Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Về với Nam Cao - Kì 1: "Bật mí" làng Vũ Đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251 KB, 4 trang )

Về với Nam Cao - Kì 1: "Bật mí" làng Vũ Đại (MT 931 - 25/3/2010)
Một ngày đầu xuân, chúng tôi lại vác balô lên đường. Hành trình dài dằng dặc với điểm
đến: làng Vũ Đại trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Những cái tên Chí Phèo, Thị Nở, lão Bá Kiến không ngừng nhảy múa trong đầu, khiến
chúng tôi không khỏi háo hức khi nghĩ kết thúc chặng đường này, mình sẽ được bước
chân vào ngôi làng mệnh danh là “quần ngư tranh thực” ấy, hẳn là sẽ có nhiều điều thú vị
đang chờ đợi...
Quả vậy, đến Hà Nam, lần theo dấu vết của các nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo, chúng
tôi đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác...


Ông Trần Hữu Đạt vẫn hay làm thơ về anh trai.



Nhà văn Nam Cao (phải) tại chiến khu Việt Bắc.


Vì sao có bút danh NamCao?
Thật ra, làng Vũ Đại không phải là một địa danh có thật. Ngôi làng bạn đã đọc trong tác
phẩm Chí Phèo có tên là làng Đại Hoàng cơ! Đó cũng chính là ngôi làng mà nhà văn
Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Trí) đã lớn lên, chứng kiến bao cảnh thối nát, đưa đẩy số
phận con người đến cùng cực. Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, làng được đổi tên
thành thôn Nhân Hậu (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cho đến ngày nay.
Ông Trần Hữu Đạt (em ruột nhà văn Nam Cao) đã bước sang tuổi tám mươi nhưng vẫn
còn minh mẫn lắm. Ông kể gia đình Nam Cao có bảy anh em, bốn trai và ba gái.
Nam Cao là con trai cả, học rất giỏi và có uy trong dòng họ. Một tay ông bảo bọc, dạy dỗ
các em nên ai cũng yêu thương và nể trọng. Nhiều người lầm tưởng nhà văn phải “dữ
dội” lắm, như cách ông xây dựng nhân vật trong các tác phẩm, nhưng thật ra Nam Cao lại
rất hiền, ít nói, gặp người lạ là thẹn thùng đỏ mặt...
Ông Đạt cho biết gần như tất cả các nhân vật trong các tác phẩm của Nam Cao từ Chí


Phèo, Lão Hạc, Sống Mòn... đều được lấy chi tiết từ những nhân vật có thật ở làng. Họ
chính là những người hàng xóm, lão địa chủ, bạn bè thậm chí cả... bà con. Riêng bút danh
Nam Cao, nhà văn có lần giải thích rằng đó là chữ đầu tên huyện (ngày đó huyện Lý
Nhân có tên là Nam Sang) ghép với tổng (đơn vị hành chánh giữa huyện và xã Đại
Hoàng có tên tổng Cao Đà) để luôn nhớ về quê hương. Mặt khác, cái tên Nam Cao còn
mang nghĩa người con nước Namnghĩa khí cao cả.
Chí Phèo - Thị Nở là ai?
Ông Đạt vẫn còn nhớ rõ nhân vật “Chí Phèo” ngoài đời tên thật là Chí. Đó là một gã cao
to, râu ria bặm trợn tính tình thô lỗ cục cằn. Ai thuê gì hắn làm nấy, lắm lúc kiêm luôn
“nghề” đòi nợ thuê cho nhà giàu để xin tiền uống rượu. Ở làng hồi đó có ông Trương
Pháo làm nghề mổ lợn thường hay bị Chí đến mè nheo xin lòng lợn để làm mồi nhậu. Mà
phải công nhận rằng tay Chí làm món lòng lợn tiết canh khá ngon nên mọi người gán
luôn cho hắn cái tên rất hình tượng “Chí Phèo”.
Ngoài đời, Chí Phèo không “ghê rợn” với ngón nghề rạch mặt ăn vạ máu me đầm đìa như
mô tả của Nam Cao. Mỗi khi say xỉn, hắn “chân nam đá chân chiêu” vào điếm canh ngủ
khoèo. Hắn cũng chưa từng rạch bụng hay đâm chết người phải chịu cảnh tù tội. Sau này,
Chí Phèo đi đâu, chết như thế nào người làng không được rõ lắm. Nhưng mãi đến bây
giờ, mỗi khi mang tên “Chí Phèo” ra hù dọa, bọn con nít ở đây cứ khóc ré lên vì sợ.
Nói về nhân vật Thị Nở, ông Đạt cười khì: Bà ấy tên thật là Trần Thị Nở, con của một
người làm cối xay tên Phó Kính ở thôn bên cạnh. Một điều ít ai biết là Thị Nở chính là dì
họ của Nam Cao. Thị Nở không xấu xí đến độ “ma chê quỉ hờn” như mô tả của nhà văn,
nhưng cũng rất là... không đẹp, tính tình “mưa nắng thất thường”, lại còn có tật xấu là bạ
đâu ngủ đó.
Ông Đạt kể có thời Thị Nở làm thuê cho bà ngoại của ông, nhưng thị rất “hâm”, làm đâu
hư đó và cũng khá mồm miệng. Có lần bà ngoại Nam Cao chê cơm Thị Nở nấu dở, thị
cãi “tại chưa ngon chứ không phải... dở”.
Các bô lão trong làng kể khi tác phẩm Chí Phèo ra đời, ai cũng dễ dàng nhận ra nhân vật
người đàn bà trùng tên ấy là ai, nhưng chưa hề nghe Thị Nở càu nhàu gì. Mỗi lần có ai
chọc, thị chỉ cười khì... Thị dở hơi nhưng được cái lành lắm!
Sự thật chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở

Khi hỏi về mối tình “vượt thời gian” của hai nhân vật Chí Phèo và Thị Nở, ông Đạt
khẳng định: “Riêng chuyện yêu đương của hai người là không có, thậm chí cả hai cũng
chẳng có mối quan hệ gì, dù đôi lúc họ vẫn chạm mặt nhau trên đường làng”.
Riêng Chí Phèo, dù thỉnh thoảng có làm thuê cho nhà Bá Kiến, nhưng anh ta và bà Ba
không hề “ọ ẹ” gì với nhau. Cũng chưa từng nghe nói Chí Phèo có vợ con hay qua lại với
người phụ nữ nào ở làng, dù đôi lúc say xỉn anh ta cũng hay trêu ghẹo các chị đi ngang
điếm canh. Còn Thị Nở xấu xí dở hơi như thế, nhưng rất chuyên chính. Thị vẫn lấy
chồng, sinh con đàng hoàng. Chồng Thị Nở cũng là người làm thuê từ nơi khác đến. Sau
này, cả nhà Thị Nở bỏ vào Namsinh sống rồi bặt tin từ đó.
Nhắc đến câu chuyện tình bi hài qua ngòi bút tài hoa của anh trai, ông Đạt trầm ngâm:
“Có lần nghe anh nói chỉ muốn mượn hình ảnh chuyện tình éo le trắc trở ấy để mở cho
Chí Phèo một con đường làm lại cuộc đời, nhưng giữa xã hội tha hóa và thối nát ấy làm
sao Chí thoát ra được...”.
***
Chú Trần Đức Huy (Bí thư Đảng ủy xã Hòa Hậu) kể khoảng 1998, lúc tìm mộ Nam Cao
để đưa về làng an nghỉ, mọi người mới phát hiện có sự trùng hợp kì lạ là địa bàn hoạt
động cách mạng rồi sau đó hi sinh (30/11/1951) của nhà văn cũng mang tên Vũ Đại
nhưng ở tận tỉnh Ninh Bình.
Chuyện kể rằng khi cùng nhóm đồng chí bị bắt, quân địch tra hỏi dã man tìm ra bằng
được Nam Cao để “xử tội”. Vì yêu quý nhà văn, ai cũng nhận mình là Nam Cao để chịu
tội thay, nên cuối cùng địch quyết định xử bắn tất cả...
***
Chí Phèo được nhà văn Nam Cao viết vào 2/1941, ban đầu có tên Cái lò gạch cũ. Sau này
nhà xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Khi in lại vào năm
1946, nhà văn đổi lại thành

×