Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận thức, thực hành về thông tuyến và chuyển tuyến bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại 4 xã thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.08 KB, 7 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NHẬN THỨC, THỰC HÀNH VỀ THÔNG TUYẾN VÀ CHUYỂN
TUYẾN BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 4 XÃ
THUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2017
Nguyễn Đức Thanh1, Nguyễn Hà My1, Nguyễn Văn Tiến1,
Phạm Trường Sơn2, Phan Thu Nga1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả nhận thức, thực hành về thông
tuyến và chuyển tuyến bảo hiểm y tế của người cao tuổi
tại 4 xã thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm
2017. Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi (NCT) đang
sinh sống tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt
ngang kết hợp định tính và định lượng. Kết quả nghiên
cứu: Có 53,6% NCT không biết về quy định thông tuyến
khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 12,9% NCT không biết về
quy định một số đối tượng BHYT được thanh toán phí vận
chuyển khi chuyển tuyến. Số lần khám, chữa bệnh thông
tuyến trung bình trong năm qua của NCT là 1,34 ± 0,6 lần.


Từ khóa: Khám, chữa bệnh; người cao tuổi; bảo
hiểm y tế; Thái Bình.
SUMMARY:
AWARENESS AND PRACTICE OF THE
ELDERLY ON HOSPITAL SELECTION WHEN
SEEKING FOR HEALTH CARE SERVICES
COVERED BY HEALTH INSURANCE
IN 4
COMMUNES, KIEN XUONG DISTRICT, THAI
BINH PROVINCE IN 2017
Objective: Describe the awareness and practice of
the elderly on hospital selection when seeking for health
care services covered by health insurance in 4 communes,
Kien Xuong district, Thai Binh province in 2017. Method:
The cross-sectional descriptive study combined by both
quantitative and qualitative methods. Results: 53.6% of
the elderly do not know about the regulations on hospital
selection when seeking for health care services covered
by health insurance; 12.9% of the elderly do not know

about the regulation on payment of some specific health
insurance beneficiaries for hospital reference fee when
referred from a district hospital to a higher-level one.
The average number of visits of the elderly who selected
another hospital at the same level when seeking for health
care services covered by health insurance in the previous
year was 1.34 ± 0.6 times.
Key words: Medical examination and treatment;
elderly; health Insurance; Thai Binh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo dự báo của Liên hợp quốc, già hóa dân số là
một trong những xu hướng dân số quan trọng nhất của
thế kỷ 21 [6], [7]. Số liệu thống kê dân số cho thấy Việt
Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số”, so với
các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian để Việt
Nam chuẩn bị đón nhận dân số già ngắn hơn rất nhiều.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, cả nước
có khoảng 9,5 triệu người cao tuổi (NCT), chiếm 10,4%
dân số. Nhưng dự báo đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ tăng lên
18% và đến năm 2050 là hơn 30% [4].
Hiện nay phần lớn người cao tuổi chưa có thói quen
đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, nhiều người không biết
mình có bệnh hoặc biết có bệnh nhưng không tuân thủ
theo đúng hướng dẫn điều trị. Việc sử dụng dịch vụ y tế
của NCT thường bị hạn chế, đặc biệt là đối với người cao
tuổi ở những vùng nông thôn không có thẻ bảo hiểm y tế.
Trong khi các nước phát triển có tỷ lệ người dân tham gia
bảo hiểm y tế là 99% -100% thì ở Việt Nam mới đạt có
76% năm 2015. Đáng lưu ý là tỷ lệ NCT có thẻ bảo hiểm
y tế chỉ đạt 60% là cực kỳ đáng lo ngại cho công tác chăm
sóc sức khỏe [8].

1. Khoa Y tế công cộng
Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Tác giả chính: Nguyễn Đức Thanh, sđt: 0912357575, email:
2. Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình.
Ngày nhận bài: 01/03/2018

Ngày phản biện: 08/03/2018


Ngày duyệt đăng: 15/03/2018
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

99


2018

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Huyện Kiến Xương có tỷ lệ người dân tham gia
BHYT chiếm 53% [5], thực trạng nhận thức, thực hành
của NCT về một số quy định của Luật BHYT ra sao.
Nhằm tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu với mục tiêu:
Mô tả nhận thức, thực hành về thông tuyến và chuyển
tuyến bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại 4 xã thuộc
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2017.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: 4 xã thuộc huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình, bao gồm: thị trấn Thanh Nê, Xã
Bình Minh; xã Bình Nguyên, xã Vũ Tây.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu định lượng: NCT hiện đang sinh sống
tại địa bàn nghiên cứu.
+ Nghiên cứu định tính: Trạm trưởng Trạm y tế; NCT
tại 4 xã.

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện
từ 1/2017 – 12/2017
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dịch tễ
học mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang có phân tích,
kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
a/ Cỡ mẫu
* Nghiên cứu định lượng:

Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu tối thiểu cần
cho nghiên cứu là 465 NCT.
* Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 4 Trạm trưởng
Trạm y tế và 8 NCT tại 4 xã
b/ Phương pháp chọn mẫu:
* Nghiên cứu định lượng

+ Chọn xã: Chọn chủ đích 4 xã theo tiêu chuẩn sau:
- 2 xã đại diện cho khu vực thị trấn, ven thị trấn: Thị
trấn Thanh Nê, xã Bình Minh.
- 2 xã đại diện cho khu vực xa thị trấn: xã Bình
Nguyên và xã Vũ Tây
+ Chọn NCT: Tại mỗi xã được chọn, chúng tôi lập
danh sách tất cả các thôn, sau đó tiến hành bốc thăm ngẫu
nhiên 1 thôn để bắt đầu điều tra. Sau đó lập danh sách
NCT trong độ tuổi 60 trở lên tại thôn đó. Chọn ngẫu nhiên
theo hình thức bốc thăm để phỏng vấn đối tượng đầu tiên
của xã. Áp dụng phương pháp “cổng liền cổng” để chọn
đối tượng tiếp theo cho đến khi phỏng vấn đủ số đối tượng

cho mỗi xã.
* Nghiên cứu định tính: Tại mỗi xã nghiên cứu, tiến
hành phỏng vấn sâu Trạm trưởng và NCT đầu tiên và
người cuối cùng điều tra.
2.3. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng
vấn thông qua bộ phiếu điều tra và hướng dẫn phỏng
vấn sâu. Xây dựng bộ phiếu điều tra, hướng dẫn điều
tra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Bộ câu hỏi này
được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và dựa
trên những nội dung qui định về chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi được ban hành trong Luật Người cao
tuổi số 39/2009/QH12 và Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi,
bổ sung năm 2014 [2], [3].
2.4. Các phương pháp hạn chế sai số
Hạn chế bằng cách tổ chức tập huấn kỹ lưỡng, thống
nhất cách ghi nhận số liệu cho toàn bộ điều tra viên trước
khi tiến hành nghiên cứu. Giám sát quá trình điều tra
nghiên cứu. Các phiếu điều tra được làm sạch trước khi
nhập vào máy vi tính.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra được bằng phần mềm EPIDATA, phần mềm SPSS 22.0 để xử lý với các test thống
kê y học, giá trị p< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Tỷ lệ người cao tuổi biết về thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Kiến thức

THCS trở xuống (n = 279)


Trên THCS (n = 57)

Chung (n = 336)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Biết

119

42,7

37

64,9

156

46,4


Không biết

160

57,3

20

35,1

180

53,6

100

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

p

<0,05


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NCT biết về quy định thông tuyến KCB BHYT
chiếm tỷ lệ 46,4%; 42,7% NCT có học vấn từ THCS trở

xuống và 64,9% NCT khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,05.

Bảng 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi biết về tuyến thăm khám bảo hiểm y tế áp dụng quy định thông tuyến
THCS trở xuống (n = 119)

Tuyến

Trên THCS (n = 36)

Chung (n = 156)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tuyến xã, huyện

100

84,0

34

91,9

134

85,9

Không biết

19

16,0

3

8,1

22


14,1

NCT biết tuyến thăm khám BHYT áp dụng quy định
thông tuyến là tuyến huyện và tuyến xã chiếm tỷ lệ cao
nhất (85,9%), trong đó chiếm 84,1% ở NCT có học vấn

THCS trở xuống và 91,9% ở NCT khác. Có 14,1% NCT
không biết về vấn đề này.

Bảng 3.3. Đánh giá của người cao tuổi về quy định thông tuyến bảo hiểm y tế
Gần trung tâm (n = 79)

Đánh giá

Xa trung tâm (n = 77)

Chung (n = 156)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Rất thuận tiện

34

43,0

26

33,8

60

38,5

Thuận tiện

41

51,9

46

59,7

87

55,8

Bình thường


4

5,1

5

6,5

9

5,8

Không thuận tiện

0

0

0

0

0

0

Có 38,5% và 55,8% NCT đánh giá quy định thông
tuyến BHYT rất thuận tiện và thuận tiện cho người dân,
trong đó ở nhóm NCT sống gần trung tâm huyện cho rằng
rất thuận tiện chiếm 43,0% và 51,9% cho rằng thuận tiện,


ở nhóm NCT sống xa trung tâm huyện cho rằng rất thuận
tiện chiếm 33,8% và 59,7% cho rằng thuận tiện. Không
có ai cho rằng quy định thông tuyến là không thuận tiện
với người dân.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ người cao tuổi biết quy định một số đối tượng bảo hiểm y tế
được thanh toán phí chuyển tuyến (n=336)
Tỷ lệ %

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

101


2018

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Theo kết quả trình bày tại Biểu đồ 3.1, chỉ có 6,2%
NCT có học vấn từ THCS trở xuống và 12,7% NCT có
học vấn trên THCS biết về quy định một số đối tượng

BHYT được thanh toán phí vận chuyển khi chuyển
tuyến. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm trình độ
học vấn.

Bảng 3.4. Tỷ lệ người cao tuổi biết về các nhóm đối tượng được thanh toán phí chuyển tuyến
THCS trở xuống

(n = 23)

Kiến thức

Trên THCS
(n = 8)

Chung
(n = 31)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Hộ nghèo

16

69,6

5


62,5

21

67,7

Có công với CM, cựu chiến binh

14

60,9

5

62,5

19

61,3

Thân nhân người có công

6

26,1

2

25,0


8

25,8

Hưởng trợ cấp BTXH hàng tháng

1

4,3

1

12,5

2

6,5

Dân tộc thiểu số

1

4,3

1

12,5

2


6,5

Không biết

3

13,0

1

12,5

5

12,9

NCT biết nhóm được thanh toán phí vận chuyển khi
chuyển tuyến BHYT là người nghèo hay người có công
với cách mạng chiếm tỷ lệ là 67,7% và 61,3%. NCT cho
rằng là thân nhân người có công với cách mạng chiếm tỷ

lệ 25,8% và tỷ lệ NCT chọn nhóm người được hưởng trợ
cấp bảo trợ xã hội và dân tộc thiểu số đều chiếm 6,5%.
Có 12,9% NCT không biết nhóm đối tượng BHYT được
hưởng quy định này.

Bảng 3.5. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh trong 1 năm qua
Kiến thức

60 – 74 tuổi (n = 242)


≥ 75 tuổi (n = 94)

Chung (n=336)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)



229

94,6

82

87,2

311

92,6%


Không

13

5,4

12

12,8

25

7,4%

Bảng 3.5 cho ta thấy có 92,6% NCT có thẻ BHYT sử
dụng BHYT khi KCB trong 1 năm qua, ở nhóm NCT từ 60

p
< 0,05

– 74 tuổi chiếm 94,6% và ở nhóm từ 75 tuổi trở lên chiếm
87,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tuổi.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi khám, chữa bệnh thông tuyến trong 1 năm qua (n=311)

Trong năm qua, đa số NCT không đi KCB thông
tuyến. Tỷ lệ thông tuyến khám, chữa bệnh ở nhóm biết
quy định thông tuyến chiếm 18,5% và ở nhóm NCT không


102

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

biết quy định thông tuyến chiếm 5,2%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p <0,05.


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.6. Lý do khám, chữa bệnh thông tuyến của người cao tuổi
Gần trung tâm (n = 13)

Xa trung tâm (n = 19)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thuận tiện

5

38,5

6

31,6

11

34,4

Thái độ của CBYT tốt

1

7,7

4


21,1

5

15,6

Chuyên môn CBYT giỏi

6

46,2

12

63,2

18

56,3

Cấp cứu

3

23,1

1

5,3


4

12,5

Lý do

Đa số NCT trong nghiên cứu chọn khám, chữa bệnh
thông tuyến vì cán bộ y tế có chuyên môn giỏi (56,3%),
trong đó chiếm 46,2% ở nhóm gần trung tâm huyện và
63,2% ở nhóm xa trung tâm huyện. Tiếp theo là vì thuận

Chung (n = 32)

tiện đi lại (34,4%), trong đó chiếm 38,5% ở nhóm gần
trung tâm huyện và 31,6% ở nhóm xa trung tâm huyện.
NCT khám, chữa bệnh thông tuyến vì tình trạng cấp cứu
chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,5%).

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người cao tuổi chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong 1 năm qua (n=311)

Trong năm qua, đa số NCT không đi chuyển
tuyến khám, chữa bệnh. Tỷ lệ chuyển tuyến khám,
chữa bệnh ở nhóm đối tượng sống gần trung tâm

huyện là 21,6% và ở nhóm sống xa trung tâm huyện
chiếm 10,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p <0,05.

Bảng 3.7. Đánh giá của người cao tuổi về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện nay
Đánh giá


Gần trung tâm (1) (n = 231)

Xa trung tâm (2) (n = 234)

Chung (n = 465)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chưa tốt

40

17,3

13

5,6

53


11,4

Tốt

178

77,1

203

86,8

381

81,9

Rất tốt

13

5,6

18

7,7

31

6,7


Có 81,9% NCT đánh giá việc khám, chữa bệnh
BHYT hiện nay đã được thực hiện tốt (77,1% ở nhóm gần
trung tâm huyện và 86,8% ở nhóm xa trung tâm huyện),

p(1,2)

<0,05

và có 11,4% chưa tốt (17,3% ở nhóm gần trung tâm huyện
và 5,6% ở nhóm xa trung tâm huyện). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

103


2018

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 3.8. Lý do người cao tuổi cho rằng việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa tốt
Lý do

Số lượng (n = 53)

Tỷ lệ (%)

Thái độ với BN BHYT kém


25

47,2

Thuốc không tốt và đầy đủ

35

66,0

Thủ tục phiền hà

22

41,5

Khác (Ghi rõ)

5

9,4

Lý do chủ yếu của việc khám, chữa bệnh BHYT chưa
tốt là do thuốc không tốt và đầy đủ chiếm 66,0%. Tỷ lệ cho

rằng thái độ của cán bộ y tế với bệnh nhân BHYT kém chiếm
47,2%. Và có 41,5% cho rằng thủ tục khám BHYT phiền hà.

Hộp 3.1: Những bất cập khi thanh toán bảo hiểm y tế

“…Khi nằm điều trị tại bệnh viện chúng tôi phải ứng trước một số tiền khá lớn, ngay tại thời điểm đó chúng tôi
không thể có được. Có những lần sau khi ra viện thanh toán tôi được trả tiền về, như vậy thủ tục hơi phiền hà….”
NCT, nam, 63 tuổi
“…Tôi già rồi, thường khi thanh toán là con cháu thanh toán cho nhưng tôi thấy chúng nó đi thanh toán lâu lắm,
mãi mới thấy trở lại. Tôi cho là do thủ tục thanh toán có nhiều bước ….”
NCT, nữ, 68 tuổi
Hộp 3.1 thể hiện ý kiến của NCT về những bất cập
trong thanh toán BHYT. Một số ý kiến cho rằng việc
thanh toán khám, chữa bệnh BHYT tương đối mất thời

gian (5/8), bên cạnh đó một số ý kiến phàn nàn về việc
phải ứng trước tiền khám, chữa bệnh cho cơ sở y tế dù
có BHYT.

Hộp 3.2. Mong muốn để bảo hiểm y tế đáp ứng tốt việc khám, chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế xã
“…Các ban ngành cấp trên nên cung cấp đầy đủ hoặc hỗ trợ trang thiết bị, danh mục thuốc BHYT cho trạm y tế
tương đương với bệnh viện tuyến huyện để chúng tôi có thể phục vụ việc CSSK cho người dân nói chung và người
cao tuổi nói riêng ….”
Trưởng Trạm y tế xã, nữ
“…Cơ quan BHYT cấp trên nên thanh quyết toán kịp thời theo từng tháng hoặc từng quý cho trạm y tế để chúng tôi
có thể đảm bảo tốt vấn đề CSSK cho người cao tuổi….”
Trưởng Trạm y tế xã, nam
Hộp 3.2 thể hiện ý kiến của trưởng trạm y tế xã về
những mong muốn đối với chính sách BHYT để đáp ứng
tốt việc KCB và thanh toán BHYT. Các ý kiến tiêu biểu của
Trưởng Trạm y tế cho rằng nên cung cấp thêm trang thiết bị
cho Trạm y tế xã (4/4 ý kiến); thanh toán đầy đủ quỹ khám
BHYT kịp thời, nhanh chóng cho trạm (3/4 ý kiến).
IV. BÀN LUẬN
Với việc thông tuyến, người dân có thẻ BHYT thuận

lợi hơn rất nhiều trong việc tiếp cận các dịch vụ khám,

104

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

chữa bệnh BHYT, đặc biệt thuận lợi đối với các trường
hợp người lao động khi phải di chuyển công việc từ địa
phương này sang địa phương khác hoặc người về hưu thay
đổi nơi cư trú. Có 38,5% và 55,8% NCT trong nghiên cứu
đánh giá quy định thông tuyến BHYT rất thuận tiện và
thuận tiện cho người dân, trong đó ở nhóm NCT sống gần
trung tâm huyện cho rằng rất thuận tiện chiếm 43,0% và
51,9% cho rằng thuận tiện, NCT sống xa trung tâm huyện
cho rằng rất thuận tiện chiếm 33,8% và 59,7% cho rằng
thuận tiện.


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Với quy định thông tuyến, các cơ sở KCB bắt buộc
phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về cơ sở vật chất,
nhân lực nhằm nâng cao chất lượng KCB để thu hút người
bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm. Thông tuyến đã làm
tăng mức độ hấp dẫn của chính sách BHYT, thu hút người
dân tham gia BHYT và thúc đẩy mở rộng đối tượng tham
gia BHYT. Năm 2016, số người tham gia BHYT theo hộ
gia đình là 11.530.389 người, tăng 37,4% so với năm 2015
cho thấy người dân đã tin tưởng và nhận thấy lợi ích của
chính sách BHYT. Đồng thời, thông tuyến tạo nên sự công
bằng hơn trong cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT
giữa cơ sở y tế công và tư [1].
Trong năm qua, đa số NCT không đi KCB thông
tuyến. Tỷ lệ thông tuyến khám, chữa bệnh ở nhóm biết
quy định thông tuyến chiếm 18,5% và ở nhóm người
cao tuổi không biết quy định thông tuyến chiếm 5,2%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (biểu đồ
3.2). Theo nghiên cứu của chúng tôi trong năm qua, đa số
người cao tuổi không đi chuyển tuyến khám, chữa bệnh.
Tỷ lệ chuyển tuyến khám, chữa bệnh ở nhóm đối tượng
sống gần trung tâm huyện là 21,6% và ở nhóm sống xa
trung tâm huyện chiếm 10,4%.
Thực hiện quy định thông tuyến, tỷ lệ dân số tham
gia bảo hiểm y tế gia tăng nhanh chóng, đạt 81,7% vào
năm 2016 [1]. Tuy nhiên thông tuyến cũng mang lại một
số bất cập như tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT có
xu hướng ngày càng gia tăng. Việc người có bảo hiểm đi
KCB nhiều lần trong ngày, tuần, tháng để lấy thuốc không
còn là hiện tượng cá biệt, cơ chế thông tuyến đã bộc lộ yếu

kém của y tế xã ở một số địa phương.
Như vậy, vẫn còn một số khó khăn nhất định đối
với bệnh nhân có BHYT nói chung và người cao tuổi nói
riêng. Nhìn từ góc độ là những người trực tiếp chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho người dân, chúng tôi có hỏi trạm

trưởng có những ý kiến, những mong muốn gì đối với
chính sách BHYT để đáp ứng tốt việc KCB và thanh toán
BHYT. Các ý kiến tiêu biểu của Trưởng Trạm y tế cho
rằng nên cung cấp thêm trang thiết bị cho Trạm y tế xã;
thanh toán đầy đủ quỹ khám BHYT kịp thời, nhanh chóng
cho trạm.
V. KẾT LUẬN
- Còn 53,6% NCT không biết về quy định thông
tuyến KCB BHYT.
- 12,9% NCT không biết về quy định một số đối
tượng BHYT được thanh toán phí vận chuyển khi chuyển
tuyến.
- Tỷ lệ thông tuyến KCB ở NCT biết quy định thông
tuyến chiếm 18,5% và ở nhóm không biết quy định thông
tuyến chiếm 5,2%.
- Tỷ lệ chuyển tuyến KCB ở NCT sống gần trung tâm
huyện là 21,6% và ở xa trung tâm huyện chiếm 10,4%.
- 11,4% NCT cho rằng việc KCB hiện nay được thực
hiện chưa tốt, và lý do chủ yếu là do thuốc không tốt và
đầy đủ chiếm 66,0%.
VI. KHUYẾN NGHỊ
1. Cơ quan BHYT cần tăng cường công tác truyền
thông về chính sách BHYT để NCT hiểu rõ quyền lợi của
NCT có thẻ BHYT; đặc biệt là các quy định thông tuyến

và quyền lợi của NCT khi thông tuyến, chuyển tuyến.
2. Ngành Y tế và chính quyền địa phương cần hỗ trợ
cải thiện cơ sở vật chất, thuốc thiết yếu tại các trạm y tế xã
để có thể đáp ứng được nhu cầu KCB ban đầu của NCT tại
tuyến xã, giảm tải cho các cơ sở y tế tuyến trên.
3. Các cơ sở y tế cần đẩy mạnh cải cách thủ tục
KCB BHYT theo hướng thuận tiện, giảm phiền hà, giảm
thời gian chờ đợi, đặc biệt đối với NCT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.

Bộ Y tế (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017.
Quốc hội (2009), Luật Người cao tuổi Việt Nam.
Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Số 46/2014/QH13.
Tổng cục Thống kê (2015), điều tra biến động dân số năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
Vũ Ngọc Huyên và Nguyễn Văn Song (2014), “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của nông dân
tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học và Phát triển. tập 12(số 6: 853-861 ).
6. United Nations (2015), World Populaiton Ageing, New York.
7. United Nations (2017), World population prospects, the 2017 revision.
8. Đình Nam (2016), Phải tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm Y tế, Chính phủ

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn


105



×