Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.76 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ
……
……
/
……
……



/



H

C
V
I



N HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA

PHAN QUANG HUY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠO
CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA


BÀN HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN
LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM
2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ
……
……
/
……
……



/



H

C
V
I




N HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA

PHAN QUANG HUY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠO
CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ VANG,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN
LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ VĂN
ĐÍNH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM
2019


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa
bàn huyện Phú Vang,, tỉnh Thừa Thiên Huế” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

quản lý công của tác giả tại trường Học viện Hành chính Quốc gia.

Tác giả cam đoan đây là công trình của riêng tác giả. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Thừa Thiên Huế, ngày

tháng năm 2019

Học viên

Phan Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô
giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Đính đã
quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn và tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến UBND huyện Phú Vang, phòng Nội vụ huyện Phú Vang,
Ban Dân vận Huyện ủy, Huyện Phú Vang các chức sắc, tín đồ đạo
công giáo trên địa bàn cũng như đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều
kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn./.
Học viên
Phan Quang Huy



MỤC LỤC
Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO............................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài...................................................... 12
1.1.1. Khái quát về Công giáo................................................................................... 12
1.1.2. Hoạt động đạo công giáo............................................................................... 14
1.1.3. Quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo............................ 15
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối

với hoạt động đạo công giáo.................................................................................... 18
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo 18
1.2.2.Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo
......................................................................................................................................................... 20
1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo. 25

1.3. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo .. 28

1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo
......................................................................................................................................................... 28

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo

......................................................................................................................................................... 29
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học cho huyện Phú Vang
............................................................................................................................ 33

1.4.1. Tỉnh Ninh Bình....................................................................................................... 33
1.4.2. Tỉnh Nghệ An.......................................................................................................... 34
1.4.3. Tỉnh Quảng Bình.................................................................................................. 36


1.4.4. Tỉnh Kon Tum......................................................................................................... 37
1.4.5. Bài học rút ra cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.....39


Tiểu kết chương 1............................................................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ
VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................................................................ 42
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và những nhân tố tác động

đến hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang.............42
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội................................... 42
2.1.2. Những tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tới hoạt động đạo

công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang........................................................... 44
2.2. Tình hình hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang .. 48

2.2.1. Tình hình chung của đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang
......................................................................................................................................................... 48

2.2.2. Đặc điểm của tín đồ đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang

......................................................................................................................................................... 55
2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo trên địa bàn

huyện Phú Vang.................................................................................................................. 56
2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai các văn bản quy
phạm pháp luật và hành chính về hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện

Phú Vang.................................................................................................................................. 56
2.3.2. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đạo công giáo
......................................................................................................................................................... 58

2.3.3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước

đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú Vang............................63
2.3.4. Hoạt động quản lý đối với tổ chức và sinh hoạt của đạo công giáo trên

địa bàn huyện Phú Vang............................................................................................... 66
2.3.5. Quản lý về đất đai, cơ sở nhà thờ liên quan đến hoạt động đạo công giáo. 71

2.3.6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi

phạm pháp luật về đạo công giáo......................................................................... 74
2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công

giáo trên địa bàn huyện Phú Vang........................................................................ 75


2.4.1. Những kết quả đạt được................................................................................ 75
2.4.2. Những hạn chế, bất cập.................................................................................. 78



2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập........................................................ 82
Tiểu kết chương 2............................................................................................................. 84
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠO
CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG........................................ 85
3.1. Phương hướng......................................................................................................... 85
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động đạo

công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế........87
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện

các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động đạo công giáo........87
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền vận động tín đồ, chức

sắc đạo công giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở...........89
3.2.3. Kiện toàn, tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, viên chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo
......................................................................................................................................................... 96

3.2.4. Tăng cường quản lý nhà nước đối với tổ chức và sinh hoạt của đạo công

giáo trên địa bàn huyện Phú Vang......................................................................... 99
3.2.5. Giải quyết có hiệu quả những vụ việc “tình huống” liên quan đến đạo
công giáo và kiên quyết đấu tranh với các thế lực cực đoan, phản động lợi dụng

đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang.............................................. 103
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi


phạm pháp luật về đạo công giáo....................................................................... 105
Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 107
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên nghĩa

ANTT

An ninh trật tự

ANCT

An ninh chính trị

QLNN

Quản lý nhà nước

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các giáo xứ trên địa bàn huyện Phú Vang......48
Bảng 2.2: Số lượng cơ sở thờ tự đạo công giáo được UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất............................................. 72

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ cơ sở thờ tự đạo công giáo được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Vang...................................... 73
Hình 2.1: Hội nghị tổng kết công tác mục vụ năm 2018........................ 49
Hình 2.2: Hội nghị tuyên truyền pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo cho tín đồ theo

đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang................................................. 60
Hình 2.3: Hoạt động tập huấn công tác xã hội cơ bản của.................68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với công tác tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng, Đảng ta
luôn xác định đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
chỉ rõ “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo
điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật,
đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời chủ
động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật” [1]

Và để cụ thể hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 18/11/2016, Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo được Quốc hội khóa XIV chính thức thông qua gồm 9 Chương, 68
Điều; quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng,
hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Đối tượng áp dụng của Luật là các tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
được Quốc hội khóa XIV thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đồng thời cũng là cơ
sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước tiến hành quản lý nhà
nước (QLNN) đối với hoạt động của tôn giáo, trong đó có công tác QLNN
đối với hoạt động của đạo công giáo.

1


Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên
Huế, có đông đồng bào theo đạo sinh sống, có 6 tôn giáo, trong đó có 10.351
giáo dân theo đạo công giáo, với 13 giáo xứ, 15 linh mục quản xứ. Quá trình
phát triển gần 170 năm của đạo Công giáo ở vùng đất này đã gắn liền và ảnh
hưởng khá sâu sắc đến đời sống tâm linh của nhân dân. Thế nhưng, những
năm gần đây vùng đất này đang bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo, tự do tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền để tác động, chia rẽ, lôi
kéo, kích động tư tưởng ly khai, tự trị, tuyên truyền phát triển đạo trái pháp
luật. Chúng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc “diễn biến hoà bình” để
chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước,

quân đội, công an với nhân dân. Lợi dụng địa hình và địa bàn cư trú phức tạp,
đời sống của giáo dân, tôn giáo còn khó khăn, sự thoái hoá, biến chất, quan
liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, chúng tuyên truyền,
xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phủ
nhận thành tựu công cuộc đổi mới, phủ nhận chủ nghĩa xã hội trên đất nước
ta, làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, chính quyền.
Như vậy, trong thực tiễn QLNN các hoạt động tôn giáo nói chung và đạo
công giáo nói riêng tại huyện Phú Vang còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ
chuyên trách và chính quyền các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của công
tác quản lý, một số hoạt động của đạo công giáo còn vi phạm những qui định
của pháp luật, ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Việc quản lý những hoạt động từ thiện, nhân đạo; đào tạo chức
sắc, hoạt động giáo dục và y tế của các cơ sở đạo công giáo còn nhiều vướng
mắc, khó khăn. Công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và giải quyết những tồn tại về nhà đất đạo công giáo triển khai chậm, còn
nhiều vướng mắc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

2


Từ thực tiễn đó, yêu cầu đặt ra đối với chính quyền huyện Phú Vang
từng bước phải quyết tâm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động đạo công
giáo trên địa bàn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xây dựng huyện
Phú Vang nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung ngày càng giàu
mạnh. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”
làm nội dung nghiên cứu luận văn chuyên ngành quản lý công của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
QLNN về hoạt động tôn giáo nói chung, QLNN đối với hoạt động

đạo công giáo nói riêng là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, vì thế trong
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được
công bố ở nước ta, trong đó có một số công trình tiêu biểu như sau:
Nguyễn Hồng Dương (2015) “Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà
nước Việt Nam về tôn giáo”, Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: tác giả đi sâu phân tích về bản chất của tôn giáo; quan điểm, chính
sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan điểm, chính sách về đoàn kết tôn
giáo trong chiến lược Đại đoàn kết toàn dân tộc; quan điểm, chính sách về
chống lợi dụng tôn giáo; và quan điểm, chính sách về công tác vận động tôn
giáo (hay còn gọi là công tác tôn giáo vận). Trong chương 2, tác giả trình bày
những nguyên tắc chung về quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam về tôn giáo. Tại các chương 3,4,5, tác giả cũng phân tích cho những vấn
đề đặt ra trong việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ trương, chính sách của
Đảng về công tác tôn giáo dưới góc độ lý luận và những chủ trương cụ thể.
Có thể thấy, qua 258 trang sách, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cách
tổng quát và khá toàn diện về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo từ năm 1930 đến nay [11]

3


Đoàn Triệu Long, Đạo Tin lành Miền Trung Tây Nguyên, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, Sách chuyên khảo. Với 242 trang, cuốn sách đã Khái
quát lịch sử Tin lành Miền Trung Tây Nguyên và những nội dung quản lý
nahf nước hiện nay đối với Đạo Tin lành Miền Trung Tây Nguyên [24]
PGS, TS Vũ Hoàng Công, Chính sách tôn giáo trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5 năm 2016,
trang 27-32. Bài viết cho rằng tôn giáo có thể đồng hành cùng nhà nước
pháp quyền và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách tôn giáo tiến
bộ. Đồng thời bài viết cũng đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn

chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng, Nhà nước [7]
Sách chuyên khảo: “Niên giám Thống kê Công giáo Việt Nam 2016”,
Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo 2016. Nội dung cuốn
sách được kết cấu thành 3 phần: Phần 1 là những nội dung liên quan đến
đạo Công giáo toàn cầu; phần 2 giới thiệu về Giáo hội Công giáo Việt Nam
trong dòng lịch sử với những số liệu thống kê về tình hình Giáo hội Việt
Nam; phần 3 là những nội dung giới thiệu và thống kê về các giáo phận
đạo Công giáo Việt Nam, từ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình
dân số và thực trạng hoạt động của giáo phận [18]
Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Đô: “Dòng tu Công giáo
ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước”,
đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2006. Công
trình nghiên cứu được kết cấu thành ba chương: chương 1, nhóm tác giả xây
dựng một số những thuật ngữ về dòng tu, giới thiệu các hình thức tu trì của
đạo Công giáo ở Việt Nam; làm sáng tỏ những vai trò, vị trí của dòng tu đạo
Công giáo trong Giáo hội và trình bày về quá trình hình thành, phát triển của
các dòng tu đạo Công giáo tại Việt Nam. Chương 2 đề tài tìm hiểu và làm sáng
tỏ thực trạng các dòng tu đạo Công giáo và hoạt động đạo

4


của các dòng tu đạo Công giáo ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng
hoạt động của các dòng tu, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những bất
cập trong QLNN đối với các dòng tu đạo Công giáo ở nước ta hiện
nay. Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra những xu thế phát triển của các
dòng tu đạo Công giáo ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất
một số giải pháp về công tác QLNN trong giai đoạn kế tiếp [13]
Học viện Hành chính Quốc gia, Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền
Trung, Một số vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại một số tỉnh

miền Trung hiện nay, Tọa đàm khoa học, Thừa Thiên Huế, tháng 10, năm 2014. Với
24 tham luận, kỷ yếu đã phản ảnh các nội dung: Thực tiển thực hiện chính sách
tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý nhà nước đối với các hội đoàn, dòng tu. Đào tạo
bồi dưỡng cán bộ và xây dựng tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước về
các hoạt động tôn giáo. Quản lý nahf nước về tôn tạo, xây dựng cơ sở thờ tự và
lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo. Thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động tôn
giáo tại các địa phương miền Trung [21]

Bài viết của tác giả Phan Thị Mỹ Bình: “Quan hệ quốc tế của Giáo hội
Công giáo Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà
nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 256, 2017, tác giả đã khái quát về
thực trạng quan hệ quốc tế và QLNN đối với quan hệ quốc tế của Giáo hội
Công giáo Việt Nam. Theo tác giả: “Giáo hội Công giáo Việt Nam là một
thành viên nằm trong Giáo hội Công giáo thế giới, vì vậy chịu sự tác động,
chỉ đạo chặt chẽ từ Vatican cả về tổ chức nhân sự và hoạt động tôn giáo”.
Mối quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam còn được thực hiện
thông qua quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Tòa Thánh Vatican. Khái
quát tình hình quan hệ quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam, tác giả đã
đề xuất bốn giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý hoạt động
quốc tế của Giáo hội Công giáo Việt Nam [5]

5


Vũ Tuệ Minh (2013), “Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt
động của đạo Công giáo ở Ninh Bình hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết
học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn
trình bày một cách tương đối hệ thống QLNN và vai trò QLNN đối với
hoạt động của tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Trên cơ sở
đó tiếp cận thực tiễn vai trò QLNN đối với hoạt động đạo Công giáo

ở tỉnh Ninh Bình và kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
vai trò QLNN với hoạt động đạo Công giáo ở địa phương [28]
Nguyễn Hồng Đức (2013), “Đạo Công giáo và ảnh hưởng của nó đến
vấn đề đoàn kết dân tộc ở Quảng Bình nước hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết
học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn đã giới
thiệu về Đạo Công giáo, và chỉ ra ảnh hưởng của Đạo Công giáo đến việc xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Quảng Bình hiện nay. Để góp phần hơn
nữa thúc đẩy vai trò của Đạo Công giáo trong khối đoàn kết toàn dân tộc, tỉnh
Quảng Bình cần tập trung vào một số ngiải pháp sau đây: (i) phát huy truyền
thống yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc trong đồng bào Công giáo; (ii) phong
trào phát triển sâu rộng, đều khắp phải thường xuyên tăng cường công tác
tuyên truyền, giáodục rộng rãi trong quần chúng nhân dân về các chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo,
nhất là các nội dung cụ thể của phong trào; (iii) xây dựng chính sách khai thác
những giá trị tích cực của Đạo Công giáo để đóng góp cho sự phát triển đất
nước; có chiến lược giữ gìn, tạo sự đồng thuận giữa những giá trị thiêng
liêng của Dân tộc và của Công giáo [15]
Nguyễn Ngọc Huấn (2016), “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo
pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật hiến pháp và
luật hành chính, Học viện khoa học xã hội. Luận án đề cập đến thực trạng
pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam trong thời

6


gian qua còn bộc lộ một số hạn chế. Điều này xuất phát từ việc pháp
luật về tôn giáo chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và việc xã hội, nhà
nước nói chung và ngành QLNN về tôn giáo nói riêng do ảnh hưởng
của những yếu tố lịch sử nên đôi khi còn có nhận thức chưa đúng về
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, luận án đã đưa ra những giải

pháp có ý nghĩa đối với việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
hoàn thiện và thực hiện pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay [22]
Luận án: "Lịch sử truyền bá đạo Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số
tại giáo phận Kon Tum" của Đặng Luận, năm 2012. Tác giả đã khái quát đặc
điểm truyền giáo và quá trình du nhập, phát triển Công giáo trong vùng dân
tộc thiểu số tại giáo phận Kon Tum. Phân tích tác động của Công giáo đối với
đời sống tín đồ người dân tộc thiểu số ở giáo phận Kon Tum trên các mặt: về
chính trị, sự hiện diện của Công giáo đã làm thay đổi diện mạo của tổ chức và
thiết chế buôn, làng truyền thống, phá vỡ tính tự trị, khép kín của buôn, làng
truyền thống, thay thế thiết chế buôn, làng và tạo nên sự khác biệt cơ bản
giữa vùng có đạo và không có đạo. Về kinh tế, hình thành những làng "Công
giáo kiểu mẫu" trong vùng dân tộc thiểu số với mục đích như một "mô hình"
tốt để giữ và thu hút tín đồ, từ đó làm chuyển biến nhận thức và đời sống của
người dân theo hướng có lợi cho sản xuất. Về đạo đức lối sống và tín
ngưỡng, truyền thống đó là việc "phá thần" rồi "tạo thần" trên nền tảng là các
thần đã có bằng cách khoác cho các vị một tên gọi mới hoặc nội hàm Công
giáo, tạo tình cảm gần gũi và tương hợp trong nhận thức của tín đồ. Theo tác
giả, Công giáo ở Kon Tum hiện nay không chỉ đối mặt với những khó khăn nội
tại do thiết chế tổ chức, cơ chế quyền lực mang tính bảo thủ, mà còn đứng
trước những khó khăn mới trong phương thức truyền đạo, phát triển tín đồ
người dân tộc thiểu số trước sự cạnh tranh của Tin lành, Phật giáo [25]

7


Phạm Huy Thông, Bản sắc Việt của Công giáo Việt Nam, Tạp chí
nghiên cứu tôn giáo, Số 4 (184), 2019, 101-111. Bài viết cho rằng Công giáo
đã truyền vào Việt Nam gần 5 thế kỷ. Với sự tắc động của văn hóa Việt và
sự sang tạo của người Việt, tôn giáo này trở thành gần gủi, mang đậm bản
sắc văn hóa Việt.Từ ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, văn học cho

đến phụng vụ, nghi lễ của Công giáo bây giờ đều mang bản sắc Việt. Đây
cũng là đóng góp của Công giáo đối với văn hóa Việt Nam
Như vậy, có thể nhận thấy số lượng các công trình, bài viết về chủ đề
đạo Công giáo rất đa dạng, phong phú, tuy nhiên về tiếp cận nghiên cứu đạo
công giáo theo khoa học QLNN vẫn chưa nhận được quan tâm. Chỉ có rất ít
các công trình nghiên cứu dưới góc độ này, tuy nhiên khoảng thời gian đó
luật tín ngưỡng, tôn giáo chưa ra đời. Ngoài ra, huyện Phú Vang là mảnh đất
có đông tín đồ đạo Công giáo, tuy nhiên nghiên cứu về đạo Công giáo trên địa
bàn huyện còn rất mỏng, chưa mang tình hệ thống, đầy đủ. Và chưa có công
trình nghiên cứu nào chỉ ra những thực trạng vấn đề QLNN đối với hoạt động
của đạo Công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang hiện nay. Vì vậy nghiên cứu
hoạt động đạo công giáo và QLNN đối với hoạt động công giáo trên địa bàn
huyện Phú Vang đến nay là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác

quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo tại huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hoạt động đạo công

giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động công giáo

8


+ Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động

đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả

công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công giáo tại
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo công
giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2014 đến năm

2018 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn 5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận mác xit về vấn đề tôn
giáo và quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
về vấn đề tôn giáo nói chung và về hoạt động đạo công giáo nói riêng

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả sử dụng các phương pháp phân tích-tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa.
+ Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình

nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến QLNN về hoạt động
đạo công giáo ở nước ta hiện nay (ở Chương I).
+ Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn của chính quyền và giáo xứ tại địa phương và phương


9


pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động
đạo công giáo tại huyện Phú Vang (ở Chương II).
+ Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các

quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động đạo
công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang trong thời gian tới (ở Chương III).

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công giáo, hoạt động đạo
công giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động công giáo ở nước ta hiện nay

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động đạo công giáo
tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, rút ra một số vấn đề bất cập đang
đặt ra trong công tác QLNN đối với hoạt động các tôn giáo nói chung, đạo
công giáo nói riêng ở huyện Phú Vang. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động đạo công giáo ở huyện
Phú Vang trong tình hình mới. Là sự hiện thực hóa Nghị quyết số 25/NQ-TW
ngày 12 tháng 3 năm 2003 của BCH Trung ương Khóa IX về công tác tôn giáo;
Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy và học tập môn Tôn giáo học, QLNN về tôn giáo, QLNN về xã hội

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài

liệu tham khảo cho những người quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

10


Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với
hoạt động đạo công giáo.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về hoạt động đạo công giáo trên địa bàn huyện Phú Vang.

11


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẠO CÔNG GIÁO
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái quát về Công giáo
Công giáo, theo tiếng Hy Lạp là Katholicos, tiếng La tinh Catholicus
có nghĩa là phổ quát (Universel), là tôn giáo thờ Thiên Chúa, ra đời vào thế
kỷ thứ nhất Công nguyên, ở phía Đông đế quốc La Mã cổ đại.
Giáo lý Công giáo, được thể hiện trong Kinh thánh, quan niệm Công
giáo cho rằng đó là bản văn linh ứng và trung thực; là những lời mạc khải
của Thiên Chúa đối với loài người, là mẫu mực tối cao của đức tin. Theo
Kinh thánh, Thiên Chúa tạo ra trời đất, con người và muôn loài từ hư

không trong vòng 6 ngày, con người phải thờ phụng và tiếp tục công trình
kiến tạo trái đất của Thiên Chúa. Theo Kinh thánh, tất cả sự tồn tại và biến
đổi trong vũ trụ do Thiên Chúa tiền định một cách hợp lý.
Về luật lệ và lễ nghi: Công giáo có một hệ thống luật lệ chi tiết và
thống nhất thực hiện trên toàn thế giới, thể hiện ở một số nội dung cơ bản:
Mười điều răn của Thiên Chúa; Sáu điều răn của Giáo hội; Bảy phép bí
tích; Giáo luật 1983 quy định chi tiết các vấn đề về đạo, nhằm tập trung
quyền lực và duy trì trật tự Giáo hội. Công giáo có hệ thống lễ nghi quanh
năm, với nhiều ngày lễ quan trọng bắt buộc toàn thể tín đồ phải thực hiện.

Về cơ cấu tổ chức: Công giáo có hệ thống tổ chức thống
nhất chặt chẽ với 3 cấp hành chính chính thức: Tòa thánh, giáo
phận và giáo xứ (tại Việt Nam có thêm giáo họ).
- Tòa thánh Vatican: ở Rôma thủ đô Italia là trung tâm điều hành của
Công giáo, đồng thời là quốc gia có chủ quyền độc lập theo Công pháp Quốc

12


×