Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.06 KB, 27 trang )

Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu
hạ tầng Đường Sắt
1.1 Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và vai trò của kết cấu hạ tầng đối với
hoạt động vận tải Đường Sắt.
1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt
Để làm rõ khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt cần hiểu rõ các khái niệm
liên quan là: Kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải và giao thông vận tải Đường
Sắt.
Kết cấu hạ tầng là gì ? Kết cấu hạ tầng là khái niệm chỉ kết cấu của một
hệ thống nền tảng – có chức năng làm cơ sở để thực hiện các quá trình công
nghệ, sản xuất và dịch vụ hay nói cách khác là toàn bộ các hoạt động , các lĩnh
vực xã hội. Nói đến kết cấu tức là nhắc đến các thành phần của đối tượng và
mối quan hệ giữa chúng trong tổng thể - ở đây là các thành phần tạo nền tảng cơ
sở cho các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ. Chúng ta thấy rõ vai trò
quan trọng cơ bản của kết cấu hạ tầng là tạo điều kiện cơ sở cho các hoạt động
xã hội. Bên cạnh đó, tương ứng với mỗi một lĩnh vực hoạt động có một hệ
thống hạ tầng cơ sở riêng phục vụ cho mình, vì vậy , tùy theo các lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội chúng ta sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng theo các lĩnh vực
hoạt động khác nhau, ví dụ như : kết cấu hạ tầng văn hóa, quân sự, giao thông,
thông tin liên lạc, năng lượng, … Các kết cấu thành phần này góp phần tạo nên
kết cấu hạ tầng quốc gia.
Giao thông vận tải : Giao thông vận tải (Sau đây viết tắt là GTVT) là một
ngành dịch vụ có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống kết cấu hạ tầng, là
huyết mạch của quốc gia, cầu nối các hoạt động kinh tế, xã hội của nền kinh tế
quốc dân. Theo từ điển Việt Nam, giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi
khác của người và phương tiện chuyên chở. Vận tải là hoạt động chuyên chở
người, đồ vật trên quãng đường tương đối dài. Giao thông vận tải là lĩnh vực
hoạt động chuyên chở người , hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các
phương tiện chuyên chở. Do vậy, giao thông vận tải là lĩnh vực có tính then chốt
và được ví như huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải mạnh
mẽ, trôi chảy là điều kiện cần cho một cơ thể kinh tế quốc dân khỏe mạnh tạo


điều kiện cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, đáp ứng nhu cầu đi lại
của người dân cũng như thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch.
Hoạt động giao thông vận tải đòi hỏi phải có các loại hình phương tiện chuyên
chở và hệ thống kết cấu hạ tầng cho các phương tiện hoạt động. Căn cứ vào loại
hình phương tiện chuyên chở chúng ta chia Giao thông vận tải thành các lĩnh
vực vận tải : Đường bộ - đường đi trên đất liền, dùng cho người đi bộ và các
phương tiện vận tải cơ giới ; Đường thủy – đi trên mặt nước sông, biển, kênh,
hồ với phương tiện là tàu thuyền ; Đường không – dùng cho máy bay và các
phương tiện bay trên khoảng không ; Đường sắt – đường làm bằng các thanh
thép hoặc sắt có mặt cắt hình chữ I ghép nối lại dùng cho xe lửa, xe điện, xe
goòng chạy.
Như vậy, có thể hiểu Giao thông vận tải Đường Sắt là lĩnh vực chuyên
chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng tàu hỏa trên hệ thống
đường sắt với ưu thế cơ bản là vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng, ngoại
khổ, ngoại cỡ mà các phương tiện vận tải khác không đáp ứng được và vận tải
hành khách hành trình dài, số lượng lớn. Trong hệ thống giao thông vận tải quốc
gia, vận tải đường sắt chiếm một vị trí quan trọng. Tại các quốc gia phát triển,
vận tải đường sắt đảm nhận một khối lượng vận tải người và hàng hóa lớn trong
tổng khối lượng vận tải quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đô thị và
vận tải đường dài khối lượng lớn. Ở nước ta, Đường Sắt có cũng vai trò quan
trọng trong hệ thống giao thông vận tải, tham gia vận tải hàng hóa quân trang
hạng nặng trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc và hiện nay đang giữ vai trò
không nhỏ trong lưu thông. Đặc biệt, trong thời gian tới, cùng với các dự án
phát triển mới, Đường Sắt Việt Nam sẽ ngày càng thể hiện vai trò của mình
trong nền kinh tế quốc dân.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm kết cấu hạ tầng
Đường Sắt :
Kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một phần nằm trong kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải, là hệ thống nền tảng gồm các công trình có tác dụng đảm bảo ,
duy trì và phục vụ cho hoạt động vận tải Đường Sắt. Hiện nay, theo quy định

của ngành Đường Sắt Việt Nam , kết cấu hạ tầng Đường Sắt bao gồm các công
trình sau: Đường sắt (bao gồm đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh),
ghi, cầu các loại (cầu đi riêng đường sắt, cầu đi chung đường sắt, đường bộ),
cống, nhà ga, sân, ke ga, kho hàng hóa, hành lý, đường ngang (điểm giao cắt
giữa đường sắt, đường bộ cùng mặt bằng có người gác và không có người gác) ,
thông tin (thiết bị và đường truyền) để chỉ đạo chạy tàu, tín hiệu, biển báo chỉ
dẫn chạy tàu. Là một loại hình kết cấu hạ tầng có tác dụng đảm bảo cho hoạt
động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng Đường Sắt có vai trò quan trọng không
kém các loại hình kết cấu hạ tầng vận tải khác và với nền kinh tế quốc dân. Vai
trò đó sẽ được làm rõ trong phần trình bày sau đây.
1.1.2. Vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đối với hoạt động vận tải
Đường Sắt
Chúng ta đã biết vai trò của giao thông vận tải Đường Sắt nói riêng và vai
trò của giao thông vận tải nói chung. Vì vậy, để làm rõ vai trò của kết cấu hạ
tầng Đường Sắt , cần phải khẳng định vai trò của nó đối với hoạt động vận tải
Đường Sắt.
Đối với hoạt động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan
trọng vì nó là thành phần thiết yếu cho hoạt động vận tải. Hoạt động vận tải
Đường Sắt mang đặc thù về quá trình vận hành: đó là vận tải lớn trên Đường
ray và chỉ có thể vận hành đầu máy toa xe trên Đường Sắt. Cùng với đội ngũ
đầu máy, toa xe, đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành, kết cấu hạ tầng
Đường Sắt thiết lập nên mạng lưới Đường Sắt quốc gia, mọi tuyến Đường Sắt
đều được xây dựng trên cơ sở hệ thống Đường Sắt hiện có. Muốn có vận tải
hành khách, bắt buộc phải có đường ray, nhà ga, đầu máy toa xe … Trong đó,
hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện thiết yếu cho hoạt động Đường Sắt.
Ngoài vai trò cơ bản và dễ thấy nhất là nhằm đảm bảo cho hoạt động vận
tải Đường Sắt được diễn ra như đã nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn bao
gồm hệ thống thông tin tín hiệu, hàng nghìn đường ngang giao cắt với đường bộ
trên toàn tuyến, các cầu Đường Sắt, các phụ kiện Đường Sắt như ghi, đèn tín
hiệu, biển báo… nhằm đảm bảo duy trì mọi hoạt động vận tải trên tuyến an

toàn, nhanh chóng và phục vụ hoạt động tổ chức, hoạt động của Tổng công ty
Đường Sắt Việt Nam . Đây cũng là những thành phần quan trọng phục vụ chạy
tàu .
Trong mối liên hệ với các kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khác, kết cấu
hạ tầng Đường Sắt góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận
tải. Đặc biệt là đối với giao thông đường bộ - loại hình giao thông vận tải trên
đất liền có nhiều giao cắt với Đường Sắt – thì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường
Sắt còn tạo nên sự đồng bộ trong vận tải đất liền và đảm bảo mối liên hệ giữa
hai loại hình vận tải này cũng như đảm bảo an toàn vận tải cho cả hai loại hình
giao thông tại những nơi giao cắt. Ngoài ra, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn có
vai trò tạo nên sự gắn kết giữa vận tải Đường Sắt với các loại hình vận tải khác
mà đặc biệt là vận tải đường bộ. Ví dụ tiêu biểu là vai trò của hệ thồng nhà ga,
bãi hàng làm nhiệm vụ trung chuyển giữa hai loại hình vận tải này. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận
tải quốc gia.
Tóm lại, vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt là không thể phủ nhận, có
thể nói, kết cấu hạ tầng Đường Sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu của
vận tải Đường Sắt và nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu .Vì lý do đó, công tác
quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt có một vị trí quan trọng ,
cơ bản trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam .
1.1.3. Đặc điểm kết cấu hạ tầng Đường Sắt và những ảnh hưởng đối với
công tác quản lý và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì của Tổng công ty Đường
Sắt Việt Nam.
Hoạt động vận tải Đường Sắt có những đặc thù nổi bật : vận tải trên
Đường Sắt , sử dụng đầu máy – toa xe vận hành , vận tải siêu trường, siêu trọng,
ngoại khổ, ngoại cỡ ,vận tải hành khách hành trình dài, số lượng lớn.
Vì vậy, kết cấu hạ tầng Đường Sắt cùng mang những đặc điểm riêng.
1.1.3.1 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng Đường Sắt:
Đặc điểm cơ bản nhất là mục tiêu , nhiệm vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng
Đường Sắt : nhằm phục vụ cho công tác vận hành chạy tàu, vận tải hành khách

và hàng hóa. Vì vậy, an toàn là tiêu chí hàng đầu trong xây dựng kết cấu hạ tầng
Đường Sắt.
Tiếp theo, dễ thấy nhất là sự phân bố của kết cấu hạ tầng Đường Sắt: trên
đất liền – tất cả các thành phần của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đều được xây
dựng, cấu tạo trên đất liền. Điều này do khuôn khổ hoạt động của vận tải Đường
Sắt quy định , nó có nét tương đồng với hoạt động vận tải đường bộ. Tuy nhiên ,
khác biệt cơ bản chính là hệ thống đường vận hành làm từ các thanh sắt, thép
hình chữ I ghép lại của Đường Sắt. Do vậy, mặc dù cùng phân bố trên đất liền,
song so với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng Đường
Sắt mang những đặc điểm riêng và rất phức tạp cho công tác quản lý, sửa chữa,
bảo trì. Đó là:
Tuyến Đường Sắt xây dựng bằng vật liệu đặc thù , trải dài trên những địa
hình đa dạng, phức tạp với gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý. Vì thế,
yêu cầu đặt ra là cần một lực lượng duy tu, bảo dưỡng lớn. Không những vậy,
tuyến Đường Sắt còn cần một khối lượng vật tư, thiết bị phụ kiện lớn kèm theo
với các yêu cầu tiêu chuẩn đặc thù. Đây là đặc điểm đòi hỏi cung ứng vật tư một
cách nghiêm ngặt và hiệu quả, đặc biệt là các vật tư đòi hỏi nhập ngoại.
Đi kèm theo tuyến Đường Sắt là hệ thống kiến trúc gồm nhà ga, bãi hàng,
trạm thông tin dọc theo toàn tuyến với số lượng và diện tích lớn nhằm mục đích
phục vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa cũng như tác nghiệp vận tải. Hệ
thống nhà ga, bãi hàng này phục cho công tác quản lý chạy tàu và tổ chức vận
hành vận tải.
Dọc theo toàn tuyến, có rất nhiều điểm giao cắt giữa Đường Sắt với
đường bộ và các địa hình khác nhau. Do đó, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn bao
gồm một số lượng không nhỏ đường ngang, cống, hầm, cầu. Đó là một phần
không nhỏ trong kết cấu hạ tầng Đường Sắt tạo nên đặc điểm của nó.
Muốn thực hiện hoạt động vận tải Đường Sắt có hiệu quả, cần phải có hệ
thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt đủ mạnh, đảm bảo yêu cầu cho vận tải. Muốn
vậy, cần phải tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt – đó là nhiệm vụ của
công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt. Trong công tác

này, những đặc điểm trên có những ảnh hưởng nhất định.
1.1.3.2. Những ảnh hưởng đối với công tác quản lý và kế hoạch quản lý,
sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt :
Xuất phát từ những đặc điểm trên, công tác quản lý được chú trọng hàng
đầu mà quan trọng nhất là việc tổ chức bộ máy quản lý kết cấu hạ tầng một cách
hợp lý và hiệu quả. Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phân công nhiệm vụ
quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt cho 14 công ty quản lý
Đường Sắt và 5 công ty thông tin tín hiệu đặt dưới sự điều hành trực tiếp của
ban Cơ sở hạ tầng (CSHT) thuộc Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam. Những
khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là :
Việc thay thế, sửa chữa, bảo trì tuyến Đường Sắt đòi hỏi cung ứng vật tư
theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn của tuyến Đường Sắt quốc gia bao gồm ray, tà
vẹt, bu lông, ghi,…
Quá trình thi công đòi hỏi đảm bảo các quy định về an toàn chạy tàu, về
thời gian thông tàu, tốc độ chạy tàu và các quy định về an toàn thi công. Do
mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn giao thông thông suốt nên các yêu cầu
này càng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt trong toàn ngành.
Do quy mô quản lý lớn, trải dài trên diện rộng nên công tác quản lý còn
gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là tại các điểm giao nhau với đường bộ, tình trang
đường ngang dân sinh gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
Hiện nay, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ
tầng Đường Sắt nói riêng và các nhiệm vụ khác của Tổng công ty Đường Sắt
Việt Nam, công tác kế hoạch hóa đã và đang được thực hiện một cách triệt để và
hoàn thiện theo các quy chuẩn chung cho toàn Tổng công ty. ác quy trình chung,
thống nhất trong toàn tổng công ty với các quy định rất chặt chẽ và đảm bảo
khoa học đã được xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ. Trong đó có vai trò
quan trọng của ban cơ sỏ hạ tầng và các công ty thành viên. Đây là điều kiện
cho công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt đạt được hiệu
quả như mong muốn.
Công tác kế hoạch hóa trong quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng

Đường Sắt tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể trong
phần trình bày tiếp sau đây.
1.2. Kế hoạch và hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt
Nam
1.2.1. Lý luận chung về kế hoạch và kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị
trường.
Lý luận chung bao gồm khái niệm về kế hoạch và kế hoạch hóa và vai trò
của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2.1.1. Kế hoạch và kế hoạch hóa là gì?
Kế hoạch là một chuỗi các phương án được vạch ra từ trước một cách có
hệ thống về những công việc, hành động dự định làm trong một thời gian nhất
định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành; nhằm hướng tới việc đạt được
một hay một số mục tiêu nào đó đã được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc các điều
kiện khách quan và chủ quan sẵn có quanh chủ thể.
Kế hoạch hóa là phương thức quản lý theo mục tiêu, làm cho đối tượng
quản lý phát triển một cách có kế hoạch, nằm trong dự tính và có sự điều chỉnh
cũng như thay đổi trong điều kiện cần thiết. Điều này có nghĩa là việc đề ra mục
tiêu và các phương án để đạt được mục tiêu đi kèm với việc tổ chức thực hiện
các phương án đó ở mức thống nhất cao nhằm hướng đến mục tiêu đã định. Như
vậy, dễ thấy kế hoạch hóa bao gồm các công tác: lập kế hoạch – bao gồm các
mục tiêu và giải pháp và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch – bao gồm quản lý
thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch. Quá trình như
vậy đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện và đưa đến các kết quả theo hướng
các mục tiêu đề ra.
Tóm lại, kế hoạch và kế hoạch hóa giống như việc một con tàu biển có
mục tiêu là đi đến cực nam với công cụ là chiếc la bàn và việc người lái tàu đi
theo chiếc la bàn đó để đến đích. Quan trọng nhất đó chính là việc vạch ra kế
hoạch và phương án đúng đắn, hợp lý đến mục tiêu đã định. Có thể nói, kế
hoạch và kế hoạch hóa chính là cách thức hiệu quả nhất để đi đến mục tiêu đề
ra. Vậy, trong hoạt động kinh tế, cụ thể là với hoạt động của các doanh nghiệp

hoạt động trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường , vai trò của kế
hoạch là gì? Và nó sẽ phải được thực hiện như thế nào?
1.2.1.2. Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế hoạch cũng như công tác kế
hoạch hóa có vai trò quan trọng có ý nghĩa định hướng chiến lược đảm bảo hiệu
quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế ở nước ta, xuất phát từ sự nhầm lẫn và
những hạn chế lý luận về kế hoạch nên đã từng có quan điểm cho rằng khi
chuyển sang cơ chế mới thì kế hoạch đã không còn vai trò của nó nữa. Tuy
nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, cái thay đổi ở đây không phải là thay thế kế
hoạch bằng một cái khác mà chính xác là thay đổi cách làm kế hoạch, thay đổi
tư duy làm kế hoạch ở nước ta, chuyển từ làm kế hoạch theo các chỉ tiêu pháp
lệnh sang một “kiểu” khác, “ kiểu” đó là gì ?
Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, trên tầm vĩ mô nó luôn thể hiện tính định hướng của nhà nước
nhằm hướng tới chủ nghĩa xã hội với nền tảng kinh tế phát triển và công bằng
xã hội đặt song song, tức là vận dụng các quy luật thị trường để điểu chỉnh
hướng phát triển cho cả nền kinh tế một cách đứng đắn nhất. Còn ở góc độ vi
mô trong từng doanh nghiệp thì nó lại thể hiện nhiều tính thị trường hơn. Các
doanh nghiệp, hoạt động trên thị trường nên việc nắm bắt các quy luật thị
trường là rất quan trọng và kế hoạch kinh doanh phải nhắm tới các mục tiêu thị
trường của doanh nghiệp, nó sẽ phải sát sao với tình hình của doanh nghiệp và
thị trường, mục tiêu của nó là doanh nghiệp và sự thỏa mãn thị trường.
Kế hoạch nói chung và kế hoạch kinh doanh nói riêng là rất cần thiết. Lý
do của sự cần thiết này là gì? Thứ nhất, chúng ta thấy rằng hoạt động của mọi
doanh nghiệp và mọi chủ thể có tri thức (kể cả từng cá nhân của xã hội) đều
mang tính mục tiêu – hành động có mục tiêu. Muốn đạt mục tiêu, tất nhiên phải
sử dụng những thứ mình đang có hay có thể có – chính là các nguồn lực. Vấn đề
là sử dụng chúng như thế nào, ra sao, khi nào, huy động bằng cách nào và gắn
kết như thế nào. Kế hoạch giúp chúng ta làm việc đó và trong doanh nghiệp, nó

cũng cần thiết như vậy. Thứ hai, có thể nói mỗi bản kế hoạch chính là một con
đường hướng tới mục tiêu đề ra, nó bao gồm cách thức, trình tự hành động với
thời gian, hoàn cảnh thực hiện nhất định trên cở sở những dự báo, dự tính phán
đoán và các phương án được cho là hiệu quả với hoàn cảnh trong và ngoài
doanh nghiệp. Nó đem đến cho nhà quản lý một cách làm chuyên nghiệp, hiệu
quả, giúp họ chủ động trong hành động và có khả năng ứng phó kịp thời với
những biến cố có thể phát sinh bất ngờ (cả trong dự tính và ngoài dự tính). Rõ
ràng, nếu không có những phương án được đề ra xuất phát từ quá trình tìm hiểu
thị trường và khả năng của mình, doanh nhiệp khó có thể hoạt động được một
cách hiệu quả trong một nền kinh tế đòi hỏi sức cạnh tranh và hiệu quả công
việc cao nhất có thể như nền kinh tế thị trường hiện nay. Có thể thấy rằng, trong
các doanh nghiệp nhỏ, khi mà quy mô hoạt động còn nhỏ và dễ tổ chức quản lý
thì có thể vai trò của bộ phận kế hoạch không được chú ý nhiều (tuy nhiên, có
thể khẳng định kế hoạch vẫn luôn tồn tại để các doanh nghiệp này tổ chức các
hoạt động sản xuất kinh doanh); nhưng tại các các doanh nghiệp lớn và quy mô
thì việc tổ chức phối hợp hoạt động là rất phức tạp, đòi hỏi một bộ phận chuyên
trách và có quy trình cụ thể trong tổ chức thực hiện kế hoạch hóa.Vì vậy, vai trò
của kế hoạch là rất quan trọng và nó trở thành một phần không thể tách rời của
doanh nghiệp - Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là một doanh nghiệp như
vậy.
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đối với công tác kế hoạch đó là phải
xuất phát từ yêu cầu cụ thể của thị trường và doanh nghiệp, phải hướng đến đạt
được kết quả đề ra theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Bất cứ tại
đâu, mọi hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp đều phải nhắm đến cái đích
cao nhất là hiệu quả thu được cho doanh nghiệp phải cao nhất. Nếu không, nó sẽ
trở thành vô nghĩa cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần khắc phục
ngay thậm chí là loại bỏ. Kế hoạch cũng vậy, để phù hợp với hoàn cảnh doanh
nghiệp trong cạnh tranh của thị trường, thậm chí kế hoạch còn phải cắt bớt một
số khâu của nó, phải chấp nhận ghép với một nghiệp vụ khác của doanh nghiệp.

×