Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng hạ đường huyết của dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.) trên mô hình chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino) bị tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.15 KB, 11 trang )

Năm học 2015 - 2016

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA
VÀ KHẢ NĂNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA DÂM BỤT (Hibiscus rosa-sinensis L.) TRÊN MÔ HÌNH
CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus var. albino) BỊ TIỂU ĐƯỜNG
Nguyễn Minh Chí,
Nguyễn Thị Lệ Giang,
Phạm Thị Ngọc Liễu,
Trương Đình Phước,
Trần Thị Thương
(Sinh viên năm 4, 3, Khoa Sinh học)
GVHD: ThS Nguyễn Thị Hằng
TÓM TẮT
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH để khảo sát khả năng
kháng oxy hóa in vitro của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt. Đồng thời, khả năng hạ đường
huyết được xác định trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường bởi Streptozotocin. Đề tài
đã xác định được giá trị IC50 của nước sắc hoa, lá, rễ lần lượt là: 0,119% ± 0,.023;
0,418%±0,078; 7,318%±0,982 (sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với α=0,05). Tại
nồng độ 0,119%, nước sắc hoa có khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột in vivo từ
220,4 mg/dl xuống 186,5 mg/dl sau 14 ngày khảo sát.
ABSTRACT

In the study, the antioxidant properties of decoctions from flowers, leaves, and
roots of Hibiscus rosa-sinensis L. was investigated by DPPH free radical
scavenging activity assay in vitro. The hypoglycemic activity was defined in
streptozotocin induced diabetic rats. The decoctions from the flowers, leaves, and
roots possess significant IC50 values 0.23 ± 0.119%, 0.418% ± 0.078, and 7.318% ±
0.982, respectively. Administrations of decoction from the flowers of Hibiscus in
concentrations of 0.119% in the treated group possess hypoglycemia from 220.,4
mg/dL to 186.5 mg/dl after 14 days in streptozotocin induced diabetic rats in vivo.


1. Mở đầu
Trong cơ thể, oxy tham gia vào các phản ứng oxy hóa – khử tạo ra những phân tử
trung gian gọi là các gốc oxy hoạt động (Reactive oxygen species – ROS). Ở một nồng
độ nhất định, ROS cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp
sắc tố melamine, tham gia vào đường truyền tín hiệu hoạt hóa insulin. Ở nồng độ cao,
các gốc ROS không được kiểm soát sẽ dễ dàng phản ứng với các đại phân tử như DNA,
protein, lipid gây rối loạn quá trình sinh hóa trong cơ thể. Đồng thời, chúng có thể gây
ra sự chết theo chương trình (apoptosis) của tế bào đảo tụy, ức chế sự biểu hiện của
các gen sản xuất insulin, làm sai lệch quá trình truyền đạt tín hiệu hoạt hóa insulin. Hậu
quả dẫn đến việc kháng insulin, làm sai lệch chức năng của tế bào đảo tụy gây ra
bệnh tiểu đường [4].

17


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Theo một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Rajesh Mandade và cộng
sự (2011), Falguni Sheth và Subrata De (2012), Deepa Garg và cộng sự (2012),
Mirunalini Sankaran, Arulmozhi Vadivel (2011) đã chứng minh Dâm bụt có khả năng
kháng oxy hóa và hạ đường huyết trên mô hình chuột. Đồng thời, theo Đông y, Dâm
bụt còn có tác dụng trị viêm niêm mạc dạ dày, mất ngủ, mộng tinh, tiểu đường, đại tiện
ra máu. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về ứng dụng của loại dược liệu này trong
nước còn chưa sáng tỏ.
Dựa trên những dẫn liệu của Đông y và các nghiên cứu ngoài nước đã tiến hành,
chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần cung cấp những
dẫn liệu khoa học về dược lí để ứng dụng trong y học và làm tiền đề cho các nghiên
cứu về sau.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định khả năng kháng oxy hóa và khả năng hạ
đường huyết của Dâm bụt trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường.

2. Mục tiêu, phạm vi, mẫu vật và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đề tài tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa của nước sắc Dâm bụt và khả
năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng in vivo.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Để khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, đề tài sử dụng phương pháp phân hủy gốc
tự do DPPH của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt.
Để xác định khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu
đường bởi Streptozotocin, đề tài sử dụng giá trị IC50 của nước sắc có hoạt tính kháng
oxy hóa mạnh nhất.
2.3. Mẫu vật và hóa chất
Dâm bụt được thu nhận bao gồm: hoa, lá, rễ tại huyện Cần Giờ - TPHCM, được
định danh theo Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [1]. Mẫu được
rửa sạch, sấy khô ở 500C đến khi trọng lượng không đổi, được bảo quản tại nơi khô ráo,
thoáng mát tại Phòng Thí nghiệm Di truyền - Thực vật Trường Đại học Sư phạm
TPHCM.
Chuột nhắt trắng (20 – 30 g) được mua tại Viện Pasteur - TPHCM, được nuôi ổn
định tại Phòng Thí nghiệm Di truyền - Thực vật.
DPPH (2-2 diphenyl-1-picylhydrazyl) (Sigma) pha trong methanol đạt nồng độ
0,8 mM, bảo quản 40C. Acid ascorbic (Sigma) pha trong nước cất đạt nồng độ 15
g/ml. Streptozotocin (Sigma) pha trong dung dịch đệm citrate đạt nồng độ 100 mg/kg
b.w.
2.4. Phương pháp

18


Năm học 2015 - 2016

2.4.1. Phương pháp thu nhận nước sắc (theo Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2003)

10 g mẫu khô (hoa, lá, rễ) được ngâm với nước cất hai lần trong 15 phút. Loại
nước, bổ sung thêm 500 ml nước cất hai lần, cô trong 3 giờ ở nhiệt độ 70 – 80 0C. Nước
sắc thu nhận được ly tâm ở 3000 vòng/phút, 10 phút để loại cặn, được cô ở nhiệt độ 50
– 600C cho tới khi đạt tỉ lệ 1 g mẫu khô : 1ml nước sắc. Nước sắc này xem như có nồng
độ 100% và được pha loãng thành các nồng độ khác nhau để tiến hành khảo sát khả
năng kháng oxy hóa [2].
2.4.2. Phương pháp thử hoạt tính phân hủy gốc tự do DPPH (Brand Williams,
1995)
Các chất có khả năng kháng oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng cách cho H+,
màu của dung dịch phản ứng sẽ nhạt dần, từ màu tím thành vàng cam. Cường độ màu
được xác định bằng cách đo mật độ quang ở bước sóng 517 nm. Giá trị mật độ quang
OD càng thấp chứng tỏ khả năng phân hủy gốc tự do DPPH càng cao.
Quy trình thí nghiệm thực hiện như sau: Bổ sung 5 ml DPPH (0,8 mM, pha trong
methanol) vào mỗi ống nghiệm đã chứa 1 ml nước sắc tại các nồng độ khác nhau. Ủ 30
phút trong điều kiện không có ánh sáng, sau đó, tiến hành đo mật độ quang OD tại
bước sóng 517 nm. Giá trị mật độ quang OD phản ánh khả năng kháng oxy hóa của
mẫu. Chứng dương trong thí nghiệm là acid ascorbic (15 g/ml), chứng âm là nước cất
hai lần. Tỉ lệ phần trăm hoạt tính kháng oxy hóa được xác định theo công thức sau:

Trong đó: %HTKO: tỉ lệ phần trăm kháng oxy hóa của mẫu theo phương pháp
DPPH;
ODm: giá trị mật độ quang OD của mẫu thử;
ODc: giá trị mật độ quang OD của chứng âm.
2.4.3. Phương pháp gây tiểu đường bằng Streptozotocin
Chuột nhắt trắng được nuôi ở phòng thí nghiệm có khối lượng 20 – 30 g. Trước khi
gây tiểu đường bằng Streptozotocin, chuột được nhịn đói 8 giờ. Tiêm vào màng bụng của
chuột Streptozotocin (100 mg/kg b.w) pha trong dung dịch đệm citrate (0,1 M, pH = 4,5).
Chuột được uống sucrose 10% qua đêm để tránh hiện tượng sốc thuốc [3].
Kiểm tra đường huyết chuột sau 3 ngày và 7 ngày tiêm Streptozotocin. Những chuột
có giá trị nồng độ đường huyết > 200 mg/dl được sử dụng để tiến hành khảo sát khả năng

hạ đường huyết của Dâm bụt.
2.4.4. Phương pháp khảo sát khả năng hạ đường huyết của nước sắc Dâm bụt
trên mô hình chuột tiểu đường
Để xác định khả năng hạ đường huyết của nước sắc Dâm bụt trên mô hình chuột
in vivo, các nghiệm thức trong đề tài được bố trí như sau:

19


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Lô đối chứng: 10 chuột (20 – 30 g) đã gây tiểu đường bởi Streptozotocin có giá trị
đường huyết trên 200 mg/dl, không được tiêm nước sắc Dâm bụt, được cho ăn bình
thường.
Lô thí nghiệm: 10 chuột (20 – 30 g) đã gây tiểu đường bởi Streptozotocin có giá trị
đường huyết trên 200 mg/dl, được tiêm 0,5 ml nước sắc Dâm bụt tại nồng độ là giá trị IC50
thấp nhất (trong thử nghiệm khảo sát khả năng kháng oxy hóa theo phương pháp DPPH ở
trên), được cho ăn bình thường, theo dõi đường huyết sau 7 ngày và 14 ngày tiêm.
2.4.5. Phương pháp xử lí số liệu
Tất cả các số liệu của đề tài được xử lí trên phần mềm Microsoft Excel 2013 và phần
mềm thống kê SPSS 20.0.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Khả năng kháng oxy hóa của Dâm bụt theo phương pháp phân hủy gốc tự
do DPPH
3.1.1. Khả năng kháng oxy hóa của nước sắc hoa Dâm bụt theo phương pháp
phân hủy gốc tự do DPPH
Nước sắc hoa Dâm bụt được khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương
pháp phân hủy gốc tự do DPPH ở nồng độ từ 0,1% đến 1%. Chứng dương là acid
ascorbic (15 µg/ml), chứng âm là nước cất hai lần. Thí nghiệm lặp lại ba lần. Kết quả
về khả năng kháng oxy hóa của nước sắc hoa Dâm bụt được thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1. Tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc hoa
Nồng độ (%)
%HTKO nước sắc hoa
0
0,000 a ± 0,000
0,1
44,888b ± 6,827
0,2
72,470c ± 7,005
0,4
90,520d ± 4,861
0,6
91,812d ± 2,239
0,8
89,558d ± 2,122
1
87,535d ± 3,284
Acid ascorbic (15 µg/ml)
51,079 ± 1,803
Ghi chú: - a, b, c, d: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo hàng dọc với mức ý
nghĩa α = 0,05.
Theo bảng 1, chúng tôi nhận thấy từ nồng độ 0,1% đến 0,4%, (%) HTKO của
nước sắc hoa tăng dần theo chiều tăng nồng độ. Cụ thể (%) HTKO tăng từ 44,888% lên
90,520%, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, từ nồng độ 0,4% đến
1%, tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Đồng thời, mối tương quan giữa tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH và
nồng độ nước sắc được minh họa qua đồ thị (theo hình 1).

20



Năm học 2015 - 2016

Hình 1. Đồ thị tỉ lệ phần trăm HTKO của nước sắc hoa
Theo hình 1, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH tăng
theo chiều tăng nồng độ (từ nồng độ 0,1% đến 0,4%). Tuy nhiên, từ nồng độ 0,6% đến
1%, tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH không có sự thay đổi so với nồng độ
0,4%.
Chúng tôi xác định được giá trị IC50 của nước sắc hoa Dâm bụt là 0,119% ±
0,023.
3.1.2. Khả năng kháng oxy hóa của nước sắc lá Dâm bụt theo phương pháp
phân hủy gốc tự do DPPH
Tương tự, các nghiệm thức được bố trí như trên, nước sắc lá Dâm bụt được pha
loãng từ nồng độ 1% đến 0,1% để tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng
phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH. Kết quả về khả năng kháng oxy hóa của nước
sắc lá Dâm bụt được thể hiện qua bảng 2 và hình 2.
Bảng 2. Tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc lá
Nồng độ (%)
%HTKO nước sắc lá
0
0,000 a± 0.000
0,1
9,983 a± 2,151
0,2
25,010b ± 4,019
0,4
49,930 c ± 11,937
0,6
66,712d± 3,190
0,8

76,891 e± 6,829
1
85,188e ± 3,067
Acid ascorbic (15 μg/ml)
52,487 ± 3,174
Ghi chú: - a, b, c, d, e: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo hàng dọc với mức ý
nghĩa α = 0,05.

21


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Bảng 2 cho thấy khi tăng nồng độ từ 0,1% lên 1%, (%) HTKO tăng từ 9,983% lên
85,188%. Điều này chứng tỏ, khả năng kháng oxy hóa của nước sắc lá Dâm bụt tăng
theo chiều tăng nồng độ. Hoạt tính kháng oxy càng cao khi nồng độ càng lớn. Sự khác
biệt về tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH có ý nghĩa thống kê ở nồng độ từ
0,1% đến 0,8%. Tuy nhiên, ở nồng độ 0,8% đến 1%, (%) HTKO không có sự khác biệt
về mặt thống kê.
Tương tự như trên, chúng tôi ghi nhận được đồ thị tương quan giữa tỉ lệ phần
trăm phân hủy gốc tự do DPPH và nồng độ của nước sắc lá như hình 2.

Hình 2. Đồ thị tỉ lệ phần trăm HTKO của nước sắc lá
Theo hình 2, tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc lá tăng theo
chiều tăng nồng độ (từ 0,1% đến 1%).
Tương tự như trên, chúng tôi xác định được giá trị IC50 của nước sắc hoa Dâm
bụt là 0,418% ± 0,078.
3.1.3. Khả năng kháng oxy hóa của nước sắc rễ Dâm bụt theo phương pháp
phân hủy gốc tự do DPPH
Nước sắc rễ Dâm bụt được khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương

pháp phân hủy gốc tự do DPPH ở nồng độ từ 1% đến 20%. Kết quả ghi nhận về khả
năng kháng oxy hóa của nước sắc rễ được minh họa qua bảng 3.3.
Bảng 3. Tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc rễ
Nồng độ (%)
%HTKO nước sắc rễ
0
0,000 a± 0,000
1
30,784b ± 0,713
5
42,814c ± 1,281
10
60,079d± 7,575
20
72,493e ± 6,904
Acid ascorbic (15 μg/ml)
47,500 ± 3,055

22


Năm học 2015 - 2016

Ghi chú: - a, b, c, d, e: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo hàng dọc với mức ý
nghĩa α = 0,05.
Từ bảng 3, chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH của
nước sắc rễ tăng dần theo chiều tăng nồng độ từ 1% đến 20%. Cụ thể, tỉ lệ phần trăm
này tăng từ 30,784% lên 72,493%, sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý
nghĩa α = 0,05.
Đồng thời, qua đồ thị, tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH tăng phụ thuộc

vào nồng độ nước sắc rễ (hình 3).

Hình 3. Đồ thị tỉ lệ phần trăm phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc rễ
Tương tự như trên, chúng tôi xác định được giá trị IC50 của nước sắc hoa Dâm
bụt là 7,318% ± 0,982.
3.1.4. Giá trị IC50 của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt
Từ những kết quả trên, giá trị IC50 của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt được minh
họa bằng bảng 4.

Giá
IC50

Bảng 4. Giá trị IC50 của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt
Nước sắc hoa
Nước sắc lá
Nước sắc rễ
trị
0,119%a ± 0,023
0,418%a ± 0,078
7,318%b ± 0,982

Ghi chú: - a, b: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo hàng dọc với mức ý nghĩa α
= 0,05.
Theo bảng 4, chúng tôi nhận thấy nước sắc hoa có giá trị IC50 thấp nhất, nước sắc
rễ có giá trị IC50 cao nhất. Từ đó cho thấy, nước sắc hoa thể hiện hoạt tính kháng oxy
hóa mạnh nhất, nước sắc rễ thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa yếu nhất, trong cùng một
điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, giá trị IC50 của nước sắc hoa và nước sắc lá không có
sự khác biệt về mặt thống kê.

23



Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

3.2. Kết quả giá trị đường huyết sau khi gây tiểu đường bằng STZ
Bảng 5. Giá trị đường huyết sau khi gây tiểu đường bằng STZ
STT
Trước khi tiêm STZ Sau 3 ngày tiêm STZ Sau 7 ngày tiêm STZ
1
129
124
237
2
140
191
236
3
167
163
228
4
142
174
198
5
167
201
211
6
150

201
206
7
122
143
209
8
118
178
228
9
145
151
389
10
235
105
500
11
156
148
262
12
130
126
394
13
102
134
444

14
122
142
238
15
92
105
233
16
105
111
448
17
112
121
232
18
153
147
259
19
200
157
261
20
102
102
206
21
200

117
216
22
100
102
141
23
137
147
186
24
201
136
183
25
106
127
155
26
121
137
216
27
122
141
248
28
121
108
198

Trung bình
139.2
140.7
255.8
3.3. Khả năng hạ đường huyết của nước sắc hoa Dâm bụt
Kết quả khảo sát khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột in vivo của nước
sắc hoa Dâm bụt tại nồng độ 0,119% được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 6. Giá trị nồng độ glucose trong máu
Đường huyết (mg/dl)
0 ngày
Sau 7 ngày
Sau 14 ngày
a
340,20 ±
Đối chứng
174,10 b1± 26,278 210,90 b1± 29,670
105,546
Thí nghiệm 220,40a± 16,358 183,90 b1± 23,956 186,50 b2± 26,655

24


Năm học 2015 - 2016

Ghi chú: -1, 2: Sự khác biệt về giá trị đường huyết giữa lô đối chứng và lô thí
nghiệm; -a, b: Sự khác biệt về giá trị đường huyết giữa các ngày trong lô đối chứng và
lô thí nghiệm với mức ý nghĩa α = 0,05.
Theo bảng 5, chúng tôi nhận thấy, ở các mốc thời gian 0, 7 và 14 ngày sau khi
tiêm nước sắc hoa Dâm bụt, nồng độ glucose huyết giảm từ 220,4 mg/dl xuống 183,9
mg/dl (giảm 16,56%sau 7 ngày), 186,5 mg/dl (giảm 15,38%sau 14 ngày). Sự khác

biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận giá trị đường
huyết sau 7 ngày và sau 14 ngày không có sự khác biệt. So sánh giữa lô thí nghiệm và
lô đối chứng, ở mốc thời gian 7 ngày, giá trị đường huyết không có sự khác biệt. Tuy
nhiên, sau 14 ngày, giá trị đường huyết ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng
(sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê).
Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận, ở lô đối chứng, giá trị đường huyết giảm sau 7
ngày so với ban đầu. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Sau 14 ngày, giá trị
đường huyết tăng trở lại từ 174,1 mg/dl lên 210,9 mg/dl, sự khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê.
3.4. Thảo luận
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xác định nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt thể
hiện khả năng kháng oxy hóa theo phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH. Kết quả
của đề tài phù hợp với một số công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như
Rajesh Mandade (2011), Divya MJ (2013), Vishnu Kumar (2013), Deepa Garg (2012),
Falguni Sheth và Subrata De (2012), Khatib NA (2009). Các tác giả đã chứng minh các
cao chiết từ hoa, lá, rễ Dâm bụt có khả năng kháng oxy hóa theo nhiều phương pháp
khác nhau [6, 7].
Trong đó, nước sắc hoa và lá Dâm bụt thể hiện hoạt tính kháng oxy hoa mạnh
nhất so với rễ trong cùng một điều kiện thí nghiệm. Kết quả này cũng phù hợp với công
trình nghiên cứu của Khatib NA (2009); Anil Kumar (2012); Deepa Garg (2012) cho
thấy các hợp chất chiết xuất từ các bộ phận lá, hoa Dâm bụt là những chất thể hiện khả
năng kháng oxy hóa mạnh như: quercetin, acid ascorbic, flavonoid…
Đồng thời, đề tài ghi nhận khả năng hạ đường huyết của nước sắc hoa Dâm bụt
sau 7, 14 ngày so với nồng độ đường huyết ban đầu (0 ngày).Tất cả các giá trị đường
huyết này đều thấp hơn 200 mg/dl. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với một số công
trình của các tác giả như: Archana Sachdewa và L.D. Khemani (2003), Fahmi S
Moqbel (2010), Mirunalini Sankaran, Arulmozhi Vadivel (2011), Anusha Bhaskar
(2012) khi cho rằng Dâm bụt có khả năng hạ đường huyết trên mô hình động vật in vivo.
Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của đề tài, sau 7 ngày, giá trị nồng độ glucose
huyết không có sự khác biệt về mặt thống kê so với lô đối chứng. Điều này có thể được

giải thích như sau:

25


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

- Đối với lô thí nghiệm, đề tài bước đầu khảo sát khả năng hạ đường huyết tại giá
trị IC50 của nước sắc hoa Dâm bụt để làm cơ sở cho các nghiên cứu sau và ghi nhận giá
trị glucose huyết giảm nhẹ (16,56% sau 7 ngày). Cho nên, để chứng minh chính xác
tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường của loài này,chúng ta cần những nghiên cứu
sâu hơn và khảo sát ở những nồng độ khác nhau, thời gian dài hơn.
- Đối với lô đối chứng, sau 7 ngày, đề tài ghi nhận giá trị nồng độ glucose trong
máu giảm so với ban đầu, dẫn đến không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa lô đối
chứng với lô thí nghiệm. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với công trình nghiên cứu của
D. C. Damasceno (2014). Theo tác giả này, sau khi gây tiểu đường bởi Streptozotocin
từ khoảng 13 đến 17 ngày, cơ thể có cơ chế điều hòa giảm hậu quả tác động của
Streptozotocin. Cụ thể, công trình đã chứng minh trong khoảng thời gian này, sự phối
hợp của các gene Ngn3, Pax4, Arx dẫn đến sự chuyển biệt hóa từ tế bào α thành tế bào
β đảo tụy. Do vậy, sau 14 ngày sau khi tiêm Streptozotocin,giá trị nồng độ glucose
huyết giảm so với mức 0 ngày (7 ngày sau khi tiêm Streptozotocin). Tuy nhiên, các tác
giả trên chỉ khảo sát sự chuyển biệt hóa từ tế bào α thành tế bào β trong khoảng thời
gian từ 13 đến 17 ngày sau khi tiêm Streptozotocin. Ngoài khoảng thời gian này, chúng
tôi ghi nhận chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh cơ chế ở cấp độ phân tử
của hiện tượng trên. Chính vì vậy ở thời điểm 14 ngày (21 ngày sau khi tiêm
Streptozotocin) nồng độ glucose huyết bắt đầu tăng so với 7 ngày (> 200 mg/dl). Điều
này có thể là do tác động của Streptozotocin đối với tế bào β đảo tụy. Streptozotocin
khi vào tế bào β sẽ làm phân mảnh DNA, tạo ra các gốc tự do gây oxy hóa màng
phospholipid của ti thể, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất năng lượng ATP. Tất cả
những nguyên nhân trên dẫn đến sự chết của tế bào β đảo tụy, dẫn đến ảnh hưởng quá

trình sản xuất insulin. Vì vậy, để nghiên cứu tác động của Streptozotocin đối với mô
hình chuột và khả năng hạ đường huyết của cây Dâm bụt cần có những nghiên cứu sâu
hơn ở cấp độ phân tử [5].
Với kết quả trên, đề tài đã chứng minh khả năng kháng oxy hóa cũng như khả
năng hạ đường huyết của cây Dâm bụt. Tuy nhiên, để ứng dụng cho y học cần có thêm
những công trình nghiên cứu cụ thể và đầy đủ để chứng minh tiềm năng sinh học của
loài này.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Đề tài đã xác định:
- Nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt đều thể hiện khả năng kháng oxy hóa ở phương
pháp phân hủy gốc tự do DPPH. Cụ thể:
+ Giá trị IC50 của nước sắc hoa là: 0,119% ± 0,023;
+ Giá trị IC50 của nước sắc lá là: 0,418% ± 0,078;
+ Giá trị IC50 của nước sắc rễ là: 7,318% ± 0,982.

26


Năm học 2015 - 2016

Trong đó, nước sắc hoa thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt nhất ở phương phân
hủy gốc tự do DPPH với giá trị IC50 thấp nhất.
- Tại nồng độ khảo sát (0,119%), nước sắc hoa có tác dụng hạ đường huyếttừ
220,4 mg/dl xuống 186,5 mg/dl trên mô hình chuột nhắt trắng tiểu đường gây ra bởi
Streptozotocin sau 14 ngày khảo sát.
4.2. Kiến nghị
- Tiến hành khảo sát khả năng hạ đường huyết của nước sắc hoa Dâm bụt ở nồng
độ cao hơn, thời gian dài hơn.
- Nghiên cứu cơ chế hạ đường huyết của nước sắc hoa Dâm bụt trên mô hình

động vật bị tiểu đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.
5.

6.

7.

Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí
Minh, tr. 31-59.
Hồ Huỳnh Thùy Dương (2010), Nghiên cứu khả năng kháng phân bào thực nghiệm
của một số bài thuốc cổ truyền hoặc dân gian ở mức độ tế bào và phân tử, Sở Khoa
học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trung Quân (2009), Tạo mô hình tiểu đường trên chuột nhắt trắng và thử tác
dụng hạ đường huyết một số chế phẩm tự nhiên, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên.
Asmat Ullah, Abad Khan, Ismail Khan (2015), “Diabetes mellitus and oxidative
stress––A concise review”, Saudi Pharmaceutical Journal.
D. C. Damasceno, A. O. Netto, I. L. Iessi, F. Q. Gallego, S. B. Corvino, B. Dallaqua,Y. K.
Sinzato, A. Bueno, I. M. P. Calderon, M. V. C. Rudge (2014), “Streptozotocin – Induced
Diabetes Models: Pathophysiological Mechanisms and Fetal Outcomes”, BioMed
Research International, Vol 2014, Hindawi Publishing Corporation.
Deepa Garg, Ayesha Shaikh, Aditya Muley, Thankamani Marar (2012), “In-vitro
antioxidant activity and phytochemical analysis in extracts of Hibiscus rosa-sinensis

stem and leaves”, Free Radicals and Antioxidants, Vol. 2(3), pp. 41-46.
Mirunalini Sankaran, Arulmozhi Vadivel (2011), “Antioxidant and Antidiabetic effect
of Hibiscus rosa sinensis flower extract on Streptozotocin induced experimental rats –
a Dose Response Study”, Notulae Scientia Biologicae, Vol 3 (4), 13-21.

27



×