Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng khám chữa bệnh và quản lý chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 2 xã huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.42 KB, 4 trang )

c chăm sóc NCT tại địa bàn nghiên cứu: 05 lãnh đạo
thuộc các phòng Truyền thông GDSK, Khoa An toàn thực
phẩm, Khoa Y tế công cộng, Khoa CSSK sinh sản, phòng
Hành chính tổng hợp; 04 Cán bộ chuyên trách TTYT tuyến
huyện thuộc huyện Triệu Sơn; 02 Trạm trưởng y tế tại hai
xã Thọ Bình và Thọ Sơn, 02 người đại diện Hội NCT tại
hai xã, 02 cán bộ phụ trách văn hóa- y tế tại hai xã, 02 cán
bộ y tế thôn bản tại hai xã. Khi phân tích những ý kiến về
việc chăm sóc sức khỏe NCT, chúng tôi thu thập được một
số kết quả sau:

“Tại các trạm y tế đều có lập sổ sức khỏe cho người cao tuổi và thường xuyên theo dõi, đánh giá sức khỏe người
cao tuổi”
“Việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi xã được thực hiện trung bình 6 tháng/lần”
“Trạm y tế có các phương tiện, thuốc men cấp cứu cho người cao tuổi và luôn thực hiện công tác tư vấn về các
vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi”
Về công tác quản lý và CSSK người cao tuổi của
trạm y tế 2 xã nghiên cứu kết quả phỏng vấn cho thấy
theo chuẩn y tế quốc gia quy định, trạm có lập sổ theo
dõi sức khỏe NCT từ 80 tuổi trở lên và theo dõi, đánh
giá sức khỏe người cao tuổi. Trạm trưởng trạm y tế tại 2

38

SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019
Website: yhoccongdong.vn

xã nghiên cứu cũng cho biết trạm y tế đều cho biết trạm
được cung cấp các phương tiện, thuốc men cho cấp cứu
người cao tuổi; và các hoạt động tư vấn sức sức khỏe,
khám sức khỏe định kỳ cho NCT đã và đang được đẩy


mạnh ở trạm y tế 2 xã.


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“Cần tăng cường thêm thuốc điều trị, nhất là cấp phát thuốc miễn phí và duy trì thực hiện công tác khám sức
khỏe định kỳ.”
Ý kiến của trạm trưởng và các cán bộ y tế tại 2 xã về
nguyện vọng của NCT ở địa phương trong công tác CSSK
NCT cho thấy có 11/11 ý kiến là được khám sức khỏe
thường xuyên hơn và tăng cường thêm thuốc điều trị.
IV. BÀN LUẬN
Nhiều dịch vụ y tế mới được nghiên cứu và đưa ra áp
dụng trong thực tế. Trong đó việc thực hiện vấn đề bảo hiểm
y tế là một trong những hoạt động giúp nâng cao các hoạt
động hỗ trợ cho việc chi trả của người dân đối với các dịch
vụ y tế nhất là những người dân nghèo, dân tộc thiểu số hay
các đối tượng là NCT dành được sự quan tâm lớn của nhà
nước. Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có
826 đối tượng tham gia nghiên cứu là có thẻ BHYT chiếm

76,5%. Đây là một trong những điều kiện rất tốt để NCT có
nhiều cơ hội để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người
cao tuổi tự nguyện tham gia vào BHYT chiếm tỷ lệ còn thấp
chỉ có 15,9%; điều này có thể lý giải một phần là do địa bàn
chúng tôi nghiên cứu là 2 xã miền núi, điều kiện kinh tế của
người dân ở đây vẫn còn nhiều hạn chế.
Người cao tuổi thì các cơ quan trong cơ thể đều có
thể bị lão hóa dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý. Trong

quá trình già hóa khả năng thích nghi với mọi biến đổi của
môi trường xung quanh ngày càng bị rối loạn, không phù
hợp và không thích nghi kịp thời. Già không phải là bệnh
nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển.
Đặc biệt là bệnh mạn tính và bệnh thoái hóa. Vì vậy việc
kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ ở tuổi này là hết sức
cần thiết. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ
NCT đi khám sức khỏe định kỳ còn thấp chỉ có 152 NCT
đi khám sức khỏe định kỳ chiếm 14,1%. Trong đó có 105
người là nữ chiếm tỷ lệ 69,1% và nam là 47 người chiếm
tỷ lệ 30,9%. (Biểu đồ 3.1).
V. KẾT LUẬN
- Bệnh viện huyện được người cao tuổi lựa chọn đến
khám chữa bệnh cao nhất (45,6%); tiếp theo là trạm y tế
(39,9%); thấp nhất là bệnh viện trung ương 0,1%. Tỷ lệ
người cao tuổi có bảo hiểm y tế là 76,5% trong đó người
cao tuổi có thẻ bảo hiểm tự nguyện là 15,9% và bảo hiểm
y tế chính sách là với 84,1%.
- Tỷ lệ người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ còn
rất thấp chỉ chiếm có 14,1%. Trong đó nữ là chiếm tỷ lệ
69,1% và nam chiếm tỷ lệ 30,9%.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hy Hân, Dương Thị Minh Tâm (2014), “Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân không lây tại trung
tâm phòng chống chấn thương và bệnh không lây năm 2013”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số 6, Tr.
79-85.
2. Lê Văn Khảm (2014), “Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,
số 7(80), tr.77-87.
3. Trường Đại học Y Dược Thái Bình (2014), Giáo trình sức khỏe lứa tuổi, NXB.Y học.
4. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2016), “Sự hiểu biết về dự phòng tăng huyết áp ở người cao tuổi
tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Dự phòng, số 5, tr. 408 – 411.

SỐ 2 (49) - Tháng 03-04/2019
Website: yhoccongdong.vn

39



×