Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.08 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUANG TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN QUANG TRUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ

Nguyễn Quang Trung


LỜI CẢM ƠN

Đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, các giảng
viên Học viện Hành chính quốc gia, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của
PGS.TS.Nguyễn Quốc Sửu về nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học. Tác giả luận văn đã hoàn thành việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội”. Đây là đề tài mà tác giả tâm huyết và gắn bó trong suốt
quá trình công tác.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các nhà khoa
học, các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia, khoa Sau đại học, Khoa
Nhà nƣớc và pháp luật, đồng thời tác giả cũng trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và

các cán bộ, công chức, chuyên viên thuộc UBND huyện Gia Lâm, Công an
huyện Gia Lâm đã hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, giúp nghiên cứu sinh trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Do các điều kiện và lý do khác nhau nên bản luận văn còn có nhiều
thiếu sót nhất định, tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu
từ các nhà khoa học, các học giả, các cấp, các ngành có liên quan và những
ngƣời quan tâm đến nội dung mà tác giả nghiên cứu để đƣợc tiếp thu và vận
dụng vào thực tiễn với mục tiêu đóng góp nhỏ bé của mình vào công tác cai
nghiện ma túy, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội của nƣớc ta./.
Học viên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANTT
BCĐ
CA
CLB
LĐ-TB và XH
PCTN
QLNN
TNXH
UBND
XPHC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY....................................................................11

1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của QLNN về cai nghiện ma túy...11
1.1.1. Khái niệm về ma túy, nghiện ma túy, cai nghiện ma túy......................11
1.1.2. Tác hại của ma túy................................................................................ 16
1.1.3. Khái niệm về QLNN về cai nghiện ma túy...........................................20
1.1.4. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy................................22
1.1.5. Sự cần thiết của QLNN về cai nghiện ma túy.......................................23
1.2. Nội dung và hình thức QLNN về cai nghiện ma túy............................... 27
1.2.1. Nội dung QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy................................ 27
1.2.2. Các hình thức quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy.........................28
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới QLNN về cai nghiện ma túy..........................31
1.3.1 Yếu tố quốc tế........................................................................................ 31
1.3.2. Yếu tố trong nƣớc.................................................................................32
1.4. Kinh nghiệm QLNN về cai nghiện ma túy ở một số địa phƣơng và giá trị
tham khảo đối với huyện Gia Lâm..................................................................33
1.4.1 Mô hình tổ chức cai nghiện 3 giai đoạn ở Tuyên Quang:......................33
1.4.2. Mô hình tổ chức, quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời sau
cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh:.............................................................35
1.4.3. Mô hình ở Thanh Hóa (cai nghiện tại cộng đồng)................................37
1.4.4. Những giá trị tham khảo....................................................................... 37
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CAI
NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI.......................................................................................................... 40


2.1. Thực trạng tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm............................40
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy, hệ thống chính sách QLNN về cai nghiện ma
túy ở huyện Gia Lâm.......................................................................................44
2.2.1. Về tổ chức và bộ máy quản lý...............................................................44
2.2.2. Về hệ thống chính sách.........................................................................52

2.3. Thực trạng QLNN về hoạt động cai nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm....62
2.3.1. Đối với công tác cai nghiện ma túy...................................................... 62
2.3.2. Đối với công tác sau cai nghiện............................................................ 70
2.4. Đánh giá chung........................................................................................ 75
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc....................................................................... 75
2.4.2. Những tồn đọng, vƣớng mắc và nguyên nhân......................................76
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 78
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY

Ở HUYỆN GIA LÂM HIỆN

NAY................................................................................................................80
3.1. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy và những ảnh hƣớng tới QLNN về cai
nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm những năm tới............................................ 80
3.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng hoang thiện QLNN đối với hoạt động cai
nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm.....................................................................82
3.3. Giải pháp về QLNN đối với hoạt động cai nghiện ma túy ở huyện Gia
Lâm hiện nay...................................................................................................85
3.3.1. Giải pháp chung....................................................................................85
3.3.2. Giải pháp đối với huyện Gia Lâm.........................................................93
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 96
KẾT LUẬN.................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 99


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lƣợng ngƣời nghiện và tỉ lệ tăng ngƣời nghiện trong giai đoạn
2012– 2017......................................................................................................42

Bảng 2.2: Đặc điểm của ngƣời nghiện trong giai đoạn 2012-2017................43
Bảng 2.3: Tỷ lệ cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác cai nghiện ma
túy:.................................................................................................................. 49
Bảng 2.4: Theo Nghị định 26/2016/NĐ-CP....................................................58
Bảng2.5: Theo Nghị định 26/2016/NĐ-CP( đã đƣợc điều chỉnh theo khả năng
ngân sách của địa phƣơng).............................................................................59
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chế độ chính sách cho ngƣời cai nghiện ma túy
của Trung ƣơng vàhuyện Gia Lâm:................................................................60
Bảng 2.7 Tình hình tiếp nhận và quản lý ngƣời nghiện ma túy.....................62
Bảng 2.8: Tình hình cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng trên địa
bàn huyện Gia Lâm.........................................................................................69
Bảng 2.9: Tình hình sau cai nghiện trên địa bàn huyện Gia Lâm...................71
Bảng 2.10: Tình hình hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội đối với ngƣời cai
nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm....................................................72
Biểu đồ 2.1: Thực trạng số ngƣời nghiên trên địa bàn từ 2012 – 2017..........42
Sơ đồ 2.1 Trình tự, thủ tục ra quyết định đƣa ngƣời vào Trung tâm cai
nghiện:.............................................................................................................46


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài luận văn

Triển khai thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và các
Chƣơng trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác cai
nghiện và kiểm soát ma túy ở nƣớc ta đã đƣợc tăng cƣờng đáng kể. Nhận
thức của cán bộ, công chức và đông đảo ngƣời dân trong xã hội về tác hại của
ma túy đƣợc nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách
nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác cai nghiện ma túy. Vì vậy đã

huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp
nhân dân trong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma
túy. Cụ thể nhƣ: công tác cai nghiện và tạo việc làm sau cai đạt đƣợc kết quả;
tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy đƣợc tăng cƣờng chiều rộng và
chiều sâu; hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy ngày một tăng cƣờng và đẩy
mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc cai
nghiện ma túy ở nƣớc ta vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ: Công tác tuyên
truyền, giáo cai nghiện ma túy chƣa tập trung đúng đối tƣợng, địa bàn cần
tuyên truyền nên nhận thức của ngƣời dân về tệ nạn ma túy và công tác cai
nghiện ma túy còn chƣa đồng bộ, kém hiệu quả; công tác cai nghiện phục hồi
chƣa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, công tác thống kê, quản lý
ngƣời nghiện ma túy còn thiếu chặt chẽ; chất lƣợng cai nghiện còn nhiều hạn
chế, tỷ lệ tái nghiện còn cao, có nhiều địa phƣơng, tỷ lệ tái nghiện chiếm trên
85%; công tác quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện
chƣa đƣợc giải quyết tốt; số vụ phạm pháp hình sự do ngƣời nghiện ma túy
gây ra còn nhiều. Trong bối cảnh chung ở nƣớc ta huyện Gia Lâm cũng đang
gặp phải những khó khăn và hạn chế trong công tác cai nghiện nhƣ: Thanh
1


niên huyện Gia Lâm (từ 16 - 30 tuổi) có khoảng hơn 70.000 ngƣời, chiếm
26,2% dân số toàn huyện. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực của đời sống, giữa
các đối tƣợng thanh niên có sự phân hoá ngày càng rõ nét. Một bộ phận thanh
niên sống thiếu lý tƣởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất
nƣớc, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống
văn hóa dân tộc. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội đặc biệt là số lƣợng
nghiện ma túy trong thanh niên những năm gần đây đang gia tăng và diễn
biến ngày càng phức tạp. Tính đến thời điểm năm 2012, số lƣợng ngƣời
nghiện ma túy là thanh niên trên địa bàn huyện Gia Lâm có 674 ngƣời, chiếm

59,1% số ngƣời nghiện. Số ngƣời nghiện là thanh niên phát sinh mới hàng
năm trung bình khoảng 30 - 35 ngƣời và các tội phạm khác liên quan đến ma
túy là từ 40 - 50 ngƣời. Đứng trƣớc thực trạng trên, từ nhiều năm nay Đảng,
Nhà nƣớc, thành phố Hà Nội cũng nhƣ huyện Gia Lâm đã có nhiều chủ
trƣơng, chính sách, biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động cai
nghiện ma túy và sau cai nghiện. Từ năm 2012 đến nay, huyện Gia Lâm đã tổ
chức cai nghiện tập trung tại các Trung tâm cai nghiện của Thành phố Hà Nội
cho hơn 600 lƣợt ngƣời nghiện. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhƣng
hoạt động cai nghiên ma túy còn đặt ra những vẫn đề chƣa có giải pháp giải
quyết triệt để. Tỷ lệ tái nghiện trong rất cao, số ngƣời đi cai nghiện thành
công chỉ vào khoảng 10 – 20%. Trong khi đó hoạt động của đội ngũ nhân viên
công tác xã hội cơ sở còn tƣơng đối mờ nhạt, chƣa phát huy đƣợc hết vai trò,
cũng nhƣ các hoạt động trợ giúp trực tiếp đối với đối tƣợng nghiện và ngƣời
có nguy cơ cao. Điều đó cho thấy đƣợc sự cần thiết cũng nhƣ tầm quan trọng
của đội ngũ nhân viên xã hội trong các hoạt động tại cơ sở.
Những tồn tại, hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân gây ra, song chủ
yếu là do công tác quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy trong cả nƣớc nói
chung và huyện Gia Giâm nói riêng chƣa thực sự khoa học và hiệu quả. Nếu
2


không có những giải pháp quản lý đồng bộ, phù hợp theo hƣớng nâng cao hiệu
lực, hiệu quả cai nghiện ma tuý thì có thể làm cho hoạt động này vƣợt khỏi tầm
kiểm soát của nhà nƣớc và để lại hậu quả nghiêm trọng, khó lƣờng cho xã hội.
Với những yêu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà

Nội” để nghiên cứu, từ đó đƣa ra những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả trong công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn địa phƣơng để xây dựng
góp phần bảo vệ lực lƣợng lao động chính của huyện theo hƣớng khỏe về thể

chất, mạnh về tinh thần, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong những năm gần đây, khi ma túy trở thành tệ nạn xã hội làm tha hóa,
băng hoại đạo đức, lối sống và sức khỏe của xã hội, trong đó có một bộ phận là
thanh thiếu niên, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhƣ sau:

Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các cơ quan, tổ chức của Liên hợp quốc, cơ quan Cảnh sát các nƣớc
đặc biệt quan tâm đến chƣơng trình phòng, chống ma túy. Các tổ chức này đã
đầu tƣ một lƣợng tài chính lớn và huy động nhiều lực lƣợng làm khoa học
với nhiều công trình nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở pháp lý, bộ máy tổ
chức để thực hiện các giải pháp phòng, chống ma túy. Các công trình nghiên
cứu về phòng, chống ma túy trên thế giới có thể phân thành các nhóm sau:
Nghiên cứu: “Hiệu quả trong việc kết nối, điều phối dịch vụ dành cho
người sử dụng ma túy” của Martin SS, Scapitti FS (1993) dựa trên sự phối
hợp của các ngành khác nhau với cách tiếp cận mô hình quản lý trƣờng hợp
với ngƣời sử dụng ma túy để tìm hiểu về hiệu quả trong sự kết nối, điều phối
các dịch vụ dành cho ngƣời sử dụng ma túy.
Theo Ari Rosmarin và Niamh Eastwood(2012) Một cuộc cách mạng
thầm lặng – Các chính sách phi hình sự hóa ma túy trên toàn cầu: Các quốc
3


gia thƣờng giống nhau trong việc xử phạt rất nặng tội buôn bán ma túy và các
tội phạm bạo lực liên quan đến ma túy, nhƣng lại khác nhau trong việc xử
phạt ngƣời sử dụng ma túy và việc tàng trữ ma túy cho mục đích sử dụng cá
nhân. Sự thất bại của các chính sách kiểm soát ma túy đã dẫn đến những thay

đổi quan trọng, trong đó nhiều quốc gia đã không coi sử dụng ma túy là hành
vi
sự

phạm pháp từ những năm 1970; một số nƣớc cũng không xử lý hình

việc tàng trữ một lƣợng nhỏ ma túy cho sử dụng cá nhân. Những quốc gia áp
dụng hình phạt nặng với tội danh tàng trữ ma túy cho mục đích cá nhân
thƣờng có số ngƣời nghiện ma túy lớn trong tù, làm tăng chi phí xã hội. Tiếp
cận này không làm giảm tình trạng sử dụng ma túy ở cộng đồng, khi so sánh
với các quốc gia không xử phạt nặng tội danh này. Một số nƣớc hệ thống tƣ
pháp nhìn nhận việc lệ thuộc vào ma túy là tình tiết giảm nhẹ cho các tội danh
khác liên quan đến ma túy, và áp mức xử nhẹ hơn so với những ngƣời không
lệ thuộc vào ma túy, nhất là nếu họ chuẩn bị điều trị nghiện.
Những kết quả nghiên cứu đƣợc luận văn kế thừa nhƣ đã tổng thuật ở
trên, các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến phòng, chống ma túy trên cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn. Có thể
nói, nghiên cứu này rất phong phú về nội dung và tác giả nghiên cứu. Các tác
giả tập trung nghiên cứu đến luận cứ khoa học và giải pháp cai nghiện ma túy,
lĩnh vực đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma túy, hợp tác quốc tế trong
cai nghiện ma túy. Nhƣ vậy, về cơ bản, các công trình chủ yếu tập trung
nghiên cứu hoạt động phòng chống ma túy trong đó cai nghiện ma túy chỉ là
một hƣớng nghiên cứu nhỏ. Chƣa có công trình nào nghiên cứu về cai nghiên
ma túy dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc.
Về tính hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về vấn đề cai nghiện ma túy đƣợc các nhà nghiên cứu trong
nƣớc tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu về hoạt động quản lý

4



nhà nƣớc về hoạt động này còn là một khoảng trống mà trong luận văn tác giả
muốn hƣớng tới.
Nghiên cứu của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Chemonics(2012), đã đƣa ra các
số liệu liên quan đến các vấn đề hạn chế trong đao tạo nghề và giải quyết việc
làm thỏa mãn ngƣời cai nghiện ma túy. Nghiên cứu đã đề xuất cho Chính phủ
trong việc hỗ trợ học nghề, thỏa mãn nhu cầu việc làm của ngƣời cai nghiện
ma túy. Tuy nhiên cứu cứ chỉ đi theo nghiên cứu xã hội học chƣa đi sau
nghiên cứu về những tác động của chính sách quản lý nhà nƣớc đến hoạt
động cai nghiện ma túy, cũng nhƣ nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của các yếu tố
tâm lý ảnh hƣởng đến công tác cai nghiện ma túy.
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự với đề tài “Khảo sát các
yếu tố ảnh hƣởng đến nghiện ma túy lần đầu ở ngƣời sau cai nghiện ma túy”
đã phân tích đặt điểm và hoàn cảnh xã hội của ngƣời nghiện ma túy lần đầu.
Đề tài cấp Bộ của tác giả Nguyễn Văn Minh về “ Các giải pháp tạo việc
làm cho ngƣời nghiện ma túy, ngƣời mại dâm sau khi đƣợc chữa trị, phục
hối” đã đƣa ra nhiều giải pháp giải quyết việc làm thích hợp cho các đối
tƣợng trên.
Nghiên cứu” Nguyên nhân tái sử dụng ma túy và phƣơng pháp mới dự
phòng tái nghiện” của Viện nghiên cứu Tâm lý ngƣời sử dụng ma túy (PSD)
(2015) đã tìm ra những nguyên nhân dẫn đến hành vi tái sử dụng ma túy ở
ngƣời cai nghiện ma túy, đó là: Nhóm nguyên nhân từ các hình ảnh trực quan;
nhóm các cảm xúc; nhóm tính huống và hành vi nguy cơ. Từ đó tìm ra
phƣơng pháp trị liệu tâm lý nhằm giải quyết triệt để những nhóm nguyên
nhân, giúp ngƣời cai nghiện ma túy có thể phòng chống tái nghiện.
Tác giả Lê Hồng Minh 2007, trong nghiên cứu “ Tổ chức chƣơng trình
tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở Quận 3, thành phố Hồ
5



Chí Minh” đã đề cập đến vai trò quan trọng của tƣ vẫn hƣớng nghiệp cho
thanh niên sau cai nghiện. Tác giả đã nêu lên đƣợc khía cạnh thực tế của việc
tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện ma túy. Hoạt động tƣ vấn hƣớng
nghiệp phải là sự phối hợp của các ban ngành địa phƣơng, cần một hệ thống
nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại
với việc mô tả thực trạng đào tạo việc làm sau cai nghiên chƣa chỉ ra roc
đƣợc những tác động của hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hƣớng tác
động lên các đối tƣợng cai nghiện ma túy bằng các chính sách cụ thể.
Liên quan đến nghiên cứu về cai nghiện ma túy hiện nay ở nƣớc ta còn
có một số các công trình khác nhƣ của tác giả Nguyễn Trung Hải ( 2013),
Giáo trình quản lý trƣờng hợp với ngƣời sử dụng ma túy, Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội, Hà Nội; Bùi Thị Xuân Mai (2013), Giáo trình tham vẫn điều
trị nghiên, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
Trung ƣơng đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng:
“Tổng luận phân tích về phòng chống lạm dụng ma túy trong thanh niên và
những giải pháp của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng
chống ma túy trong thanh niên” (1995). Đây là một đề tài rộng, trong đó tập
trung điều tra, khảo sát tình hình lạm dụng ma tuý của thanh niên cả nƣớc, kết
hợp nghiên cứu, phân tích các báo cáo số liệu của các tỉnh Đoàn để xây dựng lên
thực trạng sử dụng, lạm dụng ma tuý trong thanh niên. Trên cơ sở đó đánh giá
công tác phòng, chống ma tuý của các cấp Đoàn thanh niên, những kết quả đạt
đƣợc, những tồn tại hạn chế và xây dựng các nhóm giải pháp nhằm hạn chế tình
hình sử dụng ma tuý trong thanh niên cả nƣớc, trong đó nhấn mạnh vai trò của tổ
chức Đoàn. Tuy nhiên, đề tài mới đề xuất đƣợc những nhóm giải pháp cơ bản
trong công tác tuyên truyền phòng ngừa, chƣa có nhóm giải pháp phối hợp để
khắc phục những hậu quả do thanh niên nghiện ma tuý gây ra nhƣ công tác cai
nghiện, công tác quản lý sau cai, phòng

6



ngừa tái nghiện bền vững. Năm 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành
phố của Tiến sỹ Nguyễn Thành Công “Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai”, Đề tài đã chỉ rõ một số
thực trạng và nguyên nhân nghiện ma tuý, phân tích các biện pháp cai nghiện.
Đồng thời đề tài nghiên cứu và nêu ra những hạn chế, tồn tại của công tác
quản lý cai
3.

Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai
nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá thực
trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt
động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện
ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ;
Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng những ƣu điểm,
hạn chế
và tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng của hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với việc
hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội;

-


Nghiên cứu, đề xuất phƣơng hƣớng và các nhóm giải pháp nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, hình thức và phƣơng pháp
quản lý nhà nƣớc về cai nghiên ma túy của các cơ quan có chức năng, có

7


thẩm quyền và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai
nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà
nƣớc về cai nghiện ma túy và thực tiễn triển khai công tác này ở huyện Gia
Lâm theo xu hƣớng chung các quốc gia trong quản lý nhà nƣớc về cai nghiện
ma túy.
-

Về thời gian và không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về cai

nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn
từ năm 2012 đến 6/2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và kế

thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc để hoàn thiện cơ sở lý
thuyết và đánh giá tình hình cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành trên cơ sở sử dụng phối hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
+

Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu mang tính lý thuyết

Nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết

quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố trên các ấn phẩm và
các báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trƣơng, chính sách của
Đảng, pháp luật nhà nƣớc về đổi mới công tác cai nghiện ma túy và quản lý

8


nhà nƣớc về công tác cai nghiện ma túy để tiếp thu có chọn lọc các thành quả
nghiên cứu trƣớc đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
+

Phân tích, tổng hợp những dữ liệu thu thập đƣợc làm cơ sở lý luận

cho nghiên cứu đề tài luận văn, từ đó xây dựng cách tiếp cận toàn diện, khách
quan những nội dung nghiên cứu;
+

Vận dụng phƣơng pháp mô hìnhhóa nhằm tăng tính trực quan trong


việc nghiên cứu và đề xuất tổ chức bộ máy phù hợp với yêu cầu quản lý nhà
nƣớc về cai nghiện ma túy trong giai đoạn hiện nay.
+

Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

Phân tích tài liệu thu thập đƣợc nhằm phát hiện những vấn đề trong

cai nghiện ma túy để tìm giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối
với tệ nạn này ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận quản lý nhà
nƣớc về
cai nghiện ma túy nói chung và trên địa bàn thực tiện của huyện Gia Lâm nói
riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về cai nghiện
ma túy và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận văn cho thấy bức tranh về
thực trạng cai nghiện ma túy này ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; chỉ ra
những ƣu điểm, bất cập, hạn chế của quản lý nhà nƣớc về cai nghiện ma túy
và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn
phƣơng thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
-

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xây

dựng chính sách về hoạt động cai nghiện ma túy và phòng chống các tệ nạn

9


xã hội. Cũng có thể làm tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên
cứu khoa học chuyên ngành quản lý công, chính sách công, chuyên ngành luật
học và các chuyên ngành có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện
ma túy
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động cai nghiện ma
túy trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động cai nghiện ma túy ở huyện Gia Lâm hiện nay

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của QLNN về cai nghiện ma túy

1.1.1. Khái niệm về ma túy, nghiện ma túy, cai nghiện ma túy
Thuật ngữ "ma túy" xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản phẩm
dân gian là thuốc phiện, về sau còn đƣợc dùng để chỉ các sản phẩm có đƣợc từ
cây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dƣợc gây nghiện khác. Sở dĩ gọi là "ma
túy" vì các chất này có tác dụng nhƣ ma thuật, ma quái, nó làm tăng hƣng phấn
hoặc ức chế thần kinh, làm cho con ngƣời mê mẩn, ngây ngất không tỉnh táo.

Với cách hiểu này, thuật ngữ "ma túy" đƣợc ghép từ các từ ma thuật, ma quái và
túy lúy. Trong tiềm thức của ngƣời Việt Nam, "ma túy" đồng nghĩa với sự xấu
xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng. Chƣơng trình
kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định:
"Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân
tạo khi xâm nhập vào cơ thể con ngƣời thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý
thức và trí tuệ, làm cho con ngƣời bị lệ thuộc vào chúng gây nên những tổn
thƣơng cho từng cá nhân và cộng đồng". Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
"Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đƣa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một
hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể"[12]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Hình sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997, Bộ Luật Hình sự
năm 1999 đã qui định chất ma túy, tội phạm về ma túy. Ma túy bao gồm nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô ca; quả
thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tƣơi; heroin; cocain;các chất ma túy khác ở thể
lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn [15]. Điều 2 Luật phòng, chống ma túy
đƣợc Quốc hội khóa

11


X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 qui định: “1. Chất ma
túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc qui định trong các danh
mục do Chính phủ ban hành. 2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức
chế thần kinh, để gây tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng. 3. Chất hƣớng
thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều
lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với ngƣời sử dụng”[14,tr 9-10]. Theo
Nghị định của Chính phủ số 73/2018/NĐ -CP ngày 15/05/2018 ban hành các
danh mục chất ma túy và tiền chất thì hiện nay các chất ma túy gồm 398 chất
và 44 tiền chất, chia làm 3 danh mục và 71chất đƣợc phép sử dụng trong
kiểm nghiệm và nghiên cứu [21]. Vì vậy có thể quan niệm ma túy là chất có

nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đƣợc đƣa vào cơ thể con ngƣời, nó có
tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của ngƣời đó. Nếu lạm dụng
ma túy, con ngƣời sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thƣơng và nguy hại cho
ngƣời sử dụng và cộng đồng.
Về Nghiện ma túy: Theo Tổ chức Y tế thế giới, OMS – một chất tác
động tâm thần có thể gây nên 2 trạng thái là quen và nghiện.
Quen: tức là có sự lệ thuộc thuộc về tâm lý – có sự thèm muốn không
cƣỡng lại đƣợc, lâu hoặc đến cữ không có nó thì nhớ, thì thèm, ngƣời bứt rứt
khó chịu.
Nghiện: có đầy đủ 3 đặc tính:
-

Lệ thuộc về mặt tâm lý mức độ nặng

Có tính dung nạp đòi hỏi tăng dần từ số lƣợng (liều lƣợng) và chất
lƣợng.

-

Lệ thuộc về sinh lý: vật vã, bứt rứt, rối loạn thần kinh thực vật, tăng

giảm cảm giác, mạch nhanh, trụy tim mạnh, cảm giác kiến bò, dòi đục trong
xƣơng…
-

Đây là chỉ điểm của hội chứng cai ma túy làm ngƣời ta không từ bỏ

ma túy đƣợc.
12



Cai nghiện ma tuý: là tổng hợp các biện pháp từ cắt cơn, giải độc, phục
hồi sức khoẻ, điều trị các bệnh cơ hội đến các biện pháp điều trị tổng hợp trị
liệu nhƣ giáo dục, tâm lý, lao động, giải trí đối với ngƣời nghiện. Việc tiến
hành tổng hợp các biện pháp trên, cùng với hoạt động tƣ vấn, hƣớng nghiệp,
dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, học tập, các hoạt động văn hoá thể thao
[4] nằm trong một quy trình thống nhất của công tác cai nghiện phục hồi.
Hoạt động cai nghiện, phục hồi có hiệu quả khi chúng ta làm thay đổi nhận
thức và chuyển đổi hành vi của ngƣời nghiện, dẫn tới họ từ bỏ đƣợc ma tuý.
1.1.1.1. Những phương pháp cai nghiện mà các nước trên thế giới đang
áp dụng
Phƣơng pháp điều trị bằng các thuốc đối kháng với ma tuý. Trong y tế,
hiện nay ngƣời ta sử dụng rộng rãi các thuốc nhƣ Nalocphin, Naloxon để gây ra
các tác dụng dƣợc lý đối kháng với tác dụng của ma tuý nhƣ làm giảm hoặc mất
hẳn tác dụng của các chất tác động hệ thần kinh gây nghiện, làm mất các triệu
chứng giảm đau, sảng khoái, suy giảm hô hấp, táo bón, co thắt đƣờng

13


mật, coa thắt đƣờng tiết niệu, giảm huyết áp. Tuy nhiên hiện nay giá thành
các loại thuốc này rất cao[5].
Phƣơng pháp“lấy độc trị độc”: là phƣơng pháp dùng các thuốc
methadone, lacetyl methadone và propoxyphen là các chất gây nghiện cùng
nhóm nhƣng có tác dụng dài hơn và độc tính thấp hơn. Ngƣời ta sẽ cho
những ngƣời nghiện ma tuý dùng liều nhỏ dần cho đến khi cắt cơn nghiện.
Methadone là thuốc giảm đau có tác dụng từ 8-12 giờ, trong khi đó morphin
chỉ có tác dụng từ 4-5 giờ. Để cai nghiện, chỉ cần cho ngƣời nghiện dùng
methadone với liều 10-12 mg/ngày, sau đó tuỳ theo thể trạng của từng bệnh
nhân mà giảm liều dùng cho đến khi ngƣng hẳn. Việc dụng methadone để

điều trị thƣờng trong vòng 21 ngày. Với những ngƣời nghiện không thể uống
methadone thì có thể dùng methadone tiêm dƣới da hay tiêm bắp theo hƣớng
dẫn của bác sỹ cai nghiện. Phƣơng pháp này thay thế sử dụng ma tuý bằng
một chất khác không gây nghiện hoặc thay thế bằng chất ma tuý nhẹ hơn, ít
độc hơn. Tuy vậy, chƣơng trình kiểm soát ma tuý của Liên hợp quốc
(UNDCP) cũng lo ngại và không tin tƣởng. Đối với một số nƣớc nhƣ Thuỵ
Sỹ, Hà Lan sử dụng phƣơng pháp này khi chủ trƣơng điều trị cai nghiện bằng
việc cung cấp chất ma tuý có kiểm soát và trực tiếp cho các con nghiện.
Phƣơng pháp dùng các chất không gây nghiện để cai nghiện : dùng các
loại thuốc để điều trị các phản ứng của ngƣời nghiện khi không sử dụng ma
tuý nhƣ thuốc an thần, thuốc trị các phản ứng ở đƣờng tiêu hoá.
Phƣơng pháp cai khan: ở một số nƣớc Châu Á nhƣ Indonesia,
Malaysia, Bruney đã sử dụng thành công phƣơng pháp cai khan. Ngƣời
nghiện ma tuý đƣợc đƣa vào các trung tâm cai nghiện và bắt buộc lao động
nặng. Kỷ luật sắt của quân đội, cảnh sát, lao động nặng và học tập lý luận của
đạo Hồi trong thời gian 2-3 năm sẽ giúp ngƣời nghiện trở về trạng thái cơ thể

14


bình thƣờng, tái hoà nhập cộng đồng[5]. Đây là phƣơng pháp cai nghiện ma
tuý đạt hiệu quả cao hiện nay trên thế giới.
Sử dụng các bài thuốc tây y, đông y để cắt các cơn nghiện.
Phƣơng pháp trị liệu cộng đoàn : sau khi ngƣời nghiện đã đƣợc dùng
thuốc giải nghiện và giải độc họ sẽ đƣợc giáo dục trong một cộng đoàn nhỏ
nhƣ gia đình, lớp học, tổ đội,… Bản chất của phƣơng pháp này là tổ chức
những ngƣời nghiện ma tuý thành các gia đình nhỏ, có ngƣời phụ trách và
quản lý, kiểm tra chặt chẽ.
Chữa nghiện bằng phẫu thuật sọ não : Viện Hàn lâm Y học Nga đã
công bố thành tựu này. Trong 34 ngƣời nghiện đƣợc phẫu thuật có 27 ngƣời

(chiếm 80%) không trở lại với ma tuý.
Chƣơng trình tẩy thanh là các biện pháp giải độc phạm vi rộng, công trình
này do một nhà khoa học ngƣời Mỹ nghiên cứu. Ở ngƣời nghiện ma tuý có hai
yếu tố chống đối nhau rất cân bằng : một là, chất cặn độc hiện diện thật sự trong
cơ thể; hai là, những hình ảnh ấn tƣợng trong tâm trí do hồi tƣởng quá khứ dùng
thuốc bị tái kích thích. Nếu chƣơng trình thanh tẩy giải quyết đƣợc một mặt của
vấn đề, tức là tẩy sạch đƣợc chất cặn độc của ma tuý thì sẽ điều chỉnh đƣợc cho
ngƣời bệnh, khiến cho mặt kia, những hình ảnh ấn tƣợng trong tâm trí không
còn bị kích thích thêm nữa… chƣơng trình thanh tẩy là một chế độ tự điều trị
đƣợc áp dụng chuẩn xác, gồm những biện pháp sau đây:

+ Tập thể dục bằng cách chạy bộ để kích thích tuần hoàn máu làm cho
máu tƣới sâu hơn vào bên trong các mô để tách bóc ra các cặn độc bám đọng
lại trong đó.
+
+

Tắm hơi theo chỉ dẫn.

Dùng đầy đủ thức ăn uống và chất khoáng để bù đắp lƣợng đã mất

theo mồ hôi, giữ cân bằng nƣớc, muối khoáng cho cơ thể

15


+ Dùng đầy đủ các sinh tố để bù đắp lƣợng sinh tố dự trữ của cơ thể bị
tiêu hao do tác hại của ma tuý và các chất độc hoá sinh khác. Chế độ ăn bình
thƣờng, thêm nhiều rau tƣới, thêm nhiều dầu ăn để loại bỏ, thay thế chất béo
của cơ thể đã bị biến đổi do ảnh hƣởng của các chất độc.

+Thời gian biểu sinh hoạt cá nhân đúng đắn, có đủ thời gian ngủ và nghỉ
ngơi bình thƣờng.
1.1.1.2. Những phương pháp chính cai nghiện ma tuý ở nước ta hiện nay
Phƣơng pháp cai nghiện bằng luyện tập, thƣ giãn và tự ám thị kết hợp châm
cứu: Đây là phƣơng pháp giúp cho ngƣời nghiện vƣợt qua tác động tâm lý,
sinh lý của trạng thái nghiện. Gần đây các nhà khoa học đã chế tạo đƣợc các
chất moocphin nội sinh. Bằng phƣơng pháp châm cứu cũng giúp cơ thể tự tiết
ra các chất moocphin nội sinh, giúp ngƣời nghiện vƣợt qua cơn nghiện lúc
đầu, sau đó ít dần và đi đến khỏi hẳn.
Phƣơng pháp cai nghiện cổ truyền dân tộc: Việc sử dụng các bài thuốc
cổ truyền dân tộc để cai nghiện ma tuý là một sự sáng tạo của Việt Nam.
Chúng ta đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm một số bài thuốc cổ truyền dân
tộc nhƣ Cedemex, Heantos, thuốc Bông sen, các loại thuốc này giúp cho
ngƣời nghiện ma tuý dứt đƣợc cơn nghiện.
Dùng phƣơng pháp cai khan : không dùng thuốc mà chỉ quản lý tại gia
đình.
1.1.2. Tác hại của ma túy
Ma tuý gây tác hại nhiều về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và đã
trở thành thảm hoạ chung của cả nhân loại. Tại một diễn đàn Liên hợp quốc,
ngài Boutros Gali, nguyên Tổng thƣ ký Liên hợp quốc đã đánh giá : «Trong
những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy đã trở thành hiểm họa lớn
của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát ra ngoài vòng xoáy
khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn
16


lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng
vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ
ra phải đƣợc huy động cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no,
hạnh phúc cho mọi ngƣời. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá,

tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã
hội...Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế
kỷ HIV/AIDS phát triển... »[25]. Cộng đồng quốc tế đã tốn nhiều công sức,
tiền của để đấu tranh chống ma túy nhƣng tình trạng nghiện hút và buôn lậu
ma túy vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn mà có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng
nghiêm trọng. Do đó, Liên hợp quốc đã tổ chức khóa họp đặc biệt lần thứ 20
của Đại hội đồng Liên hợp quốc từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 6 năm 1998 tại
New York (Hoa Kỳ) để xem xét cuộc đấu tranh chống sản xuất, buôn bán, nhu
cầu, vận chuyển, phân phối ma túy và các chất hƣớng thần bất hợp pháp và
những hoạt động liên quan nhằm đƣa ra những chiến lƣợc, phƣơng pháp,
những hoạt động cụ thể và những biện pháp đặc biệt để tăng cƣờng sự hợp tác
quốc tế trong mối quan tâm về vấn đề lạm dụng và vận chuyển trái phép chất
ma túy.
Theo thống kê của Cơ quan Thƣờng trực phòng, chống ma túy thì đến
tháng 6/2017, cả nƣớc có trên 219.419 ngƣời nghiện có hồ sơ quản lý, nếu
trung bình một ngày ngƣời nghiện dùng hai tép heroin (mỗi tép giá 100.000
đ) thì một năm tổng số ngƣời nghiện đã tiêu tốn trên 438 tỷ đồng. Khi số
lƣợng ngƣời nghiện trên tái nghiện thì số tiền tiêu phí sẽ lớn hơn rất nhiều.
Ngoài ra, hàng năm ngân sách nhà nƣớc phải chi hàng trăm tỷ đồng cho công
tác cai nghiện phục hồi, phòng chống tái nghiện, trả lƣơng cho đội ngũ cán bộ
làm công tác phòng chống tệ nạn ma túy, chƣa kể tiền của gia đình ngƣời
nghiện đóng góp. Thêm vào đó, nghiện và tái nghiện ma túy làm tổn thất một

17


×