo: Giám đốc xí nghiệp điều hành sản xuất, dẫn dắt hành vi của người
lao động, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong xí nghiệp của mình với
nhau.
- Kiểm tra: Giám đốc xí nghiệp, Trung tâm chất lượng, KCS xí nghiệp tiến hành
giám sát, đo lường, đánh giá tiêu chuẩn và thực hiện điều chỉnh. Có những kiến
nghị kịp thời đối với lãnh đạo Công ty để đổi mới hoạt động và lập kế hoạch
giai đoạn sản xuất tiếp theo có hiệu quả hơn.
II. Kiến nghị.
1 Đối với chính sách thuế.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh
và phát triển bền vững, Nhà nước cần có những chính sách về thuế quan hợp lý.
Một vài kiến nghị về chính sách thuế mà Nhà nước có thể thực hiện:
- Nhà nước có thể giảm thuế nhập khẩu đối với những nguyên vật liệu thiết yếu
của các ngành công nghiệp mà hiện nay trong nước chưa sản xuất được hoặc đã
có sản xuất nhưng chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn.
- Nhà nước có thể có các chính sách về thuế để ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực
mà hiện nay đang ưu tiên phát triển hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
- Có các biện pháp để hoàn trả thuế giá trị gia tăng nhanh chóng để các công ty,
doanh nghiệp có vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất.
- Tránh sự nhũng nhiễu của cơ quan thuế. Các thông tin liên quan đến việc thực
hiện, hướng dẫn thực hiện thuế cần cung cấp công khai để các đơn vị kinh

doanh có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
2 Đối với chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm.
Có biện pháp xử lý nghiêm minh trong việc tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh
doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, cũng như công tác ngăn chặn hàng
buôn lậu.
Việc tiếp nhận các tiêu chuẩn nước ngoài của doanh nghiệp thường rất khó
khăn, vì vậy Nhà nước có thể trở thành khâu trung gian trong việc cung cấp các
thông tin liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các nước
cho doanh nghiệp trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
muốn tiếp cận với các thông tin về cách thức quản lý chất lượng của nước
ngoài. Nhà nước cũng nên là người tiên phong trong việc nghiên cứu, phổ biến
các tiêu chuẩn, cách thức quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Đầu tư thích đáng cho các phòng thí nghiệm về đo lường phương tiện,
nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới để phục vụ tốt những yêu cầu về nâng cao
chất lượng của các doanh nghiệp.
Thành lập các trung tâm tư vấn về quản lý chất lượng sản phẩm. Cũng như
có biện pháp quản lý hiệu quả để các trung tâm tư vấn về thực hiện quản lý chất
lượng hiện nay thực sự là các trung tâm có chất lượng và đảm bảo. Quản lý chất
lượng của các trung tâm, tổ chức đăng ký kinh doanh về lĩnh vực đánh giá
doanh nghiệp thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Cần
thiết có thể là nhà cung cấp thông tin về các trung tâm, tổ chức đánh giá, tư vấn
về hệ thống quản lý có chất lượng hiện nay trên thị trường cho doanh nghiệp có
thể dễ dàng lựa chọn nhà tư vấn cũng như tổ chức đánh giá mình.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần phải có hệ thống tuyên truyền, khen thưởng
cho những doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lý chất lượng sản phẩm và có
vị thế lớn trên thị trường. Như việc tổ chức các chương trình nhằm tìm kiếm
những thương hiệu Việt có chất lượng cao được người tiêu dùng bình chọn hay
biểu dương các doanh nghiệp có nhiều đóng góp đi đầu trong việc lấy chất
lượng sản phẩm làm tiêu chí hàng đầu trong việc kinh doanh của mình và đã có
nhiều kết quả to lớn…

3 Chính sách về phát triển nguồn nhân lực.
Hiện nay vấn đề đào tạo nhân lực ở nước ta chưa thật hiệu quả. Đó là đào
tạo quá nhiều về lý thuyết trong khi đó thực tế lại quá ít. Chương trình đào tạo
quá xa rời thực tiễn, nhiều khi những kiến thức đó học xong không biết áp dụng
vào đâu hoặc không thể áp dụng được nữa khi mà nó đã lỗi thời không còn sử
dụng nữa. Mặt khác việc đào tạo không xuất phát từ thực tế mà nền kinh tế đòi
hỏi nên dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu.
Tình trạng này không những gây lãng phí cho xã hội mà còn ảnh hưởng tới
cả doanh nghiệp trong việc tuyển chọn nhân viên. Nhà nước cần tiến hành các
nghiên cứu về cầu thị trường lao từ đó có định hướng chọn nghề cho người lao
động. Cần có sự kết hợp giữa trường và doanh nghiệp để đào tạo ra cái mà

×