Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.1 KB, 17 trang )

SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ VÙNG CAO
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CẤP XÃ
1.1.1. Chính quyền cấp xã và vai trò của chính quyền cấp xã
1.1.1.1. Chính quyền cấp xã
Mỗi quốc gia thường phân chia lãnh thổ của mình thành nhiều địa
phương lớn nhỏ khác nhau nhằm mục tiêu quản lý. Theo đó có các tổ chức thực
hiện chức năng quản lý nhà nước và được gọi là tổ chức chính quyền. Đơn vị
lãnh thổ được thiết lập trong đó có các tổ chức chính quyền gọi là các đơn vị
hành chính - lãnh thổ hay là đơn vị hành chính. Tùy theo thứ bậc với quy mô và
thẩm quyền quản lý khác nhau tạo thành các cấp hành chính khác nhau, tương
ứng có các cấp chính quyền như:
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là một bộ
phận cấu thành của hệ thống chính quyền 3 cấp ở Việt Nam hiện nay.
Tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay cơ bản được xây
dựng theo cấp hành chính trên cơ sở phân loại bộ máy nhà nước theo cấu trúc
hành chính lãnh thổ và phạm vi thẩm quyền.
Điều 118 Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã chia thành
phường và xã; quận chia thành phường;”
Theo quy định trên, đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta được chia
thành 3 cấp:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là cấp tỉnh;
- Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận, thị xã gọi chung là cấp huyện;
- Xã, phường và thị trấn gọi chung là cấp xã. (cấp cơ sở)


Tương ứng với việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ này, mô hình tổ
chức chính quyền địa phương ở Việt Nam gồm 3 cấp hành chính: chính quyền
cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện và chính quyền cấp cơ sở (gồm xã, phường, thị
trấn).
Cán bộ, công chức cấp xã được đề cập đến trong đề tài này nằm trong hệ
thống chính quyền cấp xã là cấp hành chính trực tiếp quan hệ với dân trong hệ
thống tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước; là cấp trực tiếp thực hiện quản
lý nhà nước ở địa phương có chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời
sống xã hội theo Hiến pháp và pháp luật; là nơi trực tiếp thực hiện đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống mọi mặt của
nhân dân.
1.1.1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã trong hệ thống đơn vị hành chính của nước ta là cấp
có địa giới hành chính nhỏ nhất và là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền
(còn gọi là cấp cơ sở).
Theo quy định của pháp luật, tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã bao
gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, không có các cơ quan tổ chức
chuyên môn như phòng, ban. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã là
cơ quan trực tiếp thực hiện công việc quản lý địa phương, là nơi hàng ngày giải
quyết các vấn đề liên quan đến đời sống sinh hoạt của nhân dân như: dân quyền,
dân sinh, dân trí. Hội đồng nhân dân cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương do cử tri trong xã bầu ra, cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân, các... Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, đồng thời là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, do Hội đồng nhân dân xã bầu. Cơ cấu của Uỷ ban nhân dân
xã bao gồm:
Chính quyền cấp xã có chức năng và nhiệm vụ thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng ở địa phương; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn
theo thẩm quyền được giao. Bên cạnh đó chính quyền cấp xã còn hướng dẫn và

giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và các
doanh nghiệp làm ăn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chính quyền cấp xã
còn được cấp trên ủy quyền thực hiện việc thu một số loại thuế, quản lý tài
nguyên, thực hiện chính sách xã hội bằng thu kinh phí ngân sách nhà nước, thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh... trên địa bàn.
1.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã
Để thấy rõ được sự quan trọng và cần thiết của chính quyền cấp xã đối
với cuộc sống của nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước chúng ta cần
xem xét vai trò của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính quyền 3 cấp của
nước ta. Có thể nói, chính quyền cấp xã là chính quyền cấp cơ sở, trực tiếp tiếp
xúc với nhân dân, ở ngay trong nhân dân. Vì vậy, chính quyền cấp xã là cầu nối
trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, là người thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự,
an toàn xã hội của địa phương theo thẩm quyền quy định, đảm bảo cho chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đi vào trong
cuộc sống.
Chính quyền cấp xã có vị trí quan trọng trong việc tổ chức, vận động
nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hội đồng nhân dân cấp xã phải thực sự là đại biểu cho nhân dân. Ủy ban nhân
dân cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, phải xử lý kịp thời những
yêu cầu hàng ngày của nhân dân, phát huy quyền làm chủ, tự giác tuân thủ Hiến
pháp, pháp luật, đồng thời tích cực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội,
góp phần gìn giữ trật tự, an ninh xã hội ở địa phương.
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
1.1.3.1. Khái niệm
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một trong những bộ phận cấu thành
nên đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước. Để hiểu được thế nào là cán bộ,
công chức cấp xã có thể tiếp cận theo hai hướng:
Theo nghĩa rộng thì cán bộ, công chức cấp xã là toàn bộ những người
hiện đảm nhiệm các nhiệm vụ trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính

trị ở cấp xã (tổ chức Đảng, Chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội...) theo đúng
luật định của Nhà nước
Theo nghĩa hẹp thì cán bộ, công chức cấp xã là những người đang đảm
đương các nhiệm vụ trong các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy chính quyền cấp
xã, bao gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ chuyên môn ( hay còn gọi là công
chức) cấp xã. Cụ thể theo pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung
năm 2003 quy định về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:
Cán bộ chuyên trách là những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ
lãnh đạo theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn
Đối với công chức xã là những người được tuyển dụng, giao giữ một
chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, bao gồm 7
chức danh cụ thể: Chỉ huy trưởng quân sự; Trưởng công an; Văn phòng - Thống
kê; Tài chính - Kế toán; Địa chính; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hoá - Xã hội.
Nội dung nghiên cứu của đề tài cũng dựa trên nghĩa hẹp về khái niệm cán
bộ, công chức cấp xã, chủ yếu đi sâu vào đánh giá số lượng cũng như chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc cho bộ máy chính quyền cấp xã để từ
đó đưa ra được những giải pháp cụ thể để khắc phục những nhược điểm còn tồn
tại và phát huy những điểm mạnh sẵn có.
1.1.3.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện
nay đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt cấp xã đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Thể hiện:
Thứ nhất: Cán bộ, công chức cấp xã là người lãnh đạo tổ chức thực hiện
mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là lực lượng giữ
vai trò nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức xã, đồng thời là người
trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội như:
được ủy quyền thực hiện việc thu hút một số loại thuế, quản lý về tài nguyên,
thực hiện chính sách xã hội bằng kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm

vụ quốc phòng, an ninh... có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi thiết
thực của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Vì vậy yêu cầu đối với cán bộ,
công chức cấp xã phải là công bộc của dân, chịu sự giám sát của nhân dân
Thứ hai là người thực thi quyền hành pháp, trực tiếp quản lý điều hành
các hoạt động, nhiệm vụ được giao từ cấp trên xuống. Cán bộ, công chức không
những phải thi hành tốt nhiệm vụ được giao mà còn phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những gì mình đã làm. Qua đó cho thấy cán bộ, công chức cấp xã
không chỉ biết về những gì thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của mình mà còn
cần nắm rõ về pháp luật, những quy định của nhà nước để không bị phạm sai
lầm trong công tác thực hiện.
Thứ ba cán bộ, công chức cấp xã là người đại diện cho nhân dân do làm
việc tại cấp thấp nhất trong bộ máy chính quyền của nước ta, vì vậy thường
xuyên tiếp xúc và làm việc với nhân dân, đại diện ý chí và quyền lợi của người
dân tại địa phương. Có thể nói rằng cán bộ, công chức xã là người hiểu rõ tâm
tư và nguyện vọng của nhân dân nhất, không chỉ vậy còn biết được phong tục
tập quán, địa bàn lãnh thổ cụ thể của từng địa phương nên có thể đưa ra được
những giải pháp phù hợp nhất.
1.1.3.3. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là người thay mặt chính quyền trực tiếp tiếp
xúc với nhân dân, vì vậy đây là đội ngũ gần gũi và gắn bó mật thiết với người
dân nhất. Đội ngũ cán bộ, công chức xã sinh sống và công tác tại địa phương,
tiếp nhận công việc của cấp trên giao cho đồng thời trực tiếp chỉ đạo và hướng
dẫn cho nhân dân làm. Chính vì vậy, cán bộ, công chức xã là người nắm rõ
những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biết được những lợi thế cũng như khó
khăn của xã mình đang hoạt động nên phải có trách nhiệm đề đạt những yêu cầu
của người dân đến các cơ quan có thẩm quyền, gần gũi nhân dân hơn để có thể
xây dựng xã thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động tại các xã là người dân tại
địa phương nên có mối quan hệ mật thiết với người dân, không thoát ly hẳn với
những hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương. Cán bộ, công chức bên

cạnh những nhiệm vụ thực hiện cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thì cũng có
những hoạt động khác như kinh doanh, buôn bán, sản xuất,... trên địa bàn của
xã. Những hoạt động này góp phần tăng lượng thu nhập và liên quan đến quyền
lợi sát sườn của bản thân cũng như gia đình các cán bộ, công chức, chính vì vậy
có ảnh hưởng không nhỏ tới cách thức làm việc cũng như đạo đức nghề nghiệp
của đội ngũ này. Để có thể có một đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong sạch,
vững mạnh và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao thì chính những cán bộ,
công chức ở xã phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, lý luận chính trị, tránh
tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền gây khó khăn cho nhân dân.
Một đặc điểm đáng quan tâm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là
trình độ học vấn thấp và không đồng đều, có ít cơ hội và điều kiện được học tập,
đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn. Lực lượng cung cấp cho đội
ngũ cán bộ, công chức ở các xã rất dồi dào nhưng thường xuyên biến động,
không ổn định. Nguồn cung cấp cán bộ, công chức cho các xã bao gồm: thanh
niên không thoát ly ở địa phương; bộ đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
các cán bộ hưu trí tại địa phương; cán bộ được tăng cường từ cấp trên xuống;
cán bộ chủ chốt làm việc theo nhiệm kỳ bầu cử;...Bên cạnh đó còn có các cán
bộ chuyên môn cũng được sắp xếp, thay đổi lại theo từng thời kỳ. Chính vì vậy
đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã vùng cao không được ổn định, thường
xuyên có sự thay đổi, cán bộ vừa mới làm quen với điều kiện làm việc, cách
thức tổ chức ở xã thì đã hết nhiệm kỳ, phải thay đổi cho người khác. Yêu cầu

×