Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Công trình dự thi Giải thưởng đề tài môn học xuất sắc UEH500 - năm 2019: Thiết kế sản phẩm thẻ tín dụng dành cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.76 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG 
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 ­ NĂM 2019

TÊN CÔNG TRÌNH: THIẾT KẾ SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG 
DÀNH CHO SINH VIÊN
THUỘC KHOA: NGÂN HÀNG

       MSĐT (Do BTC ghi):

TP. HỒ CHÍ MINH ­ 2019


2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước qua cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc sử dụng tiền mặt đã không còn 
phương thức thanh toán duy nhất và tối ưu. Hàng loạt các hình thức và mô hình tín 
dụng được cho ra đời nhằm đơn giản hóa quy trình thanh toán và góp phần hạn chế 
việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Trong đó, thẻ tín dụng là một trong những sản 
phẩm không thể tuyệt vời hơn với hình thức thanh toán không tiền mặt, khắc phục 
hầu hết mọi hạn chế cho bước chuyển mình sang một nền kinh tế năng động. Với 
những bước đầu thuận lợi và thành công, thẻ tín dụng đã tạo một bước đột phá trong 
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối giản quy trình thanh toán ngày một đa 
dạng hơn. Để khẳng định rõ rệt hơn vị trí và tầm ảnh hưởng của mình, thẻ tín dụng đã 
và đang hướng đến việc mở rộng quy mô khách hàng khi chuyển hướng tiếp cận sang 


nhóm đối tượng khách đầy tiềm năng là sinh viên. Đây được coi là nhóm đối tượng có 
nhu cầu cao về việc thanh toán nhanh, trực tuyến hay chi tiêu cho các khoản chi phí cá 
nhân, học phí học tập, chăm sóc sức khỏe đã và đang ngày càng phát triển. Nắm bắt 
được xu hướng này, các ngân hàng thế giới đã tung ra một loại thẻ tín dụng dành riêng 
cho các khách hàng có nhu cầu về thẻ tín dụng có trình độ học vấn là sinh viên trở lên. 
Không nằm ngoài kỳ vọng, sau khi được phát hành, dòng thẻ tín dụng sinh viên đã 
tạo được hiệu ứng tích cực khi ngày càng phổ biến ở một số nước phát triển trên thế 
giới, đặc biệt ở các nước Châu Âu. Nắm bắt xu thế này và góp phần tạo điều kiện hội 
nhập nền kinh tế, tại Việt Nam một số ngân hàng thương mại đã phát hành thẻ tín 
dụng dành cho sinh viên. Tuy nhiên, với thói quen sử dụng dòng thẻ phụ dựa trên chủ 
thẻ chính là người thân, thẻ tín dụng dành riêng cho sinh viên dù đã được biết đến 
nhưng việc sử dụng còn khá hạn chế.


3

 Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “ Thiết kế sản phẩm thẻ tín 
dụng dành cho sinh viên ” nhằm tìm hiểu rõ hơn nhu cầu và ý kiến sinh viên ở các 
trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đối với dòng thẻ tín dụng này. 
Qua đó, đề xuất sản phẩm thẻ hợp lý nhất nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sử 
dụng cho sinh viên Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu 
2.1.

Mục tiêu chung 

Đánh giá vấn đề thẻ tín dụng sinh viên hiện nay và hướng phát triển thẻ tín dụng 
cho sinh viên Việt Nam.
2.2.
­


Mục tiêu cụ thể 

Đưa ra cơ sở lí thuyết về thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại và sản phẩm 
thẻ tín dụng dành cho sinh viên 

­

Xác định mức độ hiểu biết của sinh viên về thẻ tín dụng sinh viên và các điều 
kiện phù hợp để đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay

­

Đề xuất các giải pháp rút ra được từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển sản 
phẩm thẻ tín dụng sinh viên và để sinh viên tiếp cận gần hơn với sản phẩm 
thẻ.

3. Nội dung nghiên cứu
­

Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm thẻ tín dụng dành cho sinh viên.

­

Đối tượng khảo sát: Khách hàng là sinh viên và có biết đến hoặc đã sử dụng thẻ 
tín dụng dành cho sinh viên.

­

Phạm vi nghiên cứu: 



Phạm vi nội dụng: những vấn đề liên quan đến sản phẩm thẻ tín dụng 
dành cho sinh viên. 


4


Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí 
Minh.



Phạm vi thời gian: dữ liệu khảo sát được thu thập trong 7 ngày từ ngày 
15/06 đến 21/06/2019.

4. Phương pháp nghiên cứu 
­

Để thực hiện đề tài này nhóm đã sử dụng phương pháp điều tra từ việc khảo sát 
sinh viên tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có 
các phương pháp phân tích, thống kê và tham khảo các tài liệu từ sách giáo trình, 
luận văn.

­

Nguồn số liệu dự kiến: Khảo sát các sinh viên ở các trường đại học tại 
TPHCM.


5. Đóng góp của đề tài
Dựa trên số liệu thống kê khảo sát, nhóm nghiên cứu mong muốn phát triển dòng 
thẻ tín dụng phù hợp nhất dành cho sinh viên nhằm tạo điều kiện cho sinh viên đáp 
ứng được nhu cầu chi tiêu và thanh toán. Bên cạnh đó, để tạo cơ hội cho sinh viên 
hưởng nhiều ưu đãi, giảm bớt lo lắng về vấn đề tài chính, phục vụ cho chi trả học phí 
học tập, phí khám chữa bệnh,…với mong muốn cuối cùng là giúp sinh viên học tập tốt 
hơn. Đồng thời, mở rộng và phát triển lượng khách hàng thuộc mảng kinh doanh bán 
lẻ tại các Ngân Hàng.
6. Hướng phát triển đề tài
 Phần mở đầu 
 Phần nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Sản phẩm thẻ tín dụng dành cho sinh viên hiện nay.
Chương 2: Đưa ra kết quả tìm hiểu nhu cầu sinh viên về thẻ tín dụng
Chương 3: Đề xuất thẻ tín dụng dành cho sinh viên Việt Nam.


5

Chương 4: Giải pháp, đề suất phát triển sản phẩm thẻ tín dụng sinh viên
 Phần kết luận

MỤC LỤC


6

DANH MỤC VIẾT TẮT
ACB


Ngân hàng Á Châu (Á Châu Bank )

ATM

Automated Teller Machine

FPT

Trường Đại học FPT

JCP

Japan Credit Bureau

KKHT

Khuyến khích học tập.

MBA

 Master of Business Administration.

TDSV

 Tín dụng sinh viên

TPHCM

 Thành phố Hồ Chí Minh.


VP Bank                                Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam 
Thịnh Vượng


7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của sinh viên về thẻ tín dụng
Hình 1.2: Biểu đồ “Bạn biết đến thẻ TDSV như thế nào?”
Hình 1.3: Biểu đồ “Bạn biết đến các ngân hàng đã phát hành thẻ TDSV ở nước ta như 
thế nào?”
Hình 1.4:  Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng thẻ TDSV.
Hình 1.5: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về các vấn đề sử dụng thẻ TDSV.
Bảng 1.3.1. Bảng số liệu thống kê các loại phí của thẻ tín dụng.
Bảng 1.3.2. Thương hiệu và dịch vụ ngân hàng phát hành thẻ.
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sự phù hợp của hạn mức tín dụng hiện nay.
Hình 2.2: Biểu đồ về điều kiện mở thẻ.
Hình 2.3: Biểu đồ về thủ tục mở thẻ.
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự phân loại thẻ theo chức năng.
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tiểm năng thẻ TDSV trong tương lai.


8

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG DÀNH CHO SINH VIÊN HIỆN NAY
1. Cơ sở lí thuyết 
6.1.


Khái niệm thẻ tín dụng 

Là hình thức hỗ trợ người dùng dễ dàng thanh toán khi chi tiêu khi cần tiền, thẻ do 
ngân hàng phát hành. Bên ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tiền nhất định cho chủ thẻ 
tùy thuộc vào tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng. Đến hết tháng, người dùng 
có nhiệm vụ hoàn lại số tiền đã chi tiêu trong kì giao dịch trước đó.
6.2.
­

Chức năng thẻ tín dụng 

Giúp hỗ trợ khi người dùng không còn tiền tiêu trong tháng có thể dùng thẻ để 
thanh toán mua sắm tạm, phục vụ nhu cầu bản thân.

­

Tiện lợi thanh toán:  Khi đi mua sắm hay du lịch không cần mang tiền mặt, có 
thể sử dụng thẻ để thanh toán dễ dàng, thuận tiện.

­

Rút tiền mặt: thẻ có thể rút tiền mặt nếu chủ thẻ có nhu cầu.

­

Có thể mua sắm trả góp 0% qua thẻ, giảm bớt chi phí và lãi suất.

7. Tổng quan về vấn đề thẻ tín dụng sinh viên ở một số quốc gia khác.
7.1.


Các điểm giống nhau

­

Điều kiện mở thẻ



Đủ 18 tuổi trở lên



Điểm tín dụng tốt


9
­

Hồ sơ mở thẻ



Khách hàng có thể đăng ký thẻ tín dụng sinh viên thông qua ngân hàng, trực 
tuyến, qua điện thoại, chi nhánh hoặc đăng kí form gửi qua bưu điện.



Các giấy tờ tùy thân.


­

Ưu đãi thẻ: Miễn khoản phí thường niên.

7.2.

Các điểm khác nhau
Anh

Canada


10

Điều   kiện  ­ Có một tài khoản ngân hàng sinh  ­   Thu   nhập   cá   nhân   tối   thiểu 
mở thẻ 

viên   với   ngân   hàng   dự   định   mở  $12000.
thẻ.

­ Sinh viên có một công việc bán 

­ Được ghi danh vào một khóa học  thời   gian   kiếm   được   tối   thiểu   $ 
trong ít nhất 2 năm.
­   Thời   gian   sinh   sống   ở   Anh   ít 

251 mỗi tháng hoặc     sẽ  phải có 
người đồng ký tên.

nhất ba năm.


Hồ   sơ   mở  ­  Một số  nhà cung cấp tài khoản  Giấy xác nhận thu nhập lương có 
thẻ

ngân   hàng   sinh   viên   sẽ   yêu   cầu  chữ ký của quản lý.
khách hàng cần phải có tài khoản 
ngân hàng  trước  khi  đăng  ký  thẻ 
tín dụng hoặc trong một vài tháng 
trước khi bạn có thể  đăng ký thẻ 
tín dụng.
­ Khách hàng có thể  đăng ký thẻ 
tín   dụng   ngay   khi   mở   tài   khoản 
hoặc sau đó một vài tháng là tùy 
vào ngân hàng được chọn lựa.


11

Hạn   mức  ­   Thường   vào   khoảng   500­1000  Tùy thuộc vào thu nhập hàng tháng 
tín dụng 

bảng Anh.

của mỗi sinh viên.

­ Giới hạn tín dụng và lãi suất mà 
bạn   cung   cấp   sẽ   phụ   thuộc   vào 
lịch sử vay và tài chính của bạn.

Ưu đãi thẻ   Được miễn lãi trong một khoảng  ­ Thẻ Visa Visa từ Scotiabank

thời   gian   giới   hạn   (nếu   chủ   thẻ 
thanh toán số dư đầy đủ) và không 
phải   trả   bất   kỳ   khoản   lãi   nào 
trong   một   khoảng   thời   gian  nhất 
định, sau đó sẽ bị tính lãi.

• Tích   lũy   điểm   thưởng   để 

hưởng những  ưu  đãi của ngân 
hàng.
• Giảm giá cho bạn khi thuê xe, 

các   dịch  vụ   chi  tiêu  chính  của 
sinh viên.
­

Cashback:

• Không có phí thường niên.
• Hoàn tiền khi thanh toán.

(Hoàn   trên   tỷ   lệ   số   tiền   thanh 
toán   và   không   giới   hạn   số   tiền 
bạn hoàn).


12

8. Tổng quan thẻ tín dụng sinh viên tại Việt Nam
Hiện nay, nhu cầu thanh toán sử dụng thẻ tín dụng ngày càng cao, nhằm hỗ trợ cho 

sinh viên đáp ứng nhu cầu chi tiêu ăn uống, mua sắm,… Các ngân hàng hầu hết lựa 
chọn hình thức phát hành thẻ phụ dựa trên chủ thẻ chính là người thân của sinh viên. 
Nhưng để đáp ứng tối đa hóa việc chi tiêu cũng như có nguồn tài chính riêng do sinh 
viên đứng tên để chi tiêu mua sắm, đóng học phí,… một vài ngân hàng đã phát hành 
thêm dòng thẻ riêng dành cho sinh viên như Nam Á Bank, VP Bank, ACB, 
Sacombank,,,, với điều kiện khá chặt chẽ.
Một số chính sách phát hành thẻ sinh viên điển hình của 3 Ngân hàng tại Việt Nam: 
ACB, VP Bank, Nam Á Bank
 Các điểm giống nhau giữa các chính sách của 3 Ngân hàng: 
­

Hạn mức tín dụng:  Đa phần hạn mức tính dụng của các Ngân hàng trong 
khoảng 3­6 triệu.

­

­

Điều kiện mở thẻ: 


Đều là sinh viên tại các trường đại học do Ngân hàng hổ trợ



Là sinh viên năm cuối và có điểm trung bình 7.0 trở lên.



Sở hữu ít nhất một chiếc xe máy.


Hồ sơ mở thẻ: 


Chứng minh thư hoặc hộ chiếu bản photo (kèm bản gốc để chứng minh).



Chứng minh nơi ở hiện tại (bản photo sổ hộ khẩu).



Chứng minh tài chính (bảng xác nhận lương hoặc sao kê lương).


13

­



Chứng minh công việc (bản sao hợp đồng làm việc).



Bảng điểm photo, có chứng nhận của trường nơi mình đang học.



Giấy đăng ký xe máy do bản thân đứng tên.


Ưu đãi khi sử dụng thẻ:


Thời hạn sử dụng thẻ tín dụng khá ngắn, khoảng từ 2 đến 5 năm



Các chương trình ưu đãi phù hợp: miễn phí phát phát hành thẻ, miễn phí 

thường niên từ 1 đến 2 năm đầu, miễn lãi suất lên đến 45 ngày cùng nhiều ưu 
đãi hấp dẫn khi ăn uống, mua sắm, giải trí,....


Đáp ứng được nhu cầu trong các trường hợp cần thiết: ốm đau, đóng học 

phí, phương tiện đi lại, thuê nhà, chi phí sinh hoạt phát sinh ngoài mong muốn,



Sinh viên được nhận những hỗ trợ, tư vấn về mặt kiến thức trong việc 

sử dụng, quản lý tài chính cá nhân, các kỹ năng mềm khác và cách sử dụng 
phương thức thanh toán hoàn toàn mới và hiện đại.

 Các điểm khác nhau giữa các chính sách của 3 Ngân hàng:


14


Nam Á Bank

ACB

VP Bank

Điều 

Sinh viên trường đại 

Chỉ cấp cho sinh viên 

­ Sinh viên đi làm thêm 

kiện mở 

học có trong danh sách  đang học trường Đại 

có thu nhập mỗi tháng 

thẻ 

được cấp thẻ và đồng  Học do ACB hỗ trợ. 

4,5 triệu đồng.

hành cùng các chương 
trình MBA (chương 
trình Thạc sỹ Quản trị 
Kinh doanh ­ Chuyên 

ngành Tư vấn Quản lý 
Quốc tế EMBA­MCI, 
Đại học Bách Khoa 
TPHCM …). 

­ Sinh viên đang học 
tại trường đại học có 
trong danh sách cấp 
thẻ.
 


15

Hạn mức  Tối đa 5 triệu

Từ 3­6 triệu trong 2 

Từ 3­6 triệu tùy theo 

tín dụng

năm

thu nhập của sinh viên 

Ưu đãi 

Miễn   phí   phát   phát  Miễn phí thường niên  Mức lãi suất và phí 


thẻ 

hành   thẻ,   miễn   phí  và   các   loại   phí   giao  thường niên được 
thường niên năm đầu

dịch   ATM   của   ACB  miễn giảm. Tại ngân 
trong 2 năm đầu.

hàng VPBank, phí 
thường niên của thẻ 
MasterCard có phí 
thường niên khá rẻ.


16

CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN VỀ THẺ TÍN DỤNG SINH VIÊN
1. Thống kê, nhận xét số liệu khảo sát về các vấn đề tổng quan.
Sau khi tiến hành khảo sát trực tuyến về các vấn đề liên quan đến thẻ tín dụng sinh  
viên từ  150 sinh viên thuộc các trường đại học  ở  thành phố  Hồ  Chí Minh, nhóm đã 
thống kê được số liệu và thực hiện các phân tích liên quan.
8.1.

Mức độ hiểu biết của sinh viên về thẻ tín dụng sinh viên.

Với câu hỏi đầu tiên được nhóm đưa ra trong bảng khảo sát là “Bạn có từng nghe  
đến thẻ tín dụng sinh viên không?”, thì kết quả nhận được là có 92% sinh viên chọn có 
và số còn lại là 8% chọn không. Bên cạnh đó, có những ý kiến như sau “Thông tin về 
thẻ tín dụng sinh viên cần được hướng dẫn và phổ biến rộng rãi hơn”. Điều này đồng 

nghĩa với việc thẻ  tín dụng sinh viên đã được biết đến tương đối nhiều nhưng chưa 
hoàn toàn phổ  biến trong tất cả  các sinh viên, vì vẫn còn một nhóm đối tượng được  
khảo sát hoàn toàn chưa nghe đến loại thẻ này.

Về  các kênh thông tin để  biết và tìm hiêu về  thẻ  tín dụng sinh viên thì phần đông  
(47%) các bạn có được sự hiểu biết về loại thẻ  này thông qua phương tiện Interntet,  
báo, tạp chí. Đây cũng được coi là kênh thông tin phổ  biến nhất trong thời đại công 
nghệ  ngày nay, do phần lớn các bạn trẻ  đều truy cập mạng xã hội, báo điện tử  hàng  
ngày.
Một lượng sinh viên bằng nhau (23%) được cho là biết đến thẻ qua việc được bạn 
bè, người thân giới thiệu hay do đến ngân hàng giao dịch và có cơ  hội tiếp cận thông  
tin này. Điều này cũng cho thấy dấu hiệu khả  quan của việc thẻ  tín dụng sinh viên  


17

đang dần được biết đến trong phân khúc khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực này và đó 
cũng là sự thành công của các ngân hàng phát hành thẻ  khi đang thực hiện chiến lược 
tiếp cận người tiêu dùng.
Còn một phần nhỏ (7%) các bạn chọn ý kiến khác, 7% này được diễn giải cụ thể 
như sau : khoảng gần ½ số đó là các bạn chưa biết đến thẻ, phần còn lại là biết được  
nhờ các kênh khác ( ngân hàng đến trường giới thiệu, tự tìm hiểu và biết qua các tờ rơi 
tuyên truyền,…). Với những thông số  này cho thấy ngoài việc ngân hàng đang muốn 
đẩy mạnh quá trình tiếp cận người dùng ra thì việc các khách hàng mục tiêu của loại  
thẻ này cũng đang có dấu hiệu quan tâm đến nó nhiều hơn. 

Hiện nay,  ở nước ta đã có 3 ngân hàng phát hành thẻ  tín dụng sinh viên bao gồm:  
ACB, VP Bank và Nam Á. Để đánh giá rõ hơn mức độ hiểu biết của các bạn cũng như 
mức độ  phổ  biến thẻ  tín dụng sinh viên của các ngân hàng đến khách hàng như  thế 
nào, nhóm đã đặt ra câu hỏi tiếp theo “Hiện tại ở nước ta có 3 ngân hàng đã phát hành  

thẻ tín dụng dành cho sinh viên. Bạn đã biết đến Ngân hàng nào?”. Qua biểu đồ trên, 
ta dễ  dàng nhận thấy đa số  các bạn sinh viên biết đến là ACB(45%) và VP Bank 
(35%), còn lại là 12% biết đến ngân hàng Nam Á và 8% chọn khác. Diễn giải rõ ràng  
8% chọn khác ở đây là gồm 4% không biết đến vấn đề này, 4% còn lại là đã từng nghe  
và biết đến ngân hàng phát hành thẻ nhưng không biết chính xác tên ngân hàng.
8.2.

Mục đích khi sử dụng thẻ tín dụng của sinh viên.

Qua kết quả nhận được sau khi khảo sát thì các mục đích mà nhóm nghiên cứu đưa 
ra từ đầu đã nhận được sự bình chọn tương đối đồng đều nhau. Sắp xếp theo mức độ 
giảm dần thì việc chi tiêu thanh toán trực tiếp là lựa chọn nhiều nhất trong 150 sinh  
viên được khảo sát (chiếm 30%), bởi lẻ  thanh toán trực tuyến nhanh – bảo mật – an 
toàn và thuận tiện luôn là lựa chọn hàng đầu của sinh viên thông qua việc mua hàng 


18

hóa trên các kênh bán hàng online hoặc các trang thương mại điện tử  ngày nay. Điều 
này cũng cho thấy sự thành công một lần nữa của yếu tố công nghệ  và sự  phổ  biến  
của việc sử dụng các ví điện tử liên kết với thẻ ngân hàng hiện nay.
Tiếp theo đó là 50% được chia đều cho 2 mục đích: Mua sắm tại các siêu thị, cửa 
hàng, nhà hàng... và chi trả tiền học phí, điều này cho thấy thói quen người dùng cũng 
đang chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang sử dụng thẻ. 20% còn lại là các chi tiêu cá  
nhân khác.
8.3.

Mức độ quan tâm về các vấn đề xung quanh thẻ tín dụng sinh viên.

8.3.1. Lãi suất và các loại phí (phí thường niên, phí trả  chậm, phí vượt hạn 

mức,…)
Đây có lẽ  là 2 yếu tố  được các sinh viên quan tâm nhiều nhất bởi khi đặt vấn đề 
đánh giá mức độ  quan trọng của các yếu tố  được nêu ra như  trên cho 150 sinh viên  
được khảo sát thì yếu tố  lãi suất được 105 bình chọn là “rất quan trọng” (cao nhất  
trong các yếu tố được cho là quan trọng nhất) và 35 bình chọn là quan trọng.
Về  các loại phí thì nhóm chia thành hai mục chính là phí thường niên và phí khác  
(phí trả chậm, phí vượt hạn mức…). Và cả hai loại phí này đều được chọn vào nhóm “  
rất quan trọng” và “quan trọng” với tỷ lệ rất cao. Chúng ta có thể quan sát qua bảng số 
liệu mà nhóm đã thống kê lại như sau:


19

Không
quan
trọng

Lãi suất

10

Quan
trọng

35

Rất quan
trọng

105



20

Phí thường niên

Các mức phí khác (Phí trả chậm,
phí vượt hạn mức...)

Bảng 1.3.1

5

63

82

11

80

59


21

Bên cạnh đó còn có một số ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề phí sử dụng điển  
hình như  “Mức phí sử dụng thẻ tín dụng cho sinh viên có yêu cầu mở  thẻ  khá cao và  
phí dịch vụ cũng vậy.”
Từ  đó, có thể  nhận thấy rằng yếu tố  lãi suất vẫn là yếu tố  hàng đầu trong việc 

quyết định lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng nói chung hay cụ thể  ở đây là thẻ  tín dụng 
sinh viên. Ngoài ra, các loại phí khác cũng chiếm sự  ảnh hưởng không nhỏ, vì cơ  bản  
đây cũng là những điều trực tiếp ảnh hưởng đến tài chính của mỗi khách hàng.
8.3.2. Các chương trình ưu đãi liên quan.
Các chương trình  ưu đãi cũng là một trong ba yếu tố  hàng đầu trong mục “ Rất  
quan trọng” (với 69 sinh viên) và cũng được lựa chọn cao trong mục “ Quan trọng” với  
68 sự lựa chọn. Một số ý kiến của sinh viên “Nên có nhiều chương trình ưu đãi hơn  
cho sinh viên”, “Nên mở rộng thêm nhiều lợi ích hơn”.
Có thể lý giải dễ  hiểu cho lựa chọn và mong muốn này là do những chương trình 
ưu đãi luôn hấp dẫn và tạo điều kiện cho khách hàng nói chung cũng như cho sinh viên 
nói riêng. Đây cũng là yếu tố  giúp người dùng thẻ  đưa ra quyết định dùng hay không 
hoặc lựa chon tin dùng ở một ngân hàng nào đó.


22

8.3.3. Thương hiệu và dịch vụ Ngân hàng phát hành thẻ
Không 
quan trọng

Dịch vụ ngân hàng

9

Quan 
trọng

87

Rất quan 

trọng

54


23

Thương hiệu của Ngân hàng phát 
hành thẻ

23

78

49

Bảng 1.3.2
Từ  bảng số  liệu trên, ta có thể  nhận thấy đây là hai yếu tố  tuy không đứng đầu  
trong số tất cả các yếu tố đưa ra nhưng cũng được xếp vào hàng quan trọng. Trong đó,  
yếu tố dịch vụ ngân hàng được cho là quan trọng hơn thương hiệu, điều đó có thể suy 
ra rằng bên cạnh một thương hiệu uy tín thì chất lượng dịch vụ luôn được đòi hỏi cao  
hơn từng ngày do mạng lưới các ngân hàng ngày nay đang dần được mở  rộng và đa  
dạng hóa hơn. Chất lượng dịch vụ tốt củng chính là điều khách hàng quan tâm và đó 
củng là lý do để  họ  đưa ra quyết định nên sử  dụng sản phẩm thẻ của ngân hàng nào  
tốt nhất cho cá nhân họ.
Ngoài ra, sinh viên còn đưa ra mong muốn rằng “Cần mở  rộng mạng lưới hơn.”  
“Nên có nhiều ngân hàng cung cấp loại thẻ này hơn.” Điều này đồng nghĩa với việc  
sinh viên muốn có nhiều sự lựa chọn hơn trong tương lai và tính cạnh tranh trong lĩnh  
vực này cũng đồng thời được đẩy mạnh. Hơn thế nữa, việc nhu cầu của sinh viên về 
sản phẩm thẻ tín dụng tăng sẽ thúc đẩy các ngân hàng mạnh hơn trong việc mở rộng  

dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng cho khách hàng là sinh viên, đồng thời góp phần đa dạng 


24

hóa được các loại sản phẩm thẻ  đáp  ứng nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên hiện 
nay.  
8.3.4. Thương hiệu thẻ (Visa, Master Card, American Express).
Đây cũng được cho là yếu tố quan trọng (với 78 sự lựa chọn) nhưng cũng là yếu tố 
được chọn cao nhất trong nhóm “không quan trọng” (35 lựa chọn). Từ đó, có thể thấy  
yếu tố này có sự khác nhau tùy vào mỗi cá nhân và nhu cầu sử dụng. Mặt khác, thương 
hiệu thẻ vẫn còn là khái niệm khá lạ lẫm trong phần lớn sinh viên. 
9. Các ý kiến của sinh viên về thẻ tín dụng sinh viên
Bên cạnh các vấn đề chung nhất, nhóm còn đưa ra những ý kiến đi sâu vào việc cải 
thiện thẻ  tín dụng sinh viên hiện nay và mở  rộng thêm một số  vấn đề  để  khảo sát 
mong muốn sinh viên.
9.1.

Hạn mức tín dụng

Qua tìm hiểu, thì hạn mức thẻ tín dụng sinh viên hiện nay dao động trong khoản từ 
3­6 triệu đồng. Với mong muốn biết được mức này liệu có phù hợp cho các bạn sinh 
viên hiện nay không, nhóm đã đặt vấn đề “Nhìn chung, hạn mức tín dụng khi mở thẻ 
của sinh viên dao động từ 3­6 triệu. Bạn nghĩ hạn mức này có đủ và phù hợp với nhu 
cầu của sinh viên không?”. Sau khi thống kê và xử lí số liệu khảo sát, có được biểu đồ 
sau:

Chiếm tỷ  lệ  cao nhất với 49% các sinh viên cho rằng đây là hạn mức “tạm đủ”,  
33% cho rằng “rất phù hợp” và 7% đánh giá là “cao hơn so với nhu cầu”. Phần còn lại  
là 11% cho rằng hạn mức “thấp hơn mong đợi”. Vậy có thể  hiểu là 89% sinh viên đã  

hài lòng với hạn mức hiện tại và một số vẫn mong muốn được đáp ứng cao hơn.


25

Để  mở  rộng vấn đề  này, nhóm đưa ra một số  ý kiến nhận được từ  phản hồi của  
sinh viên như sau: “Nên nâng cao hạn mức cho sinh viên (biết quản lý tài chính), giúp  
sinh viên có vốn trước mắt cho những dự  án nhỏ”  hay  “Nên xác định hạn mức cho  
phép dựa trên thu nhập thực tế của các bạn sinh viên để tránh các bạn dùng nhiều tạo  
nên gánh nặng tài chính khiến các bạn phải bỏ bê việc học mà đi làm trả nợ”.
9.2.

Điều kiện mở thẻ

Vấn đề tiếp theo được đưa ra để thực hiện khảo sát là “ Đánh giá mức độ phù hợp  
của các điều kiện đủ để có thể mở thẻ tín dụng sinh viên hiện nay”, ta có biểu đồ sau:

Ta dễ  dàng nhận thấy yếu tố  đầu tiên “Là sinh viên năm 3 của trường Đại học” 
được cho là phù hợp nhiều nhất. Điều kiện “Sở hữu ít nhất 1 xe máy” được lựa chọn  
“không phù hợp” nhiều hơn, ngược lại với điều kiện này là “ Phải có điểm học tập từ 
7.0 trở lên” được đồng tình nhiều hơn. Tuy nhiên, hai điều kiện vừa rồi có chung  một 
điểm là tỷ  lệ chọn “Phù hợp” và “ Không phù hợp” khá đều, không có sự  chênh lệch  
quá lớn. Đối với điều kiện cuối “Thu nhập 4,5 triệu đồng mỗi tháng từ việc làm thêm”  
được cho là không phù hợp nhất trong 4 điều kiện đưa ra.
Các ý kiến sinh viên xoay quanh vấn đề  này cũng được đưa ra rất nhiều:   “Nên 
giảm mức thu nhập của sinh viên vì đôi khi thu nhập của sinh viên không tới mức 4,5  
triệu mỗi tháng vì họ  còn chi tiêu sinh hoạt học tập nữa”, “Điều kiện quá cao sinh  
viên không đáp ứng được để mở thẻ”, “Mong muốn được mở thẻ  đối với những sinh  
viên năm 1 hoặc 2 nếu đủ điều kiện đưa ra”...
9.3.


Thủ tục mở thẻ

Đây cũng là yếu tố then chốt trong việc quyết định mở thẻ tín dụng của sinh viên,  
bởi nếu quá phức tạp thì sẽ không thuận lợi và không thu hút được người dùng. Vì lẽ 


×