Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.19 KB, 51 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN: VĂN HĨA CHĂM

Câu 1: Trình bầy các dấu ấn của sử thi Ấn Độ trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Chămpa cổ ?
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, nền nghệ thuật
Champa đã ra đời trên cơ sở tiếp nhận nền văn hóa Ấn
Độ. Trong khoảng mười thế kỷ sau đó, văn hóa Ấn Độ vẫn
tiếp tục lan tỏa xuống khu vực Đông Nam Á thông qua hoạt
động của những nhà truyền giáo và các thương nhân. Văn
hóa có con đường đi riêng. Thế nên, bất chấp những rối ren
trong nội bộ, những biến động trong mối quan hệ giữa
Champa với các nước trong khu vực, hòa bình hay chiến tranh,
văn hóa Ấn Độ vẫn du nhập vào Champa và được người
Champa đón nhận (một cách trực tiếp hay gián tiếp) dựa
trên sự đồng cảm về mặt tâm linh, tư tưởng. Có thể nói,
xuyên suốt lòch sử nghệ thuật Champa là dấu ấn của văn
hóa Ấn Độ. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm
điêu khắc còn lại của Champa đã thể hiện rõ điều này .
Tinh thần tôn giáo Ấn Độ thể hiện trong các công trình
kiến trúc Champa Ấn Độ được mệnh danh là “xứ sở của
thần linh”. Thật vậy, không có ở nơi nào mà thế giới thần
linh lại phong phú như ở Ấn Độ. Có lẽ, chính truyền thống tự
do trong tư tưởng của người Ấn đã dẫn đến sự đa dạng trong
suy nghó, và, điều đó đã biến Ấn Độ trở thành mảnh đất
màu mỡ cho sự ra đời của nhiều tôn giáo khác nhau. Đặc
biệt, mỗi tôn giáo ở Ấn Độ luôn mang một nội dung triết
lý sâu xa. Nội dung này được thể hiện qua những huyền
thoại, thần tích. Trong đời sống của người dân Ấn Độ, tôn
giáo là một phần quan trọng và không thể thiếu. Tôn giáo
ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá, nghệ thuật, thần tích tôn


giáo là nguồn cảm hứng vô tận để các nghệ nhân sáng
tạo nên những tác phẩm của mình. Trong vô số những tôn
giáo đã ra đời trên “lục đòa tinh thần”, Hinđu giáo và Phật


giáo là hai tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối
với văn hoá Ấn Độ. Đây cũng chính là hai tôn giáo có
ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Champa. Hinđu giáo là tôn giáo ra đời trên cơ sở kế thừa
những giáo lý, hạt nhân tư tưởng của các tôn giáo cổ.
Thực chất, đó là bước phát triển cao hơn, nằm trong quá
trình vận động, biến đổi của tôn giáo cổ Ấn Độ, từ đạo
Vêđa tới đạo Bà-la-môn rồi đến đạo Hinđu. Tên gọi “Hinđu
giáo” chính thức ra đời vào thế kỷ IV. Tôn giáo này lấy kinh
Vêđa của người Aryan làm nền móng giáo lý, nghi thức và
thần phả. Hinđu giáo thờ ba vò thần chủ là Brahma – thần
Sáng tạo, Vishnu – thần Bảo tồn và Siva – thần Huỷ diệt.
Bên cạnh đó, tôn giáo này vẫn tiếp tục dành sự tôn kính
cho các vò thần thời Va (Indra, Agni, Varuna, Vayu, Kubera,
Surya, Isana…) và các vò á thần mới được bổ sung vào từ
thời Bà-la-môn. Mỗi vò thần trong Hinđu giáo thường gắn
liền với nhiều điển tích khác nhau. Chính vì thế, với sự đa
dạng của các vò thần, kho tàng thần thoại Ấn Độ cũng vô
cùng phong phú. Tuy sản sinh ra rất nhiều vò thần nhưng Bà la
môn giáo (từ thế kỷ thứ IV gọi là Hinđu giáo) luôn đề cao
sự hợp nhất. Theo quan niệm của Hinđu giáo, ba vò thần
Brahma, Vishnu, Siva có sự liên hệ mật thiết với nhau trong
một chu kỳ biện chứng vừa thống nhất vừa đối lập như sự
vận hành bất tận của vũ trụ. Ba vò thần đó thật ra chỉ là
ba dạng vẻ khác nhau của một bản thể thống nhất mà

thôi. Trong mối liên hệ đó, nhiều lúc, thần Hủy diệt Siva
có những biểu hiện bảo tồn, sáng tạo hoặc có khi, Siva kết
hợp với Vishnu thành một vò thần. Thần sáng tạo Brahma tuy
trên danh nghóa là vò thần đứng đầu, song, thực tế, so với
Vishnu và Siva, thần ít được tôn kính hơn và vai trò cũng khá
mờ nhạt. Theo quan niệm triết học Ấn Độ, vũ trụ cũng
thống nhất. Người Ấn đã đặt cho nó một cái tên trừu
tượng gọi là Brahman. Linh hồn vũ trụ/Brahman sinh ra linh hồn
con người/Atman, đến khi con người chết đi, Atman lại quay về
với cội nguồn đã sản sinh ra nó. Giáo lý Hinđu giáo còn
giải thích số phận con người bằng Karma/hành động và
Samsara/nghiệp chướng. Từ sự giải thích đó, Hinđu giáo chỉ ra


cho con người ba con đường giải thoát, đó là tu hành khổ
hạnh, làm điều thiện, tránh điều ác và sùng tín. Trong đó,
sự sùng tín là con đường giải thoát rộng rãi nhất. Tín đồ
chỉ cần hết lòng tôn kính thần thánh, hiến dâng tinh thần
phụng sự cho Đấng tối cao và hướng về Đấng tối cao bằng
tất cả tình yêu của mình. Giống như Hinđu giáo, giáo lý của
Phật giáo cũng dùng Nghiệp và Nhân quả để giải thích
nguyên nhân nỗi khổ của con người. Sau đó, Phật giáo
hướng dẫn con người tự giải thoát bằng Bát chính đạo. Ra
đời vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên trong bối cảnh
Bà la môn giáo đang có những biểu hiện suy thoái và người
dân Ấn Độ lại đang chòu nhiều đau khổ, lời kêu gọi con
người sống từ bi, bác ái của Phật Tổ và hình ảnh một cõi
Niết bàn bình yên, hạnh phúc đã lay động được lòng người.
Dưới thời cai trò của Asoka (273 – 232 TCN), Phật giáo có điều
kiện phát triển và truyền bá giáo lý của mình ra nhiều nơi

trên thế giới. Trước sự phát triển của Phật giáo, Bà la
môn giáo đã có những điều chỉnh, đến thời Shunga (thế
kỷ I – III), nó đã khôi phục lại được đòa vò của mình. Mặc dù
vậy, Phật giáo cũng không hề bò xâm phạm hay loại trừ.
Với tấm lòng khoan dung mọi tôn giáo, tín ngưỡng của mình,
các vò vua Ấn Độ đã tạo điều kiện cho Hinđu giáo và Phật
giáo phát triển, mở rộng ảnh hưởng ra thế giới. Từ những
thế kỷ trước công nguyên, Champa đã tiếp thu Phật giáo
và Hinđu giáo của Ấn Độ. Theo thời gian, cùng với sự xuất
hiện ngày càng nhiều của những đoàn thuyền buôn, những
tu só, nhà sư, văn hóa Ấn Độ cũng như tinh thần của Phật
giáo, Hinđu giáo đã thấm vào trong tâm thức của người
dân bản đòa. Điều này được thể hiện rất rõ qua những nội
dung được khắc trên bia đá, đặc biệt là qua các tác phẩm
tạo hình tôn giáo : đền tháp, tượng, phù điêu. Ở đây,
chúng ta nói đến các đền tháp Champa. Chưa vội đi sâu vào
phân tích, chỉ xét tới đối tượng được thờ cúng trong các
đền - tháp, ta thấy, tôn giáo Ấn Độ rõ ràng đã ảnh
hưởng sâu sắc đến Champa. Người dân Champa thờ Phật và
các vò thần Hinđu. Những vò thần bản đòa của họ cũng được
thờ trong hình ảnh một vò thần Ấn Độ nào đó. Người Chăm


đồng nhất nhà vua của mình với thần thánh, đó cũng là do
chòu ảnh hưởng của Ấn Độ. Người Ấn Độ quan niệm rằng :
vua chính là hiện thân vó đại của thần linh. Có điều, nếu như
ở Ấn Độ, quan niệm này chủ yếu chỉ tồn tại trong tư tưởng
của con người thì ở Champa, quan niệm ấy được thể hiện ra
bằng nhiều hành động. Khi đăng quang, nhà vua Champa được
nhận một linga , tượng trưng cho sự hòa hợp giữa quyền lực

quốc vương và thần thánh. Khi mất, nhiều vò vua Champa được
phong miếu hiệu với nghóa là hòa hợp với một vò thần chủ
tối cao. Đặc biệt, một số vò vua Champa đã được thờ trong
tháp dưới dạng mukhalinga. Linga tượng trưng cho Siva, bên trên
lại có mặt người mô phỏng theo gương mặt nhà vua.
Mukhalinga – đó chính là biểu hiện nghệ thuật nhất, độc đáo
nhất một khái niệm tôn giáo trừu tượng mà Champa đã
tiếp thu từ Ấn Độ. Đặc biệt, những quan niệm của người
Ấn Độ về kiến trúc và tinh thần Hinđu giáo thì Champa vẫn
lưu giữ. Người Chăm xưa thường xây dựng đền - tháp của
mình ở vùng đồng bằng, trên những vùng đất cao ráo gần
nguồn nước thiêng : sông, biển (tháp Bằng An, Bình Lâm,
Thủ Thiện, Hưng Thạnh, Hòa Lai..) hoặc trên núi thiêng sườn núi, đỉnh núi hay những ngọn đồi biệt lập (tháp
Phước Lộc, Cánh Tiên, Bánh Ít, Dương Long, tháp Nhạn, Po
Nagar, Po Klaung Garai, Po Rome, Po Dam, Phú Hài). Đó cũng là
những vò trí mà người Ấn Độ ưu tiên chọn lựa nhằm đảm
bảo sự thanh khiết của các đền đài , sự hài lòng của các
vò thần và tạo thuận lợi cho việc tế tự. Chòu ảnh hưởng của
quan niệm kiến trúc tôn giáo Ấn Độ, đền - tháp Champa
thường được xây dựng thành một quần thể, mô phỏng hình
ảnh vũ trụ với ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru
thần thoại, những ngôi đền nhỏ tượng trưng cho các thiên
thể và những bờ tường thấp tượng trưng cho các đại dương
bao bọc xung quanh. Ngôi đền chính là kiến trúc quan trọng
nhất của quần thể đền - tháp. Đó là nơi trú ngụ của các
chư thần. Với vai trò như một con thuyền đưa chúng sinh về
với chư thần, tháp Chăm thường quay mặt về hướng của
thần linh : hướng đông hay hướng biển. Cũng như những tháp
Hinđu của Ấn Độ, tháp Chăm có ba bộ phận : đế tháp



(Bhurloka) tượng trưng cho thế giới trần tục; thân tháp
(Bhuwarloka) tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người tự
thanh tònh chính mình để có thể tiếp xúc với tổ tiên; mái
tháp (Swarloka) tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi tụ tập
của các chư thần. Đặc biệt, tính biểu trưng của ba bộ phận
này còn được nhấn mạnh thêm bởi hình dáng của chúng và
những hình chạm khắc dày đặc mang đậm truyền thống Ấn
Độ. Tượng trưng cho nhân gian, đế tháp được chạm trổ hình hoa
lá, voi, sư tử, các đấng hộ trì của ngôi đền đứng trong vòm
cung nhỏ trang trí hình tượng kala - makara, những hoạt cảnh
trong thần thoại, vũ nữ và những nhạc công thiên tiên. Ở
một số tháp, tại bốn góc của nền tháp được chạm bốn con
sư tử đang trong tư thế nâng đỡ. Mô típ ấy gợi lại một quan
niệm tôn giáo đã được nói đến trong thần thoại Ấn Độ, cho
rằng thế giới được nâng đỡ trên bốn con sư tử hay bốn
người khổng lồ... Tượng trưng cho thế giới tâm linh, thân
tháp, với chánh điện bên trong, thường được mô tả như một
hang động, vốn được người Ấn Độ xem là nơi trú ngụ ưa thích
của chư thần. Chánh điện được xây rất kín và tối. Cả ngôi
tháp chỉ có một cửa thật duy nhất dẫn vào nơi này. Các
cửa giả, trán cửa, bề mặt tường ngoài được chạm khắc rất
nhiều. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mô típ trang trí trên
các bộ phận to nhỏ của ngôi đền gợi cho người xem liên
tưởng đến vô lượng kiếp tái sinh của con người và chu kỳ
vận động không ngừng của thời gian vô tận. Là nơi cư ngụ
của chư thần, mái tháp được thể hiện như hình ngọn núi với
ba tầng, càng lên cao càng thu hẹp dần và kết thúc bằng
một chóp tháp và đỉnh tháp. Mỗi tầng mái tượng trưng cho
một tầng trời và được chạm trổ nhiều ngẫu tượng, vật cưỡi

của ba mươi vò thần Ấn Độ giáo. Góc của các tầng mái
đều được trang trí những tháp nhỏ, chạm trổ tinh vi. Chóp
tháp là một phiến đá hình cầu, bát giác hay tứ giác.
Giống như các shikhara của miền Bắc Ấn, chóp tháp Champa
có chạm mặt nạ thần thời gian Kala, rắn thần Nagar, bò
thần Nandin hoặc tám vò thần phương hướng. Chúng ta có
thể nhìn thấy những hình chạm này trên chóp tháp Mỹ Sơn,
Vân Trạch Hòa, Chiên Đàn, Po Klong Garai...Trên chóp tháp là


đỉnh tháp. Đó là một khối đá nhọn mang hình tượng đóa sen
tượng trưng cho sự giải thoát tối thượng hay một cột trụ,
tượng trưng cho cái trục vũ trụ, nơi hòa nhập của tiểu
ngã/atman vào đại ngã/Brahman
Cùng với sự xuất hiện của Phật giáo và Hinđu giáo ở Ấn
Độ, hàng loạt các công trình kiến trúc nhằm phục vụ cho
việc thờ cúng các vò thần của hai tôn giáo ấy cũng ra đời
ở quốc gia này. Các công trình kiến trúc Phật giáo được
xây dựng khá nhiều. Kiến trúc đơn giản nhất là những
chiếc thạch trụ. Chiếc cột đá đầu tiên được vua Asoka dựng
lên ở Sarnath. Đây là nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu
tiên. Bề mặt cột nhẵn trơn, trên đỉnh cột tạc bốn con sư tử
oai vệ trông ra bốn hướng. Bên dưới sư tử, bốn bánh xe
được chạm xen kẽ với bốn con vật : voi, ngựa, bò, sư tử. Với
những họa tiết điêu khắc như thế, chiếc cột không chỉ thể
hiện sự ghi ơn công thuyết pháp của Đức Phật mà còn tôn
vinh Ngài “với tư cách là một Đấng cai trò thế giới đã giác
ngộ” Ngoài những chiếc cột đá, vua Asoka còn cho dựng
nhiều bảo tháp để thờ xá lò Phật. Đến thời Shunga (thế kỷ
I – IV), những bảo tháp này mới trở nên thònh hành. Hình

dáng nguyên thủy của bảo tháp là một chỏm hình bán
cầu, bên trên là một vọng lâu, trên cùng là một cột đá
tượng trưng cho cái trục thế giới có gắn ba phiến đá hình đóa.
Quanh bảo tháp có hàng rào bao bọc, tại bốn hướng có
bốn cửa ra vào. Cổng được chạm nhiều hoa văn, phù điêu
kể lại sự tích và cuộc đời Đức Phật. Về sau, bảo tháp có xu
hướng cao lên dần, cuối cùng, chúng trở nên thon gọn.
Khác với sự giản đơn của các thạch trụ và bảo tháp, chùa
hang là một kiểu kiến trúc Phật giáo rất phức tạp. Với ý
chí, quyết tâm được thúc đẩy bằng một đức tin mãnh liệt,
người ta đã khoét sâu vào vách núi để tạo nên những
công trình. Chùa hang gồm có tònh xá (nơi các tín đồ sống,
thiền đònh, nghỉ ngơi) và điện thờ (căn phòng rộng chứa
bàn thờ Phật). Cùng với sự phát triển của đạo Hinđu, các
kiến trúc Hinđu giáo cũng mọc lên như nấm trên khắp lãnh
thổ Ấn Độ. Đó là những đền tháp được đục từ đá nguyên


khối và xây dựng lộ thiên, thể hiện hình ảnh vũ trụ thu
nhỏ và biểu đạt những quan niệm tôn giáo sâu xa của Ấn
Độ. Tính biểu trưng của các đền tháp là không thay đổi, có
điều, bố cục, kiểu dáng tháp lại không giống nhau giữa
miền Bắc và miền Nam. Đền tháp Bắc Ấn thường tọa lạc
trên một nền đất cao hình chữ nhật hoặc hình vuông, bao
gồm bốn cấu trúc chính : chính điện (nơi đặt tượng thờ), gian
nhà nối với chính điện (nơi các tín đồ sửa soạn đồ tế lễ),
đại đường (nơi tín đồ hành lễ) và cổng lớn. Bên trên chính
điện là một tháp cao, nhọn, xây theo kỹ thuật giật cấp thon
dần lên trên. Cũng có khi, tháp có bình đồ hình múi, thu
nhỏ dần lên đỉnh. Khác với Bắc Ấn, đền tháp Nam Ấn

được xây dựng thành một quần thể trải rộng. Tháp chính
nằm ở trung tâm, là loại tháp tầng, mái hình chóp nhọn .
Góc của các tầng tháp, mái tháp được trang trí những tháp
nhỏ – mô hình của tháp thờ. Tóm lại, các kiến trúc tôn
giáo Ấn Độ thường được xây dựng thành một tổng thể,
gồm có nhiều phần, trong đó, tháp thờ nằm ở trung tâm
và là bộ phận kiến trúc cao nhất. Kiểu dáng đền tháp
phổ biến nhất ở Ấn Độ là loại tháp tầng, mái hình kim tự
tháp. Các đền tháp thường được xây dựng theo kỹ thuật
vòm giật cấp, kỹ thuật kết hợp giữa các trụ ốp dọc và
các lanh tô nằm ngang. Đặc biệt, bề mặt tường tháp Ấn
Độ luôn dày đặc những hình chạm khắc. Những đặc điểm
vừa nêu khiến cho các đền tháp Ấn Độ toát lên vẻ đẹp
vừa bề thế vừa kỳ vó. Đó chính là những kiệt tác của loài
người. Cũng như Ấn Độ, ở Champa, sự có mặt của Phật
giáo và Hinđu giáo đã dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt
công trình. Trước hết, đó là những kiến trúc Phật giáo. Tuy
người Chăm không khoét núi để tạo thành những phức hợp
chùa hang tuyệt mỹ như Atjanta của Ấn Độ, thế nhưng, họ
cũng đã tạo ra những ngôi chùa trong các hang động tự
nhiên đẹp như tranh (Phong Nha, Lạc Sơn…). Ngoài ra, người
Chăm còn xây dựng những đền miếu thờ Phật lộ thiên.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm được một số vết tích
của kiến trúc Phật giáo ở Quảng Bình, Quảng Nam, Huế. Tuy
nhiên, dựa vào thời gian tồn tại, tầm quan trọng của tôn


giáo này, chúng ta tin rằng, trên lãnh thổ Champa còn có
nhiều công trình khác nữa. Thế nhưng, có lẽ, các công trình
này đã bò chiến tranh và thời gian vùi lấp, hoặc cũng có

thể, cùng với sự phát triển của Hinđu giáo, các kiến trúc
Phật giáo của Champa đã được tu sửa để đảm nhận một
chức năng mới : thờ các vò thần Hinđu. Khả năng thứ hai
này không phải là không thể xảy ra. Bởi lẽ, khi tìm hiểu
các kiến trúc đền – tháp Champa, ta thấy, ở một số đền –
tháp có sự xuất hiện của những chiếc cột bát giác, vốn
là một chi tiết kiến trúc rất thường gặp ở các công trình
kiến trúc thờ Phật ở Ấn Độ. Đầu các cột ốp góc tường
của một vài ngôi tháp nhô ra những hình trang trí thể hiện
các thiên nữ. Kiểu trang trí này gợi nhớ đến các hình tượng
yaksi trên stupa Sanchi. Đặc biệt, tại những ngôi tháp này,
người ta đã tìm được một số hiện vật điêu khắc Phật giáo (
tượng Phật, Bồ tát, Hộ pháp...) bên cạnh những hiện vật
điêu khắc Hinđu. Quần thể kiến trúc lớn và quan trọng nhất
của Champa được cho là tòa tu viện Phật giáo Đồng Dương ở
Quảng Nam. Đáng tiếc là hiện nay, cụm kiến trúc này cũng
đã hoang tàn, đổ nát. Những kiến trúc đền tháp còn lại
của Champa hầu hết đều là những kiến trúc Hinđu giáo.
Dựa trên một số dấu vết còn lưu lại, ta biết, các kiến trúc
tôn giáo Champa buổi đầu được xây dựng bằng vật liệu
nhẹ, về sau mới chuyển sang vật liệu bền. Khi chuyển sang
sử dụng vật liệu bền, đá - chứ không phải gạch - là chất
liệu đầu tiên mà người Chăm chọn lựa. Theo các tài liệu
khảo cổ, một ngôi đền bằng đá lớn nhất Mỹ Sơn đã được
xây dựng trên nền kiến trúc gỗ đã bò cháy vào thế kỷ IV.
Văn bia cho biết, ngôi đền này đã được trùng tu lần cuối
vào năm 1234. Đáng tiếc, hiện nay nó đã sụp đổ, chỉ còn
trơ lại bộ móng kiên cố và khá cao. Có thể, đây là một
thử nghiệm về mặt chất liệu kiến trúc theo nguyên mẫu
Ấn Độ của Champa. Thế nhưng, những diễn biến về sau cho

thấy, việc xây dựng đền - tháp bằng đá đã không được
người Champa tiếp nhận. Điều này cũng không có gì khó
hiểu. Bởi lẽ, việc khoét núi, đục đá nguyên khối để tạo
thành các đền - tháp đồ sộ, lộng lẫy như Ấn Độ không


phải chỉ cần một thời gian ngắn với công sức của vài ba
người là đủ; trong khi đó, lãnh thổ Champa chỉ là một vùng
đất hẹp, lại bò núi non chia thành những mảnh nhỏ, dân cư
Chăm thưa thớt, cả vương quốc “thời thònh nhất cũng chỉ
trên dưới 300.000 dân” Với điều kiện tự nhiên và dân cư như
thế, lại thường xảy ra chiến tranh, làm thế nào Champa có
thể rập khuôn theo Ấn Độ : đục đá để tạo thành những
ngôi đền ? Chính vì thế, không giống như Ấn Độ, kiến trúc
Champa đã không xuất hiện những công trình đá hoành
tráng, tạo cho người xem cảm giác kiên cố, vững vàn. Mặc
dù vậy, điều này cũng không hẳn là đáng tiếc! Với đức
tin mãnh liệt và tư duy sáng tạo, nghệ nhân Champa đã tạo
ra một chất liệu mới, cũng kiên cố như đá, nhưng rất độc
đáo, đó là gạch nung. Tuy không sử dụng chất liệu đá nhưng
Champa vẫn xây tháp theo kỹ thuật truyền thống của kiến
trúc tôn giáo Ấn Độ : kỹ thuật vòm giật cấp và kỹ thuật
kết hợp giữa các trụ áp tường theo chiều dọc và các lanh
tô bằng đá (hay bằng gạch) theo chiều ngang. Để diễn đạt
hình ảnh vũ trụ thu nhỏ, đền tháp Champa thường được xây
dựng thành một tổng thể bao gồm một ngôi đền chính kết
hợp với những công trình phụ (tháp cổng/gopura, nhà
dài/mandapa để tónh tâm và chuẩn bò lễ vật, kho lễ
vật/kosagrha...), những đền miếu nhỏ (thờ các vò thần
phương hướng, thần tinh tú, thần lửa...) và những bờ tường

thấp bao quanh. Một vài khu tháp có cách bố trí giống các
đền Bắc Ấn : các kiến trúc nằm gần nhau trên cùng một
bệ cao. Tuy nhiên, phần lớn các kiến trúc thường được bố trí
thành một quần thể trải rộng giống các đền Nam Ấn. Chòu
ảnh hưởng nhiều của tháp thờ kiểu Vimana miền Nam Ấn,
tháp thờ Champa thường có bình đồ vuông hay chữ nhật,
mái tháp hình kim tự tháp nhiều tầng. Là nơi cư ngụ của chư
thần, chánh điện trong tháp thờ thường được thể hiện như
một hang động. Các bức tường trong chánh điện thường
được đục khoét lởm chởm, không có cửa sổ, chỉ có những
ô nhỏ hình tam giác để đặt đèn. Dấu vết của sự đục khoét
này còn thấy rõ ở hầu hết các tháp thờ của Champa như
Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bằng An, Bình Lâm, Thốc Lốc, Cánh


Tiên, Dương Long, Hưng Thạnh… Đối diện với tháp chính, phía
sau tháp cổng, người ta còn đặt một bàn thờ (hình tròn
hoặc vuông) nhỏ. Ở Ấn Độ, bàn thờ này được dùng để
đặt mễ cốc, gọi là Ba- li phì – tha. Chiếc bàn thờ này cũng
xuất hiện ở rất nhiều đền - tháp (Khương Mỹ, Chiên Đàn,
Trà Kiệu...) của Champa. Chúng được chạm khắc hình tòa sen
cách điệu, voi, sư tử hoặc mô típ hình vú phụ nữ...rất sinh
động. Đặc biệt, Champa đã tiếp thu và thể hiện rất thành
công quan niệm kiến trúc kết hợp với điêu khắc của Ấn
Độ. Bề mặt tường ngoài thân tháp, các cửa giả… được
chạm khắc rất công phu. Cửa giả lớn bao giờ cũng có một
vò chư tiên hộ trì đền với gương mặt thành kính, tay cầm hoa
sen. Ba tấm trán cửa thường thể hiện nữ thần Laskmi, nữ
thần của sắc đẹp, sự trù phú và hưng thònh. Ngoài các cửa
giả, tường ngoài của thân tháp còn được trang trí bằng

những trụ áp. Chân trụ áp, nơi tiếp giáp với chân tháp
thường được trang trí những vòm cuốn nhỏ chạm trổ hoa lá.
Đầu trụ áp, nơi tiếp xúc với mái tháp lại được thể hiện hình
ngọn lửa thiêng liêng cách điệu, thiên nữ apsara hay thủy
quái makara... Có thể nói, mỗi đền tháp là một tác phẩm
nghệ thuật độc đáo của Champa. Đó là sản phẩm của sự
kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật xây dựng bậc thầy và
nghệ thuật chạm khắc điêu luyện. Từ những điều vừa trình
bày, có thể nhận thấy, nghệ thuật kiến trúc Champa đã
chòu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi phong cách kiến trúc Ấn
Độ, đặc biệt là phong cách kiến trúc miền Nam Ấn. Tuy
nhiên, nếu xét một cách tỉ mỉ, cách thể hiện các kiến
trúc đền tháp Champa không hoàn toàn giống với nguyên
mẫu Ấn Độ. Xét về cấu trúc, một số ngôi tháp Chăm
không có tường rào bao bọc, không có hành lang và cũng
không đủ bốn cấu trúc chính. Có khi, người Chăm chỉ xây
dựng một tháp thờ duy nhất (Tháp Cánh Tiên, Bình Lâm,
Thủ Thiện, tháp Nhạn…). Có khi, tháp được xây thành một
cụm gồm ba ngôi tháp nhưng cũng đều là tháp thờ (Chiên
Đàn, Khương Mỹ, Dương Long, Hưng Thạnh). Xét về hình dáng,
không phải tất cả các tháp Champa đều là loại tháp vuông
nhiều tầng, mà, trong số các tháp thờ, có tháp mang bình


đồ bát giác (tháp Bằng An), có tháp mái hình vòm hay mái
cong hình yên ngựa (tháp Mỹ Sơn C1, tháp Yang Prong)… Đặc
biệt, Champa đã có một số cách thể hiện hơi khác so với
phong cách kiến trúc Ấn Độ mà những cách thể hiện ấy
đã trở thành những nét độc đáo của kiến trúc Champa.
Đầu tiên, đó là vật liệu xây dựng. Như đã phân tích ở

trên, tháp Chăm không xẻ núi, đục đá thành ngôi đền
nguyên khối bề thế như Ấn Độ mà được xây bằng gạch.
Những viên gạch được tạo nên từ đất và được kết dính lại
bằng một loại keo đặc biệt để tạo nên những đền - tháp
hình khối nhỏ gọn nhưng không kém phần kiên cố, nguy nga.
Những ngôi đền tuyệt đẹp bằng đất nung – thiêng liêng mà
ấm áp và gần gũi – đã tạo ra nét cuốn hút riêng cho kiến
trúc Champa so với những nền kiến trúc khác trên thế giới.
Ngoài ra, nhờ tiếp thu và thể hiện khá thành công kỹ
thuật kiến trúc truyền thống của Ấn Độ trên chất liệu
gạch, các tháp Chăm mang một vẻ đẹp cân đối, sáng sủa
và có nhòp điệu. Vẻ đẹp ấy khiến cho người ta không thể
làm ngơ. Sự xuất hiện của đài thờ trong chánh điện là nét
độc đáo thứ hai của các tháp Champa. Đài thờ Champa được
làm từ đá sa thạch, có kích thước khá lớn, chạm trổ rất tỉ
mỉ ở bốn mặt ngoài. Đài thờ Mỹ Sơn E1 chạm hàng chục
bức phù điêu sinh động thể hiện hình người múa, các đạo
só đang tu luyện, thổi sáo, chơi đàn..., ngoài ra, còn có các
họa tiết trang trí hình hoa lá. Đài thờ Đồng Dương chạm hàng
loạt các cảnh khác nhau liên quan đến cuộc đời Đức Phật,
như : hoàng hậu Maya ở vườn Lumbini; Bồ tát thi bắn cung
với những người đến cầu hôn người đẹp Gopa; Đức Phật
cắt tóc và trao đổi y phục với người đi săn để đi tu; người
hầu Chandaka và con ngựa Kanthaka trở về sau khi Đức Phật
đã vào rừng tu hành; đạo quân Mara và các cô con gái Mara
quấy phá việc tu hành của Phật. Đài thờ “hoạt cảnh” Trà
Kiệu mô tả một đoạn truyện về Krisna (hoá thân thứ tám
của Vishnu) trong Bhagavata – purana : Krisna, Rama nhận quà
của các nhà buôn; Krisna chữa bệnh gù lưng cho một người
phụ nữ; các ápsara múa hát mừng lễ cưới của người Bà la

môn với một bà hoàng. Ngoài ra, ở Trà Kiệu còn có một


đài thờ. Đáng tiếc, nó không còn nguyên vẹn. Đến nay,
người ta chỉ mới tìm được một phần mười sáu của đài thờ
ấy, trên đó có một bức chạm nổi hình thiên nữ Ápsara.
Có thể nói, mỗi đài thờ là một công trình điêu khắc tuyệt
mỹ của Champa. Tuy những đề tài chạm khắc đều có nguồn
gốc Ấn Độ nhưng đài thờ lại là một sự sáng tạo riêng của
người Chăm xưa bởi vì hình thức đài thờ hầu như không được
tìm thấy ở các đền đài Ấn Độ. Nét độc đáo thứ ba của
kiến trúc Champa là các phù điêu trang trí. Tuy chủ đề được
lấy từ Ấn Độ nhưng chính những nghệ nhân Chăm, chứ
không phải ai khác, đã thổi hồn vào những tác phẩm này.
Dưới những nhát khắc tài tình, những con người, con vật
trong các bức phù điêu hiện ra thật linh hoạt và đầy tâm
trạng. Đặc biệt, từ vẻ mặt, tư thế, vóc dáng của các nhân
vật đều toát ra một sức sống mãnh liệt - một sức sống
mang đậm dấu ấn Champa. Đã có rất nhiều người bò chinh
phục bởi những bức phù điêu sống động như có hơi thở
của Champa. Ngoài ra, người ta còn bò thu hút bởi kỹ thuật
chạm khắc của những nghệ nhân bản đòa. Cũng là những
vò thần hộ đền, thiên nữ, ngỗng thần, bò thần, thủy quái
makara như trong thần thoại Ấn Độ, song, nếu người Ấn Độ,
cả người Khmer nữa, chạm trổ trên đá thì người Champa
chạm trổ trên gạch. Không có chút dấu vết nào của sự
mẻ vỡ, những nhát khắc của các nghệ nhân Champa ngọt
ngào và hoàn hảo đến lạ lùng! Có cảm giác rằng bề mặt
gạch rất mềm dưới đôi tay tài hoa của người nghệ só. Nhiều
người đã thử lý giải về sự kỳ diệu đó. Một số người cho

rằng vì những viên gạch mà người Chăm dùng để xây tháp
được nung chưa “tới” nên gạch còn non, dễ chạm khắc. Lại có
người cho rằng các nghệ nhân Chăm đã chạm khắc lên
nền gạch sống, giống như làm gốm vậy, những viên gạch
sau khi được tạo hình, kết dính lại thành tháp xong, người
Chăm sẽ tiến hành chạm khắc rồi nung cả công trình. Ai
cũng có cái lý của mình. Tuy nhiên, đáp án sẽ mãi là một
bí mật. Kỹ thuật kết dính gạch là một bí mật, kỹ thuật
chạm khắc lên gạch lại là một bí mật nữa! Chính sự bí mật
đó khiến cho các tháp Chăm càng thêm quyến rũ. Và, nó


sẽ vẫn là đề tài muôn thû để các nhà khoa học nghiên
cứu, luận bàn... Nét độc đáo thứ tư là diện mạo của các
tháp Chăm có sự “biến điệu” qua từng thời kỳ. Tuy vẫn là
mô hình vũ trụ thu nhỏ, là ngọn núi Meru thần thoại – nơi trú
ngụ của các chư thần, thế nhưng, trong những giai đoạn lòch
sử khác nhau, cách thể hiện các đền tháp Champa cũng có
ít nhiều khác biệt. Trong phong cách Mỹ Sơn E1, vòm cửa có
hình cung dang rộng, thoáng đãng, hai đầu tách đôi, uốn cong
lại trên một nền trơn; các vòm cửa, cột ốp thường được
trang trí bằng những họa tiết hình lá rách xơ theo phong cách
Prey Kmeng; những băng dọc được chạm trổ theo phong cách
Sambor, vốn lấy cảm hứng từ các họa tiết trên kiến trúc
Atjanta, với những hình gậy cong và những móc đỡ các
tràng hoa lá. Sang phong cách Hòa Lai, vòm cửa hơi cong lại
thành hình cung gập được tạo nên bởi những dãy cành lá
xòe rộng, cuộn tròn rậm ròt; mỗi mặt tường tháp chỉ còn
bốn cột ốp, trang trí trên cột chủ yếu là trụ hoa và cành
lá uốn cong; đầu tường, phần thân trên của các cột nhỏ

được trang trí một tràng hoa kép. Đến phong cách Đồng
Dương, chiếc vòm có hình dáng cong khum vào hơn nữa nhưng
vẫn giữ dải băng rộng, chia thành ba, bốn dải, giữa là dải
trơn hẹp, trên đỉnh tết lại thành một bông hoa to; trụ cửa,
vòm cửa, gân tường được trang trí chi chít những hình móc
câu và lá cuộn tròn, hình sâu đo, tạo cho đền - tháp một
vẻ nặng nề nhưng mạnh mẽ. Đến phong cách Mỹ Sơn A1,
vòm cửa cũng có hình cung hơi gập, được tạo nên bởi ba dải
băng trơn, kết lại trên đỉnh bằng một búp hoa nhọn; trụ
cửa, gân tường được trang trí hình những cành lá uốn cong
xoắn xuýt “hình trứng”, được cho là chòu ảnh hưởng của
nghệ thuật cổ Java; cột ốp có khe hở chạy sâu vào dải
trang trí, tạo cảm giác mỗi cột là một cặp cột sóng đôi
nhau; khoảng giữa hai cột ốp được đóng khung nhô ra và có
hình người cưỡi voi hoặc người đứng. Chuyển sang phong cách
tháp Mắm, vòm cửa của cửa chính và các cửa giả được
tạo hình vút cao như mũi giáo, hình thức cửa vòm này sẽ
được bảo lưu cho đến cuối nền nghệ thuật kiến trúc Champa;
cột ốp mặt tường ngoài của các tháp thường để trơn;


phần khoan tường trung tâm nổi cao giữa hai cột ốp.... Có
thể nhận thấy, trên cái nền của kiểu kiến trúc tiếp thu từ
Ấn Độ, các nghệ nhân Champa đã có sự sáng tạo trong
việc thể hiện các vòm cửa, cột ốp, các họa tiết trang trí…
để làm cho các đền tháp trở nên “mới mẻ”. Sự sáng tạo
này đi cùng với việc Champa tiếp biến một số yếu tố trong
phong cách kiến trúc của các nước trong khu vực, đặc biệt
là phong cách nghệ thuật của các nước cùng chòu ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ: Campuchia, Java. Nếu nhìn một

cách tỉ mỉ cách thể hiện các đền tháp Champa, ta có thể
hiểu được nhiều điều về mối quan hệ giao lưu giữa Champa
với các nước trong khu vực qua từng thời kỳ lòch sử. Nét
gần gũi giữa chiếc mi cửa thuộc phong cách Prey Khmeng với
mi cửa Mỹ Sơn E1, Mỹ Sơn E1 với Damrey Krap và Damrey Krap
với Hoà Lai, Phố Hài, rồi những đặc điểm “hao hao giống
Khmer” của tháp Phú Hài (không có tháp trang trí góc,
không có hình áp trang trí chân cột ốp, không có vòm cửa
giả và cửa ra vào…) cho thấy vào các thế kỷ VII – VIII,
Champa và Chân Lạp đã có quan hệ qua lại rất mật thiết
với nhau. Thế kỷ VIII – X, với sự xuất hiện của nhiều mô –
típ trang trí gần gũi với phong cách nghệ thuật Java, có thể
khẳng đònh, vào thời gian này, quan hệ giữa Java và Champa
đã trở nên khăng khít. Thế kỷ XI – XIII, Champa lại chòu ảnh
hưởng nhiều bởi phong cách nghệ thuật Bayon của Campuchia
thể hiện ở việc đưa những ngôi tháp lên núi cao, ở cách
bạt đồi thành tầng bậc để dựng tháp, ở những chiếc mái
tháp cong gập “hình trứng”, ở những bộ phận trang trí kiến
trúc như rắn Nagar, Gara… Tóm lại, tuy là những tác phẩm
mang đậm tính biểu trưng tôn giáo Ấn Độ, chòu ảnh hưởng
bởi phong cách Â1n Độ, song, các đền tháp Champa vẫn có
những nét độc đáo mang tính sáng tạo riêng. Chính những
nét độc đáo ấy giúp cho nghệ thuật kiến trúc Champa, các
đền tháp Champa có một chỗ đứng riêng – một vò trí trang
trọng bên cạnh những nền nghệ thuật lớn trên thế giới.
Kho tàng điêu khắc Champa mở ra cho người xem một thế
giới linh thiêng và không kém phần sinh động. Sự linh thiêng


được tạo nên bởi sự hiện diện của hàng loạt các vò thần,

Phật, Bồ tát. Sự sống động toát ra từ tư thế, động tác của
các nhân vật, đặc biệt là sự góp mặt của rất nhiều phù
điêu thể hiện các vũ điệu, vũ nữ và nhạc công. Ngắm
nhìn các tác phẩm điêu khắc Champa, chúng ta không thể
không nghó đến Ấn Độ. Bởi lẽ, Ấn Độ được mệnh danh là
“đất nước của thần linh và vũ nữ”. Với những quan niệm
rất sâu sắc về vũ trụ, cuộc sống, người Ấn Độ đã cho ra
đời một nền văn hoá đặc sắc, hoà quyện giữa ‘đời” và
“đạo”, trong đó, có một hiện tượng văn hoá độc đáo :
những nhạc công, vũ nữ gợi cảm múa hát tế lễ cho thần
thánh tại các đền đài. Hẳn là, khi tiếp thu văn hoá Ấn Độ,
Champa đã tiếp thu luôn hiện tượng văn hoá này. Những
tác phẩm điêu khắc Champa đã nói lên điều đó. Dó nhiên,
điêu khắc Champa không chỉ phản ánh những quan niệm
tôn giáo Ấn Độ. Nghệ thuật luôn mang dấu ấn của chủ
thể sáng tạo. Chính vì thế, bên trong bóng dáng Ấn Độ,
điêu khắc Champa còn ẩn chứa những tiếng nói riêng,
những yếu tố văn hoá riêng của người Chăm. Chúng ta sẽ
thấy rõ điều này khi đi sâu phân tích các tác phẩm nghệ
thuật.
Hầu hết các vò thần Hinđu giáo xuất hiện trong thần thoại
Ấn Độ qua các giai đoạn lòch sử khác nhau đều đã được các
nghệ nhân Chăm thể hiện trong điêu khắc. Không chỉ là
tên gọi, các nhân vật còn được khắc họa kèm theo những
nét đặc trưng ( con vật cưỡi, các vật biểu trưng, những đặc
điểm chủ yếu về nhân dạng, những điển tích lớn có liên
quan…) như đã được mô tả trong thần tích. Chẳng hạn, thần
Indra – vò thần cổ xưa nhất của Ấn Độ - được người Chăm
tạc trong tư thế ngồi theo kiểu Ấn Độ, tay cầm lưỡi tầm
sét ; thần mặt trời Surya được tạc cùng hình ảnh con ngựa

đang phi nước đại, ; thần tài lộc Kubera được thể hiện với
dáng người mập mạp, cưỡi lên lưng một dạ xoa nam khá dữ
tợn ; thần chết Yama được thể hiện với một con trâu trước
bệ thờ và dây thòng lọng trong tay… Ở Champa, tuy đạo
Phật có vẻ như bò lấn át rất nhiều bởi đạo Hinđu và tác


phẩm điêu khắc mang nội dung tôn giáo này không còn
nhiều nữa, thế nhưng, qua các tượng, phù điêu Phật, Bồ tát,
La hán, Hộ pháp, sư sãi… chúng ta vẫn có thể hình dung ra
cả một thế giới Phật giáo phong phú, đa dạng. Đặc biệt, từ
những hình ảnh chạm khắc tuyệt đẹp trên đài thờ Đồng
Dương, ta có thể biết được những điển tích liên quan đến
cuộc đời Đức Phật, từ khi Ngài sinh ra cho đến khi tìm được
chân lý giải thoát con người. Một đặc điểm nổi bật trong tư
tưởng người Ấn là tính dung hòa. Người Ấn luôn có xu
hướng hợp nhất mọi tôn giáo, mọi tư tưởng triết học tồn tại
trên đất nước mình thành một khối, “…khi đối mặt với mọi
tập tục, tín ngưỡng thì mỗi một tính đa dạng của các tập tục
và tín ngưỡng này đều được tiếp nhận một cách trân trọng,
thậm chí, còn được hoan nghênh” (Nêru). Bắt nguồn từ tư
tưởng đó, một quan niệm tôn giáo đã được hình thành và
được nhiều người dân Ấn chấp nhận, đó là : Phật Thích Ca
là hóa thân thứ chín của Vishnu. Có lẽ, trong lòng người
dân Champa cũng đã có sẵn sự khoan dung. Thế nên, có
nhiều bằng chứng cho thấy, người Chăm đã chấp nhận sự
hòa hợp giữa Phật giáo và Hinđu giáo. Trong điêu khắc, dấu
hiệu của sự hòa hợp này được thể hiện ở hình tượng Đức
Phật có đeo sợi dây thiêng đính huy hiệu Bà la môn giáo, hay
là, Đức Phật ngồi trên những cuộn rắn Nagar. Khác với

Phật giáo, suốt một thời gian rất dài trong lòch sử, Hinđu
giáo được xem là tôn giáo chính thống của Champa. Chính vì
thế, những tác phẩm điêu khắc Champa mang chủ đề Hinđu
giáo còn lại rất nhiều. Tuy không thể làm sống lại cả kho
tàng thần thoại Ấn Độ phong phú, muôn sắc, muôn màu,
thế nhưng, nó cũng đủ để vẽ nên một không gian đậm
chất Hinđu với vô số những vò thần và những điển tích liên
quan đến họ. Trước hết, phải kể đến Brahma, Vishnu, Siva, ba
vò thần chủ của Hinđu giáo. Brahma, vò thần sáng tạo,
thường được mô tả trong thần thoại Ấn Độ như là một vò
thần có bốn đầu (tượng trưng cho bốn pho kinh Vêđa). Thần
có bốn tay, mang các vật biểu trưng như chiếc bình, tràng
hạt, bộ kinh Veda, phương trượng. Theo thần tích, Brahma được
sinh ra từ một quả trứng vàng trôi trên biển vũ trụ hay từ


một đóa sen mọc trên rốn thần Vishnu. Bức phù điêu “đản
sinh Brahma” trên mi cửa Mỹ Sơn E1 được thể hiện khá trung
thành với những điều thần thoại Ấn Độ đã nêu. Trong tranh,
thần Visnu đang nằm dài trên lưng con rắn Shesha bảy đầu
trôi bồng bềnh trên biển vũ trụ. Từ rốn thần mọc lên một
hoa sen. Trên hoa sen, thần Brahma ba mặt (có lẽ là bốn mặt
nhưng mặt thứ tư không thể hiện được) đang ngồi xếp bằng
thiền đònh, tay phải cầm tràng hạt, tay trái cầm chiếc bình.
Ngoài bức phù điêu trên, người ta còn tìm được trong kho
tàng điêu khắc Champa khoảng mươi bức tượng về vò thần
này. Trong các tác phẩm đó, Brahma thường được thể hiện
với hình ảnh vò thần ba mặt, ngồi tọa thiền, có bốn tay
(hoặc hai tay), cầm các vật biểu trưng như trong thần thoại
Ấn Độ. Bên cạnh Brahma - vò thần sáng tạo, Visnu được các

tín đồ Hinđu giáo tôn sùng như một vò thần bảo tồn. Thần
có bốn tay, cầm vỏ ốc Sanka, tù và, chiếc đóa (chiếc
vòng), gậy, đóa hoa sen (hay cánh cung, thanh kiếm). Theo
thần tích Ấn Độ, trong buổi khai thiên lập đòa, thần Vishnu
nằm trên lưng con rắn Shesa trôi giữa biển vũ trụ, từ rốn
thần mọc lên một đóa sen, trên hoa sen là thần sáng tạo
Brahma. Thần Vishnu thường xuất hiện cùng vật cưỡi của
thần là nhân điểu Gara. Vishnu ngự trên đỉnh Kailasa. Có
khi, thần ngồi tónh tại trên những cuộn rắn Nagar, trên đầu
có tán rắn xòe rộng. Thần luôn mang trong người phẩm
chất từ bi, nhân ái. Bất cứ khi nào con người bò đe dọa,
thần sẽ giáng hạ xuống trần gian. Khi xuống trần, thần
thường xuất hiện trong hình dáng con người. Trong vô số
những lần giáng hạ của thần, lần thứ hai (hóa thân con lợn
rừng Varaha) lần thứ bảy (hoàng tử Rama), lần thứ tám
(Krisna), lần thứ chín (Đức Phật) là bốn lần được nhắc đến
nhiều nhất. Trong kho tàng điêu khắc Champa, ta có thể tìm
thấy nhiều tượng, phù điêu Vishnu ở Mỹ Sơn, Phong Lệ,
Khương Mỹ (Quảng Nam), Phú Thọ (Quảng Ngãi). Trong các
bức phù điêu ấy, Vishnu được thể hiện chủ yếu trong hai tư
thế : nằm trên lưng con rắn Shesha trôi giữa biển Ananta, bên
cạnh có nhân điểu Gara hoặc ngồi trên thân rắn, có tán
rắn che đầu. Vishnu của Champa cũng có bốn tay, cầm các


vật biểu trưng như trong thần thoại Ấn Độ. Các hóa thân và
những câu chuyện nơi trần thế của Vishnu cũng được các
nghệ nhân Champa thể hiện. Trong bức phù điêu ký hiệu
45.2, 45.3 tìm thấy ở Trà Kiệu, chúng ta có thể thấy sự xuất
hiện của hoàng tử Rama, Laskmana và Hanuman – thần khỉ.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy các bức phù điêu
thể hiện Sita, quỷ vương Ravana lay động núi Kailasa, thần khỉ
Hanuman chiến đấu với quỷ. Tất cả những phù điêu ấy hợp
thành một câu chuyện về hoàng tử Rama và chiến công
của chàng cùng thần khỉ. Điều này cho thấy, người Chăm
chẳng những thông hiểu Hinđu giáo và thần thoại Ấn Độ
mà còn nắm rõ cả nội dung của trường ca Ramayana. Krisna,
hóa thân thứ tám của Visnu cũng được thể hiện trong điêu
khắc Champa. Đài thờ “hoạt cảnh” Trà Kiệu chính là một
đoạn truyện bằng hình về Krisna trích trong Bhagavata – purana.
Ngoài ra, phù điêu Krisna còn được tìm thấy tại tháp Khương
Mỹ. Bức phù điêu này mô tả Krisna đang trong tư thế hai
chân khuỳnh, tay trái chống lên đùi, tay phải đang nâng
ngọn núi Govadhana. Trong ba vò thần chủ của đạo Hinđu, Siva
là vò thần được người Champa tôn sùng nhất. Theo thần thoại
Ấn Độ, Siva vừa là thần Hủy diệt vừa là thần Bảo tồn,
Sáng tạo. Thần có sức mạnh to lớn vượt lên trên mọi vò
thần. Siva là vò thần đã khuấy biển sữa, luyện thuốc
trường sinh để tăng sức mạnh cho các chư thần. Ông cũng
là chiến só diệt quỷ, ban cho loài người sự bình yên, sức
khỏe và tuổi thọ. Siva còn là vua của các vũ khúc. Những
điệu múa của thần làm mê hoặc các vò thần khác và cả
những loài quỷ dữ hung hăng. Điệu múa của thần tượng
trưng cho sự chuyển động của vũ trụ. Với điệu Tandava dữ
dội, thần hủy diệt vũ trụ, tiếp đó, bằng những động tác
múa ẩn chứa đầy quyền lực, thần lại tạo ra một vũ trụ
mới, tốt đẹp hơn. Là vò thần pháp lực vô biên, Siva thường
được mô tả trong thần thoại như là vò thần có nhiều đầu,
nhiều tay, giữa trán có con mắt thứ ba “nhìn thấu suốt vũ
trụ”. Có khi, hình ảnh Siva được đồng nhất với chiếc linga rực

cháy. Linga chính là biểu tượng của nguyên lý sinh sản, biểu
tượng cho năng lực sáng tạo của Siva. “ Văn hóa Chàm xác


nhận là : ở đâu có màu sắc tôn giáo thì ở đó có bóng
dáng Siva” Nói một cách ngắn gọn, ở Champa, thần Siva
được tôn thờ nhiều nhất. Có lẽ, người Champa đã tìm thấy
ở Siva những năng lực phù hợp với khát vọng sống của
mình. Nhiều người cho rằng, việc tôn Siva làm thần chủ chính
là điểm khác biệt giữa Champa và Ấn Độ. Thật ra, đạo
Hinđu ở Ấn Độ không phải chỉ có một khuôn mẫu chung
duy nhất là thờ cả ba vò thần chủ. Tìm hiểu kỹ lòch sử
Hinđu giáo của Ấn Độ, ta thấy, mặc dù Brahma được suy tôn
như vò thần sáng tạo nhưng vai trò của thần khá mờ nhạt,
trong khi đó, vai trò của Vishnu, đặc biệt là Siva được tăng
lên đáng kể. Kết quả của hiện tượng đó là sự xuất hiện
các giáo phái mới : giáo phái Siva, giáo phái Vishnu. Về sau,
cùng với đạo Hinđu, giáo phái Siva, Vishnu có điều kiện lan
rộng xuống phía Nam, ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, việc thờ thần chủ Siva không phải là một sự
“sáng tạo” của người Champa như nhiều người đã nghó. Có
chăng, người Chăm đã lựa chọn trong khá nhiều những giáo
phái ở Ấn Độ một giáo phái phù hợp, có thể chuyển tải
được những tâm tư, tình cảm của mình. Trong kho tàng điêu
khắc Champa, tác phẩm về Siva được tìm thấy rất nhiều ở
Mỹ Sơn, Phong Lệ, Trà Kiệu, Chánh Lộ, tháp Mắm…. Đa số
các tác phẩm đều thể hiện hình ảnh vò chúa tể vũ trụ
đang đắm mình trong điệu múa. Tay thần cầm những vật
biểu trưng như đinh ba, gậy treo đầu lâu có ba con rắn quấn
quanh, chiếc trống nhỏ, kiếm, cung....Bên dưới Siva là các

nhạc công đang tấu nhạc say sưa, những nhà hiền triết đang
chiêm ngưỡng điệu múa hay thủy quái makara đang dâng hoa
sen. Không còn nghi ngờ gì nữa, Siva đang múa những giai
điệu đầy quyền năng để sáng tạo vũ trụ. Trong thần tích
Hinđu, Siva có ba điệu múa nổi tiếng : điệu múa vũ trụ,
điệu múa Tandava ở nơi hoả táng và điệu múa lúc ban
chiều trên đỉnh Kailasa, trong đó, điệu múa vũ trụ là được
đề cập đến nhiều nhất. Với điệu múa này, Siva thể hiện
cả năm hoạt tính (sáng tạo, bảo tồn, phá hủy, loại trừ tối
tăm, ngu dốt và sự ban ân huệ) của thần. Theo kinh Un-maivi-lak Kam và kinh Si-dam-ba-ra Mum-ma-nico-vai, nguyên mẫu


của điệu múa Siva thể hiện năm hoạt tính của thần là :
...sự sáng tạo đẻ ra từ cái trống...sự hủy diệt từ ngọn
lửa...cái chân nhấc lên giải thoát chúng ta... ...vò thần tay
cầm cái trống thiêng của mình đã làm ra và xếp đặt trời
đất, các loài vật và muôn vạn linh hồn...Bàn tay giơ lên
của thần che chở cả trật tự hữu thức của sự sáng tạo.
Chân đặt trên đất của thần là chỗ trú ngụ cho những linh
hồn mệt mỏi. Chính cái chân nhấc lên đó mang cho ai gần
gũi thần một hạnh phúc vónh hằng” Trong kho tàng điêu
khắc của người Ấn, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều tác
phẩm thể hiện đề tài Siva Nataraja, trong đó, đẹp nhất là
bức tượng đồng thể hiện Siva đang múa trong quả cầu lửa.
Siva Nataraja bằng đá của Champa, nếu so với tác phẩm Siva
múa trong quả cầu lửa bằng đồng thau của Ấn Độ, dó
nhiên là không khoáng đạt và biểu cảm bằng. Tuy nhiên,
tác phẩm của Champa không phải là không độc đáo. Quan
trọng hơn, Siva Nataraja của Champa cũng thể hiện được năm
hoạt tính của vò chúa tể vũ trụ. Có điều, người Chăm thể

hiện năm hoạt tính của Siva qua điệu múa có hơi khác so với
nguyên mẫu của Ấn Độ. Trong các bức chạm khắc điệu
múa Siva của Champa, chúng ta ít thấy sự xuất hiện của
chiếc trống và ngọn lửa. Thế nhưng, qua những cánh tay vung
lên xoay tít, ta có thể cảm nhận được tất cả : sự luân
chuyển của vũ trụ, sự hủy diệt và cả sự sản sinh. Một
cánh tay chính của Siva luôn giơ lên như che chở những gì
thần đã tạo ra. Đặc biệt, Siva luôn múa trong tư thế một
chân chạm đất, một chân nhấc lên. Đó là biểu hiện của
sự giải thoát và ban ân cho chúng sinh đau khổ. Có khi,
chúng ta bắt gặp trong kho tàng điêu khắc Chăm hình ảnh
Siva đang quay cuồng trong điệu múa, mười tay cầm chắc một
sợi dây. Hình ảnh này gợi nhớ đến điển tích Siva khuấy biển
sữa trong thần thoại Ấn Độ. Cũng theo thần thoại Ấn Độ,
có một thời kỳ Siva hóa thân thành người đi khất thực. Sự
kiện này cũng được người Champa phản ánh qua bức tượng
đứng “Siva ăn mày” tìm thấy ở Mỹ Sơn. Trong bức tượng này,
Siva không có phong thái dữ dội, cũng không có nhiều đầu,
nhiều tay, tuy nhiên, người nghệ nhân Chăm tinh tế cũng


không quên điểm thêm một hình trăng lưỡi liềm ở giữa
trán Siva - biểu trưng cho quyền năng tối thượng. Linga, một
hình tượng độc đáo của Siva, cũng được Champa thể hiện.
Trong kho tàng điêu khắc của mình, các nghệ nhân Chăm đã
dành một “khoảng không” khá rộng rãi để thể hiện các
linga. Có nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân của hiện
tượng thờ nhiều ngẫu tượng linga ở Champa là do tạc ngẫu
tượng đơn giản hơn nhiều so với tạc tượng mà vẫn giữ được
quan niệm tôn giáo. Cũng có thể, Champa đã chòu ảnh

hưởng của quan niệm triết học tôn giáo Ấn Độ, cho rằng
hình ảnh trừu tượng sẽ thể hiện tốt hơn năng lực siêu nhiên
và sự vô hình của các vò thần thánh. Quan trọng hơn, theo
quan niệm cổ xưa của người Ấn, linga vừa là đại diện cho
Siva vừa là biểu tượng của nguyên lý sinh sản, bảo tồn
giống nòi. Hẳn là người Champa, với lòng sùng kính Siva và
khao khát sự sinh sôi đã thấy linga là một vật biểu trưng đơn
giản nhưng hoàn hảo để thể hiện niềm tin tôn giáo và
khát vọng của họ. Ngoài Brahma, Vishnu, Siva, người Chăm
còn thể hiện nhiều vò thần khác gắn liền với những vật
biểu trưng và những điển tích liên quan với họ. Chẳng hạn,
Ganesa, vò thần mình người đầu voi rất được yêu mến ở Ấn
Độ, đã được Champa thể hiện với nhiều tác phẩm. Trong
các tác phẩm ấy, Ganesa thường có bốn tay, cầm chén cạn,
củ cải hay chùm lá (thực phẩm mà loài voi rất thích). Đặc
biệt, Ganesa chỉ có một ngà, chiếc ngà còn lại được thể
hiện dường như bò gãy. Hình ảnh này gợi lại một điển tích
trong thần thoại Ấn Độ, cho rằng Ganesa đã bò gãy một ngà
trong khi giao chiến với Parashurama. Theo quan niệm của người
Ấn Độ, nguyên lý nữ tính (shakti) là lực lượng chủ yếu trong
vũ trụ, chỉ có nó mới có đủ năng lực biến đổi sức mạnh
tiềm tàng nam tính thành hành động. Chính vì vậy, các thần
linh Hinđu như Brahma, Vishnu, Siva … đều có thuộc tính nữ, thể
hiện ra bên ngoài bằng các vò phu nhân của thần. Có lẽ,
Champa đã nhận thấy quan niệm về “nguyên lý nữ tính”
của Ấn Độ có những điểm phù hợp với truyền thống tôn
thờ “nữ thần mẹ” của mình. Thế nên, họ đã dễ dàng tiếp
thu quan niệm này. Và, bên cạnh các vò thần Brahma, Vishnu,



Siva, người Chăm đã tạo tác nên rất nhiều tác phẩm thể
hiện hình tượng vợ của các thần (Saravati, Laskmi, Uma...). Khi
tìm hiểu những hình tượng nữ Champa, ấn tượng đầu tiên của
chúng ta về những hình tượng ấy là sự gợi cảm ! Các nữ
thần thường cởi trần, phô bày bộ ngực tròn, eo thon, hông
rộng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khi thể hiện hình
tượng nữ, các nghệ nhân Champa chòu ảnh hưởng của tín
ngưỡng phồn thực bản đòa, thể hiện khát khao vạn vật sinh
sôi nảy nở. Điều này hoàn toàn có thể. Nhưng, ở một đất
nước chòu ảnh hưởng đậm nét của văn hoá Ấn Độ như
Champa, ta cũng không loại trừ khả năng, các nghệ nhân
Champa đã tiếp thu quan niệm thẫm mỹ về nét đẹp cơ thể
của Ấn Độ dựa trên cơ sở quan điểm này phù hợp với tín
ngưỡng phồn thực bản đòa. Theo quan niệm của người Ấn
Độ, một cơ thể đẹp phải là một cơ thể khỏe mạnh, tràn
đầy sức sống, quan trọng hơn, những đường nét trên cơ thể
ấy phải toát ra một nguồn sinh lực, hứa hẹn một khả năng
sinh sản dồi dào. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi một đất
nước, vốn được mệnh danh là “đại lục tinh thần”, có một
nền văn hoá kín đáo, thâm trầm, lại đề cao vẻ đẹp mang
tính nhục cảm của cơ thể. Bởi lẽ, mỹ học Ấn Độ trước hết
là mỹ học tôn giáo. Trong tư tưởng của người Ấn Độ, cái
đẹp nhục cảm toát ra từ thân thể là một giá trò phổ biến,
tất yếu của thế giới. Cái đẹp này không tồn tại trần trụi,
chỉ gắn với những khoái lạc tầm thường của thể xác mà
nó còn gắn với chức năng duy trì nòi giống, duy trì sự tồn
tại của thế giới, hơn thế, nó còn hướng con người đến sự
giải thoát về mặt tâm linh. Chính vì tư tưởng đó, trong nhiều
lónh vực văn hoá, từ văn học đến nghệ thuật, cái đẹp nhục
cảm thường được người Ấn Độ chú ý gợi tả. Trong mỹ

thuật tôn giáo Ấn Độ, chúng ta cũng có thể tìm thấy
những hình tượng đầy nhục cảm ấy. Đó là hình tượng các
thánh mẫu bằng đất nung với chiếc mông tròn và bộ ngực
lớn; là các phù điêu thể hiện cảnh những đôi nam nữ
đang hành lạc, tượng các dạ xoa với cơ thể hấp dẫn được
trang trí trên các chùa tháp; là những tượng nữ thần Hinđu
giáo, Bồ tát Phật giáo với khuôn ngực trần, hông rộng, eo


thon… . Khi nhìn thấy những hình ảnh trên, nhiều nhà phê bình
nghệ thuật đã thật sự bò “sốc”. Tuy vậy, đối với người Ấn
Độ, việc đưa nhục cảm vào mỹ thuật tôn giáo không có gì
là bất hợp lý. Bởi vì, trong tư tưởng của họ, việc chú ý đến
cái đẹp nhục cảm chỉ là “ cách thức lấy vẻ đẹp của thế
giới vật chất như là một phương tiện để hướng các tín đồ
tới vẻ đẹp tâm linh của sự giác ngộ chân thành” Đưa hình
tượng những phụ nữ đầy gợi cảm vào trong các đền tháp,
chùa chiền, người Ấn Độ không ngoài mục đích nhấn mạnh
vào bức thông điệp của Đấng Giác Ngộ về sự chế ngự,
vượt qua cạm bẫy quyến rũ của dục vọng để tìm thấy cái
đẹp đích thực ở cõi an bằng, thanh tònh. Với quan niệm rất
sâu xa về nhục cảm, về cái đẹp của thân thể như thế,
người Ấn đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo
mang màu sắc văn hoá rất riêng của mình : đó là những
nữ thần, thiên tiên vừa trần tục, vừa thanh thoát. Champa
cũng thể hiện những hình tượng nữ đầy gợi cảm trên các
đền tháp và trong điêu khắc. Giống như Ấn Độ, những nữ
thần Ấn Độ giáo, Bồ tát Phật giáo của Champa cũng vừa
hừng hực sức hấp dẫn trần tục vừa siêu thoát, thanh cao.
Robert Fisher, một chuyên gia nghiên cứu về mỹ thuật, trong

đó có mỹ thuật Phật giáo, đã nhận xét : “… những phụ
nữ khiêu gợi như thế hiếm khi xuất hiện trong nghệ thuật…
trừ khi chòu ảnh hưởng trực tiếp của Ấn Độ” Lời nhận đònh
ấy cho phép chúng ta khẳng đònh Champa đã tiếp thu quan
niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ và thể hiện nó
khá trung thành trên các bức tượng, phù điêu. Có thể
nhận thấy, những nội dung tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng
sâu sắc đến điêu khắc Champa. Những quan niệm và thần
tích tôn giáo Ấn Độ đã cung cấp cho người nghệ nhân
Champa những đền tài vô tận để sáng tạo. Tuy vậy, các
nghệ nhân Champa cũng có sự chọn lọc đối với các hình
tượng, nội dung sự kiện...theo hướng phù hợp với tâm tư, tình
cảm của mình. Trong điêu khắc Chăm, chúng ta khó có thể
tìm thấy một tác phẩm thể hiện sự giáng hạ của sông
Hằng – một đề tài rất phổ biến ở Ấn Độ. Ta cũng không
tìm được tác phẩm thể hiện Siva múa điệu hủy diệt giữa


những con quỷ ở nơi hỏa táng. Có lẽ, người dân Champa,
vốn đã chòu quá nhiều mất mác vì thiên tai, chinh chiến –
rất ngại khi đề cập đến một sự hủy diệt đơn thuần. Một ví
dụ khác nữa. Nếu như ở Ấn Độ, Vishnu với hóa thân con lợn
rừng vó đại – nhân vật đã ủi đất, sáng tạo nên lục đòa Ấn
Độ - được thể hiện rất nhiều thì ở Champa, hầu như không
có một tác phẩm nào mang nội dung như thế. Thay vào đó,
người Chăm lại lưu ý thể hiện Vishnu trong hóa thân Krisna,
tay đang nâng quả núi. Hẳn là người Chăm - những cư dân
vùng duyên hải, vốn phải luôn đối mặt với lũ – đã gửi
gắm trong hình ảnh Krisna ước mơ chống lại loại thiên tai
khủng khiếp này. Ngoài ra, trong vô vàn những quan niệm

về cái đẹp của người Ấn Độ, Champa tiếp thu quan niệm về
vẻ đẹp cơ thể con người . Dó nhiên, Champa không tiếp thu
quan niệm này một cách rập khuôn, vô tội vạ. Như đã nói,
tín ngưỡng phồn thực, tôn thờ nữ thần Mẹ đã hình thành ở
Champa từ rất sớm. Hẳn là, Champa đã tìm thấy trong tư
tưởng người Ấn Độ một sự đồng cảm. Vì thế, họ đã tiếp
thu quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ, ứng dụng
vào trong nghệ thuật, để rồi, nhờ những tác phẩm nghệ
thuật đó nói hộ khao khát về sự sinh sôi nảy nở, trường
tồn vónh viễn của mình… Tóm lại, những tác phẩm mang
chủ đề Hinđu giáo của Champa tuy khá gần gũi với với Ấn
Độ nhưng vẫn mang nhiều nét sáng tạo độc đáo, chứa đựng
những thông điệp rất riêng của cư dân bản đòa. Tìm hiểu
những tác phẩm ấy, chúng ta có thểm biết thêm nhiều
điều về tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người Champa
cổ. Và, có lẽ, chính những điều ấy đã góp phần tạo nên
nét cuốn hút cho các tác phẩm Hinđu giáo của Champa.
Như đã từng khẳng đònh nhiều lần, điêu khắc là một hoạt
động sáng tạo. Tuy nhiên, trong điêu khắc tôn giáo Ấn Độ,
dù có sức sáng tạo dồi dào đến mấy, người nghệ só vẫn
phải tuân theo một số nguyên tắc tiếu tượng chung. Những
nguyên tắc này do chính con người tạo ra trên nền tảng đức
tin và những nội dung tôn giáo cụ thể. Mỗi tôn giáo có
những nguyên tắc tiếu tượng riêng của nó. Đối với Phật


giáo, trong những thế kỷ đầu, khi tôn giáo này mới xuất
hiện, với quan niệm cho rằng đắp vẽ tượng Phật dưới hình
người là xúc phạm thần thánh, người Ấn Độ đã mượn hình
ảnh bánh xe pháp luân, cội bồ đề, chiếc ngai, dấu chân…

để nói về Đức Phật. Từ đầu công nguyên, ở Ấn Độ,
những tác phẩm thể hiện hình tượng Đức Phật dưới dạng
người lần đầu tiên xuất hiện trong trường phái nghệ thuật
Gandhara thuộc vùng Bắc Ấn. Cách thể hiện này nhanh
chóng trở nên phổ biến. Trong không gian và những khoảng
thời gian khác nhau, Đức Phật được thể hiện với vóc dáng,
vẻ mặt, trang phục… khác nhau. Tuy vậy, dù được tạo tác
dưới đôi bàn tay của người nghệ só Gandhara, Mathura,
Amaravati, Gupta hay Chola, Đấng Chí Tôn vẫn mang một số
nét đặc trưng như một nấm tròn nổi trên đỉnh đầu, một
xoáy tròn giữa đôi lông mày, đôi tai lớn, dái tai dài, đôi
bàn tay thể hiện các thủ ấn… Trong quan niệm của Phật
giáo, Bồ tát là trung gian giữa Phật và chúng sinh đau khổ.
Với tấm lòng từ bi, bác ái của mình, Bồ tát luôn hiện
thân xuống trần cứu độ con người khỏi bể trầm luân. Là
người đại diện cho Đức Phật, Bồ tát luôn mang một hình A-diđà trước búi tóc. Với khả năng phi thường có thể cứu rỗi
mọi chúng sinh đau khổ, Bồ tát thường được thể hiện có
bốn tay, cầm bốn vật biểu trưng như quyển kinh, bình nước,
chuỗi hạt, hoa sen. Các vò hộ pháp, với vai trò bảo vệ cái
thiện, chống lại cái ác, cái xấu xa, trong nghệ thuật tiếu
tượng Phật giáo, các nhân vật này thường được thể hiện
với tư thế, vẻ mặt dữ tợn. Trái với sự dòu dàng, thanh thản
trong điêu khắc Phật giáo, ngự trò trong điêu khắc Hinđu giáo
là nhòp điệu mạnh mẽ và năng động. Theo thần tích Hinđu
giáo, các nghệ só không được phép mô tả thần linh với
những đặc điểm cụ thể giống con người thật. Họ chỉ có
thể mô tả thần linh dưới dạng lý tưởng hoá, gợi lại hình
người một cách khái quát mà thôi. Chính vì thế, các thần
linh tối cao của Hinđu giáo thường được mô tả với nhiều
đầu, nhiều mắt, nhiều tay chân… tượng trưng cho sứ mệnh,

quyền năng siêu nhiên, khả năng tri hành phi thường của
họ. Một số thần lại được thể hiện trong hình dáng nửa người


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×