Đề tài "Một số giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam"
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
1
MỤC LỤC
Đề tài "Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam"...................................1
.........................................................................................................................................1
MỤC LỤC.......................................................................................................................2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiến lên công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Song, Việt Nam vẫn là một nước có nền nông
nghiệp phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao. Từ năm 1991 –
2000, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4.3%. Từ năm 2001 – 2005, tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 4%. Hiện tại cũng như trong tương lai,
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
2
nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội
loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Cho nên, có thể nói:
“Vấn đề sản xuất nông nghiệp hiện nay không những căn bản đã giải
quyết được việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm
bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất
ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ”.
Trong đó, xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng và hoạt động xuất
khẩu đưa lại một nguồn ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, hạn chế bớt tình trạng nhập siêu…tạo động lực lớn cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vì vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản
lớn trên thế giới với những mặt hàng chủ lực là gạo, cà phê, hạt điều, hồ
tiêu... nhưng mặt hàng xuất khẩu chính là gạo.
Gạo là “ngọc thực” của thiên nhiên, là thực phẩm toàn cầu, bổ sung
chất dinh dưỡng. Nó không những là loại lương thực chính đáp ứng
được nhu cầu lương thực trong nước mà nó còn cung cấp cho ngành
xuất khẩu hàng nông sản ở nước ta một lượng gạo khổng lồ. Theo Hiệp
Hội Lương thực Việt Nam, sau 21 năm (từ năm 1989 đến nay) Việt
Nam đã xuất khẩu tổng cộng trên 69,8 triệu tấn gạo, trị giá hơn 18,5 tỷ
USD và chiếm được thị phần ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa gạo
như châu Á, châu Phi, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Âu, trở thành
nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, mỗi năm đóng
góp từ 13 đến 20% lượng gạo xuất khẩu trên toàn thế giới. Ngành xuất
khẩu gạo trở thành ngành xuất khẩu quan trọng bậc nhất, mỗi năm đem
về cho đất nước trên dưới một tỷ USD. Đó là kì tích mà cả thế giới biết
đến. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gạo nước ta vẫn có rất nhiều vấn đề
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
3
tồn tại: hoạt động xuất khẩu gạo có ý nghĩa và quy mô lớn nhưng hiệu
quả kinh doanh còn thấp, giá trị xuất khẩu chỉ đứng ở vị trí thứ tư trên
thế giới, gạo xuất khẩu chủ yếu được xếp vào loại gạo có giá trị trung
bình thấp, giá xuất khẩu thấp hơn giá gạo cùng loại của một số nước
khác, tình hình giá cả xuất khẩu gạo luôn biến động lên xuống thất
thường, không ổn định…Điều này có nghĩa là nó đòi hỏi chúng ta cần
phải có những biện pháp giải quyết hợp lý, đúng đắn vấn đề này để có
thể nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu gạo hiện nay. Muốn vậy
cần phải đặc biệt chú trọng phân tích tình hình xuất khẩu gạo hiện nay
có những thuận lợi và hạn chế gì để có thể đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong thời gian tới để mang lại
lợi ích kinh tế - xã hội lớn nhất có thể cho đất nước.
Đây cũng chính là lý do khiến em quyết định lựa chọn đề tài: “Một
số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam” để làm chuyên đề
Kinh tế nông nghiệp. Thực hiện đề tài này em mong muốn tìm hiểu
thêm về tình hình hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta và đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản lưọng gạo xuất khẩu.
2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo
của Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu: nước Việt Nam
Để phục vụ việc nghiên cứu em đã sử dụng một số biện pháp như:
Phương pháp so sánh
Phưong pháp điều tra thống kê
Phưong pháp lập bảng so sánh
Và một số phưong pháp khác…
Nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Lý luận về xuất khẩu gạo.
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
4
Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu gạo.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt
Nam.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU GẠO
I. Thực chất và vai trò của xuât khẩu gạo
1. Thực chất về xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài và
với các khu chế xuất làm giảm nguồn vật chất trong nước. Bao gồm
xuất khẩu mậu dịch và phi mậu dịch
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
5
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đem sản phẩm hàng hoá dịch vụ
được sản xuất ở một nước bán ở các nước khác để đổi lấy hàng hoá dịch
vụ, thu ngoại tệ hoặc trả nợ. Hoạt động xuất khẩu là một hình thức kinh
doanh thưong mại có phạm vi quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Nó mở rộng khả năng tiêu dùng và sản xuất của
mỗi nước, gắn quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và kinh
tế thế giới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, giúp cho việc sử dụng nguồn lực
ở mỗi quốc gia có hiệu quả hơn.
2. Vai trò của xuất nhập khẩu gạo
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động
kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc
mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu
cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu
quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực
hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu,
khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn
việc làm tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất
nước. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của người nông dân đặc
biệt ở các vùng chuyên canh lúa nước, đời sống người dân phụ thuộc
chủ yếu vào cây lúa. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn
lao động dư thừa trong nước. Khi thực hiện tăng cường xuất khẩu thì
kéo theo nó là vấn đề xay xát, chế biến phát triển, vấn đề vận chuyển
hàng hoá …những công tác trên thu hút khá nhiều lao động từ không có
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
6
trình độ kỹ thuật, quản lý đến có trình độ cao. Việc tạo việc làm ổn định
cũng chính là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam thì xuất khẩu
gạo là một lợi thế lớn. Bởi sản xuất và xuất khẩu gạo có những lợi thế
căn bản như: đất đai, khí hậu, nguồn nước, nguồn nhân lực … Và đặc
biệt yêu cầu về vốn kỹ thuật trung bình, với các lợi thế như vậy tăng
cường xuất khẩu gạo là hướng đi đúng đắn nhất.
Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các
nước đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Pakistan,…
Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là
rất quan trọng.
Xuất khẩu gạo hay xuất khẩu hàng hoá nông sản nói chung có tác
động to lớn đến nền kinh tế nước ta, giúp khai thác được tất cả các lợi
thế tương đối cũng như tuyệt đối của Việt Nam trong quá trình hội
nhập. Trong quá trình sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã thu đước những
kết quả to lớn từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu thứ
hai thế giới. Tuy nhiên xuất khẩu gạo Việt Nam còn chưa tương xứng
với tiềm năng sẵn có. Cần có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.
II. Đặc điểm xuất khẩu gạo
1. Đặc điểm về sản xuất
Do sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó lúa
chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đồng bằng châu thổ, khí hậu
nhiệt đới ẩm, nắng lắm, mưa nhiều, những nước này chủ yếu là các
nước đang phát triển như : Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ , Pakistan,…
Hiện nay do trình độ đô thị hoá, việc tăng dân số quá nhanh cũng như
việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích nông nghiệp hay
diện tích trồng lúa ngày càng bị hu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
7
phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất, vì thế mà yêu cầu cần phải có
trình độ thâm canh cao, khoa học tiến bộ trong sản xuất lúa.
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm với hai đồng
bằng châu thổ rộng lớn, với lượng dân số tập trung ở nông thôn khá cao
(80% dân số) do đó rất thuận lợi cho phát triển lúa nước. Nhưng với
những thuận lợi là các khó khăn như: bão, lũ lụt, hạn hán hay các biến
động bất thường của thời tiết luôn đe doạ tới hoạt động sản xuất.
Hiện nay lúa gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt
Nam do đó sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và
diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp
dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch và tạo giống chất lượng tốt…
2. Đặc điểm về xuất khẩu lúa gạo
- Tính thời vụ trong trao đổi:
Sản xuất lúa gạo mang đặc điểm cố hữu của sản xuất nông nghiệp
tính thời vụ do vậy mà hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm
trên thị trường. Tức là số lượng lúa gạo cung cấp trên thị trường là
không đều vào mỗi thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào thời
gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu các nước xuất khẩu
phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa
lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá.
- Phần lớn gạo được tiêu thụ tại chỗ:
Tình hình đó là do một mặt, năng lực sản xuất của các nước này
bị hạn chế mặt khác do quy mô dân số và tốc độ tăng dân số nhanh. Vì
vậy phần lớn lúa gạo còn lại đem trao đổi trên thị trường gạo thế giới
chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Các nước đang phát triển sản xuất 53-55% sản
lượng gạo thế giới, các nước Châu Á, Châu Phi sản xuất nhiều nhất
Một số giải pháp xuất khẩu gạo Dương Thị Hà Nhi
8