Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số yếu tố liên quan đến nhận thức, thực hành về thông tuyến bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại 4 xã thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.29 KB, 5 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2018

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬN THỨC, THỰC HÀNH VỀ
THÔNG TUYẾN BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI 4 XÃ
THUỘC HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2017
Nguyễn Hà My1; Nguyễn Đức Thanh1; Phạm Trường Sơn2
Nguyễn Văn Tiến1; Phan Thu Nga1; Ngô Văn Đông1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến
nhận thức, thực hành về thông tuyến bảo hiểm y tế của
người cao tuổi (NCT) tại 4 xã thuộc huyện Kiến Xương
tỉnh Thái Bình năm 2017. Đối tượng nghiên cứu: Người
cao tuổi đang sinh sống tại địa bàn nghiên cứu. Phương
pháp nghiên cứu: Phương pháp dịch tễ học mô tả qua
cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: NCT trình
độ học vấn từ THCS trở xuống có xu hướng không biết
về quy định thông tuyến nhiều hơn NCT có trình độ trên
THCS 0,2 lần. NCT từ 75 trở lên có xu hướng không biết
về quy định thông tuyến nhiều hơn 1,9 lần nhóm NCT
dưới 75 tuổi. NCT biết quy định thông tuyến có xu hướng
khám, chữa bệnh thông tuyến Bảo hiểm y tế cao gấp 4,1
lần so với nhóm không biết về quy định này.
Từ khóa: Người cao tuổi; bảo hiểm y tế; thông
tuyến, Thái Bình.
SUMMARY:
SEVERAL
FACTORS
RELATED


TO
AWARENESS, PRACTICE ABOUT MEDICAL
EXAMINATION, TREATMENT AT THE MEDICAL
ESTABLISHMENT OF THE SAME LEVEL OF
THE ELDERLY IN 4 COMMUNES, KIEN XUONG
DISTRIC, THAI BINH PROVINCE IN 2017
Objective: Identify some facrors related to
awareness, practice of medical examination, treatment
at the medical establishment of the same level of the
elderly in 4 communes of Kien Xuong district, Thai Binh
province in 2017. Subject: The elderly in the research
region. Method: The cross-sectional descriptive study
with a combination of quantitative and qualitative
Results: Elderly people with lower secondary school
education tend to be less aware of medical examination,

treatment at the medical establishment of the same
level than older adults with upper secondary education
of 0.2 times; Elderly people aged 75 and older tended
to be unaware of medical examination, treatment at
the medical establishment of the same level than older
people under 75 years of age 1,9 times; Older people
who know the this regulation tend to have healthier
access to medical care by 4.1 times than those who do
not know about this regulation.
Keywords: Elderly; health Insurance; treatment at
the medical establishment of the same level, Thai Binh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thay đổi về cấu trúc dân số dẫn đến biến đổi về
mô hình bệnh tật, trong đó có mô hình bệnh tật của NCT,

đặc biệt là của NCT sống ở các vùng nông thôn Việt Nam,
theo đó cũng ảnh hưởng đến hành vi khám chữa bệnh
của NCT. Hiện nay phần lớn người cao tuổi chưa có thói
quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, nhiều người không
biết mình có bệnh hoặc biết có bệnh nhưng không tuân
thủ theo đúng hướng dẫn điều trị. Việc sử dụng dịch vụ
y tế của người cao tuổi thường bị hạn chế, đặc biệt là đối
với người cao tuổi ở những vùng nông thôn không có thẻ
bảo hiểm y tế [6].
Trong khi các nước phát triển có tỷ lệ người dân tham
gia bảo hiểm y tế là 99% -100% thì ở Việt Nam mới đạt
có 76% năm 2015. Đáng lưu ý là tỷ lệ người cao tuổi
có thẻ bảo hiểm y tế chỉ đạt 60% là cực kỳ đáng lo ngại
cho công tác chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi tham
gia BHYT không chỉ để chữa bệnh mà quan trọng hơn là
được khám bệnh thường xuyên để kịp thời phát hiện, điều
trị bệnh ngay từ giai đoạn ban đầu [3]. Trong khi đó, Luật
Bảo hiểm y tế có rất nhiều quy định chế độ ưu đãi đối
với người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng, như

1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
2. Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình.
Ngày nhận bài: 01/03/2018

106

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 08/03/2018


Ngày duyệt đăng: 15/03/2018


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
một số đối tượng người cao tuổi được thanh toán phí vận
chuyển khi chuyển tuyến hay như việc quy định “thông
tuyến” khám chữa bệnh trong Luật sửa đổi bổ sung năm
2014 tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia
BHYT nói chung và người cao tuổi nói riêng trong việc
tiếp cận các dịch vụ y tế [1], [5]. Nhằm tìm hiểu những
yếu tố liên quan đến nhận thức, thực hành thông tuyến
của người cao tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với
mục tiêu:
Xác định một số yếu tố liên quan đến nhận thức, thực
hành về thông tuyến bảo hiểm y tế của người cao tuổi tại
4 xã thuộc huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2017.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: 4 xã thuộc huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình, bao gồm: thị trấn Thanh Nê, xã
Bình Minh; xã Bình Nguyên, xã Vũ Tây.
- Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi hiện đang
sinh sống tại địa bàn nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện
từ 1/2017 – 12/2017
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dịch tễ
học mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
a/ Cỡ mẫu
Thay vào công thức, tính được cỡ mẫu cho nghiên
cứu là 465 NCT.
b/ Phương pháp chọn mẫu:
+ Chọn xã: Chọn chủ đích 4 xã theo tiêu chuẩn sau:
- 2 xã đại diện cho khu vực thị trấn, ven thị trấn: Thị
trấn Thanh Nê, xã Bình Minh.

- 2 xã đại diện cho khu vực xa thị trấn: xã Bình
Nguyên và xã Vũ Tây
+ Chọn người cao tuổi: Tại mỗi xã được chọn,
chúng tôi lập danh sách tất cả các thôn, sau đó tiến
hành bốc thăm ngẫu nhiên 1 thôn để bắt đầu điều tra.
Sau đó lập danh sách NCT trong độ tuổi 60 trở lên tại
thôn đó. Chọn ngẫu nhiên theo hình thức bốc thăm

để phỏng vấn đối tượng đầu tiên của xã. Áp dụng
phương pháp “cổng liền cổng” để chọn đối tượng
tiếp theo cho đến khi phỏng vấn đủ số đối tượng cho
mỗi xã.
2.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng
vấn thông qua bộ phiếu điều tra. Xây dựng bộ phiếu điều
tra phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Bộ câu hỏi này
được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và dựa trên
những nội dung qui định về chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi được ban hành trong Luật Người cao tuổi số
39/2009/QH12 và Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, bổ sung
năm 2014 [2], [3].
2.4. Các phương pháp hạn chế sai số
Hạn chế bằng cách tổ chức tập huấn kỹ lưỡng, thống
nhất cách ghi nhận số liệu cho toàn bộ điều tra viên trước
khi tiến hành nghiên cứu. Giám sát quá trình điều tra
nghiên cứu. Các phiếu điều tra được làm sạch trước khi
nhập vào máy vi tính.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi điều tra được làm sạch thô và nhập vào
máy vi tính bằng phần mềm EPI-DATA, sau đó chuyển
sang phần mềm SPSS 22.0 để xử lý với các test thống kê
y học, giá trị p< 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Kết
quả thu được sau khi xử lý số liệu được trình bày dưới
dạng các bảng, biểu đồ và hộp phỏng vấn sâu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Mối liên quan giữa trình độ học vấn, nhóm tuổi và hiểu biết về quy định thông tuyến


Tỷ lệ (%)

THCS trở xuống

279

160

57,3

Trên THCS

57

20

35,1

≥ 75

128

98

76,6

< 75

337


211

62,6

Đặc điểm

TĐHV

Nhóm tuổi

Không biết

(n=465)
Số lượng

p

OR
(CI95%)

<0,05

0,2
(0,2 – 0,5)

<0,05

1,9
(1,2 – 3,1)


SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

107


2018

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Tỷ lệ NCT có trình độ học vấn từ THCS trở xuống
không biết về quy định thông tuyến khám, chữa bệnh
bảo hiểm y tế chiếm 57,3% và chiếm 35,1% ở nhóm
NCT có trình độ trên THCS, NCT trình độ học vấn từ
THCS trở xuống có xu hướng không biết về quy định
thông tuyến nhiều hơn NCT có trình độ trên THCS

0,2 lần. Tỷ lệ NCT từ 75 tuổi trở lên không biết về
quy định thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
chiếm 76,6% và chiếm 62,6% ở nhóm NCT dưới 75
tuổi, NCT từ 75 trở lên có xu hướng không biết về quy
định thông tuyến nhiều hơn 1,9 lần nhóm NCT dưới
75 tuổi .

Bảng 3.2. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và hiểu biết về tuyến áp dụng quy định thông tuyến
Không biết

n
(n=156)


Số lượng

Tỷ lệ (%)

THCS trở xuống

119

19

16,0

Trên THCS

37

3

8,1

TĐHV

Từ bảng 3.2 cho ta thấy NCT không biết tuyến thăm
khám bảo hiểm y tế áp dụng quy định thông chiếm tỷ lệ
16,0% ở nhóm có trình độ từ THCS trở xuống và chiếm

p

OR
(CI95%)


>0,05

0,4
(0,1 -1,7)

8,1% ở nhóm có trình độ trên THCS, không có mối liên
quan giữa trình độ học vấn của NCT với hiểu biết về tuyến
y tế áp dụng quy định thông tuyến.

Bảng 3.3. Mối liên quan giữa nhóm xã và thực trạng khám, chữa bệnh thông tuyến
của người cao tuổi trong 1 năm qua
Không thông tuyến

n
(n=311)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Gần trung tâm huyện

148

135

91,2

Xa trung tâm huyện


163

144

88,3

Nhóm xã

Với những NCT có đi khám chữa bệnh trong năm qua thì
tỷ lệ thông tuyến khám, chữa bệnh ở nhóm NCT sống ở khu
vực gần trung tâm huyện chiếm 91,2% và ở nhóm NCT sống ở

p

OR
(CI95%)

>0,05

1,3
(0,7 – 2,9)

khu vực xa trung tâm huyện chiếm 88,3%. Không có mối liên
quan giữa khu vực sinh sống và thực hành khám, chữa bệnh
thông tuyến của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu.

Biểu đồ 3.1. Mối liên quan giữa nhận thức và thực hành khám, chữa bệnh thông tuyến
trong 1 năm qua (n=311)


108

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trong năm qua, đa số NCT không đi KCB thông
tuyến. Tỷ lệ thông tuyến khám, chữa bệnh ở nhóm
biết quy định thông tuyến chiếm 18,5% và ở nhóm
NCT không biết quy định thông tuyến chiếm 5,2%.
Có mối liên quan giữa nhận thức và thực hành khám,
chữa bệnh thông tuyến của người cao tuổi tại địa bàn
nghiên cứu, theo đó những NCT biết quy định thông
tuyến có xu hướng khám, chữa bệnh thông tuyến bảo
hiểm y tế cao gấp 4,1 lần so với nhóm không biết về
quy định này.
IV. BÀN LUẬN
Khoản 3 Điều 8 Thông tư 37/2014/TT-BYT

hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và
chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy
định: “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia
bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng
khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền
khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế
tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện
tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh”. Có nghĩa là khi
người tham gia BHYT có đăng ký khám chữa bệnh
ban đầu ở một trạm y tế xã hoặc một phòng khám
đa khoa hoặc một bệnh viện cấp huyện thì họ được
quyền đi khám chữa bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh
trong cùng huyện đó hoặc trong phạm vi một tỉnh vẫn
được tính là đúng tuyến và không cần giấy chuyển
viện, có nghĩa là họ không bị giới hạn bởi một cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu, như vậy họ vẫn được thanh
toán theo quy định [6]. Với việc thông tuyến, người
dân có thẻ BHYT thuận lợi hơn rất nhiều trong việc
tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT, đặc biệt
thuận lợi đối với các trường hợp người lao động khi
phải di chuyển công việc từ địa phương này sang địa
phương khác hoặc người về hưu thay đổi nơi cư trú.
Tuy nhiên, trên thực tế đến thời điểm hiện nay vẫn
còn rất nhiều người dân chưa biết đến quy định này,
đặc biệt là đối tượng người cao tuổi trong cộng đồng,
khi tuổi càng cao con người ta thường có xu hướng
khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các nguồn thông
tin. Do đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy NCT trình độ học vấn từ THCS trở xuống có xu

hướng không biết về quy định thông tuyến nhiều hơn
NCT có trình độ trên THCS 0,2 lần, NCT từ 75 trở lên
có xu hướng không biết về quy định thông tuyến nhiều
hơn 1,9 lần nhóm NCT dưới 75 tuổi (Bảng 3.1).

Với quy định thông tuyến, các cơ sở khám, chữa
bệnh bắt buộc phải đổi mới phong cách phục vụ, đầu tư về
cơ sở vật chất, nhân lực nhằm nâng cao chất lượng KCB
để thu hút người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm. Tại
tất cả các cơ sở y tế tư nhân tuyến huyện đều có số lượng
bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tăng gấp 2 đến 3 lần so
với cùng kỳ năm 2015. Thông tuyến đã làm tăng mức độ
hấp dẫn của chính sách BHYT, thu hút người dân tham gia
BHYT và thúc đẩy mở rộng đối tượng tham gia BHYT.
Năm 2016, số người tham gia BHYT theo hộ gia đình là
11.530.389 người, tăng 37,4% so với năm 2015 cho thấy
người dân đã tin tưởng và nhận thấy lợi ích của chính sách
BHYT. Đồng thời, thông tuyến tạo nên sự công bằng hơn
trong cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa cơ
sở y tế công và tư [2].
Trong năm qua, đa số người cao tuổi không đi KCB
thông tuyến. Tỷ lệ thông tuyến khám, chữa bệnh ở nhóm
biết quy định thông tuyến chiếm 18,5% và ở nhóm người
cao tuổi không biết quy định thông tuyến chiếm 5,2%. Có
mối liên quan giữa nhận thức và thực hành khám, chữa
bệnh thông tuyến của người cao tuổi tại địa bàn nghiên
cứu, theo đó những NCT biết quy định thông tuyến có xu
hướng khám, chữa bệnh thông tuyến bảo hiểm y tế cao
gấp 4,1 lần so với nhóm không biết về quy định này (biểu
đồ 3.1).

Thực hiện quy định thông tuyến, tỷ lệ dân số tham
gia bảo hiểm y tế gia tăng nhanh chóng, đạt 81,7% vào
năm 2016 [2]. Tuy nhiên thông tuyến cũng mang lại một
số bất cập như tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm
y tế có xu hướng ngày càng gia tăng. Có nhiều cơ sở
khám chữa bệnh cạnh tranh để thu hút người có bảo hiểm
đến khám không đúng quy định như chỉ định tăng các
xét nghiệm cận lâm sàng, nhất là các dịch vụ kỹ thuật
cao, chi phí lớn, các loại thuốc đắt tiền… Việc người có
bảo hiểm đi khám chữa bệnh nhiều lần trong ngày, tuần,
tháng để lấy thuốc không còn là hiện tượng cá biệt, cơ
chế thông tuyến đã bộc lộ yếu kém của y tế xã ở một số
địa phương.
Như vậy BHYT mang lại rất nhiều lợi ích cho
người dân nhưng trên thực tế vẫn còn một số khó khăn
nhất định đối với bệnh nhân có BHYT nói chung và
người cao tuổi nói riêng. Ví dụ những bất cập khi thanh
toán BHYT trong nghiên cứu định tính của chúng tôi
một số ý kiến cho rằng việc thanh toán khám, chữa
bệnh BHYT tương đối mất thời gian, bên cạnh đó một
số ý kiến phàn nàn về việc phải ứng trước tiền khám,
chữa bệnh cho cơ sở y tế dù có BHYT. Nhìn từ góc
SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn

109


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


độ là những người trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho người dân, chúng tôi có hỏi trạm trưởng có
những ý kiến, những mong muốn gì đối với chính sách
BHYT để đáp ứng tốt việc KCB và thanh toán BHYT.
Các ý kiến tiêu biểu của Trưởng Trạm y tế cho rằng
nên cung cấp thêm trang thiết bị cho trạm y tế xã;
thanh toán đầy đủ quỹ khám BHYT kịp thời, nhanh
chóng cho trạm.
V. KẾT LUẬN
- NCT trình độ học vấn từ THCS trở xuống có xu
hướng không biết về quy định thông tuyến nhiều hơn
NCT có trình độ trên THCS 0,2 lần
- NCT từ 75 trở lên có xu hướng không biết về quy
định thông tuyến nhiều hơn 1,9 lần nhóm NCT dưới 75 tuổi
- Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn của
đối tượng với hiểu biết của đối tượng về tuyến khám, chữa

2018

bệnh áp dụng quy định thông tuyến.
- Không có mối liên quan giữa khu vực sinh sống và
thực hành khám, chữa bệnh thông tuyến của người cao
tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
- NCT biết quy định thông tuyến có xu hướng khám,
chữa bệnh thông tuyến bảo hiểm y tế cao gấp 4,1 lần so
với nhóm không biết về quy định này.
VI. KHUYẾN NGHỊ
1. Tăng cường công tác truyền thông về chính sách
bảo hiểm y tế để người cao tuổi hiểu rõ quyền lợi của
người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; đặc biệt là các quy

định thông tuyến và quyền lợi của người cao tuổi khi
thông tuyến.
2. Các cơ sở y tế cần đẩy mạnh cải cách thủ tục
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo hướng thuận tiện,
giảm phiền hà, giảm thời gian chờ đợi, đặc biệt đối với
người cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Bộ Y tế (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017.
3. Đình Nam (2016), Phải tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế.
4. Quốc hội (2009), Luật Người cao tuổi Việt Nam.
5. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Số 46/2014/QH13.
6. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (2006), Đánh giá việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam.

110

SỐ 3 (44) - Tháng 05-06/2018
Website: yhoccongdong.vn



×