Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN KHÁCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.86 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGUỒN KHÁCH CỦA
TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1.Các điều kiện để phát triển kinh doanh du lịch tại tỉnh Phú Thọ.
2.1.1.Tài nguyên du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh
Phú Thọ.
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được tái lập ngày
01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú. Với diện tích tự nhiên là:
3.519.56 ha. Phú Thọ có 12 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã
Phú Thọ, 10 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ,
Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Ninh với 273 cơ sở xã,
phường, thị trấn. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị – kinh tế của tỉnh.
Cách thủ đô Hà Nội 80km và các tỉnh xung quanh 100-300km, là điểm
tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; phía
Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái; phía Nam giáp Hoà Bình; phía Đông giáp
Vĩnh Phúc, Hà Tây và phía Tây giáp Sơn La. Với vị trí cửa ngõ phía Tây của
thủ đô Hà Nội và địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc. Nơi trung chuyển hàng
hoá thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc. Các hệ thống đường bộ, đường
sắt, đường sông đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các
tỉnh thành phố khác trong cả nước.
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo
cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn
với các loại hình có thể khai thác như : du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ
dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái... Đáng chú ý trong số đó phải kể đến đầm
Ao Châu (huyện Hạ Hòa), vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Thanh Sơn), mỏ
nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy), Ao Giời - Suối Tiên
(huyện Hạ Hòa) v.v.
* Đầm Ao Châu: Thuộc thị trấn Hạ Hoà của huyện Hạ Hòa cách thành
phố Việt Trì 60 km về phía Tây Bắc, có diện tích mặt nước 300 ha, xung quanh
có núi non trùng điệp tạo thành 99 ngách nước đan cài vào các khe núi. Trong
Đầm có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ được phủ bởi lớp thực vật đa loài phong


phú. Mặt nước trong xanh, không khí trong lành không bị ô nhiễm. Với không
khí trong lành, phong cảnh đẹp, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú và hấp
dẫn đối với du khách không chỉ trong nội tỉnh mà còn của cả các tỉnh lân cận và
Hà Nội với các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi,
săn bắn...
* Vườn quốc gia Xuân Sơn: Thuộc địa phận xã Xuân Sơn, huyện Thanh
Sơn cách thành phố Việt Trì 80km, nơi đây có hệ thống núi cao từ 1.000-1.400
mét, với khoảng 15.000 ha rừng nguyên sinh và đặc trưng của Xuân Sơn là có
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, nhiều loại động vật, thực vật quy hiếm, nhiều
suối, thác nước. Đặc biệt có khoảng 16 hang động đá vôi do quá trình phong
hoá, thuỷ hoá tạo thành, có hang động chiều dài từ 5.000 đến 7.000 mét, nhiều
nơi lòng hang rộng đến 50 mét, thạch nhũ tạo thành muôn hình vạn trạng, màu
sắc lung linh huyền ảo. Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất trong vùng
trung du miền núi phía Bắc có khí hậu phù hợp với loài rau Sắng đặc sản có giá
trị kinh tế cao. Ngoài các giá trị về sinh học và cảnh quan hang động đá vôi,
trong vườn quốc gia Xuân Sơn còn có những dân tộc Mường, Dao cư trú từ lâu
đời và cách biệt với các địa phương khác nên còn giữ được nhiều phong tục, tập
quán và các nét văn hóa bản địa chưa bị pha tạp.
* Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ: Thuộc địa phận xã La
Phù, huyện Thanh Thủy cách thành phố Việt Trì 30 km. Đây là khu mỏ nước
khoáng nóng có diện tích khoảng 3 km
2
, mới được tìm thấy từ năm 1999. Qua
nghiên cứu cho thấy trong nước khoáng nóng có nhiều chất vi lượng có lợi cho
sức khoẻ, nhiệt độ trung bình của nước nóng 37 – 40
0
C. Tuy nhiên, người dân
trong khu vực có mỏ nước nóng đã khai thác một cách tự phát, mở các phòng
tắm phục vụ cho nhu cầu tắm nước nóng thư giãn và chữa bệnh của nhân dân
trong vùng và các tỉnh lân cận cũng như khách du lịch từ Hà Nội lên.

* Ao Giời - Suối Tiên: Suối Tiên thuộc địa phận xã Quân Khê, huyện Hạ
Hòa cách thành phố Việt Trì 70 km, nằm trên núi Nả có độ cao từ 1.000 đến
1.200 mét, được phủ bởi màu xanh của rừng nhiệt đới, tại đây còn tồn tại nhiều
động, thực vật qúy hiếm. Từ trên núi Nả có các dòng suối chảy quanh năm, qua
nhiều tầng, bậc tạo thành gần 20 dòng thác bạc, có vẻ đẹp kỳ ảo. Một vài năm
trở lại đây, Ao Giời - Suối Tiên đã trở thành một địa chỉ du lịch leo núi, cắm
trại, nghỉ dưỡng quen thuộc đối với nhân dân trong tỉnh Phú Thọ và các tỉnh phụ
cận.
* Thác Cự Thắng: thuộc xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn cách thành phố
Việt Trì khoáng 60 km. Đây là vùng rừng núi với suối và thác nước còn nguyên
sơ chưa được đầu tư khai thác, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm lý tưởng
cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận nghỉ cuối tuần.
* Thác Ba Vực: thuộc xã Yên Lương - Thanh Sơn cách thành phố Việt Trì 70km.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Phú Thọ khá phong phú, hấp
dẫn và được phân bố đều trên toàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, những tài nguyên này
còn đang ở dạng tiềm năng. Để có thể trở thành các điểm du lịch hấp dẫn khách
du lịch và mang lại doanh thu cao cho ngành du lịch của Phú Thọ, cần phải có
sự đầu tư và quan tâm đúng mức của các cấp các ngành trong tỉnh.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn :
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt
Nam. Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều
hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn
Lang, trong đó có các di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng
Nguyên ... Phú Thọ còn lưu giữ nhiều các di tích, sự tích, truyền thuyết về đời
sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng
ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú
Thọ cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hoá đặc sắc của những bản làng
như: Hội Đền Hùng, Hội Phết - Hiền Quan, Hội bơi chải - Bạch Hạc, Hội rước
Voi - Đào Xá, Hội rước chúa Gái - Hy Cương, Hội ném còn của đồng bào Dân
tộc Mường... Phú Thọ còn có kho tàng thơ ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điệu

hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê Trung du.
* Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Khu di tích lịch sử đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện
Lâm Thao là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân
tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc,
cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội du khách có thể đến Đền Hùng bằng
đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Đền Hùng là di
tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, thuộc đất Phong Châu - địa
danh mới là Lâm Thao - là đất của nhà nước Văn Lang trước đây.
* Đền Mẫu ÂAu Cơ: thuộc địa phân xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đền
được xây dựng từ thời Hậu Lê trên mảnh đất rộng giữa cánh đồng, nằm ẩn dưới
gốc cây đa cổ thụ, mặt quay về hướng Nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có
giếng Phượng, phía trước có núi Giác, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng
thiêng bao bọc, xung quang đền có cây cối xum xuê. Kiến trúc Đền có những
chạm gỗ quý giá được coi như những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại.
Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch
sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ. Hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và khách
thập phương về thăm tế lễ.
* Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: được xây dựng
vào năm 2001, tại Ngã 5 Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Linh, Bộ Quốc phòng
đã xây dựng bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với
cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong. Đây là công trình có quy mô hoành
tráng được ghép với 81 khối đá xanh có trọng lượng 253 tấn, cao 7 mét, rộng 12
mét đặt trang trọng trong quẩn thể di tích lịch sử Đền Hùng.
* Di tích kiến trúc nghệ thuật: Thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc các đình,
chùa, đền miếu hay một số khu phố cổ, thành lũy pháo đài, đặc biệt tập trung tại
Phong Châu, Tam Thanh, Việt Trì như đình Hy Cương, đình Hùng Lô, đền Mẫu
Âu Cơ, đền Hiền Quang, đình Bảo Đà, đình Lâu Thượng, đình Đào Xá.v.v.
* Chùa Phúc Thánh: chùa tọa lạc trên núi Ngạc Phác, xã Hương Nộn,
huyện Tam Nông, chùa do phu nhân thứ 5 của Vua Lýư Thần Tông là Lê Thị

Xuân Lan dựng năm 1145. Bà đã tu hành và mất tại đây năm 1171, trên điện thờ
bức tượng bà (tượng Thánh Mẫu). Mộ bà táng ở phía Tây chùa. Chùa Phúc
Thánh là một trong số ít những ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay với nhiều chi
tiết kiến trúc cổ kính làm bằng gỗ Chò Chỉ.
*Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn
hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, một hình thức sinh
hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động vất vả, là dịp để mọi người
hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín
ngưỡng hay vui chơi giải trí. Vì vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao với du khách và
là một trong những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị.
Lễ hội Đền Hùng: Được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và được Nhà
nước lấy đây là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và được tổ chức theo nghi lễ quốc
gia. Lễ hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống,
là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng
chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội hàng năm thu hút
hàng chục vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Hội hát Xoan, hát Ghẹo: Trong gia sản to lớn về dân ca và nghệ thuật sân
khấu cổ truyền hát Xoan và hát Ghẹo là hình thức rất độc đáo. Ngoài giá trị về
nghệ thuật, âm nhạc trong hát Xoan, hát Ghẹo còn ẩn chứa tư tưởng bên trong
của loại hình nghệ thuật này. Đó là tình, là nghĩa đối với nhau và dành cho nhau.
Hội Cồng Chiêng của người Mường: người Mường có nhiều dịp sử dụng
Cồng Chiêng như; chúc tết, đám cưới, đám ma, mừng nhà mới, trong các nghi
lễ và cầu mùa..
* Làng nghề truyền thống:
Làng Mây tre đan Đỗ Xuyên: là một làng nghề và những sản phẩm nghề
độc đáo Nghề đan cót nứa chắp có từ bao đời nay. Sản phẩm nứa Chắp của Đỗ
Xuyên đã có mặt trên thị trường thế giới với các sản phẩm như đĩa, bát, ....
Nghề làm Nón lá: Sơn Nga, Sai Nga, Thanh Nga, nón Phú Thọ có nét
thanh tú, hài hòa, bình dị, bền đẹp rất phù hợp với khách du lịch quốc tế.
Làng mộc Minh Đức: Xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, cùng với thời

gian sản phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền của tổ quốc, được gắn tên
làng cho sản phẩm của mình luôn là niềm ước mơ của mỗi người dân Minh Đức
2.1.1.3. Đánh giá về việc khai thác tài nguyên của tỉnh Phú Thọ trong thời
gian qua
Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều
bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai
thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tư tôn tạo
và bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài
nguyên và môi trường du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng
thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con người và thiên tai ngày càng
tăng.
Đầu tư cho phát triển du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tạo ra được
những sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao của riêng Phú Thọ đồng
thời tạo sức cạnh tranh chung với các tỉnh trong Vùng Trung du Miền núi phía
Bắc. Đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ
môi trường du lịch; công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du
lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao... chưa được
chú trọng đúng mức.
Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của toàn dân vẫn còn yếu. Việc
khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cư - nơi có tài nguyên du lịch tham
gia vào các hoạt động du lịch ở Phú Thọ hiện đã được nâng cao nhưng còn
manh mún và yếu; và do đó không khuyến khích được họ tham gia bảo vệ tài
nguyên, môi trường du lịch.
Hệ thống các cơ chế chính sách (đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi);
các quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch còn thiếu, chưa thật
thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt
mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.
Tình hình khai thác các tài nguyên du lịch ở Phú Thọ trong thời gian vừa
qua còn quá nhiều điều bất cập, tồn tại thiếu tính định hướng phát triển, thiếu
đầu tư tôn tạo và bảo vệ, nhiều tiềm năng bị mai một, khai thác hoặc khai thác

chưa hiệu quả.
Để khắc phục được tình trạng này nhằm đưa hoạt động kinh doanh du
lịch của Phú Thọ phát triển bền vững, thu hút được ngày càng nhiều khách du
lịch đòi hỏi các ngành, các cấp đặc biệt bản thân các doanh nghiệp du lịch phải
có chương trình hoạt động tổng hợp nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư thích
đáng vào việc khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch ở Phú Thọ.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch.
Cơ sở hạ tầng xã hội được xem như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình
phát triển du lịch của một địa phương cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho kinh
doanh du lịch thì có nhiều nhưng trong chuyên đề này chỉ phân tích một số cơ
sở hạ tầng xã hội có liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch đó là:
2.2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải.
Giao thông đường bộ:
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi có hệ thống giao thông đường bộ
phát triển khá nhiều so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và
được phân bố tương đối đều, hợp lý. Mật độ đường ô tô đạt 1.09km/km
2
, cao
hơn của cả vùng Đông Bắc (0.62km/km
2
). Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh
Phú Thọ dài 3.965 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là
262 km, 31 tuyến đường tỉnh với chiều dài 730km, 94 tuyến huyện lộ dài 639
km, 94,6 km đường đô thị, 1.722,6 km đường xã và liên xã... Ngoài ra còn hàng
nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.
Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt
thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai và 3 tuyến nhánh
phục vụ các khu công nghiệp, nhà máy, với tổng triều dài 89,5 km.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, riêng đoạn qua Phú Thọ
dài 74,9 km, giao thông đường sắt góp phần vận chuyển một lượng lớn hành

khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh cũng như xuất
khẩu hàng hoá qua cảng Hải Phòng. Đây là tuyến đường sắt nối trung tâm kinh
tế Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và từ đó có thể thông sang
Trung Quốc.
Giao thông đường thủy:
Tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: Sông Hồng, Sông Lô, Sông
Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì. Ngoài ra, còn có một số sông nhánh như
Sông Chảy, Sông Bứa. Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo
thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh
tế đặc biệt là giao thông đường thuỷ của tỉnh. Tuy nhiên thì giao thông đường
thuỷ để phục vụ công tác du lịch thì chưa được sử dụng phù hợp.
2.2.2.2. Hệ thống cung cấp điện, nước.
Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh Phú Thọ còn
rất hạn chế chủ yếu nhờ vào 2 nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ, một số thị
trấn cũng có trạm cung cấp nước, nhưng công suất nhỏ chưa đáp ứng được nhu
cầu nước sạch. Tỷ lệ dân cư ở đô thị được dùng nước sạch còn rất thấp, số còn
lại phải dùng nguồn nước giếng đào, giếng khoan UNICEF. ở các vùng nông
thôn nước sinh hoạt một phần nhỏ được cung cấp bởi các trạm cấp nước sạch
nông thôn, giếng khoan UNICEF, còn phần lớn vẫn phụ thuộc vào các nguồn
sẵn có, nước chưa qua xử lý, không bảo đảm chất lượng vệ sinh.
Nhà máy nước Việt Trì: có công suất 60.000m
3
/ngđ, mạng lưới đường ống
từ Phi 600mm đến phi 800mm với tổng chiều dài 150km, cấp nước cho thành
phố Việt Trì (60% dân), thị trấn Lâm Thao, thị trấn Phong Châu, thị trấn Hùng
Sơn.
Nhà máy nước Phú Thọ lấy từ nguồn nước sông Hồng, công suất thiết kế
6.000 m
3
/ngđ, mạng đường ống truyền dẫn phi 200mm mới được lắp, cấp nước

cho thị xã Phú Thọ (90% dân) khu vực Z121 thuộc Phú Hộ và cấp sang huyện
Thanh Ba.
Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước mới chỉ đạt 10,5% tổng chiều
dài đường, chủ yếu là thoát nước mặt và không qua xử lý. Việc xử lý nước thải
sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa triệt để gây ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm môi trường.
Các bãi chôn lấp chất thải rắn đếu chưa hợp vệ sinh, vị trí các nghĩa trang
hầu hết chưa hợp lý, chưa đủ khoảng cách vệ sinh gây ô nhiễm nguồn nước;
2.2.2.3. Hệ thống bưu chính viễn thông.
Mạng bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát
triển. Số máy điện thoại tăng nhanh, năm 1995 toàn tỉnh có 5.594 máy thì năm
1997 lên 11.700 máy, bình quân 0,9 máy/ 100 dân. Từ năm 2003 đến nay, hạ
tầng thông tin liên lạc của tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh, đến năm 2007 đạt
14,2 máy điện thoại/100 dân, tăng 4 lần so với năm 2007. Hình thành, phát
triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại... Chất lượng thông tin liên
lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, từ chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin
liên lạc thì nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
mạng điện thoại di động cơ bản đã phủ sóng tới tất cả các trung tâm của huyện,
thị; 100% doanh nghiệp, cơ quan ở tỉnh, huyện được trạng bị máy tính, kết nối
Internet, nối mạng nội bộ.
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch.
2.2.3.1. Hệ thống các cơ sở lưu trú tại Phú Thọ.
Hệ thống các khách sạn tại tỉnh Phú Thọ đã phát triển với tốc độ khá
nhanh. Năm 2001 toàn tỉnh có 12 cơ sở lưu trú với 350 phòng và 652 giường
thì đến năm 2005 tăng lên 69 cơ sở với 1.083 phòng, tốc độ tăng trưởng trung
bình trong thời gian này là 55,9%. Tới cuối năm 2007 tăng lên đến 101 cơ sở,
với khoảng 1.579 phòng, tăng 20% so với năm 2006.
Bảng 2.1: Các cơ sở lưu trú tại tỉnh phú Thọ giai đoạn 2001 - 2007
Chỉ tiêu Đơn vị
tính

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số CSLT
DU LịCH
Cơ sở 12 32 47 61 69 81 101
Số phòng Phòng 350 538 880 983 1.083 1.309 1.579
Số giường Giường 652 952 1.460 1.674 1.770 2.112 2.975
Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ.
Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu hết các cơ
sở lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì (49 cơ sở lưu trú), thị xã Phú Thọ
16/101 cơ sở lưu trú. Theo thống kê có tới 49/101 cơ sở lưu trú của tỉnh nằm ở
thành phố Việt Trì và số cơ sở lưu trú này lại chủ yếu nằm trên trục Đại lộ Hùng
Vương. Trong khi đó các khu, điểm du lịch khác của tỉnh như Đầm Ao Châu,
Xuân Sơn... có rất ít các cơ sở lưu trú và các tiện nghi du lịch khác để phục vụ
cho khách du lịch .

×