Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhi và tính an toàn trong vận chuyển ở các trường hợp chuyển tuyến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.39 KB, 5 trang )

2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI VÀ
TÍNH AN TOÀN TRONG VẬN CHUYỂN Ở CÁC TRƯỜNG HỢP
CHUYỂN TUYẾN CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
NĂM 2013
Lê Bá Tuấn1, Lê Thanh Hải1, Đỗ Mạnh Hùng1

TÓM TẮT
Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bệnh nhi
đến tín an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu, qua đó tìm ra
giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ
không an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu là điều cần thiết.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang 410
bệnh nhi chuyển tuyến cấp cứu từ các bệnh viện tuyến tỉnh
đến Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm ở bệnh nhi
bao gồm nhóm tuổi, trẻ sơ sinh, nhẹ cân sau sinh, địa dư,
lý do chuyển tuyến, thời gian chuyển tuyến, ổn định trước
khi chuyển (p<0,05). Trong đó nguy cơ vận chuyển không
an toàn ở nhóm trẻ từ dưới 1 tuổi so với trẻ trên 1 tuổi là
OR=1,89; Trẻ sơ sinh so với trẻ trên 1 tháng là OR=13,14; trẻ
nhẹ cân sau sinh so với trẻ không nhẹ cân sau sinh OR=2,63;
trẻ ở nơi khác Hà Nội so với trẻ ở Hà Nội OR=1,73; trẻ
chuyển tuyến do bệnh nặng so với vận chuyển do ý kiến gia
đình OR=2,97; Thời gian vận chuyển từ trên 3 giờ so với
dưới 3 giờ OR=1,76; Không ổn định trước chuyển so với ổn
định trước chuyển OR=16,43.
Từ khóa: Đặc điểm bệnh nhi; An toàn vận chuyển,


chuyển tuyến cấp cứu.
ABSTRACT
AN INVESTIGATION ON THE RELATION
BETWEEN PATIENT’S CHARACTERISTICS AND
TRANSPORT SAFETY IN EMERGENCY REFERRAL
TRANSPORT AT VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S
HOSPITAL IN 2013
It is necessary to investigate the affects of patient’s
characteristics on the safety of emergency transport and find
out the intervention to redude the mortality rate. Therefore,
we perform a cross-sectional study on 410 patients transported

from provincial hospitals to Vietnam National Children’s
hospital in 2013.
The result reveals patient’s characteristics including age,
neonates, low weight at birth, geography, reasons of referral,
time of transport, stability before transport (p<0,05). Risk of
unsafe transport in children under 1 year old versus children
above 1 year oldOR=1,89; neonates versus infants above
1 month OR=13,14; infants with low birth weight versus
normal birth weight OR=2,63; children from outside of
Hanoi versus inside Hanoi OR=1,73; children referred due
to severe condition versus due to parents’ desire OR=2,97;
transport time more than 3 hourse versus less than 3 hours
OR=1,76; unstability before transport versus stability before
transport OR=16,43.
Keywords: Patient’s characteristics, the safety of
emergency transport, emergency referral transport.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những trẻ phải vận chuyển cấp cứu từ bệnh viện tuyến

tỉnh đến Bệnh viện Nhi Trung ương thông thường là những
bệnh nhân nặng và tuyến tỉnh không đủ cơ sở vật chất, trang
thiết bị kỹ thuật cho bệnh nhi. Trong quá trình chuyển tuyến
cấp cứu, đặc điểm bệnh nhân và tình trạng sức khỏe bệnh
nhân là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự vận chuyển
chuyển tuyến an toàn.
Theo Lê Thanh Hải và cộng sự [5] thì các yếu tố ảnh
hưởng đến sự vận chuyển an toàn ở bệnh nhi bao gồm ổn định
tình trạng bệnh nhân; liên hệ trao đổi thông tin nơi chuyển,
chuẩn bị và thực hiện vận chuyển an toàn; sự tiếp nhận tại
Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo tác giả Hoàng Trọng Kim
và cộng sự [2] nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng cũng cho
thấy yếu tố ảnh hưởng đến chuyển viện cấp cứu không an
toàn bao gồm: lứa tuổi; sự ổn của bệnh nhi.

1. Bệnh viện Nhi Trung ương
Ngày nhận bài: 10/02/2017

Ngày phản biện: 16/02/2017

Ngày duyệt đăng: 21/02/2017
SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

233


VIỆN

S


EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bệnh nhi có những đặc điểm khác biệt so với bệnh nhân
lớn tuổi, cần những điều kiện trang thiết bị vận chuyển, nhân
lực và kỹ thuật vận chuyển có những đặc thù riêng.
Nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bệnh
nhi đến tín an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu, qua đó tìm
ra giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, giảm tỷ
lệ không an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm bệnh
nhi và tính an toàn trong vận chuyển ở các trường hợp chuyển
tuyến cấp cứu tại Bệnh viện nhi Trung ương năm 2013’.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân nặng từ 0-18 tuổi được vận chuyển
cấp cứu từ bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương đến bệnh
viện nhi Trung ương theo qui định của Bộ Y tế.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 4/2013 đến
11/2013.
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Cấp cứu-Chống độc, phòng
khám Cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

3. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích,
nghiên cứu định lượng.
4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo công thức:

n=

Z (21−α / 2 ) p (1 − p ) * N
d 2 ( N − 1) + Z (21−α / 2 ) p (1 − p )

N = 9.500: Kích thước quần thể nghiên cứu, nghiên cứu
của chúng tôi được tiền hành từ 5/2013 đến tháng 12/2013,
do vậy chúng tôi sử dụng số liệu tham khảo số chuyển viện
cấp cứu với cùng kỳ năm 2012, tức là từ thời điểm tháng 5
đến tháng 11 năm 2012 có 9.500 bệnh nhi vận chuyển cấp
cứu từ bệnh viện tuyến tỉnh, đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
p = 27,8%=0,278 là tỷ lệ vệ chuyển không an toàn, tham
khảo từ nghiên cứu vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu từ
bệnh viện tuyến tỉnh đến Bệnh viện Nhi Đồng II (bệnh viện
thuộc tuyến trung ương) nghiên cứu được thực hiện từ tháng
3/2003 đến tháng 2/2004 của tác giả Hoàng Trọng Kim và
cộng sự [2].
Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z)
d=0,045, là sai số tuyệt đối, lấy mức 0,045
n =367, cỡ mẫu cần nghiên cứu, với các giá trị trên, thay
số ta được số bệnh nhi tối thiểu cần cho nghiên cứ là n=367
bệnh nhi, dự phòng 10% đối tượng nghiên cứu chúng tôi tiến
hành thu thập số liệu với 405 trường hợp bệnh nhi cần tiến

234


SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

hành nghiên cứu.
Thực tế trong nghiên cứu chúng tôi thu thập 410 bệnh nhi
vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu từ các bệnh viện tuyến tỉnh,
bệnh viện trung ương khác đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
5. Xử lý và phân tích số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm
EPIDATA 3.1, nhập liệu bằng phần mềm SPSS 17.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tính an toàn
trong chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi
Vận chuyển
không an toàn

Nhóm
tuổi

Vận chuyển an toàn

Số lượng
Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
≤ 1 tuổi
105
39,5
161
60,5
> 1 tuổi
37

25,7
107
74,3
TỔNG
142
34,6
268
65,4
p=0,0051, OR=1,89 [95%CI 1,21 – 2,95]
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tính an toàn
và nhóm tuổi bệnh nhi trong vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
(p<0,01), trong đó nguy cơ vận chuyển không an toàn ở
nhóm tuổi từ dưới 1 tuổi cao gấp 1,89 lần nhóm trên 1 tuổi.
Bảng 2. Mối liên giữa quan giới tính và an toàn trong
chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi
Giới tính

Vận chuyển
không an toàn
Số lượng

Vận chuyển an toàn

Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

86


34,0

167

66,0

Nữ

56

35,7

101

64,3

TỔNG

142

34,6

268

65,4

p=0,7287, OR=0,93[95%CI 0,61- 1,41]
Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
giới tính bệnh nhi và tính an toàn trong vận chuyển cấp cứu

chuyển tuyến bệnh nhi (p>0,05).
Bảng 3. Mối liên giữa quan trẻ sơ sinh và tính an toàn
trong vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
Trẻ sơ
sinh

Không
TỔNG

Vận chuyển
Vận chuyển an toàn
không an toàn
Số lượng
Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
37
84,1
7
15,9
105
28,7
261
71,3
142
34,6
268
65,4
P<0,001, OR=13,14[95%CI 5,68- 30,40]


2017


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa đặc điểm trẻ là
trẻ sơ sinh với tính an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi
(p<0,001), trong đó trẻ sơ sinh có nguy cơ vận chuyển không an
toàn cao gấp 13,14 lần trẻ độ tuổi từ 1 tháng tuổi trở lên.
Bảng 4. Mối liên quan giữa đẻ non và tính an toàn
trong vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
Vận chuyển
không an toàn

Đẻ non

Số lượng

Vận chuyển an toàn

Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %



65

34,9

121


65,1

Không

77

34,4

147

65,6

TỔNG

142

34,6

268

65,4

P=0,9037, OR=1,03 (95%CI 0,68-1,54)
Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
đặc điểm tiền sử bệnh nhi đẻ non với tính an toàn trong vận
chuyển chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi (p>0,05).
Bảng 5. Mối liên quan giữa tiền sử nhẹ cân sau sinh và
tính an toàn trong vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
Nhẹ cân
sau sinh


Vận chuyển
không an toàn
Số lượng

Vận chuyển an toàn

Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %



18

56,3

14

43,8

Không

124

32,8

254

67,2


TỔNG
P=0,0071, OR=2,63 (95%CI [1,27- 5,47]
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiền sử nhẹ cân
sau sinh ở bệnh nhi với tính an toàn trong vận chuyển cấp
cứu bệnh nhi (p<0,01), trong đó trẻ có tiền sử nhẹ cân sau
sinh có nguy cơ vận chuyển không an toàn cao gấp 2,63 lần
trẻ có tiền sử không nhẹ cân sau sinh.
Bảng 6. Mối liên quan giữa yếu tố địa dư và tính an
toàn trong vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
Địa dư

Vận chuyển
không an toàn
Số lượng

Vận chuyển an toàn

Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %

Nơi khác

112

38,0

183


62,0

Hà Nội

30

26,1

85

73,9

TỔNG

142

34,6

268

65,4

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố địa
dư với tính an toàn trong vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu
(p<0,05), trong đó trẻ ở nơi khác Hà Nội có nguy cơ vận
chuyển không an toàn cao gấp 1,73 lần trẻ ở Hà Nội.
Bảng 7. Mối liên quan giữa lý do chuyển tuyến và tính
an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi
Vận chuyển
không an toàn


Lý do
chuyển
tuyến

Số lượng

Bệnh
nặng
Ý kiến

TỔNG

Vận chuyển an toàn

Tỷ lệ % Số lượng

Tỷ lệ %

117

41,6

164

58,4

25

19,4


104

80,6

142

34,6

268

65,4

P<0,001, OR=2,97 [95%CI 1,81- 4,88]
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lý do chuyển
viện với tính an toàn trong vận chuyển chuyển tuyến cấp cứu
bệnh nhi (p<0,001), trong đó trẻ chuyển tuyến với lý do bệnh
nặng có nguy cơ vận chuyển không an toàn cao gấp 2,97 lần
trẻ chuyển tuyến do ý kiến gia đình.
Bảng 8. Mối liên quan giữa thời gian chuyển tuyến và
tính an toàn trong chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhi
Vận chuyển
Vận chuyển
Thời gian
không
an
toàn
an toàn
vận chuyển
chuyển

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
tuyến
Bệnh nặng

117

41,6

164

58,4

Ý kiến GĐ

25

19,4

104

80,6

TỔNG

142

34,6

268


65,4

P=0,0084, OR=1,76 [95% CI 1,15- 2,68]
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian
chuyển tuyến với tính an toàn trong vận chuyển chuyển
tuyến cấp cứu bệnh nhi (p<0,01), trong đó trẻ có thời gian
vận chuyển từ 3 giờ trở lên có nguy cơ vận chuyển không an
toàn cao gấp 1,74 lần trẻ có thời gian vận chuyển dưới 3 giờ.

P=0,0231, OR=1,73 [95%CI 1,08- 2,80]

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

235


VIỆN

S

EC
KHỎ ỘNG
G
ỒN
Đ

ỨC

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 9. Mối liên quan giữa việc ổn định bệnh nhi trước
chuyển và tính an toàn trong vận chuyển cấp cứu bệnh nhi
Ôn định
trước
chuyển

Vận chuyển
không an toàn
Số lượng

Vận chuyển
an toàn

Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Không

79

80,6

19

19,4



63

20,2


249

79,8

TỔNG

142

34,6

268

65,4

P<0,001, OR=16,43 [95%CI 9,28- 29,12]
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc ổn định
trước chuyển tuyến với tính an toàn trong vận chuyển cấp
cứu bệnh nhi (p<0,001), trong đó trẻ không được ổn định
trươcs chuyển có nguy cơ vận chuyển không an toàn cao gấp
16,43 lần trẻ được ổn định trước chuyển.
IV. BÀN LUẬN
Tính an toàn là kết quả của quá trình vận chuyển
chuyển tuyến bệnh nhi bao gồm tất cả các khâu từ can
thiệp từ trước khi vận chuyển, xử trí khi có sự cố trong khi
vận chuyển và tiếp nhận bệnh nhi. An toàn được xác định
là không phải cấp cứu khẩn cấp khi nhập viện hoặc không
có biến cố xảy ra khi vận chuyển.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một số yếu
tố thuộc về đặc điểm cá nhân của trẻ ảnh hưởng đến vận

chuyển không an toàn là nhóm tuổi, trẻ sơ sinh, nhẹ cân
sau sinh, địa dư, lý do chuyển tuyến, thời gian chuyển
tuyến, ổn định trước khi chuyển (p<0,05). Các yếu tố giới
tính, tiền sử đẻ non không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với tính an toàn trong vận chuyển chuyển tuyến
cấp cứu bệnh nhi.
Mối liên quan giữa về tính an toàn với lứa tuổi, nơi
trường trú, mức độ bệnh của bệnh nhi của bệnh nhân, nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu về
chuyển tuyến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng I của tác giả
Hoàng Trọng Kim và cộng sự [2] cũng cho thấy chuyển
viện không an toàn ở lứa tuổi dưới 1 tuổi chiếm 35,7%,
chuyển viên trên 1 tuổi không an toàn 20,5%, OR=2.14,
p<0,000; Chuyển viện không an toàn ở các tỉnh ngoại
thành Tp. Hồ Chí Minh chiếm 30,3%, nội thành chiếm
21,6%, OR=1,57, p=0,01;Chuyển viện không an toàn do
vượt quá khả năng CSYT chiếm 29,6%, so với tỷ lệ không
an toàn do gia đình xin chuyển chiếm 2,17%, OR=1,52,

236

SỐ 37- Tháng 3+4/2017
Website: yhoccongdong.vn

p=0,03.Vận chuyển bệnh an toàn nhân ở nhóm bệnh nhân
không ổn định là 77,4%, so với nhóm bệnh nhân ổn định
là 12,2%, OR=24,6, p<0,001.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy để tăng tỷ lệ vận
chuyển an toàn, giảm tỷ lệ vận chuyển không an toàn thì
cần thiết trong việc can thiệp đặc biệt là các nhóm đối
tượng dưới 1 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh, nhẹ cân sau sinh.

Để trẻ sơ sinh có sức khỏe tốt, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử
vong thì cần phải can thiệp trước, trong và sau sinh, mặt
khác cần đảm bảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
tại tuyến y tế cơ sở, đầu tư các khoa sản tuyến tỉnh. Các
đơn vị cần cứu cần có các trang thiết bị như máy ủ ấm,
lồng ấp, các thiết bị hỗ trợ hô hấp, dịch truyền phù hợp với
trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi.
Qua nghiên cứu cho thấy sự cần thiết quan tâm đến
những đối tượng có nguy cơ vận chuyển không an toàn
như nhóm ở khu vực khác Hà Nội, các nhóm thời gian vận
chuyển trên 3 giờ. Để làm được điều đó hiện nay ngành
y tế cũng có nhiều giải pháp như xây dựng nâng cấp các
bệnh viện tuyến tỉnh, vùng, các bệnh viện vệ tinh, luân
chuyển cán bộ theo đề án 1816, xây dựng và nâng cấp các
trung tâm cấp cứu 115, các đội cấp cứu trong bệnh viện,...
Tuy nhiên các giải pháp đưa ra cần có nguồn lực lớn và
cần thời gian dài để có được kết quả như mong muốn.
Để giảm nguy cơ vận chuyển không an toàn kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy cần thiết trong
việc can thiệp ở nhóm bệnh nặng và cần có sự ổn định
trước khi vận chuyển. Với giải pháp can thiệp ở nhóm
bệnh nặng và sự ổn định bệnh nhân trước khi chuyển viện.
Vấn đề này thực sự đã được quan tâm và đã và đang triển
khai đồng bộ các giải pháp trong việc nâng cao hệ thống
cấp cứu.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cắt ngang trên 410 bệnh nhi chuyển
tuyến cấp cứu năm 2013 cho thấy các yếu tố nguy cơ đến vận
chuyển không an toàn ở bệnh nhi chuyển tuyến cấp cứu gồm:
nhóm trẻ ≤ 1 tuổi, trẻ sơ sinh, tiền sử nhẹ cân, trẻ không ở nơi

khác Hà Nội, lý do chuyển viện do bệnh nặng, thời gian vận
chuyển ≥ 3 giờ, trẻ không được ổn định trước chuyển.
Cần có sự quan tâm các công tác cấp cứu và vận chuyển
cấp cứu đặc biệt ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Bên
cạnh đó cần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
trước, trong và sau sinh. Khi trẻ trẻ chuyển tuyến cần có sự
ổn định cho trẻ trước chuyển.


2017

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hoàng Thị Thanh và Khúc Văn Lập (2006), “Nhận xét kết quả cấp cứu Bệnh Nhi nặng trong 24 giờ đầu nhập viện tại
khoa nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình”. Nhi Khoa, tập 14, (số đặc biệt), Tr. 61-66.
2 Hoàng Trọng Kim (2004), Tính an toàn của các trường hợp chuyển viện đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tạp chí
Y học thực hành-Bộ Y tế, tr.116-121
3. Lê Thanh Hải (2009), Đánh giá vận chuyển bệnh nhi nặng từ tuyến tỉnh đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2009, Tạp chí Nhi khoa, tr.15-19
4. Lê Thanh Hải (2010), Vận chuyển an toàn bệnh nhân trẻ em, Thực hành Cấp cứu Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.27-35
5. Lê Thanh Hải và cộng sự (2010), Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá chương trình cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS) nhằm
góp phần giảm tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu ở tuyến tỉnh. Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp bộ- Bộ Y tế.
6. Lê Thị Nga và CS (2009), Đánh giá kết quả cấp cứu bệnh nhân nặng trong 24 giờ nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 51(3): 3-7
7. Ngô Thị Thanh, Vũ Thúy Lan và CS (1996), “Tình hình bệnh tật trẻ em tại khoa hồi sức cấp cứu Nhi Bệnh viện Saint-PaulHà Nội trong 3 năm 1993 - 1995”, Nhi Khoa, tập 5, (3), Tr.122-130
8. Nguyễn Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hoa (2005), "Nghiên cứu các tình trạng bệnh cấp cứu nhi phổ biến tại các tuyến
của tỉnh Nghệ An", Tạp chí Nttghiên cứu Y học, Bộ Y tế - Đại học Y Hà Nội, tập 38, (5), tháng 11/2005,Tr. 20-30.

SỐ 37 - Tháng 3+4/2017

Website: yhoccongdong.vn

237



×