Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.69 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong
đó việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là một
nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu từ sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp.
ở một số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại phải trải qua
nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách
vững chắc, hàng hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Hơn nữa kinh tế hàng hoá của ta lại có một thời gian dài hoạt động
theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một quan
hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy
nền kinh tế hàng hóa phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta trong thời kỳ qúa độ lên CNXH.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa
xã hội xét về mặt kinh tế cũng phải xây dựng nền sản xuất lớn của xã hội chủ
nghĩa. Mà đã xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không thể không
phát triển nền kinh tế hàng hoá.
Xuất phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển nền
kinh tế hàng hoá ở Việt Nam đã khiến cho em chọn đề tài:
“Phân tích sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế hàng hoá ở nước
ta và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá”
Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thế nào là kinh tế hàng hoá ở Việt
Nam, cơ sở khách quan để tồn tại và phát triển, đặc điểm của nền kinh tế hàng
hoá ở Việt Nam, các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần ở Việt Nam.
Em hy vọng rằng sau bài viết này sẽ hiểu sâu sắc hơn về nền kinh tế
hàng hoá ở Việt Nam và sau này sẽ đóng góp được phần nào sức lực của mình
vào sự nghiệp phát triển đất nước.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368



I. SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
1. Tính tất yếu cần có sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế
Kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển từ rất lâu nhưng phải đến những năm
đầu thập kỷ 90 trở lại đây người ta mới không còn nghi ngờ về vai trò của sản
xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tại sao như vậy?
Có thể nói, suốt một thời gian dài, nước ta không nhận thức đúng vai trò
của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với
hình thức tổ chức kinh tế và thành phần kinh tế, coi nhẹ, thậm chí phủ nhận quy
luật giá trị, quy luật cạnh tranh; coi nhẹ quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu
cực của kinh tế thị trường, phủ nhận quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đối lập kinh tế
hàng hoá và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù
riêng của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại của sản
xuất hàng hoá trong khuôn khổ “thi đua xã hội chủ nghĩa, tách rời một cách siêu
hình hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực phát
triển sản xuất vô hình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, năng suất lao động tăng chậm, gây rối loạn và ách tắc trong lĩnh
vực phân phối lưu thông, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động
trì trệ.
Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thực hiện “cơ chế tập trung, quan
liêu bao cấp”, tại đại hội lần thứ VI (12 -1986) Đảng ta thừa nhận “Chúng ta đã
có những thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy
luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan; do đó, không chú ý vận
dụng chúng vào việc chế định các chủ trương chính sách kinh tế”. “Trong nhận
thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa
nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
lực lượng sản xuất”. Để khắc phục sai lầm đó Đảng đã chủ trương: “Quá trình
2

Website: Email : Tel : 0918.775.368
từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế
còn nhiêù tính chất tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá... Việc sử dụng đầy
đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc
dân là một tất yếu khách quan... Việc sử dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ đòi hỏi
phải gắn sản xuất với thị trường”. Đây là bước tiến hết sức quan trọng trong việc
đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta. Quan điểm này xuất phát từ tình hình kinh
tế - xã hội ở nước ta, từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta, trên cơ sở vận
dụng mô hình của Lênin về mặt chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế hàng hoá.
Như vậy, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá ở nước ta là một tất yếu khách
quan. Bởi vì những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá là phân công lao động
xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động vẫn tồn tại ở nước ta.
Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế của sản xuất hàng
hoá chẳng những không mất đi, trái lại ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. ở nước ta ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển.
Bên cạnh đó những ngành nghề cổ truyền có tiếng không chỉ trong nước mà cả
trên thế giới, có tiềm năng lớn mà trước đây bị cơ chế kinh tế cũ làm mai một
nay được khôi phục và phát triển. Trong nội bộ từng khu vực, từng ngành, địa
phương, phân công lao động ngày càng chi tiết hơn. Điều đó được phản ánh ở
tính phong phú, đa dạng và chất lượng cao hơn của sản phẩm lao động đưa ra
trên thị trường. Sự chuyên môn hoá và hợp tác lao động đã vượt khỏi phạm vi
quốc gia, trở thành phân công lao động trên phạm vi quốc tế.
Đồng thời các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại ở
nước ta. Điều này được thể hiện ở nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều
thành phần. Đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế hợp tác,
kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ. Hơn nữa trình độ xã hội
hoá giữa các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một thành phần
kinh tế vẫn chưa đều nhau. Do vậy việc hạch toán kinh doanh, phân phối và trao
đổi sản phẩm lao động tất yếu phải thông qua hình thái hàng hoá - tiền tệ để

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thực hiện các mối quan hệ kinh tế, đảm bảo lợi ích kinh tế giữa các tổ chức kinh
tế trong các thành phần với người lao động và giữa các tổ chức kinh tế thuộc
các thành phần với nhau.
Ngoài ra việc chuyển cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu bao
cấp sang cơ chế quản lý thị trường là đảm bảo sự thích ứng của quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất ở nước ta. Sự chuyển đổi này đã làm cho cơ chế quản lý
từ bảo thủ, trì trệ thành sự quản lý năng động và hiệu quả, chuyển chế độ sở hữu
từ một hình thức (quốc doanh và tập thể) sang đa chủ thể sở hữu về tư liệu sản
xuất. Điều này đã khắc phục được sự trì trệ tư duy của “Ông chủ tập thể”, khơi
dậy tiềm năng sáng tạo của từng chủ sở hữu, làm cho nền kinh tế sống động hẳn
lên. Mọi người lao động từng ông chủ sở hữu trăn trở, tìm tòi, sáng tạo, tìm cách
làm giàu cho mình và cho toàn xã hội. Quan điểm dân giàu nước mạnh là hoàn
toàn biện chứng. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Việc chuyển phương thức
phân phối “cào bằng” bình quân triệt tiêu động lực lợi ích của người lao động
sang phương thức phân phối theo lao động và hiệu quả đã tạo chất men kích
thích lợi ích chính đáng của toàn thể người lao động. Phân phối theo lao động
và hiệu quả của sản xuất kinh doanh không chỉ khơi dậy động lực lợi ích, một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của kinh tế.
Phát triển sản xuất hàng hoá là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội,
cũng có nghĩa là sản phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của mọi người. Ở nông thôn nước ta, sự phát triển kinh tế hàng hoá và việc
tăng tỉ lệ hàng hoá nông sản đã làm cho hàng hóa bán ra của nông dân nhiều lên,
thu nhập tăng lên. Đồng thời các ngành nghề của nông thôn cũng ngày một phát
triển, tạo ra cho nông dân nhiều việc làm. Đó cũng là điều đã diễn ra ở thành
phố, đối với những người lao động thành thị.
Không những thế phát triển kinh tế hàng hoá còn phù hợp với xu thế phát
triển kinh tế khách quan của thời đại ngày nay - thời đại các nước đều hướng về
phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Sự phù hợp này

sẽ giúp nước ta có thêm thế và lực để phát triển kinh tế nhanh hơn. Kinh tế tự
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhiên, do bản chất của nó, chỉ duy trì tái sản xuất giản đơn. Trong cơ chế kinh tế
cũ, vì coi thường quy luật giá trị nên các cơ sở kinh tế cũng thiếu sức sống và
động lực để phát triển sản xuất. Sử dụng sản xuất hàng hoá là sử dụng quy luật
giá trị quy luật này buộc mỗi người sản xuất tự chịu trách nhiệm về hàng hoá do
mìnhlàm ra. Chính vì thế mà nền kinh tế trở nên sống động. Mỗi người sản xuất
đều chịu sức ép buộc phải quan tâm tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản
phẩm của mình được thừa nhận và cũng từ đó họ mới có được thu nhập.
Phát triển sản xuất hàng hoá cũng phù hợp với lòng mong muốn thiết tha
của nhân dân ta là được đem hết tài năng sức lực để lao động làm giàu cho đất
nước và cho cả bản thân mình, có thu nhập ngày càng cao làm cho cuộc sống
ngày càng ấm no hạnh phúc. Phát triển sản xuất hàng hoá có thể đào tạo ngày
càng nhiều cán bộ quản lý và lao động. Muốn thu được lợi nhuận, họ cần phải
vận dụng nhiều biện pháp để quản lý kinh tế, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, hạ giá
thành sản phẩm, làm cho sản xuất phải phù hợp với nhu cầu của thị trường, nâng
cao hơn nữa hiệu quả kinh tế. Qua cuộc cạnh tranh trên thị trường, những nhân
tài quản lý kinh tế và lao động thành thạo xuất hiện ngày càng nhiều và đó là
một dấu hiệu quan trọng của tiến bộ kinh tế.
Nền kinh tế hàng hoá còn cho phép có điều kiện thuận lợi để khai thác có
hiệu quả nhất các tiềm năng hiện có và đang còn tiềm ẩn ở trong nước, có thể
tranh thủ tốt nhất sự giúp đỡ, hợp tác từ bên ngoài nhằm phát triển nền kinh tế
nước ta hướng vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiện đại hoá. Chỉ có phát triển
nền kinh tế hàng hoá, chúng ta mới có khả năng huy động về vốn, kỹ thuật; mới
phát huy được mọi tiềm năng về con người Việt Nam; mới vận dụng sáng tạo và
có hiệu quả các thành phần kinh tế, “Các mắt xích trung gian, các nấc thang hợp
lý, các nhịp cầu thích hợp”vào trong quá trình quản lý và phát triển kinh tế xã
hội.
Và chỉ có phát triển nền kinh tế hàng hoá chúng ta mới có khả năng giải

quyết được vấn đề việc làm trên đất nước chúng ta. Bí mật giàu có của một quốc
gia là lao động thặng dư chứ không phải là lao động tất yếu. Một quốc gia dù có
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giàu đến bao nhiêu chăng nữa, mà đẩy một tỉ lệ quá cao người lao động ra ngoài
quá trình sản xuất thì quốc gia ấy sẽ nghèo đi. Đến năm 2000 nước ta có khoảng
46 triệu lao động. Phát triển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sẽ không có
khả năng giải quyết cho 46triệu lao động của đất nước, cho nên phải phát triển
nền kinh tế hàng hoá để giải quyết việc làm.
Như vậy, phát triển sản xuất hàng hóa đối với nước ta là một tất yếu kinh
tế, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh
tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng
đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của
đất nước để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh tế hàng hoá
không đối lập với các nhiệm vụ kinh tế xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội mà trái lại thúc đẩy các nhiệm vụ đó phát triển mạnh mẽ hơn.
Thực tiễn những năm đổi mới chỉ ra rằng, việc chuyển sang mô hình kinh
tế hàng hóa là toàn toàn đúng đắn. Nhờ mô hình kinh tế đó, chúng ta đã bước
đầu khai thác được tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước
ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất trong xã hội, phát triển lực lượng sản
xuất, góp phần quyết định bảo đảm nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm trong những năm 1991 - 1995 là 8,3%.
2. Điều kiện cho sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở
Việt Nam
Một là, Nhà nước cần sớm tạo ra sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.
Có ổn định về chính trị mới có thể ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tất nhiên
không phải tiến hành một cách biệt lập thiếu đồng bộ. Nói ổn định về chính trị là
nói chính quyền, Nhà nước phải có đủ uy tín đối với các doanh nghiệp và nhân
dân. Uy tín này thể hiện ở tính đúng đắn của đường lối, chính sách và trình độ
điều hành vĩ mô của Nhà nước. Ổn định về kinh tế có nội dung rất phong phú,

song yêu cầu chủ yếu và trước tiên là sự ổn định về tài chính, tiền tệ và sự kiểm
soát được lạm phát. Vì nếu không như vậy, thì toàn bộ hoạt động kinh tế bị méo
mó, biến dạng, không kích thích được đầu tư, tiêu cực phát sinh, tâm lý xã hội
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phức tạp. Điều quan trọng nhất của sự ổn định xã hội là tạo được niềm tin, niềm
hy vọng trong nhân dân. Chẳng hạn niềm tin ở chỗ, ai làm nhiều làm tốt bằng tài
năng của mình ngoài luật cấm, thì thu nhập cao. Niềm tin đó là động lực quan
trọng cho phép khai thác phát huy được tinh thần dân tộc có lợi cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế rất cần thiết trong nền kinh tế hàng hoá.
Hai là, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội.
Việc đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và
người nước ngoài được tiến hành thuận lợi và trở nên hấp dẫn hay không, phụ
thuộc nhiều nhân tố, nhưng trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển của cac
cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng vật chất bao gồm giao thông vận tải, điện nước,
thông tin bưu điện... Còn cơ sở hạ tầng xã hội chủ yếu và quan trọng nhất là hệ
thống thương mại, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm...
Cần ý thức rằng, một trong những tính quy luật có liên quan đến chiến
lược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội, phải đi trước một bước so
với đầu tư kinh doanh trực tiếp. Đầu tư này đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi vốn
chậm, hoặc thu hồi một phần, do vậy thường do Nhà nước đầu tư. Nền kinh tế
hàng hoá ở các nước tư bản phát triển, giúp họ sớm có ý thức về tính quy luật
này so với các nước xã hội chủ nghĩa và nước ta.
Chính sự non kém về cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân cản
trở việc thực hiện luật đầu tư nước ngoài, mặc dù ở nước ta đã ban hành sớm và
với những điều khoản hấp dẫn.
Ba là, cần có hệ thống luật pháp và bộ máy thực hiện sao cho đủ sức
chống làm ăn phi pháp; đồng thời chống được sự quan liêu, cửa quyền, độc
quyền và đặc quyền đặc lợi, khi nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần.
Bốn là, tạo được những tâm lý, tập quán có tính xã hội phù hợp và có lợi

cho sự phát triển kinh tế hàng hoá. Ví dụ tập quán mọi nhà doanh nghiệp, mọi
người dân được tự do kinh doanh và biết làm giàu ngoài những điều khoản luật
cấm; thói quen tâm lý hoạt động mua bán theo cơ chế thị trường, xa lạ với cơ
chế bao cấp, và cũng xa lạ với thói quen cam chịu khổ hạnh.
7

×