Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHO CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.45 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC CHO CÁC XÃ VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN
2000 2007
2.1. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ
VÙNG CAO CỦA TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 - 2007
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái.
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội
Yên Bái là tỉnh miền núi phía bắc, có vị trí địa lý nằm giữa hai vùng
Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh
Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh
Sơn La và Lai Châu. Địa hình chia xẻ, nhiều núi cao, vực sâu, sông, suối, giao
thông đi lại khó khăn, có thể chia thành 2 vùng lớn là vùng cao (độ cao trung
bình so với mặt biển từ 600m trở lên) chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh và vùng
thấp (độ cao trung bình so với mặt biển từ 600m trở xuống) chiếm 32,44% diện
tích toàn tỉnh. Diện tích tự nhiên là 6.822,922 km2 chiếm 2,1% diện tích cả
nước, trong đó 76% là đồi núi, 10% là đất nông nghiệp. Tỉnh có 9 đơn vị hành
chính gồm 7 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã với 180 xã, phường, thị trấn, riêng
vùng cao có 70 xã và 2 thị trấn, chiếm 67% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cộng thêm địa hình có
nhiều núi cao và bị chia cắt mạnh nên đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau
tạo ra sự đa dạng trong việc phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Thêm vào
đó tài nguyên khoáng sản của Yên Bái rất đa dạng nhưng đều thuộc loại mỏ
nhỏ, chỉ phù hợp với sản xuất công nghiệp địa phương, nhưng cũng là một lợi
thế so với các tỉnh lân cận. Tổng số hiện nay tỉnh có 257 mỏ và điểm mỏ thuộc
các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và
nước khoáng.
Hiện nay, dân số của tỉnh có 72 vạn người, mật độ bình quân 105
người/km2, với 30 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 50,4%,
trong đó dân tộc Tày 18,6%; dân tộc Dao 10,3%; dân tộc Mông 8,9%; dân tộc
Thái 6,7%; dân tộc Mường 2,7%; dân tộc Nùng 1,9% và các dân tộc khác 1,3%.
Yên Bái là tỉnh có địa hình đa dạng từ đồi núi cho tới đồng bằng cộng thêm


nguồn lao động dồi dào giúp cho nền kinh tế của tỉnh có khá nhiều tiềm năng
phát triển cả về tài nguyên và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, tỉnh có nhiều dân tộc
nhưng phần lớn sống rải rác, mật độ dân cư thưa thớt nên công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng ở vùng cao gặp nhiều khó khăn, phức tạp; trình độ dân trí thấp, nhiều
phong tục tập quán lạc hậu nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất và đời sống rất khó khăn, năng suất lao động thấp, kinh tế chậm phát triển,
đời sống văn hóa tinh thần khó có điều kiện phát triển.
Riêng đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã nói chung đều là người địa
phương nên cũng mang đậm nét đặc thù của người vùng cao. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất tại
các xã còn nghèo nàn. Điều kiện kinh tế xã hội có tác động rất lớn đến hoạt
động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
2.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái
Yên Bái trong những năm vừa qua đã có nhiều sự thay đổi trong qua trình
phát triển kinh tế xã hội thể hiện qua mức tăng trưởng cao của tỉnh, trong năm
2000 tốc độ tăng trưởng là 8,48%, năm 2005 là 10,15% và đến năm 2007 thì
con số này là 11,66%. Có thể nói tuy điều kiện thời tiết có nhiều biến đổi, dịch
bệnh và lạm phát trong năm qua tăng cao nhưng với sự nỗ lực của tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng sự phấn đấu tích cực của các ngành,
địa phương nên đạt mức tăng trưởng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 11,5%.
Trong đó nông lâm nghiệp 5,71%, công nghiệp xây dựng đạt 14,5%, dịch vụ đạt
15,41%.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năm 2007 cơ
cấu kinh tế như sau: Nông lâm nghiệp chiếm 36,58%, công nghiệp xây dựng
chiếm 29,48%, dịch vụ chiếm 33,94%. Như vậy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã
chuyển dịch theo đúng hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp và
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Nhờ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ đề ra trong phát triển kinh tế xã hội nên thu nhập bình quân đầu người
đạt 6 triệu đồng, bằng 45,2% so với cả nước, đạt được chỉ tiêu đề ra và tăng
19% so với năm 2006.

Không chỉ vậy, tỉnh còn có những thành công lớn trong công tác giải
quyết vấn đề lao động – việc làm và xóa đói giảm nghèo. Tỉnh Yên Bái đã tổ
chức thực hiện đồng bộ và lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án phát
triển kinh tế, giải quyết được nhiều việc làm, bình quân mỗi năm giải quyết
được 17.000 – 18.000 người. Thêm vào đó tỉnh đã quan tâm và triển khai
chương trình xuất khẩu lao động đi lao động nước ngoài và ngoài tỉnh. Số lao
động ở thành thị giảm từ 5,7% năm 2000 xuống 4% năm 2005 và tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 28,7% năm 2007 tăng 1,73% so với năm 2006. Cơ cấu lao động
đã có hướng chuyển biến tích cực, lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp
giảm còn trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thì tăng cao. Bên cạnh đó, công
tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và thực hiện
có hiệu quả. Toàn tỉnh đã hoàn thành chương trình xóa nhà dột nát cho các hộ
nghèo và hộ chính sách, cùng việc thực hiện chương trình 135 có hiệu quả nên
tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn dưới 5% (theo chuẩn cũ).
Tỉnh còn ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế vùng cao và các xã đặc
biệt khó khăn, tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, định canh định cư,
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tỉnh đã thực hiện tốt
các chính sách trợ giá, trợ cước và các mặt hàng chính sách phục vụ sản xuất và
đời sống cho đồng bào vùng cao… Tập trung vào việc khai hoang ruộng ruộng
nước, thâm canh đưa vào sản xuất lương thực 1 vụ lên 2 vụ; phát triển sản xuất
cây màu như khoai tây, đậu tương, lạc… thực hiện trồng mới chè vùng cao; bảo
vệ và trồng mới rừng phòng hộ, khoanh nuôi tái sinh rừng, phát triển chăn nuôi
đại gia súc, ổn định cuộc sống cho đồng bào vùng cao. Sự nghiệp y tế, giáo dục,
văn hóa của vùng cao được quan tâm phát triển, trình độ dân trí được nâng lên,
đời sống của nhân dân được cải thiện, số hộ đói nghèo giảm. Tuy nhiên, phát
triển kinh tế vùng cao còn hạn chế như việc sử dụng các công trình thủy lợi đã
đầu tư hiệu quả chưa cao, chất lượng trồng chè vùng cao thấp, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp chưa phát triển.
Tuy nhiên tỉnh vẫn còn những hạn chế như tăng trưởng kinh tế cao,
nhưng chưa vững chắc,chưa tương xứng với mức đầu tư và tiềm năng, chưa chủ

động và sáng tạo trong khai thác thế mạnh của địa phương để tạo ra sự phát
triển. Việc khai thác tiềm năng thế mạnh, nhất là huy động sức mạnh của các địa
phương, các thành phần kinh tế và trong dân còn hạn chế. Tư tưởng bao cấp,
trông chờ vào nguồn lực đầu tư từ ngân sách còn nặng nề và phổ biến trong đội
ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch của
các cấp chính quyền, các sở, các ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao,
công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch chưa kịp thời, tổ chức thực hiện quy
hoạch còn nhiều bất cập. Chất lượng một số hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục -
đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế, nhất là trong việc thực hiện
các chương trình phổ cập trung học cơ sở, chuẩn hóa y tế xã. Chất lượng làng,
bản văn hóa còn thấp kém, tội phạm về ma túy, vi phạm an toàn giao thong vẫn
diễn ra, chưa có chiều hướng thuyên giảm. Bên cạnh đó công tác cải cách hành
chính tiến bộ chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn
yếu kém, nhất là trong quản lý quy hoạch đất đai, quản lý đô thị, quản lý môi
trường và bảo vệ rừng. Đội ngũ cán bộ, công chức nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn
chế, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của bộ phận viên chức, công chức nhà
nước còn gây phiền hà, khó khăn, chậm trễ trong việc giải quyết các yêu cầu
của dân.
Chính vì những hạn chế đó nên việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
cho các xã vùng cao còn gặp không ít trở ngại và khó khăn, để có thể thực hiện
tốt được việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ này cần phải có sự nỗ lực cố
gắng của các cấp, các ngành, các xã vùng cao trong tỉnh cùng với sự quan tâm
thích đáng của Đảng và Nhà nước.
2.1.2. Thực trạng về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao
tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007
Tuy số lượng dân tại các xã vùng cao của tỉnh Yên Bái không lớn nhưng
vẫn cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo cả về số lượng và chất
lượng. Xét riêng về số lượng cán bộ, công chức các xã vùng cao hiện nay của
tỉnh thì vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp được với yêu cầu của xã

vùng cao, cần phải có những điều chỉnh cụ thể.
Để đánh giá được số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho các xã vùng
cao của tỉnh Yên Bái cần dựa vào quy mô và tốc độ tăng của đội ngũ này, so
sánh số lượng cán bộ, công chức của riêng các xã vùng cao với tổng số cán bộ,
công chức cấp xã trong toàn tỉnh thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Quy mô và tốc độ tăng của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng
cao tỉnh Yên Bái
Năm
Quy mô(người) Tốc độ tăng (%) %(cán bộ, công chức
xã vùng cao)/ tổng
cán bộ, công chức xã
CBCT CC CBCT CC CBCT CC
2000 530 238 28,11% 23,06%
2005 673 410 26,98% 72,69% 33,32% 28,77%
2007 683 423 1,49% 3,17% 33.67% 29,12%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái (CBCT: cán bộ
chuyên trách; CC: công chức)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy quy mô của đội ngũ cán bộ, công
chức các xã vùng cao tăng dần từ năm 2000 cho tới năm 2007. Tính đến thời
điểm năm 2005 thì tốc độ tăng về quy mô so với năm 2000 của đội ngũ cán bộ
chuyên trách là 26,98%, trung bình mỗi năm là 5,4%, còn đối với đội ngũ công
chức thì tăng tới 72,69%, trung bình mỗi năm tăng 14,5%. Có thể nói quy mô
của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh có sự thay đổi đáng kể,
có bước ngoặt lớn trong công tác tăng cường và bổ sung thêm số lượng cho đội
ngũ này. Tuy nhiên trong vài năm gần đây tốc độ tăng không đáng kể đó là do
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã dần được ổn định về quy mô. Cụ thể như
tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2005 là 1,49% đối với cán bộ chuyên
trách và 3,17% đối với công chức, như vậy so với tốc độ tăng của những năm
trước thì quy mô cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh vẫn tăng nhưng
không còn tăng nhiều như trước nữa mà đã dần đi vào ổn định hơn.

Bên cạnh đó, số lượng cán bộ, công chức của các xã vùng cao so với tổng
số cán bộ, công chức cấp xã của toàn tỉnh cũng gia tăng. Điều này cho thấy tỉnh
đã có sự quan tâm chú trọng tới đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã vùng cao,
không chỉ nâng cao chất lượng cho đội ngũ này mà còn tăng cường thêm những
cán bộ, công chức có trình độ lên làm việc tại vùng cao, bên cạnh đó còn thu hút
được những người có năng lực từ địa phương khác đến công tác.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC XÃ
VÙNG CAO TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000 – 2007
Để đánh giá được chính xác về cán bộ, công chức cấp xã nhất là các xã
vùng cao thì không thể chỉ xem xét về mặt quy mô, số lượng mà còn phải nhận
định, đánh giá thông qua chất lượng của đội ngũ này. Các tiêu chí đánh giá chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được trình bày ở chương 1, bao gồm: đánh
giá về trình độ học vấn; trình độ chuyên môn; trình độ quản lý nhà nước; lý luận
chính trị; trình độ tin học và ngoại ngữ; cơ cấu độ tuổi, giới tính, số cán bộ là
người dân tộc và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng
cao. Để đánh giá được chất lượng cán bộ, công chức các xã vùng cao của tỉnh
Yên Bái ta xem xét cụ thể như sau:
2.2.1. Về trình độ học vấn
Trình độ học vấn chính là sự hiểu biết của mỗi người về những kiến thức
phổ thông gồm hai mặt chính là tự nhiên và xã hội. Một người có trình độ học
vấn sẽ có những kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng để từ đó phát triển khả
năng của bản thân mình. Xem xét đánh giá trình độ học vấn sẽ thể hiện rõ được
chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức xã vùng cao. Đối với các xã vùng cao
của tỉnh Yên Bái thì chất lượng cán bộ, công chức xét theo trình độ học vấn còn
nhiều điều đáng quan tâm và chú ý, thể hiện thông qua 2 bảng số liệu về trình
độ học vấn của đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức xã vùng cao năm
2005 như sau:
Bảng 2a: Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chuyên trách các xã vùng
cao tỉnh Yên Bái năm 2005
Chức danh

Cấp tiểu học THCS THPT
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người
)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
A. CBCT 76 11,33 390 58,03 206 30,66
I. Bí thư 5 8,47 34 57,63 20 33,9
II. Phó Bí thư 2 6,45 21 67,74 8 25,81
III.Thường trực Đảng 1 4,17 15 62,5 8 33,33
IV. HĐND 4 5,71 42 60 24 34,29
1. Chủ tịch HĐND 1 7,14 8 57,14 5 35,72
2. Phó Chủ tịch HĐND 4 7,14 34 60,71 18 32,15
V. UBND 5 3,94 68 53,54 54 42,52
1. Chủ tịch UBND 2 3,92 27 52,94 22 43,14
2. Phó CT UBND pt kinh tế 3 4,84 35 56,45 24 38,71

3. Phó CT UBND pt xã hội 0 0 6 42,85 8 57,16
VI. Xã đội phó 8 13,33 33 55 19 31,67
VII. Đoàn thể 49 16,39 177 59,2 73 24,41
1. CT ủy ban MTTQ xã 13 21,67 38 63,33 9 15
2. CT hội cựu chiến binh 11 18,33 38 63,34 11 18,33
3. CT hội nông dân 11 18,33 39 65 10 16,67
4. CT hội liên hiệp phụ nữ 10 16,95 37 62,71 12 20,04
5. Bí thư đoàn thanh niên 4 6,67 25 41,67 31 51,66
Nguồn: Thống kê tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Cán bộ chuyên trách các xã vùng cao của tỉnh có trình độ học vấn phần
lớn là tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, chiếm tới hơn một nửa, như vậy có thể nói
cán bộ chuyên trách chỉ mới đạt đến tiêu chuẩn của nhà nước, tuy nhiên vẫn còn
một số người chỉ tốt nghiệp tiểu học cần được cho đi học các lớp bổ túc để nâng
cao thêm kiến thức. Riêng đối với cán bộ chuyên trách làm việc tại Ủy ban nhân
dân và Hội đồng nhân dân của các xã vùng cao qua bảng số liệu ta thấy phần
lớn trình độ học vấn của đội ngũ này mới đạt chuẩn và vẫn còn có những người
có trình độ dưới mức đó, mà đây lại là đội ngũ nằm trong ban lãnh đạo của xã,
là những người đứng đầu có vai trò quan trọng trong việc đưa xã phát triển theo
đúng hướng đã đề ra. Cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng cho những cán bộ lãnh đạo như Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, vì những người đứng đầu có trình độ
cao thì mới có thể lãnh đạo và quản lý cấp dưới có hiệu quả, nhân dân mới nể
trọng. Bên cạnh đó đối với các cơ quan đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội cựu
chiến binh, hội nông dân… xét về trình độ học vấn vẫn còn khá nhiều người
chưa đạt chuẩn, mà đây là đội ngũ góp phần tích cực trong việc phát triển kinh
tế, xã hội của toàn xã.
Bảng 2b: Trình độ học vấn của đội ngũ công chức các xã vùng cao tỉnh Yên
Bái năm 2005
Chức danh

Cấp tiểu học THCS THPT
Số
lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
B. Công chức 32 6,75 141 29,75 301 63,5
1.Chỉ huy trưởng quân
sự
9 15,25 33 55,93 17 28,82
2. Trưởng công an 5 8,92 26 46,42 25 44,66
3. Văn phòng– thống kê 2 8,33 8 33,33 14 58,34
4.Văn phòng– tổng hợp 1 3,03 7 21,21 25 75,76
5. Tài chính – Kế toán 3 5,08 12 20,33 44 74,59
6. Kế toán thu 3 17,64 3 17,64 11 64,72
7. Địa chính– Xây dựng 4 6,89 10 17,24 44 75,87
8. Địa chính– Kinh tế 2 7,4 8 29,62 17 62, 98
9. Tư pháp– Hộ tịch 3 5,08 14 23,72 42 71,2
10. Văn hóa– Xã hội 1 1,64 19 31,14 41 67,22
Nguồn: Thống kê tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị

trấn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Đối với cán bộ chuyên trách thì trình độ học vấn chủ yếu tập trung là cấp
trung học cơ sở, nhưng đối với công chức xã vùng cao trình độ học vấn cao hơn,
tập trung chủ yếu là cấp trung học phổ thông. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đối
với công chức là những người làm việc trong những lĩnh vực cụ thể của xã, đa
phần để có được trình độ chuyên môn thì cũng phải có được trình độ học vấn
cao, đạt từ mức tiêu chuẩn trở lên, bên cạnh đó đội ngũ này khi tham gia vào
công tác tại các cơ quan, đoàn thể nhà nước đều phải thi tuyển hoặc xét tuyển
nên đã sàng lọc được những người có trình độ và khả năng. Còn đối với cán bộ
chuyên trách thì có được các chức danh là do dân bầu cử, tín nhiệm và được
điều động từ địa phương khác về vì vậy có thể còn nhiều hạn chế trong việc
đánh giá trình độ và năng lực của mỗi người.
2.2.2. Về trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng trong công việc, nhiệm
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng cao. Cán bộ, công chức phải có
trình độ chuyên môn, phải thực sự am hiểu về lĩnh vực mà mình đang làm công
việc mới thực sự có hiệu quả. Để đánh giá về trình độ chuyên môn của đội ngũ
cán bộ, công chức các xã vùng cao tỉnh Yên Bái ta có số liệu của bảng sau:
Bảng 3: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức các xã vùng
cao của tỉnh Yên Bái
Năm
Chưa qua đào
tạo
Trình độ sơ cấp
Trung cấp, cao
đẳng
Đại học, trên đại
học
Số
lượng

(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người
)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người
)
Tỷ
trọng
(%)
2000 560 72,54 40 5,18 162 20,98 10 1,3
2005 712 62,07 75 6,54 329 28,68 31 2,71
2007 618 57,76 82 7,66 334 31,21 36 3,37
Nguồn: Thống kê tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Số lượng cán bộ, công chức hiện đang làm việc tại các xã vùng cao của

tỉnh Yên Bái qua bảng số liệu trên chủ yếu là chưa được qua đào tạo như trong
năm 2000 số cán bộ, công chức chưa qua đào tạo chiếm đến 72,54%, đến năm

×