Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại 3 huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình, 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.95 KB, 8 trang )

2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA
TRẠM Y TẾ XÃ TẠI 3 HUYỆN, THÀNH PHỐ CỦA
TỈNH HÒA BÌNH, 2015
Lê Đình Phan1, Nguyễn Tuấn Hưng2, Đào Văn Dũng3

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng và khả năng đáp ứng
của trạm y tế xã 3 huyện, thành phố tỉnh Hòa Bình, năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 49 trạm y
tế xã của 3 huyện, thành phố tỉnh Hòa Bình, từ tháng 8 đến
tháng 9/2015.
Kết quả nghiên cứu: Số xã có trạm y tế đạt tỷ lệ cao,
song tỷ lệ xã đạt chuẩn thấp; tỷ lệ thôn, bản không có NVYT
cao, có YTTN và quầy thuốc thấp. Số NVYT trung bình/1
TYTX đạt chuẩn với 6,1 NVYT và tỷ lệ TYTX có bác sỹ đạt
khá cao. Số lượt KCB trung bình/tháng của 1 TYTX trong
năm 2015 đạt khá cao; số lượt bình quân khám bệnh mỗi
người dân đạt cao với 1,6±0,9 lượt/người/năm. CSSK BMTE
có nhiều tiến bộ. Số trẻ được sinh tại TYTX đạt tỷ lệ cao. Hệ
thống phòng chống dịch có tiến bộ, chủ động dựa vào cộng
đồng. Trung bình mỗi TYTX thực hiện 17,4 chương trình y tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của TYTX là khá tốt với tỷ lệ
cao trạm là nhà mái bằng kiên cố. Trung bình mỗi trạm có
4,2 phòng làm việc và 87,7% trạm có vườn thuốc Nam. Số
giường trung bình của mỗi trạm đạt quy định của Bộ Tiêu chí
quốc gia về y tế xã. Tỷ lệ TYTX thiếu TTB văn phòng, thiếu
TTBYT, thiếu thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, thiếu và


không chủ động kinh phí chi thường xuyên là khá cao.
Kết luận: Đã xác định được thực trạng tổ chức, thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của 49 trạm y tế xã.
Từ khóa: Trạm y tế xã, thực trạng, khả năng đáp ứng.
SUMMARY: REALITY AND THE POSSIBILITY
TO RESPOND HEALTH NEEDS OF CHC IN 3 DISTRICTS,
CITY OF HOABINH PROVINCE, 2015
Research objectives: Describe the situation and the ability

to meet the 3 CHC district, Hoabinh province, 2015.
Research Methodology: Cross-sectional Descriptive survey
has done at 49 CHCs in 3 districts and cities in Hoabinh
province, from August to September/2015.
Findings: The number of communes have CHC at high
rates, but the rate of CHS with the standards is low; proportion of
villages do not have health workers is high, with low rates of
health private and drugstores. The average number of health
workers for 1 CHC is 6.1 health workers and doctors of CHC
have reached quite high. The average number of health care
visits per month for 1 CHC in 2015 is quite high; the average
number of medical visits per inhabitant of 1.6 ± 0.9 gain/
person/year. Much progress of reproductive health care. The
number of births at high percentages at CHC. The prevention
system has improved and community-based initiative. Per
CHC implement health programs is 17.4.
Technical facilities of CHC is pretty good with a higher
percentage of centers is a permanent roof. Per every center
has 4.2 working room and 87.7% CHC have medicinal traditional
garden. Average number of beds per CHC reached the provisions
of the national criteria for commune health. Percentage CHC

lack offices goods, lack of medical equipment, lack of medicines
in the list of essential medicines, lack of initiative and funding
is often quite high.
Conclusion: It is determined organizational situation,
perform the functions of 49 CHCs.
Keywords: CHC, status and ability to respond.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm
đầu tư phát triển hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là y tế tuyến xã,

1. Viện ATTPCN và Dinh dưỡng ứng dụng, email:
2. Vụ TCCB, BYT
3. Ban Tuyên giáo Trung ương
Ngày nhận bài: 04/08/2016

Ngày phản biện: 10/08/2016

Ngày duyệt đăng: 15/08/2016
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

63


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G

ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
do vậy so với trước đây, mạng lưới y tế tuyến xã đã có những
cải thiện đáng kể [1]. Tuy nhiên, trong thực tế, do nhiều lý
do từ nguồn kinh phí hạn hẹp, chính sách còn bất cập nên
việc phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của mạng
lưới y tế xã đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Mô
hình tổ chức y tế tuyến xã chưa ổn định và phù hợp; cán bộ
y tế thiếu về số lượng yếu về chất lượng; khả năng đáp ứng
về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế; tình
trạng thiếu nhân lực, thiếu kinh phí và thiếu chủ động trong
việc phòng chống một số bệnh dịch diễn ra phổ biến ở nhiều
địa phương..., tỷ lệ khám chữa bệnh nội, ngoại trú tại trạm y
tế xã của cả nước chưa cao [4].
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện kinh
tế xã hội khá phát triển, mạng lưới y tế xã ngày càng được
hoàn thiện. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp đầu tư phát
triển y tế tuyến xã đáp ứng với tình hình hiện nay chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này tại các trạm y tế xã một số
huyện tỉnh Hòa Bình nhằm mô tả thực trạng trạm y tế xã 3
huyện, thành phố tỉnh Hòa Bình, năm 2015.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Trạm y tế xã.
- Địa điểm nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, huyện Mai

Châu và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian điều tra tại thực địa: Tháng 8/2015 – 9/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Điều tra mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu trạm y tế: 49 trạm y tế xã, bao gồm toàn bộ trạm
y tế 2 huyện Lương Sơn (20 trạm) và Mai Châu (22 trạm); 7
trạm y tế xã của thành phố Hòa Bình (không điều tra 8 trạm
y tế phường của thành phố).
Công cụ nghiên cứu: Bộ công cụ thu thập thông tin y tế
xã do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế thiết kế và
đã sử dụng trong nghiên cứu của Viện.
Số liệu được làm sạch, sau đó nhập vào máy vi tính hai
lần độc lập và xử lý bằng chương trình Exel. Tính tỷ lệ % và
giá trị trung bình.
Đạo đức nghiên cứu được tuân thủ trong quá trình nghiên cứu.
Giám sát viên là cán bộ hướng dẫn, điều tra viên gồm
NCS và các cử nhân chuyên ngành Y tế Công cộng.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng về tổ chức và nhân lực TYTX

Bảng 3.1. Tổ chức y tế xã của địa bàn nghiên cứu, 2015 (n=49)
Chỉ số
Số xã có TYT
Xã đạt TCQG về y tế xã
Tổng số thôn, bản
Thôn, bản không có NVYT
Thôn, bản có YTTN
Thôn bản có quầy thuốc tư nhân

TP Hòa

Bình (7)
SL
7
5
166
52
30
48

H.Lương
Sơn (20)
SL
20
9
187
20
14
32

Qua bảng 3.1 thấy, 100% số xã có TYT, có 40,82% xã
đạt chuẩn Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Trong 49 xã
nghiên cứu có tổng số 483 thôn, bản, song còn 19,25% số

H. Mai
Châu (22)
SL
22
6
130
21

1
5

Cộng (n = 49)
SL
49
20
483
93
45
85

%
100
40,82
19,25
9,32
17,60

thôn, bản không có NVYT, chỉ có 9,32% số thôn, bản có
YTTN và 17,60% thôn, bản có quầy thuốc tư nhân hoạt
động.

Bảng 3.2. Nhân lực trạm y tế xã của địa bàn nghiên cứu (n=49)
Chỉ số

TP Hòa Bình

Tổng số NVYT xã
Số NVYT biên chế

Số NVYT hợp đồng
Bình quân CBYT/trạm

64

SL
%
SL
%
người

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

42
11
26,2
31
73,8
6,0

H. Lương
Sơn
133
21
15, gia và các
hoạt động khác
Tại địa bàn nghiên cứu đang triển khai thực hiện 20
chương trình y tế, trung bình mỗi TYTX thực hiện 17,4
chương trình.

Có 47,6% số TYTX tham gia quản lý YTTN, song chỉ có
10% số xã có YTTN tham gia vào các hoạt động y tế của xã.
Các TYTX tham gia quản lý YTTN ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ
thấp (26%), còn lại là trung bình (23,4%) và kém (51,6%).
3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
nhân dân của TYTX
Tình trạng cơ sở vật chất, giường bệnh, TTBYT, thuốc
và kinh phí hoạt động của trạm y tế xã được trình bày trong
các bảng sau.

Bảng 3.5. Tình trạng cơ sở vật chất của TYTX
Chỉ số
Loại nhà TYT (%)
- Nhà tạm
- Nhà mái ngói
- Nhà mái bằng kiên cố
Diện tích TYT (m2)
- Số diện tích m2 sàn TB
- Số diện tích m2 sân TB
- Số diện tích m2 khuôn viên
TYT trung bình
Số phòng làm việc TB
TYT có vườn thuốc Nam

TP Hòa Bình

H. Lương Sơn

H. Mai Châu


Chung (n=49)

0
0
7 (100,0)

1 (5,0)
0
19 (95,0)

0
2 (9,1)
20 (90,9)

1 (2,0)
2 (4,1)
46 (93,9)

225 ± 84
146 ± 20

258 ± 164
283 ± 62

207 ± 130
245 ± 85

-

443 ± 394


1.169 ± 690

1.204 ± 973

-

4,0
7 (100,0)

3,7
17 (85,0)

4,8
19 (86,4)

4,2
43 (87,7)

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, đại đa số TYTX (93,9%)
là nhà mái bằng kiên cố với diện tích sàn trung bình từ
207±130 m2 đến 258±164m2; diện tích sân từ 146 ± 20 đến

283 ± 62 m2 và diện tích khuôn viên từ 443 ± 394 đến 1.169
± 690 m2. Trung bình mỗi trạm có 4,2 phòng làm việc và
87,7% trạm có vườn thuốc Nam.

Bảng 3.6. Tình trạng giường bệnh của TYTX
Số giường bệnh
TB/trạm (giường)

TYT không có giường (%)
TYT có 1-2 giường (%)
TYT có 3-4 giường (%)
TYT có ≥5 giường (%)

TP Hòa Bình
4,6 ± 1,1
(2-5)
0
1
0
6

Bảng 3.6. cho thấy, mỗi trạm có trung bình 5,2 ± 2,3
giường lưu, duy nhất có 1 trạm không có giường lưu. Gần

66

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

H. Lương Sơn
5,9 ± 2,7
(2-14)
1
1
5
13

H. Mai Châu

5,2 ± 3,1
(2-13)
0
3
9
10

Chung (n=49)
5,2 ± 2,3
(2-14)
1 (2,0)
5 (10,2)
14 (28,6)
29 (59,2)

60% số trạm có từ 5 giường bệnh trở lên.


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 3.7. Tình trạng trang thiết bị của TYTX
Chỉ số

TP Hòa Bình

H. Lương Sơn

H. Mai Châu


Chung (n=49)

Thiếu

0

17

11

28 (57,1)

Chấp nhận được

5

2

11

18 (36,7)

Đủ

2

1

0


3 (6,2)

Thiếu

0

9

9

18 (36,7)

Chấp nhận được

7

11

13

31 (63,3)

Đủ

0

0

0


0

TTB văn phòng (%)

TTB y tế (%)

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, 57,1% số trạm thiếu TTB văn phòng, 36,7% số TYTX thiếu TTBYT.
Bảng 3.8. Tình hình cung ứng dược của TYTX
Chỉ số

TP Hòa Bình

H. Lương Sơn

H. Mai Châu

Chung (n=49)

Tỷ lệ TYT thiếu thuốc
trong danh mục (%)

5 (62,5)

2 (9,1)

0

7 (14,3)


Tỷ lệ TYT có đủ cơ số
thuốc PC dịch (%)

7 (100,0)

13 (59,1)

9 (45,0)

29 (59,2)

Tỷ lệ TYT có đủ cơ số
hóa chất PC dịch (%)

7 (100,0)

11 (50,0)

6 (54,0)

24 (49,0)

Bảng 3.8 cho thấy, có 14,3% TYTX thiếu thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu; 59,2% TYTX có đủ cơ số thuốc và
49,0% có đủ hóa chất PC dịch.
Bảng 3.9. Các thông tin về kinh phí hoạt động của TYTX
Chỉ số

TP Hòa Bình

H. Lương Sơn


H. Mai Châu

Chung (n=49)

Tỷ lệ TYT nhận đủ kinh
phí chi thường xuyên (%)

7 (100,0)

13 (65,0)

16 (72,7)

36(73,5)

Tỷ lệ TYT được chủ động
trong chi thường xuyên

7 (100,0)

13 (65,0)

16 (72,7)

36(73,5)

Tỷ lệ xã có nhân viên y tế
thôn bản nhận đủ phụ cấp %


7 (100,0)

-

-

-

Phân tích bảng 3.9 thấy, 73,5% số TYTX nhận đủ 30 triệu
đồng/năm kinh phí chi thường xuyên và đồng thời được chủ
động trong chi tiêu thường xuyên. Chỉ có 7 xã thành phố Hòa
Bình NVYT thôn, bản được nhận đủ phụ cấp hàng tháng.

IV. BÀN LUẬN
4.1. Về thực trạng TYTX tại địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Về thực trạng tổ chức, nhân lực TYTX
Nghiên cứu của chúng tôi tại 3 huyện, thành phố của tỉnh
SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

67


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN

Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hòa Bình cho thấy, 100% số xã có TYT, trong khi đó, mặc
dù, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và bao phủ
rộng khắp toàn quốc, 100% số xã, phường, thị trấn đã có cán
bộ y tế hoạt động, nhưng trong cả nước vẫn còn khoảng 1%
chưa có cơ sở mà trạm y tế phải sử dụng nhờ nhà dân hoặc
cơ quan khác [4]. Thậm chí trong nghiên cứu của Nguyễn
Tuấn Hưng tại 4 tỉnh, thành phố (Hà Giang, Hà Nội, Kon
Tum, Trà Vinh) tỷ lệ xã có TYT giao động từ thấp nhất là
88,5% ở Trà Vinh đến cao nhất là là 99,8% ở Hà Nội [5] và
tại Tây Nguyên- nơi được đầu tư trọng điểm tỷ lệ TYTX có
cơ sở riêng đạt 95,1% [6]. Chỉ số về tỷ lệ xã đạt Tiêu chí
Quốc gia về y tế xã trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp,
mới có 40,82% xã, thấp hơn nhiều so với chỉ số trung bình
toàn quốc cùng năm 2015 là 60%, song tương tự như các tỉnh
trong cùng khu vực (Tây Bắc đạt: 40,2%). Hiện nay, tại 49 xã
nghiên cứu chỉ có 9,32% số thôn, bản có YTTN và 17,60%
thôn, bản có quầy thuốc tư nhân hoạt động. Chúng tôi không
có số liệu trong cả nước cũng như của khu vực để so sánh,
nhưng với tỷ lệ hiện có, chúng tôi cho rằng, hoạt động y tế tư
nhân tại 49 xã nghiên cứu là rất hạn chế.
Tính đến 30/10/2011, cả nước có 65.823 cán bộ y tế
công tác tại các trạm y tế; bình quân có 5,9 cán bộ/trạm y tế;
số trạm y tế có bác sỹ đạt 66,7%; số trạm y tế có nữ hộ sinh
hoặc y sỹ sản nhi đạt 91,37% [4]. Như vậy, so với các chỉ số
trung bình toàn quốc năm 2011, các chỉ số về nhân lực y tế

của 49 TYTX trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn,
cụ thể là: tại 49 xã nghiên cứu có tổng số 300 NVYT, trong
đó một nửa (50,7%) NVYT thuộc biên chế nhà nước, nửa
còn lại là NVYT hợp đồng. Tính bình quân có 6,1 NVYT/1
TYTX và có 79,6% số trạm có bác sỹ. So sánh với kết quả
của các nghiên cứu khác, các chỉ số về nhân lực y tế trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn. Trần Thị Mai Oanh
và cộng sự nghiên cứu tại 112 TYTX thuộc 8 huyện của 4
tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung cho
thấy trung bình NVYT/1TYTX là 5,0 người và tỷ lệ TYTX
có bác sỹ là 42,3% [7]; nghiên cứu của Nguyễn Xuân Kiên
và cộng sự tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, tỷ lệ TYTX có
bác sỹ là 55,3% [66]; nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng
[5] cho kết quả trung bình NVYT/1 TYTX ở Hà Giang là
4,8; ở Hà Nội là 5,7; ở Kon Tum là 5,4; Trà Vinh là 7,2;
chung toàn quốc là 5,8 người và tỷ lệ TYT có bác sỹ là
90,6%. Như vậy, chỉ có tỉnh Trà Vinh có chỉ số NVYT trung
bình/1 TYTX và tỷ lệ xã có bác sỹ là cao hơn trong nghiên
cứu của chúng tôi.
3.2. Về thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ
TYTX
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.3 cho thấy,
tổng số lượt KCB trung bình/tháng của 1 TYTX trong năm

68

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn

2015 là 230 ± 147 lượt, trong đó KCB BHYT là 110±85

lượt chiếm tỷ lệ 47,83 ± 34,5%. Kết quả này thấp hơn nhiều
so với nghiên cứu của Lê Tấn Hải, Trần Xuân Bách cùng
năm 2015 tại 3 TYTX tỉnh Đồng Tháp với tổng số lượt
người dân đến KCB là 25.995 lượt, trung bình là 722,1
lượt/TYTX/tháng/năm 2015 [3]. Điều này được lý giải là
do sự khác biệt về vùng miền, nhất là quy mô dân số.
Người dân 49 xã thuộc 3 huyện, thành phố của tỉnh Hòa
Bình khám bệnh tại các TYTX với số lượt khám bệnh bình
quân là khá cao (1,6±0,9 lượt/người/năm ) và cao hơn nhiều
so với kết quả của các nghiên cứu khác với bình quân KCB
là 1,2 lượt/người/năm tại 112 TYTX được khảo sát [7]. Tuy
nhiên, so với một số tỉnh Tây Nguyên số lượt khám bệnh
bình quân/người/năm tại TYTX của chúng tôi đạt thấp hơn
với số lượt khám trung bình/người/năm tại TYTX trong nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Kiên và cộng sự với kết quả của năm
2014 là 1,7 lần, trong đó cao nhất ở Kon Tum 2,4 lần/người/
năm [6]. Điều này cũng dễ nhận thấy lý do Tây Nguyên là
vùng trọng điểm về quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính
trị của nước ta, do vậy, vấn đề đầu tư toàn diện cho Tây
Nguyên là ưu tiên, trong đó có ưu tiên đầu tư cho y tế.
Điểm nổi bật nhất trong thực hiện công tác chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em KHHGĐ trong nghiên cứu của chúng tôi
là, trong năm 2013 có 3.506 trẻ em được sinh ra, bình quân
là 71,55 trẻ/1 xã/năm, trong đó, số được sinh tại TYTX là
3.399 em chiếm tỷ lệ 96,95%. Kết quả của chúng tôi cao
hơn rất nhiều kết quả của Trần Thị Mai Oanh và cộng sự
nghiên cứu tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và
miền Trung với tỷ lệ đẻ tại TYTX là rất thấp (24,4%), đặc
biệt, tỷ lệ sinh đẻ tại TYTX của Bình Định chỉ đạt 10,7%
[7]. Như vậy, tình trạng sinh đẻ tại nhà không có người

có chuyên môn đỡ đẻ tại địa bàn nghiên cứu đã giảm một
cách rất đáng kể. Đây là là một thành quả rất đáng trân
trọng. Có được kết quả này có thể là do các điều kiện bảo
đảm CSSKSS của Hòa Bình trong những năm gần đây tốt
hơn, đồng thời, công tác truyền thông giáo dục chăm sóc
sức khỏe sinh sản, công tác truyền thông thay đổi hành vi
(BCC) trong những năm qua tại tỉnh Hòa Bình nói chung,
tại các huyện, các xã nghiên cứu, nói riêng đã có chuyển
biến tích cực giúp cho đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình
vượt qua rào cản về tâm lý, phong tục tập quán để đến sinh
đẻ tại trạm y tế xã.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của TYTX là vệ
sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Tình hình mắc và
tử vong của hầu hết các bệnh truyền nhiễm lưu hành năm
2015 đều giảm so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình giai
đoạn 2011-2014 [2]. Trong thành công chung của cả nước
có thành quả phòng, chống dịch bệnh của các TYTX ở Hòa


2016

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ điều
đó. Trong 49 xã nghiên cứu có 35 xã, chiếm tỷ lệ 71,4% có
hệ thống cảnh báo phát hiện dịch dựa vào cộng đồng, đồng
thời có 35 xã (71,5%) có dịch xảy ra trong năm 2014 với
1.592 người mắc, bình quân 45,49 người mắc/xã/năm. Số
ít người mắc các bệnh sốt xuất huyết, nhiễm HIV/AIDS,
sốt rét ít và ngộ độc thực phẩm. Trung bình mỗi TYTX

thực hiện 17,4 chương trình y tế hoặc chương trình mục
tiêu y tế. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Trần
Thị Mai Oanh và cộng sự với chỉ số trung bình thực hiện
các chương trình y tế tại 112 TYTX 4 tỉnh miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên và miền Trung là 15,7 chương trình y tế/1
TYTX [7].
3.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK cho nhân
dân của TYTX
Có thể khẳng định rằng, kết cấu hạ tầng 49 TYTX trong
nghiên cứu của chúng tôi đã đạt được ở mức cao: đại đa số
TYTX (93,9%) là nhà mái bằng kiên cố với diện tích sàn
trung bình từ 207±130 m2 đến 258±164m2; diện tích sân từ
146 ± 20 đến 283 ± 62 m2 và diện tích khuôn viên từ 443
± 394 đến 1.169 ± 690 m2, chỉ có 2% TYTX là nhà tạm.
Trung bình mỗi trạm có 4,2 phòng làm việc và 87,7% trạm
có vườn thuốc Nam. Để minh chứng cho nhận định của
chúng tôi, so sánh với nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh
trong số 112 xã của 8 huyện được khảo sát vẫn còn tới 6%
số TYTX là nhà tạm và có đến 38% TYTX có tình trạng cơ
sở vật chất dưới mức chấp nhận được [7].
Một trong các yếu tố đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân
dân là TTB, cung ứng thuốc và kinh phí hoạt động của
TYTX. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hiện
nay tại 49 xã được khảo sát có 57,1% số trạm thiếu TTB
văn phòng, 36,7% số TYTX thiếu TTBYT; 14,3% TYTX
thiếu thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu; 59,2% TYTX
có đủ cơ số thuốc và 49,0% có đủ hóa chất PC dịch. Tình
trạng này là khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu khác.
Nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh cho thấy, khoảng 54%
số TYTX thiếu TTB văn phòng; từ 90% (Bình Định) đến

khoảng 50% số TYTX (Điện Biên) thiếu TTBYT; 45% số
TYTX thiếu thuốc thiết yếu theo danh mục [7]. Nghiên cứu
của Lê Tấn Hải, Trần Xuân Bách cho thấy, 26,1% số TYTX
của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (năm 2015) còn
thiếu TTBYT so với quy định của BYT; 41,9% TYTX thiếu
thuốc thiết yếu so với danh mục [3].
Mặc dù, các chỉ số trong nghiên cứu của chúng tôi về
TTB văn phòng, TTBYT, thuốc đều tốt hơn so với kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Mai Oanh [7], Lê Tấn Hải và CS
[3], nhưng rõ ràng, các TYTX vẫn trong tình trạng thiếu
TTB, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu thuốc. Điều này

ảnh hưởng nhiều tới nâng cao chất lượng hoạt động của các
TYTX và khó đạt được các chuẩn trong Bộ Tiêu chí quốc
gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.
Tại 49 TYTX trong nghiên cứu có 73,5% số TYTX nhận
đủ 30 triệu đồng/năm kinh phí chi thường xuyên và đồng
thời được chủ động trong chi tiêu thường xuyên. Chỉ riêng
7 TYTX của thành phố Hòa Bình được nhận đủ số kinh phí
và được chủ động hoàn toàn trong chi tiêu thường xuyên.
Chúng tôi không có số liệu trong các nghiên cứu khác để
so sánh đối chiếu, song khó khăn về tài chính y tế cho các
TYTX cũng là khó khăn chung của nhiều TYTX trong toàn
quốc. Để hoạt động của trạm được tốt, việc bảo đảm kinh
phí thường xuyên cho các TYTX, nhất là các TYTX miền
núi cần được cải thiện hơn nữa, góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động của các TYTX, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu CSSK ngày càng cao của nhân dân địa phương.
V. KẾT LUẬN
1. Số xã có trạm y tế đạt tỷ lệ cao (100%); tỷ lệ xã đạt

chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã thấp (40,82%); tỷ lệ
thôn, bản không có NVYT cao (19,25%), có YTTN (9,32%)
và quầy thuốc thấp (17,6%). Số NVYT trung bình/1 TYTX
đạt chuẩn với 6,1 NVYT và tỷ lệ TYTX có bác sỹ đạt khá
(79,6%).
Số lượt KCB trung bình/tháng của 1 TYTX trong năm
2015 đạt khá cao với 230 ± 147 lượt; số lượt bình quân
khám bệnh mỗi người dân đạt cao với 1,6±0,9 lượt/người/
năm. 100% số TYTX tại địa bàn nghiên cứu có quản lý sức
khỏe người cao tuổi.
CSSK BMTE có nhiều tiến bộ. Số trẻ được sinh tại
TYTX là cao với tỷ lệ 96,95%.
Hệ thống phòng chống dịch có tiến bộ, chủ động dựa
vào cộng đồng với tỷ lệ cao: 71,4%. Trung bình mỗi TYTX
thực hiện 17,4 chương trình y tế.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của TYTX là khá tốt với tỷ
lệ cao trạm là nhà mái bằng kiên cố (93,9%), diện tích sàn
trung bình khá lớn (từ 207±130 m2 đến 258±164m2. Trung
bình mỗi trạm có 4,2 phòng làm việc và 87,7% trạm có
vườn thuốc Nam.
Số giường trung bình của mỗi trạm đạt quy định của Bộ
Tiêu chí quốc gia về y tế xã với trung bình 5,2 ± 2,3 giường
bệnh, gần 60% số trạm có từ 5 giường bệnh trở lên.
Tỷ lệ TYTX thiếu TTB văn phòng (57,1%), thiếu
TTBYT (36,7%); thiếu thuốc trong danh mục thuốc thiết
yếu (14,3% TYTX), thiếu và không chủ động kinh phí chi
thường xuyên (26,5%) là khá cao.

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn


69


S
VIỆN

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 về Củng cố hoàn thiện
mạng lưới y tế cơ sở.
2. Bộ Y tế (2015), Báo cáo số 2148/BC-BYT, Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2015, giai đoạn 2011-2015 và các nhiệm
vụ chủ yếu năm 2016, giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, ngày 31/12/2015.
3. Lê Tấn Hải, Trần Xuân Bách (2016), “Thực trạng và nguồn lực cho công tác khám chữa bệnh tại một số trạm y tế
xã huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, năm 2015”, Tạp chí Y học Cộng đồng, Viện Sức khỏe Cộng đồng, số 29, tháng
3/2016, tr. 24-29.
4. Vũ Thị Minh Hạnh và cộng sự (2012), “Đánh giá 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 và đề
xuất giải pháp củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở trong thời gian tới”, Tạp chí Chính sách y tế, Viện Chiến lược
và chính sách y tế, số 10 (2012), trang 12-19.
5. Nguyễn Tuấn Hưng (2012), “Một số nhận xét về thực trạng nguồn nhân lực trạm y tế xã, phường, thị trấn tại một số tỉnh,
thành phố trong toàn quốc”, Tạp chí Chính sách y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, số 10 (2012), Tr. 25-29.
6. Nguyễn Xuân Kiên, Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Văn Ba và CS (2016), “Thực trạng nguồn lực y tế các tỉnh Tây

Nguyên”, Tạp chí Y học Cộng đồng, Viện Sức khỏe Cộng đồng, số 30, tháng 4/2016, tr. 40-45.
7. Trần Thị Mai Oanh và cộng sự (2012), “Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một số trạm y tế xã khu vực miền
núi”, Tạp chí Chính sách y tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, số 10 (2012), trang 20-24.

70

SỐ 34 - Tháng 9+10/2016
Website: yhoccongdong.vn



×