Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.36 KB, 15 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH
5 NĂM 2006 2010
I. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG VIỆC TỔ
CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 - 2010.
1) Tài nguyên.
Huyện Văn Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ
trung bình hàng năm 22 - 30C. Lượng mưa trung bình 1500 - 2000
mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87% rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp.
Huyện Văn Yên có hệ thống sông suối lớn như Sông Hồng, có hệ
thống suốt vừa và nhỏ tương đối nhiều.Hệ thống sông suốt này được phân
bố đều trên toàn bộ lãnh thổ, nó là cơ sở để xây dựng hệ thống nước sạch,
xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp.
Về tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng (vôi, cát
sỏi, sắt, vàng, nước khoáng) là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp.
Về tài nguyên đất và rừng là tỉnh có diện tích đất tự nhiên 1.397,2 km2,
trong đó đất nông nghiệp 113 km2 chiếm 9,69%, đất có rừng 387 km2
chiếm 37,6%, diện tích đất chưa sử dụng 687,6 km2 chiếm 48%. Đặc biệt
còn có khả năng phát triển công nghiệp (chè) cây đặc sản (quế) còn rất lớn.
Đây là thế mạnh trong sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, là cơ sở để xây
dựng trang trại tư nhân phát triển tập trung nhằm nâng cao hiệu quả trong
trồng trọt các cây côn nghiệp.
Với những điều kiện như trên Huyện Văn Yên có thể xây dựng để
trở thành một huyện có cơ cấu kinh tế hợp lý, mức tăng trưởng nhanh, và
ổn định. Phát huy hiệu quả tất cả các nguồn lực trên địa bàn huyện.
1
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2) Vốn


Vốn là yếu tố rất quan trọng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, từng bước thực hiện sự nghiệp phát triển Kinh tế – Xã hội theo
hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Trong khi các nguồn vốn từ ngân
sách Nhà Nước có hạn và giảm so các năm trước. Huyện phải cố gắng
tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài: vốn tín dụng đầu tư, vốn từ quỹ hỗ trợ
đầu tư quốc gia, vốn nước ngoài (ODA, FDI)...
Dự báo tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 2006 - 2010 khoảng từ 800
tỷ đồng. Trong đó đầu tư xây dựng cơ bản .
- Nguồn huy động từ vốn tín dụng khoảng 200 tỷ đồng chiếm 25%
tổng số.
- Nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ dự kiến 210 tỷ đồng
chiếm 25 - 30% tổng số.
Khả năng thu hút vốn ODA, NGO để đầu tư xây dựng và phát triển
khoảng 100 tỷ đồng chiếm 12% tổng số, vốn FDI khoảng 40 tỷ đồng chiếm
5%.
Tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn dự báo năm 2010 chiếm khoảng trên
8,5% GDP.
Tổng chi ngân sách 5 năm 2006 - 2010 khoảng 550 tỷ đồng, trong đó
chi xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước khoảng 150 - 200 tỷ đồng.
3) Lao động
Với dân số gần 120 nghìn người (năm 2008) và nguồn lao động 59
nghìn chiếm 48 % số dân. Nhưng cơ cấu lao động chủ yếu thủ công, năng
suất thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 16% (trong tổng số lao động
qua đào tạo thì đại học, cao đẳng chiếm 14%, trung cấp 25%, sơ cấp 60%).
Vì vậy việc vận hành cơ chế thị trường còn có nhiều mặt hạn chế về chuyên
môn nghiệp vụ. Tỷ lệ lao động không có việc làm trên 10%. Khoảng 20 -
25% có việc làm nhưng thu nhập không ổn định. Do vậy, nguồn nhân lực
2
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dồi dào nhưng tay nghề thấp, đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật bậc
cao. Đây là yếu tố rất bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế.
4) Kỹ thuật.
Huyện Văn Yên tiến hành quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
trong điều kiện hết sức khó khăn, với điểm xuất phát thấp cho nên cơ sở vật
chất kỹ thuật còn rất là lạc hậu, chủ yếu là dựa vào sức lao động là chính,
chỉ có một số nhà máy là có kỹ thuật hiện đại như nhà máy Sắn Đông
Cuông. Tuy nhiên đa số các cơ sở trong huyện chỉ là các nhà máy
chế biến công suất nhỏ.
Bên cạnh đó các kỹ thuật trong đời sống được nghiên cứu và ứng
dụng ngày càng nhiều và góp phần không nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5
NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010.
a. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước có
hiệu quả nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Đảng bộ phải luôn quán triệt sâu sắc chủ trương, Nghị quyết của
tỉnh, Trung ương, chính sách của Nhà nước và vận dụng sáng tạo trong quá
trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại
hoá ở địa phương.
- Nắm bắt kịp thời tình hình, nhanh nhạy, linh hoạt điều chỉnh những
mục tiêu chưa phù hợp, điều chỉnh cơ cấu đầu tư tập trung cho những lĩnh
vực, ngành sản xuất mang lại hiệu quả cao, giải quyết việc làm.
- Phải nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí quan trọng của cơ sở để tập
trung lãnh đạo, vì đây là nguyên tắc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Đảng và Nhà nước
tổng kết thực tiễn, từ đó đề ra chủ trương chính sách, đồng thời cơ sở cũng
là nơi nẩy sinh những vấn đề mới đòi hỏi phi kịp thời giải quyết.
Phải phát huy vai trò qun lý Nhà nước trên các mặt:
3

SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Uỷ ban nhân dân huyện quyết định các chính sách cơ chế phù hợp
với hoàn cảnh của địa phương, đối với các thành phần kinh tế nhất là kinh
tế ngoài quốc doanh phù hợp với hiến pháp và pháp luật, duyệt các dự án,
qui hoạch đồng bộ, danh mục công trình dự án đầu tư trọng điểm. Quyết
định các chính sách huy động nguồn lực, vốn, các chế độ ưu đãi (khuyến
khích bỏ vốn xây dựng hạ tầng thanh toán dần, giảm mức thuế cho các
ngành cần khuyến khích...). Chỉ đạo chặt chẽ các ngành các cấp trong tỉnh
thực hiện các nhiệm vụ tỉnh giao, giám sát tình hình thực hiện các chương
trình (chương trình trồng rừng, chương trình 135, chương trình ĐCĐC, dự
án xây dựng cơ sở hạ tầng...) Giải quyết kịp thời các kiến nghị của cấp dưới
thuộc thẩm quyền cấp trên, làm việc với các tỉnh thành phố để ký kết các
văn bản thoả thuận ghi nhớ.
- Các ngành tổng hợp, ngành chức năng làm tham mưu cho huyện về
qui hoạch kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chương trình huy động nguồn
lực vốn, lao động, đào tạo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước bằng
pháp luật thể chế, không trực tiếp can thiệp quá sâu quá trình điều hành của
doanh nghiệp như hiện nay. Tiếp tục công cuộc cải cánh hành chính giảm
nhẹ đầu mối, giảm biên chế, hạn chế chồng chéo, giảm nạn quan liêu giấy
tờ, loại bỏ những cá nhân, bộ phận hay tổ chức có biểu hiện tham nhũng
gây phiền hà cho cơ sở làm trong sạch bộ máy để đảm bảo hiệu lực quản lý
Nhà nước.
Tiếp tục tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế
phát triển.
- Hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh
doanh theo pháp luật, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trên thị trường cho các
doanh nghiệp. Củng cố sắp xếp loại các doanh nghiệp Nhà nước tạo cho
các doanh nghiệp đủ mạnh, đổi mới trang thiết bị, xây dựng phưng án sản

xuất có hiệu quả để thực sự giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt chủ đạo nền kinh
4
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tế đúng hướng, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, nhượng
bán các Doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết của Chính phủ, xoá bỏ
các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có hiệu quả. Đổi mới cơ chế quản
lý trong các Doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện một bước căn bản về việc
lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp và lao động các Doanh
nghiệp Nhà nước.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các hình thức kinh tế
hợp tác, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế tập thể, củng cố phát triển các
hợp tác xã, khuyến khích liên kết rộng rãi nhằm thúc đẩy phát triển Kinh tế
– Xã hội theo cơ chế chính sách của Nhà nước, khuyến khích phát triển
mạnh kinh tế trang trại, các Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, các hình thức
hợp tác giữa HTX và chủ trang trại. Tiếp tục tạo điều kiện cho các loại hình
kinh tế tư nhân phát triển để trở thành một bộ phận quan trọng trong phát
triển kinh tế theo định hướng XHCN. Khuyến khích liên doanh liên kết
giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân, trong nước, ngoài nước
trên cơ sở tự nguyện hiệu quả và cùng có lợi. Khuyến khích các doanh
nghiệp có đủ điều kiện áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO.
2.3. Đổi mới cơ chế chính sách.
* Chính sách về thị trường: Bao gồm thị trường trong địa bàn của
tỉnh với số dân có sức mua lớn hàng tiêu dùng. Thị trường trong nước đặc
biệt là các thành phố lớn và các huyện lân cận và các tỉnh lân cận tỉnh (như
Lào Cao, Hà Giang, Tuyên Quang...) và tiếp tục mở rộng thị trường xuất
khẩu sang các nước ASEAN và Trung Quốc ...) Cần phải nâng cao uy tín
và chất lượng sản phẩm hàng hoá để giữ vững được bạn hàng và tiếp tục có
những khách hàng mới.

* Chính sách về khoa học công nghệ môi trường: Muốn hội nhập
thị trường nhất thiết phi đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị mới có kh
năng cạnh tranh và hội nhập với khu vực. Trong thời gian tới cần có chính
5
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
sách khuyến khích người lao động giỏi (thợ tay nghề cao, trí thức tâm
huyết, nhà kinh doanh giỏi , chuyên gia giỏi ) về vật chất và tinh thần. Tăng
trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng phi chú trọng tới môi trường và khả
năng sinh thái tự nhiên như : Nguồn nước, giảm ô nhiễm không khí ...
* Chính sách về xã hội đảm bảo phát triển bền vững.
Tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh theo pháp luật, khuyến
khích và tôn trọng những người làm giàu chính đáng, đồng thời chống
những kế làm giàu phi pháp, tham nhũng và gian lận thương mại.
Tăng cường đầu tư cho con người thông qua các nguồn lực để phát
triển giáo dục đào tạo, văn hoá xã hội . Khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực
này để cùng tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo
dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số ở
nông thôn nhất là vùng cao, lực lượng lao động xã hội tuy chiếm 50% dân
số song lao động chủ yếu chưa qua đào tạo, lao động có tay nghề cao, lao
động kỹ thuật chưa đáp ứng được nhiệm vụ hiện nay, tỷ lệ lao động thất
nghiệp còn quá cao trên 10%. Do vậy cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ công
nhân kỹ thuật cho các ngành kinh tế, thông qua các trường TW, các trường
trung cấp địa phương. Trang bị cho các trường kỹ thuật thiết bị mới, công
nghệ mới để đảm bảo học giữa lý thuyết và thực hành, ngoài ra cần có kế
hoạch xuất khẩu lao động cho các nước trong khu vực, các quốc gia có nhu
cầu sử dụng lao động. Chú ý đến các vùng kinh tế mở liên doanh của TW
với nước ngoài, các khu công nghiệp của các tỉnh và thành phố lớn. Tổ

chức và phân phối lại lao động trên địa bàn là vấn đề chiến lược và nan
giải khi mà chúng ta giảm bộ máy hành chính sự nghiệp, xoá bỏ một số
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh làm ăn thua lỗ. Do vậy cần
nhận thức vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt
6
SV: Đỗ Văn Thành – Lớp Kế hoạch 46B
6

×