1
B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y DC
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh quai bị ở trẻ em
và các yếu tố liên quan tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
năm 2013-2015
LUN VN THC S Y HC
HU -2016
T VN
2
Quai bị (tiếng Anh: Mumps) là một bệnh toàn thân do vi-rút gây ra, biểu
hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến
mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu
chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Thời kỳ lây truyền mạnh nhất
là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu
chứng này. Bệnh lây trực tiếp bằng đường hô hấp, tiếp xúc khi gần bệnh nhân
nói, ho hoặc hắt hơi hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt
những người sống trong các tập thể như trường mẫu giáo, trường học nhất là các
trường nội trú, bán trú, trại tập trung, trại lính, trại trẻ mồ côi. Kết quả nghiên
cứu của Tạ Văn Trầm tại Tiền Giang cho thấy rằng, mắc quai bị ở tuổi 11 - 15
chiếm 91%,[ traam]. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng
viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến
vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Theo nghiên cứu của Tạ Văn
Trầm tại Tiền Giang trong số các trường hợp có viêm tinh hoàn thì viêm tinh
hoàn 1 bên chiếm 78,8%, viêm 2 bên tinh hoàn là 21,2% [15]. Nhiễm vi-rút
quai bị trong quý 1 của thai kỳ có thể làm tăng khả năng sẩy thai tự nhiên. [ ].
Là một bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa đông - xuân, tuy nhiên ngày
nay biểu hiện theo mùa không còn rõ ràng nữa, nghĩa là bệnh có thể xảy ra
quanh năm. [1],[10]. Hàng năm, dịch quai bị vẫn xảy ra trên toàn thế giới không
chỉ ở những quốc gia chưa có vắc-xin bao phủ mà thậm chí ở cả những quốc gia
vắc-xin quai bị đã được đưa vào chương trình tiêm chủng thường xuyên từ rất
lâu. Tại Bhutan năm 1999 có đến 25.554 trường hợp mắc quai bị, tại Việt Nam
năm 1999 có 18.008 trường hợp, tại Trung Quốc năm 2004 có 226.619 trường
hợp. Tại Anh với 2 vụ dịch lớn xảy ra trong 2 năm liên tiếp 2004-2005 với tổng
số 56.000 trường hợp mắc quai bị được báo cáo. Điều này được giải thích là do
không có vắc-xin quai bị, hoặc vắc-xin quai bị mới được đưa vào tiêm chủng
gần đây, hoặc đã được đưa vào từ lâu nhưng độ bao phủ thấp hoặc miễn dịch
3
bảo vệ giảm theo thời gian và không bảo vệ được quần thể khỏi nhiễm vi-rút
quai bị [14]. Tại Việt nam, vắc-xin ngừa quai bị chưa được đưa vào trong
chương trình tiêm chủng mở rộng nên bệnh còn lưu hành khá cao, thường gây
nên những vụ dịch nhỏ. Hiện nay, quai bị là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc
cao, xếp hàng 7 trong số 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch được quản lý tại Việt
Nam [ ], tỷ lệ mắc trung bình trong 10 năm (1991-2000) là 20,6/100.00 dân và
tỷ lệ này cũng khác nhau giữa các miền, trong đó miền Bắc có tỷ lệ mắc cao
nhất là 32,5/100.000 dân[13]. Tử vong do quai bị rất thấp, ước tính khoảng 1,6
đến 3,8 trên 10.000 trường hợp nhiễm bệnh.[ ]. Tuy nhiên, số lượng mắc bệnh,
thời gian điều trị, các tổn thương khác do bệnh đã và đang trở thành vấn đề sức
khỏe, vấn đề kinh tế xã hội đáng được quan tâm. Bệnh đã có vắc-xin tiêm
phòng, tuy nhiên người dân chưa chú trọng trong việc chủ động tiêm vắc-xin
phòng bệnh. Hiện nay có rất ít các nghiên cứu đề tài này, do đó nghiên cứu này
được tiến hành nhằm để hiểu thêm về đặc điểm dịch tễ học của bệnh và có giải
pháp tăng cường truyền thông, góp phần quan trọng trong hoạch định các chiến
lược về kiểm soát dịch bệnh và tiêm phòng vắc-xin quai bị trong tương lai nhằm
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là đối tượng trẻ em,
nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học
bệnh quai bị ở trẻ em và các yếu tố liên quan tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng
Trị năm 2013-2015”. Nhằm đạt được 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh quai bị tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị
năm 2013-2015
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến bệnh quai bị tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử bệnh quai bị
4
Vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, Hippocrates đã mô tả lần đầu tiên
về bệnh quai bị với các triệu chứng: sưng mặt, cổ, họng và đôi khi sưng tinh
hoàn ở nam giới.
Dịch bệnh quai bị khá phổ biến vào thế kỷ thứ 18 và thế kỷ thứ 19. Nó
xảy ra khắp nơi: doanh trại quân đội, nhà tù, trường học nội trú và trên các tàu đi
biển. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội Pháp đã bị tấn công bởi bệnh
quai bị.
Năm 1700, Haminton miêu tả về trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị.
Năm 1934 Johnson và Goodpasture đã tìm thấy vi-rút quai bị trong tuyến
nước bọt bệnh nhân.
Năm 1950 Ender và cộng sự chế thành công vắc-xin chết.
Năm 1966 Buynak và Halleman đã chế thành công vắc-xin sống giảm độc
lực [21],[24]
Năm 1971, vắc-xin 3 trong 1 Sởi - quai bị - rubella (Measles- MumpsRubella -MMR) được phát minh, và đưa vào sử dụng năm 1977. Việc sử dụng
vắc-xin MMR đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh. Nhưng sau đó dịch lại xảy
ra rất cao ở những quần thể không được tiêm vắc-xin hoặc được tiêm không đủ
liều. Sau khi khuyến cáo cần tiêm MMR liều thứ 2 cho trẻ được thực hiện vào
năm 1989, thì số trường hợp mắc quai bị lại càng giảm nhanh hơn nữa. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, nhiều vụ dịch quai bị lại được nhiều nước báo
cáo. Năm 2006, vụ dịch quai bị lớn nhất đầu tiên trong hơn 20 năm đã xảy ra ở
Mỹ, bệnh nhân đầu tiên ở tiểu bang Iowa rồi lây sang các tiểu bang lân cận và
2500 trường hợp được ghi nhận trong vòng 4 tháng đầu năm 2006. Đến tháng
6/2006, lại có một ổ dịch khác xảy ra tại khu vực Boston.[18], [19] ,[23].
Năm 2008, tại Ireland, có 400 trường hợp quai bị được ghi nhận. Tại New
York, Từ 6/2009 đến 1/2010 có 1512 trường hợp quai bị đã được báo cáo,
trường hợp mắc bệnh đầu tiên là một cậu bé 11 tuổi trở về từ Anh, nơi mà
khoảng 7.400 trường hợp mắc bệnh quai bị đã được phòng xét nghiệm ghi nhận.
5
Tại Úc, lần đầu tiên trong hơn 20 năm đã xảy ra các ổ dịch lớn vào 4 tháng đầu
năm 2006. Ở Châu Âu từ 10/2007 đến 3/2008 có đến 14.729 trường hợp bệnh
quai bị được thông báo tại cộng hòa Moldova, còn lại Canada 400 trường hợp
được báo cáo từ miền Nam Alberta vào năm 2008.[20], [22]
Thống kê của Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
quai bị ở Việt Nam còn khá cao[4], [14].
Bảng 1.1 Tình hình bệnh quai bị ở Việt Nam 1996-2005
Số
Tỷ lệ
Năm
trường
mắc/100.00
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
hợp mắc
24.626
30.454
23.648
13.244
13.461
13.545
20.232
22.846
30.265
0 dân
32,80
40,38
30,78
17,35
17,34
17,37
25,35
28,28
36,89
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2005
44.485
53,33
2015
Năm
Số trường
hợp mắc
Tỷ lệ
mắc/100.000
dân
1.2. BỆNH QUAI BỊ
Bệnh quai bị (dân gian còn gọi là Chàm bàm) là bệnh nhiễm vi-rút toàn
thân, cấp tính. Đặc trưng bởi viêm tuyến mang tai một hoặc hai bên. Có thể kèm
theo viêm tuyến nước bọt khác, viêm màng não, viêm tụy, viêm cơ quan sinh
dục. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tác nhân gây bệnh quai bị là vi-rút quai bị Paramyxoviridae. Vi-rút quai bị
xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Trong suốt thời kỳ ủ bệnh, vi-rút phát
triển nhân lên trong biểu mô đường hô hấp trên và các mô bạch huyết vùng cổ.
Ở giai đoạn xâm nhập, vi-rút theo đường máu đến các cơ quan như màng não,
tuyến sinh dục, tụy, tuyến ức, gan, tim, thận, thần kinh trung ương và tuyến
6
nước bọt. Ở giai đoạn toàn phát, vi-rút được cố định ở các cơ quan tuyến ngoại
tiết và cơ quan thần kinh. Vi-rút được thải chủ yếu qua nước bọt, nhưng cũng
được thải qua nước tiểu trong những ngày đầu tiên của bệnh.[10]
Nguồn truyền nhiễm: Bao gồm người bệnh, người nhiễm trùng không triệu
chứng. Không có tình trạng người nhiễm vi-rút mạn tính. Loài người là nguồn
truyền nhiễm vi -rút quai bị duy nhất, ở cuối thời kỳ ủ bệnh và trong 4-5 ngày
sưng tuyến mang tai [14]
Trên thực tế, người bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất, không có người
khỏi và người lành mang vi-rút trong bệnh quai bị.[10]
Tác nhân
Vật chủ
Môi trường
Có khả năng và xác suất tác động phối hợp
Người ốm, mang mầm bệnh ổ
chứa động vật…
Giọt nước bọt, vật dùng,
nước, thức ăn, véc-tơ...
Quần thể có nguy cơ mắc, tình trạng sức
khỏe, dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh…
Hình 1: Dây chuyền dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm
7
Phương thức lây truyền: Vi-rút quai bị lây truyền qua giọt nước bọt của người
bệnh. Cách lây truyền bằng đồ chơi, bát đũa, quần áo cũng thấy nhưng rất hiếm
vì vi-rút không tồn tại được lâu ở ngoài cơ thể. Đó là nguyên nhân tại sao bệnh
thường lây khi có tiếp xúc ít nhiều với người bệnh (ở cùng gia đình, cùng nhà
trẻ).
Tính cảm thụ và miễn dịch: Bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi do được bảo vệ
bởi các kháng thể từ mẹ, thường gặp ở nhóm tuổi 10-19 tuổi, ít gặp ở người cao
tuổi.[10]
Theo Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trước nay bệnh chủ yếu xảy ra ở lứa
tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ nhưng điểm đáng chú ý từ đầu năm đến nay, đa
phần bệnh nhân quai bị là người lớn, trong đó tỷ lệ nam thanh niên bị quai bị
chiếm tới 70% và hầu hết nhập viện trong tình trạng nặng, đã có biến chứng
viêm não, viêm tụy cấp…[1].
1.2.6. Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng bệnh quai bị phản ảnh bệnh cảnh nhiễm trùng. Khoảng
1/3 trong số các trường hợp bệnh không xuất hiện triệu chứng, đây là những đối
tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh
quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến
mang tai nên ít khi bị quai bị lần hai.[ 10], [ 14 ].
Các nghiên cứu gây nhiễm nhân tạo và dịch tễ học đã cho thấy thời gian
ủ bệnh kể từ khi bắt đầu phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
khoảng 16-18 ngày.[13],[14 ]. Vi-rút quai bị có mặt trong nước bọt của người
bệnh vài ngày trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và tồn lưu
trong nước bọt khoảng 5 ngày. Vi-rút quai bị cũng có thể được phát hiện trong
nước tiểu của người bệnh vài tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện.
Bệnh khởi phát trung bình 24 - 36 giờ. Các dấu hiệu toàn thân mệt mỏi,
chán ăn, đau nhức mình mẩy, sốt nhẹ, viêm họng, đau tai kéo dài vài ngày trước
8
khi sưng tuyến mang tai. Triệu chứng phổ biến nhất trong bệnh quai bị là sưng
tuyến nước bọt, xảy ra khoảng 95% các trường hợp có triệu chứng. Thường đột
ngột sau thời kỳ khởi phát, tuyến mang tai sưng đạt tối đa sau 1 - 3 ngày và
giảm dần sau 7 - 10 ngày. Đầu tiên chỉ có sưng một bên, sau đó có thể sưng
tuyến bên kia. Có khoảng 90% các trường hợp viêm tuyến mang tai cả hai bên.
Tuyến mang tai sưng từ tai đến dưới hàm và lan ra tận gò má, mất rảnh trước và
sau tai. Vùng da trên tuyến không nóng và đỏ như trong viêm tuyến mang tai
nhiễm trùng, có tính đàn hồi và không để lại đấu ấn ngón tay. Bệnh nhân có cảm
giác đau tai, nhất là khi ăn hoặc uống các thức ăn có vị chua do nghẽn ống
Wharton hoặc Stenon. Khám họng thấy miệng các lỗ ống tuyến nước bọt có thể
trở nên đỏ, phù nề và có những điểm xuất huyết nhỏ. Bên cạnh tình trạng viêm
tuyến nước bọt thì viêm tuyến hàm dưới lan tỏa và tuyến dưới lưỡi cũng thường
xuất hiện. Viêm lan tỏa ở các tuyến này thường xảy ra tối đa trong vòng 48 giờ
và đây cũng là thời điểm triệu chứng đau nổi bật nhất [ 1]. Sốt ở mức độ vừa và
thường xuất hiện ngay khi khởi phát bệnh và giảm sau vài ngày. Sau khi tuyến
mang tai sưng to đạt đỉnh điểm, đau và sốt bắt đầu giảm dần. Tuyến trở về kích
thước bình thường trong vòng 1 tuần.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bệnh quai bị có liên quan đến nhiều cơ
quan và hệ thống các cơ quan như: tinh hoàn, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt,
buồng trứng, hệ thần kinh, gan, tuyến tụy, lách, tuyến giáp, thận, tai trong, mắt,
tuyến yên, tim, tuyến vú, phổi, tủy xương và các khớp nối [10], [14]. Các cơ
quan này có thể bị nhiễm vi-rút sau khi đã viêm tuyến mang tai, thường xảy ra
sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày, khoảng 2/3 bệnh nhân biểu hiện
viêm tinh hoàn trong tuần đầu tiên, 25% trường hợp vào tuần thứ 2 của viêm
tuyến mang tai, có khi xuất hiện trước cả viêm tuyến mang tai hoặc xuất hiện
đơn độc. Ở nam giới, sau khi nhiễm vi-rút quai bị, có khoảng ¼ các trường hợp
phát triển thành viêm tinh hoàn, biến chứng này thường gặp ở một bên nhiều
9
hơn và tỷ lệ mắc cao sau tuổi dậy thì [14]. Mô kẽ bị viêm nhiễm với nhiều mức
độ, biểu mô các ống dẫn tinh thoái hóa. Nếu tinh hoàn bị teo một nữa, nhiều ống
không dẫn được tinh trùng, người bệnh sẽ bị thiểu năng sinh dục, hoặc vô tinh
nặng hơn có thể vô sinh . Viêm tinh hoàn thường dẫn đến teo mào tinh hoàn.
Bệnh thường kéo dài 8-10 ngày. Khoảng 20% bệnh nhân có thể đau kéo dài trên
2 tuần. Sau nhiều tháng đến nhiều năm, teo tinh hoàn với nhiều mức độ khác
nhau đã được ghi nhận ở 50% bệnh nhân và có thể dẫn đến tình trạng giảm số
lượng tinh trùng và vô sinh. Khoảng 15% các trường hợp ở nữ giới có triệu
chứng sưng và đau vú. Cũng như viêm tinh hoàn ở nam giới, tỷ lệ viêm vú cao
gấp đôi ở nữ giới bị bệnh ở tuổi sau dậy thì. Ở nữ tổn thương phần phụ thường
gặp viêm thoái hóa biểu mô ống dẫn trứng, rất hiếm khi viêm, teo buồng trứng.
Triệu chứng gồm sốt, nôn mửa, đau bụng vùng hố chậu hay thượng vị, biến
chứng vô sinh ít gặp, có thể mãn kinh sớm. Ngoài ra các triệu chứng toàn thân
như đau mỏi cơ, chán ăn, khó chịu cũng thường xuất hiện và không đặc hiệu
như nhiễm các loại vi-rút nói chung [1], [ 10]. [ 14].
Viêm màng não xảy ra ở 10-35% trường hợp, viêm não ít xảy ra hơn, ở
1/6.000- 1/400 trường hợp quai bị. Khởi phát trung bình khoảng 4 ngày sau sưng
tuyến mang tai, có khi trước 1 tuần hoặc sau sưng tuyến mang tai 2 tuần, hoặc
xuất hiện đơn độc không kèm viêm tuyến mang tai. Các triệu chứng lâm sàng
giảm dần sau 3-10 ngày. Tuy nhiên những biến đổi bất thưởng của dịch não tủy
có thể kéo dài đến 1 tháng. Bệnh thường hồi phục hoàn toàn không để lại di
chứng. Các nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 50% trong số những người
viêm màng não do quai bị không có biểu hiện viêm tuyến nước bọt [ 14]. Có 2
biểu hiện viêm não là viêm não tiên phát do chính vi-rút tấn công vào các
neuron thường xảy ra cùng lúc với viêm tuyến mang tai và viêm não thứ phát
liên quan đến đáp ứng miễn dịch của ký chủ, thường xảy ra 1-2 tuần sau khởi
phát viêm tuyến mang tai. Các dấu hiệu thần kinh và sốt có thể giảm sau 1-2
10
tuần, nhưng có thể để lại di chứng vận động, tâm thần, động kinh hoặc co giật,
tử vong 1,4% trường hợp.
Nhồi máu phổi là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có
thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau
viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
Điếc thoáng qua chiếm 4,4% trường hợp quai bị, điếc vĩnh viễn 1 bên gặp
1/20.000 trường hợp, xuất hiện đột ngột hoặc từ từ thường kèm theo chóng mặt.
Các biểu hiện thần kinh khác hiếm gặp hơn, gồm liệt mặt, viêm dây thần
kinh số VIII, rối loạn thị giác, mù, thất điều thiểu não, viêm tủy cắt ngang, hội
chứng Guillain Barre, hẹp cống não, não úng thủy.
Viêm tụy có thể gặp viêm cả hệ thống nội và ngoại tiết, nếu tụy bị teo có
thể dẫn đến đái tháo đường. Có tỷ lệ 3% -7%, là một biểu hiện nặng của quai
bị. Xuất hiện vào ngày thứ 3 -7 sau sưng tuyến mang tai. Triệu chứng: gồm sốt
39-40 độ C, buồn nôn, nôn mửa, đau thượng bị, đau bụng nhiều, có khi tụt huyết
áp. Phần lớn trường hợp thường hồi phục hoàn toàn sau 1 tuần. Hiếm gặp biến
chứng sốc hoặc nang giả tụy thứ phát.
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy
thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc
thai chết lưu.
Các biểu hiện khác như: viêm cơ tim và màng ngoài tim, viêm tuyến giáp,
viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh
khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các vi-rút khác (Coxackie,
Influenza), do vi trùng (Staphylococcus aureus), do tắc ống dẫn tuyến nước bọt
vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số
trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như:
Phân lập vi-rút từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch
não tủy.[1],[14].
11
1.2.7. Cận lâm sàng
1.2.7. 1. Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường
- CRP: trong giới hạn bình thường (<10mg/l)
1.2.7.2. Các xét nghiệm để đánh giá và trong dõi trong trường hợp có biến
chứng:
- Đường huyết, điện giải đồ, X- Quang phổi, siêu âm tim.
- Khí máu khi có suy hô hấp.
- Dịch não tủy: chỉ định khi có biến chứng thần kinh.
1.2.7.3. Các xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh:
- Huyết thanh chẩn đoán.
- Phân lập vi rút.
- Kỹ thuật khuyếch đại chuỗi gen.
1.2.7. 4. Chẩn đoán
Dựa vào yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng
Ở tuyến y tế cơ sở: Chủ yếu dựa vào lâm sàng và dịch tễ.
* Lâm sàng:
+ Đặc trưng là sưng tuyến mang tai, có thể ở một bên hoặc cả 2 bên.
+ Tuyến mang tai sưng làm cho góc hàm không thể sờ nắn được, điều này
giúp phân biệt với bệnh hạch bạch huyết vùng cổ hay hàm dưới.
+ Sưng tuyến mang tai thường kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày.
+ Hai tuyến mang tai có thể cùng lúc sưng đau, nhưng cũng có thể chỉ một
trong hai tuyến. Trong trường hợp sưng một tuyến thì khi tuyến này xẹp xuống,
tuyến còn lại sẽ bắt đầu sưng lên.
* Dịch tễ: Tuổi, mùa và vùng lưu hành bệnh, nhiều trẻ mắc trong cùng 1
thời gian, có tiếp xúc bệnh nhân quai bị trước đó…
Ở tuyến tỉnh, trung ương: dựa vào lâm sàng và dịch tễ và xét nghiệm. Cần
xét nghiệm khi có những biến chứng như viêm màng não. Lúc đó người ta phân
12
lập vi rút từ nước bọt hay từ não tủy và xét nghiệm máu ở thời kỳ đầu của bệnh
và trong thời kỳ hồi phục để xác định sự tăng dần của kháng thể đặc hiệu.
1.2.8. Chẩn đoán phân biệt
1.2.8.1 Trường hợp có sưng tuyến mang tai, cần phân biệt với viêm tuyến
mang tai
Viêm tuyến mang tai do vi-rút coxackie, vi rút cúm và á cúm dựa vào nuôi
cấy và huyết thanh học. Viêm tuyến mang tai do vi khuẩn staphylococcus
aureus, vi khuẩn gram âm, liên cầu dựa vào tuyến mang tai sưng to, cứng chắc,
rất đau khi sờ vào. Da trên tuyến đỏ, có mủ chảy ra từ lỗ ống stenon và thường
gặp trên một số cơ địa như trẻ sinh non, người suy dinh dưỡng, bệnh nhân giai
đoạn hậu phẩu. Viêm hạch bạch huyết góc hàm, hay tắc ống dẫn tuyến do sỏi.
1.2.8. 2. Trường hợp viêm tinh hoàn
Cần phân biệt với viêm tinh hoàn do một số nguyên nhân hay gặp khác như
lậu, lao, Chlamydia, Brucellose…hoặc xoắn tinh hoàn.
1.2.9. Điều trị:
Chưa có điều trị đặc hiệu đối với vi-rút quai bị, chủ yếu là điều trị triệu
chứng. Tuy nhiên ở cộng đồng có các biện pháp điều trị bằng y học dân tộc
khác. Đối với viêm tuyến nước bọt thì thực hiện vệ sinh răng miệng, chế độ ăn
lỏng, giàu năng lượng, tránh thức ăn quá chua. Nằm nghỉ ngơi, đắp ấm tuyến
sưng, thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Đối với trường hợp có viêm tinh hoàn thì thực
hiện nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Chườm lạnh, mặc quần lót nâng đỡ bìu và
dùng thuốc giảm đau và chống viêm như aspirin, thuốc kháng viên non-steroid.
Đối với viêm tụy thì điều trị triệu chứng, cho nhịn ăn, bồi hoàn nước điện giải
qua đường tĩnh mạch. Đối với trường hợp có viêm não, màng não thì điều trị
triệu chứng. chú ý các dấu hiệu phù não và sinh hiệu của bệnh nhân.[1],[3], [8]
1.3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH QUAI BỊ
1.3.1. Đặc điểm dịch tễ học
13
Ngày nay, bệnh quai bị không còn bị giới hạn về địa lý ngoại trừ một số ít
những vùng dân cư xa xôi hẻo lánh hoặc ở những hòn đảo nhỏ. Tại những nơi
đô thị hiện đại ngày nay không được bao phủ bởi vắc-xin phòng bệnh, bệnh quai
bị xảy ra thành dịch. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương Thanh và CS tại một
số địa phương phía Bắc Việt Nam cho thấy tỷ lệ huyết thanh quai bị tính theo
địa dư sinh sống cũng khác nhau, tỷ lệ huyết thanh dương tính ở đồng bằng cao
hơn miền núi, ở các cộng đồng có mật độ dân cư cao, (đồng bằng), giao thông đi
lại thuận lợi có nguy cơ lây nhiễm vi-rút cao hơn các cộng đồng có mật độ dân
cư thấp, giao thông đi lại khó khăn (miền núi) [13]. Bệnh thường xảy ra trong
mùa lạnh như đối với các bệnh lây truyền qua giọt nước bọt, không nhận thấy
tính chu kỳ rõ rệt. Mùa cao điểm là mùa Đông-Xuân. Vùng khí hậu ôn đới, bệnh
xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Vùng khí hậu theo mùa, bệnh thường
xảy ra vào mùa đông và mùa xuân.[3]. [13]. Nghiên cứu của Lê Hồng Phong
năm 2009 tại 5 huyện trong điểm trên cả nước cho thấy bệnh xuất hiện quanh
năm, có sự khác nhau về các đỉnh của bệnh theo vùng miền, các tháng xuân hè
có tỷ lệ mắc cao hơn trong năm. [11]. Kết quả điều tra số bệnh nhân nhập viện
để điều trị cũng cho thấy, trong 5 năm 2000-2004, có 73 ca tại Thái Bình và 44
ca tại Quảng Nam, thì nghiên cứu dịch tễ theo mùa cho thấy bệnh xảy ra quanh
năm đối với tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên bệnh lại tập trung cao vào các tháng
mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau tại tỉnh Thái Bình. Những tháng mùa
hè, bệnh giảm đáng kể. Sự khác biệt này có thể do điều kiện vi khí hậu khác
nhau từng khu vực. Quảng Nam là tỉnh miền Trung có khí hậu cận nhiệt đới,
nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn so với khu vực miền Bắc và không có 2
mùa rõ rệt. Do vậy sự lưu hành của bệnh cũng thấp hơn.
Bệnh được xác định lưu hành rộng trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc cao ở
những vùng dân cư đông đúc, đời sống kém, vùng khí hậu mát lạnh.[11]. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Phương Thanh và CS tại một số địa phương phía Bắc
Việt Nam Trong cùng 1 tỉnh đồng bằng ở một huyện có điều kiện kinh tế tốt,
14
gắn với đường quốc lộ lớn, tỷ lệ nhiễm virus quai bị cao hơn rõ rệt so với huyện
có điều kiện kinh tế còn khó khăn, nằm ở vùng sâu vùng xa, tuy nhiên không có
sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai nơi này ở miền núi. [13]. Bệnh gây nên nhiều vụ
dịch đối với lứa tuổi trẻ em, thanh thiếu niên, những nơi tập trung đông người
như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trại mồ côi, nhà tù, ký túc xá sinh viên… và
lây cho những người trong gia đình . Các vụ dịch quai bị vẫn tiếp tục xảy ra
ngay ở cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đang phát triển và kém phát
triển thậm chí ở những quần thể đã được tiêm phòng vắc-xin quai bị [13 ],[14 ].
Bệnh lây ở cuối thời gian ủ bệnh từ 7 ngày trước khi bệnh khởi phát và lây
chỉ trong khoảng 7 ngày kể từ ngày đầu mắc bệnh, mặc dù 2 tuần sau đó vẫn còn
có thể tìm thấy vi-rút ở người bệnh. Thời điểm lây mạnh nhất là 1-2 ngày trước
khi có triệu chứng. [1];[13]
Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các giọt chất tiết nhỏ
vùng họng, mũi khi ho, hắt hơi, dùng chung đồ dùng, lây truyền gián tiếp qua
vật trung gian như quần áo, giường ngủ, ví dụ như tay nắm cửa, hoặc các bề mặt
tiếp xúc... Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận
dù vi-rút quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. [13]
Quai bị lây truyền mạnh trong trẻ em, thường là trẻ 5-15 tuổi, hay gặp
nhất ở trẻ từ 5-8 tuổi, và thanh niên từ 18-20 tuổi, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, rất
ít gặp ở người già, người trên 50 tuổi. Kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Trầm tại
Tiền Giang trong 05 năm cho thấy rằng mắc quai bị ở tuổi 11 - 15 chiếm 91%.
Tần suất mắc bệnh ở nam cao hơn nữ [15]. Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng
Phong cho thấy bệnh quai bị mắc ở mọi lứa tuổi, nhớm tuổi 1-14 tuổi có tỷ lệ
mắc cao, trong đó nhóm 5-9 tuổi mắc cao nhất (33,6%), tỷ lệ mắc giảm dần theo
tuổi. Dịch không rầm rộ như sởi, thủy đậu mà lan dần từ người này sang người
khác, cách nhau 15-20 ngày, phát triển từng đợt, với đỉnh cao có thể ở tuần thứ
6-10 sau trường hợp mắc bệnh đầu tiên. Miễn dịch sau khi mắc bệnh khá bền
vững, tỷ lệ tái phát hiếm gặp (dưới 2-3%). Khoảng 80-90% người lớn có huyết
15
thanh dương tính với bệnh (do mắc thể ẩn từ nhỏ). Miễn dịch do mẹ truyền cho
con chỉ tồn lưu 50-60 ngày. Ở người trưởng thành, bệnh có khuynh hướng dễ bị
biến chứng nặng hơn. Các vụ dịch thường xảy ra khoảng 4 năm 1 lần. [1].
Khoảng 85% số bệnh nhân quai bị được theo dõi, điều trị tại cộng đồng, chỉ có
15% điều trị tại bệnh viện, đặt ra yêu cầu tăng cường giám sát, phát hiện bệnh
dựa vào y tế cơ sở ấp, bản, thôn [13].
* Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh quai bị
- Những người chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị theo khuyến
cáo.
- Tuổi: thường gặp ở trẻ 5-15 tuổi, hay gặp nhất ở trẻ từ 5-9 tuổi, và thanh
niên từ 18-20 tuổi.
- Mùa dịch: Xảy ra quanh năm, thường vào mùa đông và mùa xuân.
- Hệ miễn dịch suy yếu: HIV/AIDS hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh
khác.
- Một số người lớn được coi là có nguy cơ cao bị bệnh quai bị, bao gồm cả
sinh viên đại học và nhân viên chăm sóc sức khỏe…
- Người nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ
ràng trên lâm sàng. (Có khoảng 1/3 trường hợp nhiễm virus quai bị không triệu
chứng).
- Người bệnh có các triệu chứng không đặc hiệu.
- Người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng nào cả. (chiếm 20% các
trường hợp)
- Người có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị.
- Trong gia đình có người mắc bệnh quai bị.
- Người mới từ vùng có dịch quai bị trở về.
- Môi trường nhà ở, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
1.3.2. Tình hình mắc quai bị trên Thế giới và Việt Nam
1.3.2.1. Trên thế giới
16
Ước tính tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khoảng 100-1000 trường hợp/100.000
dân tại các nước mà vắc-xin chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc
gia. Tại Mỹ: trước khi vắc- xin quai bị được đưa vào sử dụng (năm 1967) thì
dịch xảy ra mỗi 2-5 năm, với tần suất cao nhất vào các tháng mùa đông - xuân
và tập trung chủ yếu ở các tập thể đông đúc như vườn trẻ, trường học, doanh trại
quân đội. Sau năm 1967, tại Hoa Kỳ trường hợp của bệnh quai bị đã giảm 99%
kể từ sự ra đời của một loại vắc-xin trong năm 1967, tỷ lệ mắc quai bị giảm đi rõ
rệt, mà theo như thống kê của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
thì năm 1968 ghi nhận 152.000 trường hợp, năm 1985 còn 2892 trường hợp, số
ca bệnh mỗi năm giảm trên 99% với trung bình chỉ khoảng < 265 trường hợp
quai bị/ năm trong giai đoạn 2001-2005. Tỉ lệ mắc trung bình trong khoảng thời
gian này là 10/100.000 dân.[13], [21]. Tuy nhiên, bệnh quai bị chưa được loại
bỏ ở Hoa Kỳ. Dịch lớn gần đây đã xảy ra giữa các sinh viên đại học (năm 2006,
hơn 6.500 trường hợp) và trong một cộng đồng Do Thái. Trong năm 2013, 438
người đến từ 39 Bang ở Mỹ đã được báo cáo là mắc quai bị [7]. Tháng 8/2006,
12 trường hợp bệnh quai bị đã được thông báo từ một ngôi làng của miền Bắc
Tây Ban Nha có khoảng 3.500 người dân ở Navarra.
Bảng 2: Số trường hợp mắc quai bị từ 2002-2006 tại một số quốc gia trên
thế giới.[14].
Quốc gia
Trung Quốc
Argentina
Thái lan
Pháp
Mỹ
Anh
Bỉ
Bulgaria
CH Czech
Cuba
Iraq
2002
238
544
334
748
-
2003
10.608
13.000
197
94
180
753
-
2004
226.619
11.483
10.767
13.749
258
10.055
56
91
244
279
15.256
2005
291.135
10.727
8.791
63.525
70
608
1.803
346
3.243
2006
273.242
11.461
7.595
7500
6.339
5.691
54
911
5.172
882
1.865
17
Nhật Bản
Nga
Singapore
25.471
11.490
1.090
8.467
9.191
877
84.672
4.366
1.003
3.017
1.003
2.361
844
8. Nguyễn Minh Sơn (2012), Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nhà
xuất bản Y học Hà Nội, 2012, Tr. 508.
Các bệnh có xu hướng tăng: trong những năm gần đây một số bệnh truyền
nhiễm như thủy đậu quai bị có xu hướng tăng lên rõ rệt tại khu vực phía Bắc so
với giai đoạn 10 năm trước đây (1990-1999). Trong đó bệnh thủy đậu tăng từ
39,753 ca giai đoạn 1990-1999 lên 129745 ca giai đoạn 2000-2010( tăng gấp 23
lần) bệnh quai bị tăng 298 %. Năm 2010 ghi nhận 25.558 trường hợp mắc quai
bị, tử vong 1 tại tất cả các tỉnh thành phố miền Bắc tăng 56,83% so với năm
2009( mắc 16297 chết 0). Trong 4 năm gần đây, số mắc quai bị đều có xu hướng
tăng. 8. Nguyễn Minh Sơn (2012), Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến,
nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2012, Tr. 488.
1.3.2.2. Tại Việt Nam
Kết quả giám sát bệnh hiện nay cho thấy bệnh quai bị lưu hành rộng rãi ở
mọi nơi trên lãnh thổ nước ta. Tỷ lệ mắc trung bình trong 10 năm (1991-2000) là
20,6/100.000 dân và không có tử vong [14]
Tỷ lệ mắc bệnh được ghi nhận khác nhau giữa các miền. Miền Bắc có tỷ lệ
cao nhất là 32,5/100.000 dân; Tây Nguyên 24/100.000 dân; Miền Trung
16/100.000 dân; Miền Nam 6,6/100.000 dân [14]. Hiện nay, số mắc bệnh quai bị
xếp hàng thứ 7 trong số 24 bệnh truyền nhiễm gây dịch được quản lý tại Việt
Nam chỉ xếp sau các bệnh về viêm đường hô hấp cấp, các bệnh về đường ruột
và sốt xuất huyết Dengue [14].
Theo thống kê của Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương trên phạm vi cả nước
trong giai đoạn 1991-1996, số mắc bệnh trung bình hàng năm là 9.579 trường
hợp. Sang giai đoạn 1996-2000, dịch ngày càng có xu hướng gia tăng một cách
đáng kể với số mắc trung bình hàng năm là 21.086 trường hợp. 2001-2005, số
18
mắc hằng năm 26.275 trường hợp. Đến giai đoạn 2000-2006, số mắc trung bình
hàng năm là 24.001 trường hợp.[14]. Tỷ lệ chết rất thấp, không vượt quá
1/100.000 dân, thường xảy ra ở các trường hợp nặng, có viêm não - màng não
hoặc viêm nhiều tuyến. [13].[14].
Bảng : Tình hình mắc bệnh quai bị ở Việt Nam từ năm 1997-2005 [14]
Miền Bắc
Nă
m
Số
mắc
19
23.3
97
19
54
17.0
98
19
59
9.33
99
20
0
6.73
00
20
6
7.46
01
20
2
12.1
02
20
53
18.3
03
20
19
21.3
04
20
13
26.8
05
91
Miền trung
Tây
Mắc/
Số
Mắc/
Nguyên
Số Mắc/
105
mắ
105
mắ
dân
65,86
c
2.7
48,79
44
2.4
26,96
38
2.4
18,67
60
3.8
35,97
20,71
37
2.5
33,52
40
5.1
49,23
95
2.0
56,77
14
2.3
70,14
20
6.3
Miền Nam
Cả nước
Số
Mắc/
mắ
105
dân
c
dân
26,71 683 26,77
c
3.6
dân
13,54
30.4
21,76 392 13,95
73
3.7
13,50
54
23.6
21,64 201
6,56
59
1.2
4,59
48
13.2
9,25
53
2.6
9,37
44
13.4
80
23,98 466 15,01
00
3.0
10,89
61
13.5
46,94
1.0
33,57
77
1.8
6,2
45
20.2
18,17
66
1.1
34,9
18
1.3
4,56
32
22.8
20,64
82
3.4
98,23
28
3.1
10,63
46
30.2
55,52
73
5.6
157,2
59
5.6
18,72
65
44.4
34
6
36
24
1.3.2.3. Tại tỉnh Quảng Trị
2.8
105
Số
mắc
85
Mắc/
105
dân
40,38
30,78
17,35
17,34
17,37
25,35
28,28
36,89
53,33
19
Quai bị là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong số 28 bệnh truyền
nhiễm gây dịch được quản lý theo dõi hàng tháng tại các tuyến y tế cơ sở. Theo
báo cáo bệnh truyền nhiễm của TTYT DP tỉnh Quảng trị năm 2013 và 2014,
Quai bị đều xếp hàng thứ 5 trong tổng số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất của 28
bệnh truyền nhiễm cần khai báo hàng tháng. [17].
10 BỆNH CÓ TỶ LỆ MẮC CAO NHẤT NĂM 2013
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tên bệnh
Số mắc
Dân số toàn tỉnh
Mắc /100.000 dân
Cúm
Tiêu Chảy
Lỵ Trực trùng
Dại
Quai bị
Lỵ A mip
Viêm Gan Virus
Sốt Xuất Huyết
Thủy Đậu
Tay Chân
20,935
4,406
1,403
647
630
597
357
338
237
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
3394.33
714.37
227.48
104.90
102.15
96.80
57.88
54.80
38.43
208
616,764
33.72
Miệng
10 BỆNH CÓ TỶ LỆ MẮC CAO NHẤT NĂM 2014
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tên bệnh
Cúm
Tiêu Chảy
Lỵ Trực trùng
Lỵ Amip
Quai bị
Thủy Đậu
Viêm Gan Virus
Tay Chân Miệng
Sởi
Sốt xuất huyết
Số mắc
19,773
3,781
1,701
521
461
392
263
148
237
208
Dân số toàn tỉnh
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
616,764
Mắc /100.000 dân
3205.93
613.04
275.79
84.47
74.74
63.56
42.64
24.00
38.43
33.72
20
1.3.2.4. Tại huyện Vĩnh Linh
Trong những năm qua sự gia tăng các bệnh mới nổi khác đã làm cho công
tác phòng chống dịch bệnh tại huyện trở nên khó khăn hơn trong việc báo cáo,
triển khai giám sát các ca bệnh, xử lý và theo dõi diễn tiến dịch bệnh. Do đó,
một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nằm trong chế độ cần khai báo hàng tháng
có thể chưa được quan tâm đúng mức, trong đó có bệnh quai bị. Mặc dù hiện
nay bệnh đã có vắc-xin phòng ngừa. Từ năm 2009-2012 huyện đã phối hợp với
các trạm Y tế xã trên địa bàn triển khai tiêm vắc- xin phòng bệnh quai bị cho
người dân. Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, tình hình triển khai tiêm vắc-xin
gặp nhiều khó khăn như tình trạng thiếu vắc- xin MMR, vắc-xin chưa đủ đáp
ứng nhu cầu của người dân, đã làm giảm tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin của người
dân đáng kể. Tình hình mắc quai bị tại huyện như sau: năm 2011 tổng số mắc
24 ca, năm 2012 tổng số mắc/chết: 8/0, năm 2013 tổng số mắc là 87/0 ca, năm
2014 giảm còn 26/0 ca, tính đến tháng 3/2015 tổng có 12/0 ca quai bị. Chưa có
báo cáo nào liên quan đến tình hình xảy ra các biến chứng, tử vong do quai bị.
[16],[17].
1.4. VẮC-XIN QUAI BỊ
* Tạo miễn dịch chủ động:
- Vắc-xin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh
kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7
tuần. Chế phẩm đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
- Vắcxin có dạng đồng nhất màu hồng. Một liều tiêm 0,5ml sau khi hồi
chỉnh chứa không ít hơn 20000 TCD50 vi-rút quai bị và không quá 25 mcg
kháng sinh Gentamycin sunfat . Vắc xin đóng trong ống loại 1, 2 và 5 liều tiêm
chủng.
- Vắc xin quai bị là vắc xin sống giảm độc lực, thường được sản xuất dưới
dạng vắc-xin phối hợp sởi- quai bị- rubella (MMR- Measles- Mumps- Rubella).
21
Vắc xin quai bị an toàn, không gây sốt, tạo kháng thể cao, hiệu quả bảo vệ của
vắc -xin là 95% và duy trì tình trạng miễn dịch kéo dài từ 5 -10 năm và an toàn.
Liều 0,5ml tiêm dưới da.
* Tiêm chủng được định kỳ:
- Lịch chủng ngừa tiêm MMR: Hiện tại vắc- xin phối hợp MMR được
khuyến cáo chích ngừa 2 liều để đảm bảo tạo miễn dịch bảo vệ đầy đủ cho cả 3
loại vi-rút.
+ Liều 1: Lúc trẻ > 12 tháng, thích hợp nhất là từ 12-15 tháng.
+ Liều 2: Lúc trẻ được 4-6 tuổi
-
Chống chỉ định:
+ Phản ứng dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin hoặc với liều vắc
xin đầu tiên
+ Phụ nữ có thai
+ Người bị ức chế miễn dịch (Tình trạng suy giảm miễn dịch tiên phát,
bệnh ác tính về máu và khối u)
+ Có bệnh lý cấp tính trung bình hoặc nặng.
+ Truyền sản phẩm máu trong vòng 3 tháng gần đây.
- Tiêm chủng khẩn cấp: được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành
niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền
sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong
trường hợp không có chống chỉ định, vắc-xin cần được tiêm không muộn hơn 72
giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
- Không nên tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi (tuy nhiên nếu trẻ sống trong
môi trường tập thể, có thể tiêm phòng từ 9 tháng tuổi), phụ nữ có thai, người bị
dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc
điều trị ung thư), người đang điều trị bằng tia phóng xạ.
* Tạo miễn dịch thụ động
22
Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp
xúc với vi-rút quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin trước đó. Globuline miễn dịch
chống quai bị chỉ có hiệu quả trong vòng 4 ngày đầu sau khi nhiễm vi-rút. Liều
duy nhất 0,3ml/kg cân nặng, tiêm bắp cho đối tượng tiếp xúc với người bệnh mà
chưa có miễn dịch. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh)
tiêm vắc-xin quai bị là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh [10].
1.5. PHÒNG CHỐNG BỆNH QUAI BỊ
* Biện pháp chống dịch
- Quai bị là một bệnh nên khai báo. Người mắc bệnh phải được cách ly tại
nhà. Nếu bệnh nặng hoặc không có điều kiện chống dịch tốt (nhà chật chội, có
nhiều trẻ em) thì phải đưa người ốm vào bệnh viện trong những ngăn buồng
riêng. Cách ly cho đến khi hết các biểu hiện lâm sàng (hết sưng tuyến mang tai,
khoảng 9 ngày). Theo khuyến cáo mới đây của CDC, việc cách ly bệnh nhân là
không cần thiết sau 5 ngày kể từ khi có sưng tuyến mang tai.
Những trẻ em tiếp xúc với người bệnh, dưới 10 tuổi phải cách ly trong 21
ngày. Trong thời kỳ này, tại các tập thể trẻ em cần có những biện pháp để phát
hiện những người mắc bệnh. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang.
Không cần tẩy uế buồng bệnh, chỉ nên tẩy uế quần áo, khăn mùi xoa. Cũng
nên súc miệng bằng thuốc sát khuẩn, tuy không ít công hiệu.
- Tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu nghi ngờ quai bị và cách
phòng bệnh.
- Phải tuân thủ các biện pháp vệ sinh chung trong các nhà trẻ, vườn trẻ,
trường học và phải giáo dục các tập quán vệ sinh, bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ
tuổi.
* Trường học và nhà trẻ
Trẻ bệnh phải nên cho nghỉ học đến 9 ngày sau khi có sưng tuyến mang tai.
Khi có vụ bùng phát dịch xảy ra thì chính quyền địa phương, trung tâm phòng
dịch và nhà trường sẽ có những biện pháp dập dịch tùy theo từng trường hợp và
23
điều kiện. Biện pháp hữu hiệu nhất là đóng cửa trường học, tuy nhiên quyết định
này không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện.
* Phòng bệnh đặc hiệu
Huyết thanh người khỏi, nếu tiêm trong những ngày đầu thời kỳ ủ bệnh có
thể ngăn ngừa được bệnh; nếu tiêm trong những ngày cuối thì sẽ làm cho bệnh
nhẹ và không có biến chứng như viêm tinh hoàn.
* Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh:
- Phổ biến về tính nguy hiểm của bệnh, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
- Phổ biến về đối tượng và cách thức sử dụng vắc-xin phòng bệnh.
- Tuyên truyền về các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống.
- Giáo dục về các triệu chứng bệnh, giúp phát hiện sớm và khai báo bệnh
dịch kịp thời.
1.6. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Huyện Vĩnh Linh phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), phía Đông
giáp biển Đông, Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá; Phía Nam giáp huyện Gio
Linh, Với diện tích 62.635 km 2, trong đó đất rừng 48%. toàn huyện có 24.617
hộ, gồm 22 xã, thị trấn. Phân bố địa lý có miền núi, đồng bằng, trung du, ven
biển. Dân số 94.515 người, trong đó có 2.178 (3,84%) người dân tộc Vân Kiều,
[ ], . Cơ cấu dân số gồm tổng số trẻ dước 5 tuổi là:
............, tổng số trẻ <15
tuổi là:...., số pHụ nữ 15-49 là:....., Người trên 60 tuổi chiếm:.....Gồm 3 thị trấn
và 19 xã, có 198 bản, khóm, phố, có đường giao thông nối từ xã đến huyện cũng
như các đường liên xã đều rất thuận tiện. Có đường Quốc lộ 1A và đường sắt đi
qua thuận lợi cho việc giao lưu giữa các vùng.
Kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp chiếm trên 61% tổng thu nhập của
người dân trong toàn huyện, trong đó lúa, cây hồ tiêu, cây cao su chiếm tỷ lệ khá
cao. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 28%, thương mại du lịch chiếm
11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 18,2 triệu đồng. Tỷ lệ hộ
nghèo hàng năm giảm còn 15,8 %, giảm bình quân hàng năm 3,6%. [ ]. Tính
24
đến cuối năm 2011 tổng giá trị sản xuất theo giá cố định năm 2011 đạt 1.296 tỷ
đồng tăng 16,6% so với 2010. Cơ sở giáo dục và đào tạo của huyện gồm 76
trường học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông.
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Linh được chia tách và thành lập, hoạt động từ
đầu năm 2007 đến nay, là đơn vị sự nghiệp, có chức năng triển khai chuyên môn
kỹ thuật về Y tế Dự phòng, quản lý hoạt động Trạm Y tế xã, thị trấn, phòng
chống dịch bệnh, quản lý các bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc
sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
huyện. Cơ cấu tổ chức trung tâm gồm có 28 cán bộ gồm có 8 bác sĩ, 6 cử nhân,
2 dược sĩ, 5 y sĩ, 2 xét nghiệm và 3 cán bộ chuyên môn khác[ ]. Huyện có
Bệnh viện Đa khoa với quy mô 200 giường bệnh; và 22 Trạm Y tế xã được thiết
kế xây dựng cơ bản kiên cố theo chuẩn quốc gia với quy mô 130 giường có
21/22 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010, 16/22 xã đạt chuẩn
quốc gia giai đoạn 2, 100% Trạm y tế xã có Bác sỹ. Hiện nay, TTYT huyện triển
khai thực hiện 23 chương trình mục tiêu Y tế quốc gia với chất lượng và hiệu
quả cao. Các chỉ số sức khỏe người dân không ngừng được cải thiện, tuổi thọ
bình quân ở huyện Vĩnh Linh nâng lên 75 tuổi.
Năm từ 2013- 2015, Kết quả tiêm chủng đầy đủ trẻ em < 1 tuổi lần lượt
là:......,......,.......( đạt
%). Sởi mũi 2 cho trẻ 18 tháng đạt......, DPT cho trẻ 18
tháng đạt......VNNB mũi 1, 2,3:...................
Tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ
em: Tổng số trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng là:......%, Trong đó độ 1:....độ 2:.....độ
3.....
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân tháng 12/2015 là:.....
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 12/2015 là:.....%.
Số phụ nữ có thai được quản lý là:.....số khám thai đủ 3 lần 3 thời kỳ:....., số
trẻ sinh ra và sống:.....số trẻ sinh <2500gr:...
Hình 1: Bản đồ huyện Vĩnh Linh
25
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Phỏng vấn, điều tra bố/mẹ hoặc người giám hộ của tất cả các trường hợp mắc
quai bị là trẻ em dưới 15 tuổi trong 3 năm 2013-2015 và đối tượng không mắc
quai bị được chọn làm nhóm chứng có cùng địa chỉ, tuổi, giới tính, mức kinh tế
gia đình. Tổng 2 nhóm là 258 đối tượng trẻ em.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: