Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.08 KB, 6 trang )

VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH
DƯƠNG NĂM 2016
Võ Nguyên Diễm Thy1, Bùi Minh Hiền2, Trần Văn Hưởng3

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Trẻ em bị suy dinh dưỡng
mà không can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả lâu dài ảnh hưởng
đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể
nhẹ cân, thấp còi, gầy còm) trẻ em dưới 5 tuổi và tìm hiểu các
yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5
tuổi tại thị xã Thuận An.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được
tiến hành trên 965 trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã Thuận An tỉnh
Bình Dương từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016.
Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi,


thể gầy còm của trẻ em dưới 5 tuổi của thị xã Thuận An lần
lượt là: 4,46%; 8.50% và 4.25%. Suy dinh dưỡng mức độ
nhẹ chủ yếu gặp ở cả 3 thể. Nhóm tuổi có tỷ lệ suy dinh
dưỡng gầy còm cao là nhóm dưới 12 tháng tuổi (9.03%). Các
bà mẹ là dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp dưới cấp 1,
kinh tế gia đình nghèo, có hộ khẩu tạm trú trên địa bàn, tăng
cân ít trong thời kỳ mang thai, cân nặng trẻ sơ sinh thấp dưới
2500g, nhóm tuổi < 12 tháng, bú sữa mẹ không hoàn toàn,
ăn dặm không đúng là những yếu tố liên quan đến tình trạng
dinh dưỡng của trẻ.
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, dinh dưỡng, trẻ em, Bình Dương.
ABSTRACT
THE PREVALENCE AND FACTORS ASSOCIATED
TO MALNUTRITION OF CHILDREN AMONG
UNDER FIVE YEAR-OLDS IN THUAN AN TOWN,
BINH DUONG PROVINCE
Background: Malnutrition is one of the leading causes
of death in children. There will be serious consequences with
the affecting malnourished children’s physical, intellectual
and spiritual development if they do not be in management
intervention for a long time.

Objectives: To determine the rate and the risk factors
associated to malnutrition among under five year-olds in
Thuan An Town, Binh Duong Province.
Method: A cross-sectional descriptive study was carried
out on 965 under 5 years children in Thuan An Town, Binh
Duong Province from July January 2016 to September 2016.
Results: The rate of malnutrition of children among
under five year-olds of underweight was 4.46%, stunting was

8.05% and wasting was 4.25%. Mild-to-moderate malnutrition
was most prevalent in all three types of malnutrition.
Prevalence of acute malnutrition (Wasting) in children aged
less than 12 months was 9.03%. There were some statistically
significant relationships between the rate of nutritional status
among under 5 years children and ethnic group of parents,
level of education of parents, socioeconomic status, area of
residence, weight gain during pregnancy, low birth weight
(<2.500 g), age group under 12 months, breastfeeding status
and weaning, p<0.05.
Keywords: Malnutrition, nutrition, children, Binh Duong
Province.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng luôn được quan tâm hàng đầu ở tất cả các
nước trên thế giới. Chế độ dinh dưỡng quyết định sự phát
triển giống nòi của cả dân tộc. Trẻ em là đối tượng chính chịu
nhiều ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và rất dễ bị suy dinh
dưỡng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng mà không can thiệp kịp
thời sẽ để lại hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ.Theo ước tính của Tổ chức
Y tế thế giới, có khoảng 150 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng,
trong đó 70% là trẻ em châu Á. Cùng với bệnh tiêu chảy,
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, suy dinh dưỡng là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
Ở nước ta, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi đã triển khai nhiều năm qua, đã đạt được những

1. Trung tâm Chăm sóc SKSS Bình Dương
2. Sở Y tế Bình Dương
3. Bệnh viện đa khoa Nam Anh

Ngày nhận bài: 01/02/2017

20

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 10/02/2017

Ngày duyệt đăng: 15/02/2017


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

kết quả đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đã
giảm liên tục và bền vững. Năm 1985 tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em (thể nhẹ cân) toàn quốc là 51.5% và đến năm 2015 là
14.1%. Thiếu ăn không phải là nguyên nhân chủ yếu gây suy
dinh dưỡng, mà còn nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của trẻ, các yếu tố này khác nhau ở mỗi địa phương.
Thuận An là một thị xã của tỉnh Bình Dương, có nhiều
khu công nghiệp đóng trên địa bàn, thu hút lượng lớn công
nhân từ nhiều vùng miền khác nhau đến sinh sống và làm
việc. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi tại
thị xã Thuận An cao nhất trong tỉnh theo số liệu báo cáo cân
đo của cộng tác viên(5).Tình trạng thiếu ăn, thiếu hiểu biết
về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng của các phụ nữ có thai
và bà mẹ con dưới 5 tuổi vẫn còn phổ biến ở những địa bàn

có khu công nghiệp. Vì vậy, có nhiều yếu tố không thuận lợi
trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, điều đó làm
trở ngại trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng tại địa phương. Hàng năm, Viện Dinh dưỡng tổ chức
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của cả tỉnh,
nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá tình trạng
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của từng huyện thị. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu để xác định tỷ lệ suy dinh
dưỡng của thị xã Thuận An mong muốn tìm được giải pháp
can thiệp hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em,
cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em của tỉnh nhà.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại thị
xã Thuận An của tỉnh Bình Dương năm 2016.
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại thị xã Thuận An.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ có con dưới 5 tuổi của
thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.
Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7 đến
tháng 9 năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả.
Cỡ mẫu tính theo công thức: n = Z²p(1 –p)/ d²
Trong đó:

n
là số trẻ dưới 5 tuổi


Z
= 1.96 ở ngưỡng xác suất 95%

p
= là tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh
Bình Dương năm 2015

d
: Sai số mong muốn
Cỡ mẫu xác định tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi
(p = 0.218[2]), chọn d= 0,04. n= 410.

Cỡ mẫu xác định tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (p
= 0.089%[2]), chọn d= 0.022.n= 644.
Cỡ mẫu xác định tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm
(p = 0.076[2]), chọn d= 0.02. n= 674.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu n = 674.
Vì chọn mẫu cụm theo tỷ lệ dân số (PPS) nên nhân hệ số
thiết kế là 1,5.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn tổng số trẻ nghiên
cứu là 1000.
Phương pháp chọn mẫu:
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu cụm theo tỷ
lệ dân số (PPS). Tổng cộng có 30 cụm sẽ được chọn.
Bước 1: Chọn 30 cụm khu phố.
- Lập danh sách toàn bộ số khu phố của 10 phường trong
toàn thị xã Thuận An[3], đánh số từ 1 đến 56. Thống kê tổng
số dân của từng khu phố và thực hiện cộng dồn; Chọn 30 cụm
khu phố trong tổng số 56 khu phố của toàn thị xã để điều tra.
- Tính khoảng cách mẫu: 477.842/30 = 15.928

- Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên. Số ngẫu nhiên được chọn
bằng cách lấy từ bảng số ngẫu nhiên. Số ngẫu nhiên chọn ra
phải nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách mẫu.
- Số ngẫu nhiên thứ 2 bằng số ngẫu nhiên đầu tiên cộng
với khoảng cách mẫu, tương ứng chọn cho đến khi được 30
số ngẫu nhiên.
- Xác định khu phố thứ 1: chọn số ngẫu nhiên thuộc khu
phố nào thì chọn khu phố đó.
- Xác định khu phố thứ 2: chọn số ngẫu nhiên + khoảng
cách mẫu= khu phố 2. Cứ như vậy ta chọn đủ 30 khu phố.
- Số trẻ dưới 5 tuổi cần điều tra đại diện cho thị xã Thuận
An là 1000. Như vậy số trẻ phải chọn tối thiểu trong mỗi khu
phố là: 1000/30=34 trẻ.
Bước 2: Chọn hộ gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi để điều tra
Dựa vào danh sách các hộ trong khu phố, chọn ngẫu
nhiên 1 hộ. Sau đó tiến hành cân đo số trẻ xung quanh hộ đó
cho đến khi đủ 34 trẻ dưới 5 tuổi thì ngưng.
Phương pháp thu thập số liệu:
Phỏng vấn dựa vào phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu
thập các thông tin về các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em; thu thập số liệu để đánh giá tỷ lệ suy dinh
dưỡng gồm các chỉ số: tháng tuổi, cân nặng, chiều cao. Các
kỹ thuật cân nặng và đo chiều cao theo hướng dẫn của Viện
Dinh dưỡng quốc gia. Tháng tuổi của trẻ được tính toán tự
động từ phần mềm WHO Anthro - 2005.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Sử dụng phần
mềm WHO Anthro- 2005. Có 3 thể suy dinh dưỡng: SDD thể
nhẹ cân (cân nặng/tuổi <-2SD); SDD thể thấp còi (chiều cao/
tuổi <-2SD); SDD thể gầy còm (cân nặng /chiều cao <-2SD)
Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được xử lý dữ kiện

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

21


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
thô, mã hóa trước khi nhập số liệu. Đánh giá tình trạng dinh
dưỡng bằng phần mềm WHO Anthro - 2005. Sử dụng phần
mềm Stata 12.0 để xử lý và phân tích số liệu. Sử dụng chi
bình phương để kiểm định mối tương quan giữa 2 tỷ lệ, các
mức xác suất được xác định là p<0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Tỷ lệ hiện mắc suy dinh dưỡng theo thể (n=965)
Thể suy dinh dưỡng
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi
SDD thể gầy còm


Tần số
43
82
41

Tỷ lệ (%)
4.46
8.50
4.25

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao
nhất trong các thể.
Bảng 2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo mức độ
Mức độ SDD

Độ I

Độ II

Độ III

SDD nhẹ cân (%)

3.63

0.62

0.21


SDD thấp còi (%)

6.53

1.45

0.52

SDD gầy còm (%)

3.94

0.10

0.21

Suy dinh dưỡng cả 3 thể chủ yếu là độ I.

Bảng 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi
Tình trạng DD
< 12
12 - < 24
24 - < 36
36 - < 48
48 - < 60

(n=144)
(n=268)
(n=201)
(n=202)

(n=150)

SDD thể nhẹ cân
Tần số
%
8
5,56
9
3,36
5
2,49
11
5,45
10
6,67

Tỷ lệ suy dinh thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi
tăng dần theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất là 48- 60

SDD thể thấp còi
Tần số
%
7
4.86
22
8.21
19
9.45
20

9.90
14
9,33

SDD thể gầy còm
Tần số
%
13
9.03
11
4.10
6
2,99
7
3.47
4
2.67

tháng tuổi (6.67%); tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất ở nhóm
36 - 48 tháng tuổi (9.9%); tỷ lệ SDD thể gầy còm cao nhất ở
nhóm dưới 12 tháng tuổi (9.03%).

Bảng 4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới tính
Tình trạng DD
Nữ (521)
Nam (444)

SDD thể nhẹ cân
Tần số
%

24
4,28
19
4,61

Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05

SDD thể thấp còi
Tần số
%
34
6,53
10,81*
48

SDD thể gầy còm
Tần số
%
23
4,41
18
4,05

Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể gầy còm không có sự khác
biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ.

Bảng 5. Liên quan giữa các yếu tố khảo sát với tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Các yếu tố
Tuổi mẹ

≥35
18-<35
Học vấn của mẹ
Dưới cấp 1
>Cấp 1

22

SDD thể nhẹ cân
Tần số
%

SDD thể thấp còi
Tần số
%

SDD thể gầy còm
Tần số
%

11
32

6,63
4,01

20
62

12,05

7,76

6
35

3,61
4,38

10
33

7,14
4,00

19
63

13,57*
7,64

7
34

5,00
4,12

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn



2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Nghề nghiệp mẹ
Công nhân
Khác
Dân tộc
Kinh
Khác
Nơi cư ngụ
Tạm trú
Thường trú
Kinh tế gia đình
Nghèo
Khá, đủ ăn
Số con trong gia đình
≤2 con
>2 con
Tăng cân khi mang thai
>12kg
<12kg
Cân nặng lúc sinh
≥ 2500g
<2500g
Bú mẹ sớm trong 1
giờ đầu sau sanh
Bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu
Thời điểm cai sữa

<12 tháng
Sau 12 tháng
Thời điểm bắt
đầu ăn dặm
<6 tháng
>6tháng
Chế biến bữa ăn dặm
Đúng
Sai

28
15

4,98
3,72

49
33

8,72
8,19

26
15

4,63
3,72

39
4


4,32
6,45

78
4

8,64
6,45

35
6

3,88*
9,68

30
13

4,90
3,68

46
36

7,52
10,20

35
6


5,72*
1,70

3
40

6,25
4,36

11
71

22,92*
7,74

4
37

8,33
4,03

41
2

4,63
2,50

71
11


8,02
13,75

38
3

4,29
3,75

8
35

2,84
5,12

16
66

5,67
9,66*

7
34

2,48
4,98

36
7


4,1
8,05

68
14

7,74
16,09*

36
5

4,1
5,75

12

3,32

25

6,93

14

3,88

12


5,41

22

9,91

16

7,21

14
29

3,10
5,65

35
47

7,74
9,16

17
24

3,76
4,68

21
22


3,83
5,28

38
44

6,93*
10,55

19
22

3,47
5,28

11
32

3,86
4,71

30
52

10,53
7,65

11
30


3,86
4,41

Từ bảng 5 cho thấy, các yếu tố liên quan đến tình trạng
dinh dưỡng thấp còi của trẻ gồm: các bà mẹ có trình độ học
vấn thấp dưới cấp 1, kinh tế gia đình nghèo, tăng cân ít trong
thời kỳ mang thai, cân nặng trẻ sơ sinh thấp dưới 2500g, thời
điểm bắt đầu ăn dặm sớm, giới tính của trẻ.
Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng gầy còm
của trẻ gồm các bà mẹ là dân tộc thiểu số, có hộ khẩu tạm trú
trên địa bàn, trẻ < 12 tháng tuổi.

IV. BÀN LUẬN
1. Tỷ lệ hiện mắc suy dinh dưỡng
- Đối với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Cân nặng đánh giá
tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm cân. Trẻ thiếu cân
là trẻ bị SDD. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SDD
thể nhẹ cân là 4,46%. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân độ 1, độ 2 và độ
3 lần lượt là 3,63%; 0,62% và 0,21%. SDD mức độ 1 là chủ
yếu.Theo phân loại của WHO[1], thì thị xã Thuận An có tỷ

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

23


VIỆN


S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
lệ SDD thể nhẹ cân ở mức thấp.Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân (4,46%) trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của tỉnh Bình Dương (8,5%)
và của toàn quốc năm 2015(14,1%). Chương trình phòng
chống SDD trẻ em đã tác động hiệu quả ở thị xã Thuận An.
- Đối với suy dinh dưỡng thể thấp còi: Chiều cao theo tuổi
là thước đo phản ánh tình trạng SDD mạn tính hay tình trạng
thiếu protein kéo dài. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đi
đến kết luận là thấp còi là chỉ tiêu đánh giá dinh dưỡng kém
trong trong giai đoạn bào thai và giai đoạn 2 -5 năm đầu tiên
của cuộc đời. Tỷ lệ SDD thấp còi ngày càng được chú ý vì
ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi, tỷ lệ SDD thể thấp còi là 8,5%. Tỷ lệ SDD thấp còi độ
1, độ 2, độ 3 lần lượt là 6,53%; 1,45% và 0,52%. Tỷ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp còi (8,5%) trong nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn so với tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của tỉnh
Bình Dương (21,4%) và của toàn quốc năm 2015(24,6%).
Điều này cho thấy, tỷ lệ SDD thể thấp còi của thị xã Thuận
An đã cải thiện rõ rệt sau 3 năm thực hiện mô hình điểm can

thiệp nhằm giảm SDD thể thấp còi. SDD thể thấp còi trẻ em
dưới 5 tuổi không còn là vấn đề dinh dưỡng ưu tiên để giải
quyết trong thời gian tới.
- Đối với suy dinh dưỡng thể gầy còm: Thể hiện tình trạng
thiếu ăn gần đây, mang tính cấp tính. Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi SDD cấp tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 4,25%,
cao hơn so với mức chung của tỉnh (3,6%) và thấp hơn mức
chung của toàn quốc năm 2015(7,8%). SDD thể gầy còm
phản ánh tức thì hậu quả tình trạng không tăng cân hoặc sụt
cân của trẻ. Điều này cho thấy tính bền vững trong việc cải
thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại địa bàn chưa cao.
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ SDD gầy còm cao nhất ở nhóm
tuổi < 12 tháng là 9.03%, cần phải có những giải pháp can
thiệp kịp thời cho nhóm trẻ < 12 tháng tuổi.
2. Các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng
- Suy dinh dưỡng theo giới tính:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự
khác biệt về tỷ lệ SDD nhẹ cân và gầy còm ở trẻ nam và trẻ
nữ và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đinh Đạo
tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam[7], Bùi Minh Thư tại
huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn[8]. Tỷ lệ SDD thể thấp còi
ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
p <0,05.
- Tuổi và SDD:
Từ bảng 3 cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất ở
nhóm 48- 60 tháng tuổi (6,67%).Có thể có nhiều lý do, nhưng
ở tuổi này trẻ em ít được chăm sóc hơn, bà mẹ quan niệm là
con đã lớn nên chế độ ăn như người lớn, dẫn đến chế độ ăn
không hợp lý và tỷ lệ bệnh nhiễm trùng tăng cao do vậy làm


24

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

tăng tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ này.
Diễn biến của tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ tăng nhanh từ năm
1 tuổi (4,17%) sang năm 2 tuổi (8,21%) và tăng dần lên đến
năm 5 tuổi (10,0%). Năm thứ 2 và năm thứ ba là giai đoạn
khó khăn trong cuộc đời của một đứa trẻ vì trẻ dần thôi bú
mẹ, phải bắt đầu tập ăn các thức ăn như người lớn và trẻ
hay mắc bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa... nên suy dinh
dưỡng tăng nhanh ở nhóm trẻ này.
Tỷ lệ SDD thể gầy còm cao nhất ở nhóm dưới 12 tháng
tuổi (9.03%). Đây là thể SDD cấp tính xảy ra ở nhóm trẻ
dưới 12 tháng tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ cai
sữa sớm trước 12 tháng chiếm tỷ lệ 46,84%, tỷ lệ trẻ ăn dặm
sớm trước 6 tháng 56,79% và cho trẻ ăn dặm bằng thức ăn
công nghiệp chế biến sẵn như bột, cháo gói, cháo chế biến
sẵn… Vì vậy, trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em cần phải chú trọng đối tượng trẻ dưới 12 tháng, tăng
cường truyền thông giáo dục dinh dưỡng để mọi trẻ cần được
bú sữa mẹ hoàn toàn và bú mẹ kéo dài đến 18 -24 tháng;
hướng dẫn cho các bà mẹ thực hành dinh dưỡng đúng và hợp
lý là giải pháp cần thiết.
- Trong nghiên cứu này, các yếu tố làm ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng như: các bà mẹ là dân tộc thiểu số, dân
nhập cư, có trình độ học vấn thấp dưới cấp 1, hộ nghèo, tăng
cân ít trong thời kỳ mang thai, cân nặng trẻ sơ sinh thấp
< 2500g, nhóm tuổi < 12 tháng, bú sữa mẹ không hoàn toàn,

ăn dặm không đúng. Các yếu tố này thực chất là những yếu
tố nguy cơ SDD đã được WHO nêu ra. Vì vậy, chương trình
phòng chống SDD thị xã Thuận An cần phải có sự phối hợp
các ban ngành đoàn thể tại địa phương đưa ra các giải pháp
can thiệp các yếu tố nguy cơ và có chiến lược dự phòng ngay
trong thời kỳ bào thai và 2 năm đầu của cuộc đời và phục hồi
dinh dưỡng cho nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính.
KẾT LUẬN:
1. Tỷ lệ hiện mắc suy dinh dưỡng
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trẻ em < 5 tuổi của
thị xã Thuận An: 4,46%, trong đó 3,63% độ I; 0,62% độ II;
0,21% độ III.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 8.50%
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 4.25%.
2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của
trẻ:
Các bà mẹ là dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp
dưới cấp 1, kinh tế gia đình nghèo, có hộ khẩu tạm trú trên
địa bàn, tăng cân ít trong thời kỳ mang thai, cân nặng trẻ
sơ sinh thấp dưới 2500g, nhóm tuổi < 12 tháng, bú sữa mẹ
không hoàn toàn, ăn dặm không đúng là những yếu tố liên
quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Chưa thấy liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ
với các yếu tố tuổi mẹ, nghề nghiệp của mẹ, số son trong gia

đình, cho bú sớm 1 giờ đầu sau sanh, việc bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu, thời điểm cai sữa, chế biến bữa ăn dặm.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu, nhận thấy:
1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của huyện
Thuận An thể nhẹ cân và thể gầy còm đang ở mức < 5%, đây
không phải còn là vấn đề dinh dưỡng cần ưu tiên giải quyết
trong thời gian tới.
2. Kiến thức dinh dưỡng và thực hành chăm sóc sức khoẻ
cho trẻ < 2 tuổi chưa đạt: nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm
hợp lý….

3. Khó khăn trong quản lý đối tượng dân nhập cư trên địa
bàn khu công nghiệp với trình độ học vấn thấp, dân tộc thiểu
số, dẫn đến công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại
cộng đồng không được thuận lợi.
Vì vậy, Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em của
thị xã Thuận An triển khai các hoạt động phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi ưu tiên đẩy mạnh công tác
truyền thông giáo dục dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng
tại cộng đồng, chăm sóc tốt trong thời kỳ mang thai và 2 năm
đầu đời của trẻ, chú trọng các bà mẹ là dân tạm trú, dân tộc
thiểu số, hộ nghèo trên địa bàn và cần có giải pháp hổ trợ
phục hồi dinh dưỡng cho các trẻ suy dinh dưỡng cấp tính
nhất là nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổng cục Thống kê (2011), kết quả điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm
2010, Hội nghị dinh dưỡng toàn quốc năm 2011.
2. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng ( 2015), tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 1999-2015, dự án cải thiện tình trạnh dinh

dưỡng trẻ em.
3. Báo cáo quản lý dân số của khoa Dân số - thuộc Trung tâm Y tế thị xã Thuận An năm 2016.
4. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (1998), hướng dẫn đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, nhà xuất
bản Y học Hà Nội, trang 13-16, 59-72.
5. Báo cáo tổng kết dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2015 tỉnh Bình Dương.
6. Nguyễn Cảnh Phú (2011), đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi vùng ven biển tỉnh Nghệ An, Tạp chí Y học
Thực hành, số 6/2013, tr.96
7. Đinh Đạo (2009), nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng trẻ em huyện Trà My tỉnh Quảng Nam, luận án chuyên khoa II,
trường Đại học Y Dược Huế.
8. Bùi Minh Thư (2011), thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Cao Lộc – tỉnh Lạng Sơn, trường Đại
học Y Dược – ĐH Thái Nguyên.
9. UNICEF (1998), the state of the worlds children 1998, Pulicshed for UNICEF by Oxford University press, pp.11, 24.

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

25



×