Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia bằng phương pháp sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

TẠ QUỐC KHỞI

Hà nội - 2007


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu..................................................................

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ......................................

3

I. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA ......................

3

I.1. Giới thiệu về ngành sản xuất Bia.......................



4

I.2. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ bia trên thế giới, trong khu

4

vực và ở việt nam.
I.3. Công nghệ sản xuất bia.......................................

10

I.3.1. Nguyên liệu cho sản xuất bia.............................

10

I.3.2. Công nghệ sản xuất bia......................................

14

I.3.3. Nhu cầu về vật tư, nhiên liệu, năng lượng và nước.

20

I.3.4. Các nguồn thải chính trong sản xuất bia.............

31

II. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT BIA................................................


26

I.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp lý học.........

26

II.2. Phương pháp xử lý hoá học..............................

35

II.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

35

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC.....................

38

I. Phương pháp xử lý hiếu khí.............................

38

I.1. Cơ chế xảy ra.................................................

38

I.2. Tác nhân sinh học.............................................


38

I.3. Xử lý hiếu khí trong điều kiện tự nhiên...............

41

I.4. Xử lý hiếu khí trong điều kiện nhân tạo............

52

I.4.1. Quá trình oxy hoá bằng bể aerotank................

52

I.4.2. Xử lý nước thải bằng vi sinh dính bám trong môi trường hiếu
khí.....................................................

58

I.4.3. Các phương thức cấp khí.............................

63

II. Phương pháp xử lý yếm khí...................................

64


II.1. Quá trình sinh học.............................................


64

II.2. Phân loại công trình........................................

65

II.3. Bể xử lý yếm khí có lớp cặn lơ lửng (UASB)

65

II..4. Bể lọc yếm khí (Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí
với sinh trưởng gắn kết)..........................

67

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ

69

NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU VIGER

III.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần bia rượu
viger.............................................................................

69

III.2. Hiện trạng thiết bị và công nghệ xử lý chất thải công ty cổ
phần bia rượu viger...........................

69


III.2.1. Hệ thống thiết bị sản xuất...............................

69

III.2.2. Hiện trạng hÖ thèng xử lý chất thải công ty cổ phần bia
rượu viger

70

III.3. Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải công ty cổ
phần bia rượu viger.............................................................

71

III.3.1. Sự cần thiết phải cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải

71

III.3.2. Phương án cải tạo

72

III.3.3. Tính toán chọn thiết bị

75

III.3.4. Các biện pháp quản lý kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải
Công ty cổ phần bia rượu viger


83

III.4. kiểm định hệ thống đã được cải tạo qua thực tiễn

83

KẾT LUẬN.........................................................................

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................

86

PHỤ LỤC..........................................................................

88


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều đổi mới, là
nước có mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao ( mức tăng trưởng GDP năm sau
cao hơn năm trước trên 8% ), chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, do

vậy nhu cầu của người tiêu dùng tăng nhanh, trong đó có nhu cầu về đồ uống.
Rượu – Bia- nước giải khát là một mặt hàng tiêu dùng mang tính chiến lược
trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, bởi vì nó vừa mang lại lợi nhuận
cao cho cơ sở sản xuất, vừa đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên đứng trên quan điểm bảo vệ môi trường, thì ngành sản xuất Rượu – Bianước giải khát cũng là một trong các ngành sản xuất gây áp lực lớn lên tài
nguyên và môi trường, nó bao gồm cả từ khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, năng
lượng đầu vào cho đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Theo số liệu thống kê của bộ công nghiệp, đến nay, toàn ngành đã đầu tư
rất lớn để xây dựng mới và nâng cấp máy móc thiết bị các cơ sở sản xuất bia.
Tuy nhiên theo đánh giá của các tổ chức, chuyên gia đầu ngành thì sự phát triển
tự phát ở quy mô nhỏ, thiếu tính quy hoạch đã khiến một phần khá lớn trong số
vốn đã đầu tư này bị lãng phí, không phát huy được hiệu quả như mong muốn
bân đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Mặt khác, sự thiếu tính quy
hoạch và manh mún này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư chưa đúng mức cho
công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, đặc biệt là xử lý nước thải,
đây là dạng chất thải gây ô nhiễm chủ yếu trong ngành sản xuất bia.
Công ty cổ phần Bia - rượu Viger (Việt Trì- Phú Thọ) có sản lượng bia
hơi và bia chai hàng năm tương đối lớn, hiện tại công suất hàng năm là 15 triệu
lít. Công ty đã có dự án đầu tư xây dựng thêm một nhà máy mới có công suất 25
triệu lít/năm, có tính đến mở rộng 50 triệu lít/năm. theo lộ trình dự án nhà máy
bia mới này sẽ đi vào sản xuất từ tháng 6 năm 2008. Với sản lượng bia của công
ty cổ phần Bia - rượu Viger sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu tiêu dùng của dân cư
Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 1


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -


ĐH Bách khoa Hà Nội

trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh xung quanh. Trong những năm trước đây do sức
ép về môi trường, công ty đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý
nước thải, tuy nhiên do lựa chọn, tính toán công nghệ, hệ thống thiết bị chưa phù
hợp với đặc thù của nhà máy, cho nên chất lượng lượng nước thải của nhà máy
không đảm bảo, đã gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh công ty.
Đứng trước tình hình như vậy, việc cần nghiên cứu công nghệ, cải tạo hệ
thống xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất bia của công ty cổ phần Bia rượu
Viger là hết sức cần thiết. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia bằng phương pháp sinh học” cho bản
luận văn của mình, nhằm vận dụng để cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
của công ty cổ phần Bia rượu Viger.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 2


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
I. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA


I.1. Giới thiệu về ngành sản xuất Bia.
Bia là một loại nước giải khát có truyền thống lâu đời, rất thông dụng
trong đời sống hàng ngày, được mọi người ưa chuộng. Bia có giá trị dinh dưỡng
cao, có độ cồn thấp, mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng. Uống bia với một lượng
thích hợp không những có lợi cho sức khoẻ, ăn cơm ngon, dễ tiêu hoá mà còn
giảm được sự mệt mỏi sau những ngày làm việc mệt nhọc. Khi đời sống kinh tếxã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ bia đối với con người ngày càng nhiều, thậm
chí đó là loại nước giải khát không thể thiếu được hàng ngày đối với mỗi người
dân phương tây.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, dân
số hiện nay trên 84 triệu người, đây là thị trường lớn cho các loại nước giải khát,
trong đó có bia. Ngành sản xuất Bia Việt Nam đã có lịch sử hơn 100 năm, liên
tục phát triển và lớn mạnh. Hiện nay đã trở thành ngành công nghiệp quan trọng
với đóng góp ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng ( hơn 300 triệu USD), đã tạo ra công
ăn việc làm ổn định cho trên 20.000 triệu lao động. Ngành sản xuất Bia đã tạo
điều kiện cho nhiều ngành nghề khác phát triển. Hiện nay, các cơ sở sản xuất bia
Việt Nam cùng song song tồn tại và phát triển với các hãng bia danh tiếng trên
thế giới.
Phát triển sản xuất công nghiệp một mặt góp phần tăng sản phẩm cho xã
hội, phục vụ đời sống con người, nhưng mặt khác, chính công nghiệp cũng sẽ
gây ra những tác hại to lớn cho môi trường sinh thái, vì nó tạo ra các chất thải
gây ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là vấn đề ngày càng trở lên cấp
thiết mang tính toàn cầu, vì chất lượng môi trường ảnh hưởng tới mọi hoạt động
sống và phát triển trên hành tinh. Cùng với các ngành công nghiệp khác, sự phát
Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 3


Luận văn thạc sỹ


- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

triển nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp sản xuất bia cũng như
sự tăng nhanh về sản lượng bia đã tạo ra một lượng lớn các chất thải gây ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải.
I.2. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ bia trên thế giới, trong khu vực và ở
việt nam.
Bia là loại nước giải khát được sản xuất từ rất lâu đời trên thế giới. Từ
thời cổ đại, bia đã được chế biến từ lúa mạch nhưng phải đến thế kỷ 19, khi ông
Louis Pasteur- nhà khoa học nổi tiếng người Pháp đã thành công trong nghiên
cứu về vi sinh vật và ông Christian Hansen ( người Đan mạch) phân lập được
nấm men và áp dụng vào sản xuất bia thì bia mới thực sự trở thành một đồ uống
hảo hạng, được nhiều người khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Các nước có sản
lượng bia cao là Mỹ, CHLB Đức (trên 10 tỷ lít/năm). Những năm gần đây, với
tốc độ phát triển kinh tế nhanh của nhiều nước trên thế giới, chất lượng cuộc
sống của người dân ngày càng được đảm bảo, nhu cầu tiêu dùng gia tăng đã làm
sản lượng bia toàn thế giới tăng tới 2,3%/ năm. Năm 2005 sản lượng bia đạt 153
tỷ lít/năm. Sản lượng tiêu thụ bia bình quân đầu người trên thế giới năm 1999
được thể hiện ở bảng I.1.
BảngI.1: Sản lượng tiêu thụ bia bình quân đầu người trên thế giới năm 1999 [1]
TT

Nước

Sản lượng ( lít/người)

1


Đức

127,5

2

Đan Mạch

104,6

3

Anh

99,0

4

Australia

95,0

5

Mỹ

84,4

6


Hungary

70,7

7

Canada

68,1

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 4


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

8

Bồ Đào Nha

64,3

9

Thuỵ Điển


59,3

Tuy nhiên ở Châu Âu tình hình sản xuất và tiêu thụ bia cũng có chiều
hướng thay đổi khác nhau:
- Tại CHLB Đức, tình hình sản xuất và tiêu thụ bia có chiều hướng giảm
trong vài năm trở lại đây: năm 2002 giảm so với năm 1999 tới 4,9% ( bảng I.2).
Tổng tiêu thụ tuy giảm nhưng xuất khẩu lại tăng đều hàng năm: năm 2002 tăng
hơn so với năm 1999 là 16,68%.
BảngI.2: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất, nhập khẩu bia tại Đức:
Sản xuất

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

11,42

11,48


11,17

11,28

11,04

10,85

10,83

899,9

923,7

893

947,5

1075,2

1084,2

1105,6

301,5

327,9

282,3


305,4

368,9

380,6

330,5

10,799

10,768

10,455

10,477

10,311

10,090

10,039

131,9

131,2

127,5

127,5


125,3

122,4

121,5

(tỷ lít/năm)
Xuất khẩu
(Triệu lít/năm)
Nhập khẩu
(tỷ lít/năm)
Tổng tiêu thụ
(tỷ lít/năm)
Tiêu thụ trên
đầu người
(lít/năm)

Tại Ý, sản lượng bia đạt 1,22 tỷ lít/năm trong năm 1998. Mặc dù sản
lượng bia của Ý thấp hơn so với các nước khác ở châu âu, nhưng mức tiêu thụ
trên đầu người lại đạt rất cao: 26,9 lít/người trong năm 1998.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 5


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -


ĐH Bách khoa Hà Nội

Tình hình sản xuất bia tại Việt Nam: Bảng I.3 phản ảnh hiện trạng công
nghệ bia ở Việt Nam.
BảngI.3: Hiện trạng công nghệ ở Việt Nam [1]
Loại hình cơ sở

TT

1

Quốc doanh TW

a.

Bia Sài gòn

Số cơ

Thực trạng nguồn gốc thiết bị

sở

và công nghệ

Đánh giá

2
đại,


Thiết bị nước ngoài, chủ yếu Hiện

tự

của Đức, Pháp, Nhật,... và một động hoá một
số trong nước chế tạo
b

phần

Bia Hà Nội
Hệ thống lên men

Thiết bị lên men từ thời pháp, Phương



công nghệ truyền thống

pháp

lên men công
nghệ cũ

Hệ thống lên men

Thiết bị Đức, công nghệ hiện Hiện

mới


đại kết hợp với truyền thống

đại,

tự

động một phần,
phương

pháp

lên men Tank
outdoor
2

Liên doanh nước

6

bị cũ đã sử dụng
Bia VIGER

tự

ngoài; thiết bị mới; một số thiết động hoá một

ngoài

3


đại,

Thiết bị và công nghệ nước Hiện

1

phần

THiết bị & công nghệ Đức, các Hiện

đại,

tự

thiết bị chính nhập mới, một số động hoá các
thiết bị phụ trợ chế tạo trong công đoạn chủ
nước.
4

Bia địa phương

13

yếu.
đại,

Thiết bị nước ngoài, công nghệ Hiện

tự


nước ngoài, một số công nghệ động hoá nhiều
trong nước
5

Bia địa phương

20

bộ phận

Thiết bị chế tạo trong nước Không
hoặc nhập lẻ một phần thiết bị bộ,

Tạ Quốc Khởi

đồng

chưa

tự

Khoá Cao học năm 2005-2007 6


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội


nước ngoài, công nghệ trong động hoá
nước, có 2 dạng công nghệ lên
men cũ hoặc công nghệ lên
men mới.
6

Bia địa phương

267

Thiết bị chế tạo trong nước, Không

đồng

công nghệ trong nước, có 2 bộ, lạc hậu, lao
dạng công nghệ lên men cũ động thủ công,
hoặc công nghệ lên men mới.

chất lượng kém

Ngành sản xuất bia ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên từ
năm 1998 đến nay, tốc độ tăng trung bình ổn định 8 -10%. Bảng I.4 thể hiện tốc
độ tăng trưởng bình quân của ngành sản xuất bia ở Việt Nam.
BảngI.4:Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành sản xuất bia ở Việt Nam[1]
Giai đoạn

Tốc độ tăng trưởng bình quân, %

1991 - 1992


26,62

1993 - 1994

44,3

1995 - 1996

17

1997 - 1998

10

1999- 2006

10

Về sản lượng bia năm 2006, toàn ngành sản xuất được trên 1.547,9 triệu
lít bia các loại. Hiện nay có trên 329 cơ sở sản xuất, trong đó bao gồm 2 công ty
quốc doanh trung ương, 6 công ty liên doanh với nước ngoài và 321 cơ sở sản
xuất bia địa phương, tư nhân, cổ phần,... được phân bố tại 49/64 tỉnh thành phố
cả nước, chủ yếu tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và những khu vực dân
cư đông đúc [1]. Bình quân hàng năm mức tăng trưởng 10%, dự kiến năm 2007
sản lượng bia toàn ngành đạt 1.652,4 triệu lít, tăng 6,8% so với năm 2006. Theo

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 7



Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

quyết định số 18/2007/QĐ-BCN, ngày 08/05/2007 của Bộ Công nghiệp: Đến
năm 2010 sản lượng bia đạt 3.500 triệu lít bia/năm. Quy mô các cơ sở sản xuất
bia thể hiện ở bảng I.5. Năm 2004 cả nước có 329 cơ sở sản xuất bia với công
suất thiết kế 1.737 triệu lít/năm. Mô tả một công đoạn của cơ sở sản xuất bia thể
hiện ở hình I.1. Tỷ trọng của các loại hình sản xuất bia ở Việt Nam thể hiện ở
hình I.2 .

Hình I.1. Một công đoạn của cơ sở sản xuất bia
Bảng I.5. Quy mô các cơ sở sản xuất bia [I]
TT

Quy mô

Số lượng cơ sở

1

Trên 100 triệu lít/năm

5

2


Từ trên 20 đến 100 triệu lít/năm

19

3

Từ 15 đến 20 triệu lít/năm

15

4

Dưới 15 triệu lít/năm

290

Tổng

Tạ Quốc Khởi

329

Khoá Cao học năm 2005-2007 8


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội


Bia địa phương, tư
nhân, cổ phần 42%
Bia TW 33%
Bia liên doanh 25%

Hình I.2. Tỷ trọng của các loại hình sản xuất bia ở Việt Nam
Việt Nam là nước đứng thứ 8 trong khu vực về sản lượng bia; sau Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ; đứng thứ 3 trong khối ASEN,
sau PhiLipPin và Thái Lan.
Mức tiêu dùng bình quân đầu người ở Việt Nam thể hiện ở hình I.3. Qua
số liệu cho thấy mức tiêu dùng bình quân đầu người ở Việt Nam tăng nhanh, đặc
biệt từ năm 1995 trở lại đây. Tuy vậy, so với mức tiêu dùng bình quân của khu

Lít/người

vực và thế giới thì Việt Nam chỉ đạt một nửa.

20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0


Series1

Năm

Hình I.3. Mức tiêu dùng bình quân đầu người ở Việt Nam

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 9


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các sản phẩm bia cũng rất đa dạng và
phong phú về chủng loại. Ngoài các sản phẩm bia trung bình như bia 333, bia
Hà nội và các loại bia liên doanh khác, trên thị trường cũng xuất hiện những sản
phẩm bia cao cấp của các hãng bia nổi tiếng trên thế giới như Tiger, Heniken,
Carlsberg.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 03 cở sở sản xuất bia chủ yếu, bao gồm:
Công ty Cổ phần Bia rượu Viger, công ty cổ phần bia Hà Nội -Hồng Hà
(HABECO – HH), nhà máy bia Hùng Vương. Công suất sản xuất trung bình từ
5 đến 15 triệu lít/năm. Năm 2007 Công ty Cổ phần Bia rượu Viger đã có dự án
đầu tư 191.381.685.108 đồng để xây dựng 01 nhà máy mới công suất 25 triệu
lít/năm, có tính đến mở rộng 50 triệu lít/năm.
I.3. Công nghệ sản xuất bia.
I.3.1. Nguyên liệu cho sản xuất bia

I.3.1.1. Nguyên lỉệu chính:
Bia được sản xuất từ các nguyên liệu chính gồm: Malt ( đại mạch), gạo tẻ,
hoa houblon, nước, nấm men. Hiện nay nguyên liệu chính để sản xuất bia là
Malt đại mạch và hoa houblon đều phải nhập ngoại. Từ nhiều năm nay, Việt
Nam đã trồng thử nghiệm đại mạch và houblon ở một số vùng, nhưng năng suất
thu hoạch còn thấp, chất lượng chưa đạt yêu cầu. Để dần dần có thể tiến tới việc
hạn chế nhập khẩu, nước ta đang tiếp tục có các công trình trồng thử nghiệm hai
loại cây trên [2]. Bảng I.7 chỉ ra thành phần nguyên liệu của malt và gạo tẻ.
Bảng I.7. Thành phần hoá học của nguyên liệu của malt và gạo tẻ tính
theo % chất khô [2]
TT

Thành phần

Tỷ lệ phần trăm trong malt (%)

Tỷ lệ phần trăm
trong malt (%)

1

Hàm ẩm

2

Độ hoà tan

Tạ Quốc Khởi

4–5


12

76

76

Khoá Cao học năm 2005-2007 10


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

3

Tinh bột

58

75

4

Đường khử

4


-

5

Saccaroza

5

-

6

Chất béo

2,5

1 – 1,5

7

Protein

10

8

8

Pentoza hoà tan


1

-

9

Khoáng

2,5

1 – 1,2

10



6

0,5 – 0,8

11

Hexoza và Pentoza

9

-

không hoà tan
* Malt ( đại mạch)

Malt là hạt đại mạch được nảy mầm trong những điều kiện nhân tạo ( ở
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp). Trong quá trình nảy mầm, một lượng lớn các
Enzym hình thành và tích tụ trong hạt đại mạch, trong đó chủ yếu là các nhóm
Enzym amylaza, ngoài ra còn có enzym proteaza và các enzym khác. Các
enzym trong malt đại mạch là tác nhân phân giải các hợp chất Gluxit, protein
trong malt thành nguyên liệu mà nấm men có thể sử dụng để lên men ( các loại
đường, ãit amin tự do, các vitamin).
Hạt đại mạch chứa 4 – 5% độ ẩm, hàm lượng hoà tan chiếm 76%, thành
phần hoá học chủ yếu là tinh bột ( khoảng 58% ) và protein (10%).
* Gạo tẻ:
Ở Việt Nam, gạo tẻ thường được sử dụng kèm theo malt để hạ giá thành
sản phẩm, tỷ lệ sử dụng khoảng 30%. Gạo tẻ là nguồn nguyên liệu trong nước,
dễ kiếm, với hàm lượng hoà tan chiếm 76%, độ ẩm 12%. Thành phần hoá học
chủ yếu là tinh bột (75%) và protein (8%).
Ngoài gạo tẻ, một số loại ngũ cốc khác giàu tinh bột như tiểu mạch, bột
mì, bột ngô, thóc nếp,... cũng được sử dụng làm nguyên liệu kèm theo đại mạch
để sản xuất bia.
Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 11


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

* Hoa houblon
Hoa houblon chứa các chất thơm, các chất có đắng đặc trưng, nhờ đó bia

có vị dễ chịu, có hương thơm, bọt lâu tan và bền khi thời gian bảo quản kéo dài.
Thành phần hoá học của hoa houblon chỉ ra ở bảng I.8 chủ yếu là các
glycozit ( chất đắng) : 15 -21% và các hợp chất protein ( 15-21%).
Bảng I.8. Thành phần hoá học của houblon tính theo % chất khô [2]
Thành phần

Tỷ lệ phần trăm trong hoa houblon (%)

Nước

11 – 13

Chất đắng

15 – 21

Polyphenol

2,5 – 6

Chất khoáng

5–8

Protein

15 – 21

Tinh dầu thơm


0,3 – 1

Xenluloza

12 – 14

Các hợp chất khác

26 - 28

* Nước
Công nghiệp sản xuất bia đòi hỏi một lượng nước lớn nước cho các mục
đích sử dụng khác nhau: Nước nguyên liệu, nước làm lạnh, nước rửa thiết bị,
bao bì, vệ sinh nhà xưởng, nước cấp cho nồi hơi,... Chất lượng bia phụ thuộc
nhiều vào chất lượng nguồn nước cấp. Nước dùng cho sản xuất bia phải là nước
đã qua xử lý, đạt các tiêu chuẩn nước nguyên liệu cho sản xuất nước giải khát,
một số chỉ tiêu cụ thể ở bảng I.9:
Bảng I.9. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
(Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng bộ Y tế
số 1329/2002/BYT/QĐ, ngày 18/04/2002)

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 12


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -


ĐH Bách khoa Hà Nội

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị đo

Mức cho phép

1

Màu sắc

TCU

15

2

Mùi vị

3

Độ đục

4

pH


5

Sunfat

mg/l

250

6

Tổng chất rắn hoà tan(TDS)

-

1000

7

NH4+

-

1,5

8

Độ cứng chung

-


300

9

As

-

0,01

Không có
NTU

2
6,5 – 8,5

* Nấm men
Nấm men đóng vai trò quyết định trong sản xuất bia, bởi vì quá trình trao
đổi chất của tế bào nấm men bia chính là quá trình chuyển hoá nguyên liệu
thành sản phẩm, quá trình chuyển hoá này lại gắn liền với sự tham gia của hệ
enzym trong tế bào nấm men. Do đó việc nuôi cấy nấm men để thu được một hệ
enzym có hoạt lực cao là một khâu kỹ thuật hết sức quan trọng. Hai chủng nấm
men thường được dùng trong sản xuất bia là nấm men nổi Sacccharomyces
cerevisiae và nấm men chìm Sacccharomyces carlsbergensis. Sử dụng nấm
men nổi đòi hỏi phải kèm theo những biện pháp lọc cẩn thận mới có sản phẩm
trong suốt, vì tế bào nấm men vẫn còn trong dịch men ngay cả ở cuối thời kỳ lên
men phụ. Nấm men chìm có ưu điểm hơn đó là trong quá trình phát triển, tế bào
của chúng kết dính vào nhau thành chùm rồi lắng xuống đáy thiết bị lên men
thành lớp chặt, thuận lợi cho việc tách lớp tế bào đó làm men giống cho các đợt
sản xuất tiếp sau [2]. Ngoài ra, nấm men chìm có khả năng lên men ở nhiệt độ

dưới 00C, trong khi nấm men nổi chỉ cần nhiệt độ thấp hơn 100C đã trở lên vô
hoạt. Nhờ những ưu điểm đó mà chủng nấm men Sacccharomyces
carlsbergensis được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất bia.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 13


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

I.3.1.2. Phụ liệu.
Ngoài các nguyên liệu chính, công nghệ sản xuất bia còn sử dụng các phụ
liệu sau:
- Chất trợ lọc diatomit: Được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả và rút
ngắn thời gian lọc bia. Khi rửa thiết bị, chất trợ lọc cuốn theo nước rửa sẽ làm
tăng hàm lượng chất rắn trong nước thải. Trong hệ thống xử lý, chất trợ lọc
thường lắng lại ở bể lắng sơ cấp. Định mức diatomit cho 1000 lít bia là 1,5 kg.
- Muối hạt: Được sử dụng nhằm tạo ra chất tải lạnh dưới dạng dung dịch
muối chống đóng băng, phải đảm bảo sạch, ít tạp chất. Định mức muối cho 1000
lít bia là 4 kg.
- Hoá chất khử trùng (Xút + P3 + Reecon + Dioree, Ozonia,...): Được
sử dụng để chế dung dịch rửa ( CIP nóng, CIP lạnh), khử trùng, vệ sinh thiết bị.
Các chất này được tuần hoàn tái sử dụng đến khi pha loãng được xả ra cùng với
nước thải làm cho pH của nước thải thay đổi.
-Dầu mỡ, tác nhân lạnh( Amoniac, Freon, glycon,...): Được sử dụng

trong máy nén, máy lạnh. Khi bị rò rỉ, chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước,
không khí.

I.3.2. Công nghệ sản xuất bia:
Quy trình công nghệ sản xuất bia được tóm tắt trong sơ đồ hình I.4
Quy trình này bao gồm các công đoạn chính sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu
- Nấu - đường hoá
- Lên men
- Lọc bia
- Bão hoà CO 2 và chiết bia

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 14


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

I.3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
Ở giai đoạn này, malt được làm ẩm trước khi nghiền nhỏ, gạo được
nghiền thành bột và ngâm trương nhằm tăng hiệu quả đường hoá.
I.3.2.2. Nấu - đường hoá.
* Quá trình nấu:
Nguyên liệu gạo và malt từ kho vật tư tập kết tại phân xưởng nghiền
nguyên liệu, gạo và malt được nghiền theo từng mẻ với khối lượng đúng theo

công thức nấu cho từng loại bia.
Gạo sau khi nghiền được đưa vào nồi nấu cháo, bổ sung nước có nhiệt độ
500C vào nồi theo tỷ lệ, thêm bột malt để tránh khê khét và cho chất phụ gia, sau
đó khuấy đều và nâng nhiệt độ từ từ nồi cháo lên 900C trong khoảng 20 phút rồi
nần lên 1000C trong thời gian 30 phút, tinh bột được hồ hoá hoàn toàn đạt chất
lượng được chuyển vào nồi đường hoá.
* Quá trình đường hoá:
Bột malt và nước (ở nhiệt độ 450C) theo tỷ lệ được đưa vào nồi đường
hoá có thiết bị khuấy trộn. Nước và malt được trộn đều, trong quá trình khuấy
trộn có cho chất phụ gia vào. Tiếp theo bơm cháo sang nồi đường hoá lúc này
nồi đường hoá đạt 670C, giữ ổn định trong thời gian khoảng 1h, sau đó nâng lên
760C, giữ một thời gian, trong quá trình thử phản ứng bằng Iốt. Trong giai đoạn
này dwới tác dụng của hệ enzym có trong malt, tinh bột bị thuỷ phân thành
đường, protein được phân giải thành petit và axit amin. Sau đường hoá dịch hẻm
được bơm sang nồi lọc, bã sau lọc đước rửa kỹ cho tới khi đường sót lại nhỏ hơn
1% thì xả bã.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 15


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

Malt

ĐH Bách khoa Hà Nội


Bột gạo

Xay

Ngâm, đường hoá

Nước

Lọc

Ngâm, dịch hoá,
hồ hoá nấu chín
Bã chăn nuôi

Huplon
hoá

Hoa

Bã thải

Lắng Whirlpool

Men giống

Làm lạnh
Nhân
Không khí
Nấm men
tươi


Lên men
chính
CO2

Rút men

Thu

Lên men
h
Xử lý

Xử lý

Lọc bia

Bã thải
Nạp

Tàng trữ

Bã chăn
i

Bia trong
Chiết Keg

CO2
Kho thành

phẩm

xuất xưởng

Hình I.4. Quy trình công nghệ sản xuất bia

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 16


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

Nhờ tác dụng của hệ enzym gồm α, β –amilaza, tinh bột được chuyển
thành glucza, maltoza, maltotrioza, maltotetraoza, fuctoza, saccoza và các
dextrin có phân tử lượng khác nhau trong khoảng nhiệt độ 63-780C. các loại
đường này hoà tan vào dung dịch chính là thành phần chính của nước nha.
Lượng protein hoà tan chiếm 40-50% lượng protein có trong malt. Enzym
proteaza thuỷ phân protein thành albumin. Pepton, polypeptit, enzym pepidaza
thuỷ phân peptit thành các aminoaxit ở nhiệt đọ 45 - 520C. Nhờ tác dụng của các
enzym, các chất hữu cơ chứa phốt pho được chuyển hoá mạch tạo thành axit
photphoric ở nhiệt đọ tối ưu 480C. Các photpho vô cơ giữ vai trò rất quan trọng
trong sự hình thành tính đệm của môi trường, yếu tố này rất quan trọng, nâng
cao tính ổn định của enzym.
*Lọc dịch đường - nấu hoa:
Quá trình lọc dịch đường diễn ra theo 2 bước:

- Bước 1: Lọc hỗn hợp dịch đường thu nước nha đầu.
- Bước 2: Dùng nước nóng rửa bã lọc thu hước nha cuối và tách bã malt.
Nước nha đầu và nước nha cuối sau khi lọc được đưa vào nồi nấu hoa.
Quá trình nấu hoa houblon nhằm mục đích tạo hương vị cho bia. Nấu hoa gồm 2
giai đoạn: Khi dịch đường ở nồi nấu hoa sôi, cho 2/3 lượng hoa vào, trước khi
kết thúc nấu khoảng 10 -15 phút thì cho nốt lượng hoa còn lại. Thời gian nấu sôi
từ 60-90 phút. Ở nhiều cơ sở sản xuất bia, hoa houblon được bổ sung dưới dạng
bột hoặc cao houblon.
* Tách bã và làm dịch đường:
Sau khi nấu hoa, dịch đường được lọc tách bã hoa rồi được bơm vào
thùng lắng xoáy, để lằng trong khoảng 30 phút rồi bơm dịch qua lạnh nhanh, để
hạ xuống khoảng 8- 100C để thích hợp cho quá trình lên men chính, sau đó oxy
được bổ sung vào với lưu lượng 30 -35 ml khí/lít, tạo điềi kiện cho nấm men
phát triển rồi chuyển vào thiết bị lên men. Lượng nấm men được bổ sung với tỷ
lệ 1- 1,5% so với lượng dịch đường.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 17


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

I.3.2.3. Quá trình lên men:
Đây là quá trình quan trọng nhất trong công nghệ sản xuất bia: Đường
có trong nước nha được lên men với tác dụng của nấm men.

Nấm men giống được chuẩn bị trong thiết bị chuyên dụng theo quá trình
vô trùng kín. Quá trình lên men gồm lên men chính và lên men phụ.
- Lên men chính: Thời gian cho quá trình lên men chính từ 6- 10 ngày,
nhiệt độ duy trì trong giai đoạn lên men chính từ 8- 100C. Khi lên men, nhiệt độ
của dung dịch đường trong thùng tăng và cho phép lên đến 10 - 160C với áp suất
khống chế ở mức 1,3 đến 1,5 bar.
- Lên men phụ: Sau khi quá trình lên men chính kết thúc, nhiệt độ hạ
xuống 40C, giữu tiếp tục trong một vài ngày, sau đó tiếp tục làm lạnh bia trong
thùng xuống - 10C. Khi làm lạnh, men lắng xuống phía dưới đáy thùng và được
lấy ra chuyển vào thùng chứa men, các cặn mịn và các chất keo tụ ( tamin,
protein, pectin không tan và nhựa hoa houblon) lắng làm trong bia cũng được
lấy ra trước khi đi lọc bia. Lượng men thu hồi được có thể được sử dụng lại
nhiều lần và theo tỷ lệ do bộ phận kỹ thuật công nghệ quyết định. Nhiệt độ trong
thùng nhạ xuống tới - 10C giữ thêm 1 – 3 ngày nữa sau đó đem đi lọc.
Khí CO 2 thoát ra trong quá trình lên men khá sạch, được nén và đóng chai
thu hồi để nạp lại cho bia ở giai đoạn bão hoà CO 2 . Lượng CO 2 dư có thể bán
cho các cơ sở sản xuất nước giải khát.
Thùng lên men liên hợp ( Combitank) được thiết kế có áo lạnh và bảo ôn
bên ngoài. Phần áo lạnh được thiết kế sao cho có thể điều chỉnh được nhiệt độ
của lượng bia trong thùng khi cần thiết. Công nghệ hiện đại có ưu điểm lớn là đã
rút ngắn thời gian lên men, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, tránh
được sự tạp nhiễm và hao hụt sản phẩm.
I.3.2.4. Lọc bia
Bia được làm trong nhờ quá trình lọc có sử dụng chất trợ lọc diatomit
hoặc tách ly tâm. Bia sau khi lọc được đưa về thùng chứa bia thành phẩm.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 18



Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

I.3.2.5. Bão hoà CO 2 và chiết bia:
Thùng chứa bia có thể được bão hoà thêm CO 2 ( nếu cần thiết) rồi đưa đi
chiết chai, chiết bom hoặc đóng lon. Bao bì được rửa, sau đó chiết, đóng nắp,
thanh trùng, kiểm tra, dán nhãn, đóng két và xuất xưởng.
I.3.3. Nhu cầu về vật tư, nhiên liệu, năng lượng và nước.
* Nhu cầu về vật tư: Nhu cầu về vật tư, nguyên liệu cho sản xuất bia
được thể hiện trong bảng I.10 sau:
Bảng I.10: Nhu cầu về vật tư, nguyên liệu cho sản xuất bia
TT

Tên nguyên liệu

Nguồn cung

Đơn vị tính

Chỉ tiêu cho

Tỷ lệ trong

1000 lít bia

bia


Tấn

0,113

70%

Tấn

0,048

30%

cấp

1

Malt đại mạch

2

Gạo tẻ

3

Hoa huoblon

Nhập ngoại

Tấn


0,0008

4

Chất trợ lọc

Nhập ngoại

Tấn

1,5

5

NaOH

Nhập ngoại

Tấn

0,0014

Nhập ngoại
Trong nước

* Nhu cầu nhiên liệu: Than ( than cám, than củ,...), dầu FO để đốt lò
cung cấp hơi nước cho quá trình sản xuất. Định mức cho 1000 lít bia từ 70 – 75
kg than hoặc 45 -60 kg dầu FO.
* Nhu cầu về năng lượng: Điện được sử dụng để vận hành thiết bị, chiếu

sáng, sinh hoạt, bảo vệ,... Trung bình định mức điện 120Kwh/1000 lít bia.
* Nhu cầu về nước: Với định mức sử dụng cho 1000 lít bia hơi là 10 m3
nước, lấy ví dụ một nhà máy sản xuất bia với năng lực sản xuất trong một ngày
là 20.000 lít bia thì lượng nước cần thiết cho sản xuất 200 m3. Trong đó bao
gồm:
- Nước cho nấu bia ( nước công nghệ): 20 m3/ngày.
- Nước cho nhu cầu làm mát, rửa thiết bị, vệ sinh sàn, rửa chai: 130 -140
m3/ngày.
Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 19


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

- Nước sinh hoạt: Định mức sử dụng cho một người trong một ngày là 80
-100 lít/người. Nếu nhà máy có 10 công nhân làm việc thì sẽ tiêu thụ từ 8 -10
m3/ngày.
- Nước cấp cho nồi hơi: Lượng nước cấp cho lò hơi 30 -48 m3/ngày ( tính
cho sử dụng công suất lò hơi loại 2 tấn/h).
- Nước cứu hoả: Có thể lấy từ bể dự trữ của nhà máy. Do sự cố xẩy ra hoả
hoạn là biến cố bất ngờ, nên không tính là nguồn nước sử dụng thường xuyên.
Khi sử dụng để cứu hoả, lượng nước hao hụt sẽ được bổ sung.
I.3.4. Các nguồn thải chính trong sản xuất bia.
Các nguồn thải chính trong sản xuất bia gồm có khí thải, chất thải rắn và
nước thải. Các thông tin về nguồn thải được thể hiện ở bảng I.11, ngoài ra còn

có các nguồn thải phụ khác , đó là ô nhiễm nhiệt, mùi và tiếng ồn.
Bảng I.11. Các nguồn thải chính trong sản xuất bia
Nguồn thải

Nguồn ô nhiễm

Tác động đến môi trường

1. Nạp, nghiền nguyên liệu

- Bụi, khí thải

Ô nhiễm môi trường khí

- Nồi hơi

- SO 2 , NO x , CO 2 , CO, bụi

- Ô nhiễm môi trường khí

- Rửa nồi nấu

- Nước thải

- Ô nhiễm đất, nước

3. Lắng- lọc

- Chất thải rắn ( bã malt, - Ô nhiễm đất, nước


2.Nấu, đường hoá bằng hơi
nóng

bã hoa)
- Rửa thiết bị lên men

- Nước thải

- Ô nhiễm nước

4. Làm lạnh

NH 3 , Freon,.. rò rỉ

- Ô nhiễm môi trường khí

5. Lên men

- CO 2

- Ô nhiễm môi trường khí

- Rửa thiết bị lên men

- Nước thải

- Ô nhiễm nước

6. Lọc bia tươi


- Chất thải rắn ( men bia, - Ô nhiễm đất
trợ lọc, cặn protein)
- Nước thải

- Ô nhiễm nước

7. bão hoà CO 2

- CO 2

- Ô nhiễm môi trường khí

8. Rửa và chiết bom, chai, lon

- Bia rơi vãi

- Ô nhiễm nước

9. Rửa nhà xưởng, vệ sinh công - Nước thải

- Ô nhiễm nước

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 20


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -


ĐH Bách khoa Hà Nội

nghiệp
10. Chất thải sinh hoạt

- Bã thải rắn

- Ô nhiễm đất, nước

- Nước thải

- Ô nhiễm nước

I.3.4.1. Các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí:
Khí ô nhiễm phát sinh chủ yếu ở bộ phận lò hơi và lên men chính. tải
lượng và thành phần chất thải phụ thuộc vào thiết bị sử dụng và điều kiện công
nghệ.
Khí CO 2 sinh ra trong quá trình lên men chính khá sạch, có thể tận thu
bằng thiết bị thu hồi và nén vào các chai chịu áp lực cao để sử dụng.
Các chất khí và bụi ô nhiễm phát sinh chủ yếu do đốt nhiên liệu than, dầu ở lò
hơi gồm: SO 2 , NO x , CO 2 , CO, bụi than,... Các khí này đều là khí độc, gây nhức
đầu, chóng mặt, các bệnh về mắt, các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài
ra,...làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và dân cư vùng xung
quanh. Thêm vào đó, các khí này góp phần tạo mưa a xít, gây phá huỷ các công
trình kiến trúc, phá huỷ hạ tầng cơ sở,... Để khắc phục hiện tượng này, có thể
thay đổi nhiên liệu đầu vào bằng than có hàm lượng lưu huỳnh thấp, các lò hơi
cần phải lắp thêm thiết bị lọc bụi, lọc khí và nâng cao chiều cao ống khói để hạn
chế lượng khí thải độc hại và không gây ô nhiễm cục bộ, giảm ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh.

Bụi sinh ra từ khâu xay, nghiền nguyên liệu có thể khắc phục bằng cách
sử dụng phương pháp xay ướt, lọc bằng túi vải hoặc bao che kín hệ thống nghiền
và tải liệu.
Ngaòi ra còn có các khí khác như NH 3 , freon,... có thể sinh ra khi hệ
thống các máy lạnh bì ró rỉ.
I.3.4.2. Chất thải rắn.
Chất thải rắn trong được phát sinh ở nhiều công đoạn sản xuất. Lượng
chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, trình độ thao tác, vận

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 21


Luận văn thạc sỹ

- Chuyên ngành công nghệ hoá học -

ĐH Bách khoa Hà Nội

hành của công nhân và các biện pháp quản lý mặt bằng,... Các chất thải rắn bao
gồm các chất thải giàu chất hữu cơ có thể xử lý sinh học và các chất thải không
thể xử lý sinh học.
Chất thải giàu chất hữu cơ có thể xử lý sinh học chiếm tỷ lệ lớn, bao gồm
bã malt và men bia,...có thể tận thu, tính trung bình cứ 1000 kg nguyên liệu ban
đầu có thể thu được 125 kg bã tươi với hàm lượng chất khô từ 20 - 25%.
Bã malt được dùng làm thức ăn gia súc. bã ướt, đặc biệt trong mùa hè rất
dễ bị phân huỷ. Để bảo quản bã lâu hơn, ở một số xí nghiệp nước ngoài, người
ta đã ủ bã trong các hầm xi măng đặc biệt. Men bia có giá trị dinh dưỡng cao, có
thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và làm thức ăn bổ sung cho gia súc

rất hiệu quả.
Mầm malt, các phế liệu hạt tạo ra trong quá trình làm sạch, phân loại,
ngâm hạt đại mạch và nghiền malt cũng được tận dụng làm thức ăn gia súc.
Bã hoa houblon và cặn protein hiện tại ít được sử dụng cho chăn nuôi, vì
có vị đắng, nó thường được thu gom cùng rác thải sinh hoạt. Cặn protein có thể
được dùng làm thức ăn cho cá. Ở nhiều nước, người ta vẫn dùng cặn này làm
chất kết dính cho làm đường và làm phân bón.
Các chất thải rắn dễ chuyển hoá sinh học, nếu không được xử lý kịp thời
sẽ bị thối rữa, làm mất mỹ quan cơ sở sản xuất, gây ô nhiễm đất, nước, không
khí, ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân và cộng đồng dân cư xung quanh.
Các chất thải không thể xử lý sinh học bao gồm: Bao bì, thuỷ tinh, két
nhựa, xỉ than, chất trợ lọc,... Những loại có giá trị có thể hợp đồng bán lại cho
các cơ sở sản xuất bao bì, vỏ lon, chai. Xỉ than được tận dụng để sản xuất vật
liệu xây dựng. Phần còn lại được thu gom, phân loại thành rác thải công nghiệp,
được chuyên chở đến bãi chôn lấp chất thải rắn theo quy định.
Cong tác quản lý chất thải rắn cần phải được thực hiện tốt sẽ góp phần
làm tăng lợi ích kinh tế cho nhà máy, có thể tạo ra thêm các sản phẩm phụ, giảm
chi phí xử lý.

Tạ Quốc Khởi

Khoá Cao học năm 2005-2007 22


×