Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu giá trị tiên lượng tình trạng thai của thăm dò doppler động mạch rốn và doppler ống tĩnh mạch Arantius trên thai chậm phát triển trong tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.9 KB, 6 trang )

SẢN KHOA – SƠ SINH

ĐÀO THỊ HOA, NGUYỄN VIẾT TIẾN, TRẦN DANH CƯỜNG, TRẦN THỊ TÚ ANH

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TÌNH TRẠNG THAI
CỦA THĂM DÒ DOPPLER ĐỘNG MẠCH RỐN
VÀ DOPPLER ỐNG TĨNH MẠCH ARANTIUS
TRÊN THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG
Đào Thị Hoa(1), Nguyễn Viết Tiến(2), Trần Danh Cường(2), Trần Thị Tú Anh(1)
(1) Bệnh viện Phụ sản Trung ương, (2) Trường Đại học Y Hà Nội

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

Từ khoá: Thai chậm phát triển
trong tử cung, doppler động
mạch rốn, doppler ống tĩnh
mạch Arantius, tình trạng sơ
sinh.
Keywords:
Fetal
growth
restriction, umbilical waveform,
ductus
venosus,
perinatal
outcome.

08

Tác giả liên hệ (Corresponding author):


Đào Thị Hoa,
email:
Ngày nhận bài (received): 15/03/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
10/04/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 20/04/2016

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá, so sánh kết quả thăm dò siêu âm doppler động
mạch rốn và doppler ống tĩnh mạch Arantius và với tình trạng sơ sinh
trong trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 252 sản phụ có một
thai, từ 28 tuần được chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung, điều
trị tại khoa sản bệnh lý Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/2011
đến tháng 11/2015, được theo dõi thai bằng nhiều phương pháp trong đó
có thăm dò siêu âm doppler các động mạch rốn, doppler động mạch não
và doppler tĩnh mạch Arantius. Trẻ Sơ sinh ngay khi đẻ được lấy máu
cuống rốn và chẩn đoán suy thai nặng khi pH ≤ 7,15 hoặc BE < - 8mmol/l.
Kết quả: Giá trị chẩn đoán tình trạng thai sau sinh của thăm dò doppler
động mạch rốn và doppler ống tĩnh mạch Arantius có độ nhạy, độ đặc
hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính tương ứng
62,5%, 96,4%, 71,4%, 94,6% và 69,7%, 95,4%, 69,7%, 95,4%. Khi kết
hợp cả hai thăm dò doppler này thì giá trị chẩn đoán tăng có ý nghĩa
thống kê với độ nhạy là 75,0%, độ đặc hiệu 95,9%, giá trị chẩn đoán
dương tính tăng 72,7% và giá trị chẩn đoán âm tính cao 96,3%.
Kết luận: Trên những thai chậm phát triển trong tử cung bất thường
hình thái phổ sóng doppler có giá trị dự báo suy tuần hoàn thai và các
bất thường doppler ống tĩnh mạch Arantius kết hợp doppler động mạch

rốn rất có giá trị đánh giá trong theo dõi thai trong thai trong tử cung.
Từ khóa: Thai chậm phát triển trong tử cung, doppler động mạch rốn,
doppler ống tĩnh mạch Arantius, tình trạng sơ sinh.

Abstract

COMPARISON DOPPLER EVALUATION AND
RELATIONSHIP BETWEEN OF UMBICAL ARTERY
FLOW AND THE DUCTUS VENOSUS WAVEFORM
IN THE PREDICTION OF ADVERSE PERINATAL
OUTCOME IN GROWTH - RESTRICTED FETUSES


Thai chậm phát triển trong tử cung là tình
trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng ngay từ khi còn
nằm trong tử cung. Thai được coi là chậm phát
triển trong tử cung khi ước trọng lượng thai nằm
dưới đường bách phân vị thứ 10 tương ứng với
tuổi thai và theo chủng tộc
Thiếu oxy não là nguyên nhân chính, chiếm
50-60% các nguyên nhân gây tử vong, ngạt và
bệnh lý sơ sinh. Vì vậy theo dõi sát và đánh giá
tình trạng đúng suy tuần hoàn thai có vai trò rất
quan trọng quyết định phương pháp và thời điểm
xử trí thích hợp với các thai nghén nguy cơ suy
thai cao, đặc biệt trong trường hợp thai chậm
phát triển trong tử cung. Điều này rất có ý nghĩa
với thầy thuốc, giúp giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh,
chu sinh, giảm biến chứng, di chứng thần kinh,
vận động, chậm phát triển tâm thần của trẻ góp

phần nâng cao chất lượng dân số và giúp giảm
gánh nặng cho xã hội [15].
Siêu âm là phương pháp thăm dò không xâm lấn,
được áp dụng rộng rãi trong sản phụ khoa, với nhiều
ưu điểm vượt trội. Ngoài áp dụng để thăm dò hình
thai học thai còn ứng dụng siêu âm doppler mạch
máu như hệ động mạch, tĩnh mạch thai: động mạch

rốn và động mạch não, tĩnh mạch rốn, Arantius, dựa
vào kết quả này thầy thuốc có thể biết tốc độ các dòng
chảy các mạch máu, đo độ trở kháng các động mạch
từ đó có thể biết thai nhi có hay suy thai hay không,
có hiện tượng phân bố lại tuần hoàn thai trong trường
hợp thai suy, từ đó có thể tiên lượng được thai nhi có
khả năng thích nghi với tình trạng suy thai, thiếu oxy
hay không và ngược lại.
Theo các nghiên cứu trên thế giới nếu có bất
thường giá trị dopper động mạch rốn như tốc độ
dòng tâm trương bằng 0 hoặc đảo ngược và có
sự thay đổi hình dạng phổ doppler ống tĩnh mạch
Arantius như sóng a ≤ 0 hoặc tăng chỉ số xung
IP thì sẽ tăng nguy cơ suy thai và toan hóa máu
thai [1][9][12]. Tuy nhiên ở Việt Nam còn ít nghiên
cứu về siêu âm doppler hệ động mạch kết hợp với
doppler tĩnh mạch thai và đánh giá những thay
đổi của doppler hệ tĩnh mạch với doppler động
mạch trong trường hợp thai nghén có nguy cơ cao
như trong thai chậm phát triển trong tử cung nên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
Đánh giá, so sánh giá trị tiên lượng suy thai của

phương pháp thăm dò siêu âm doppler động mạch
rốn và doppler ống tĩnh mạch Arantius trên thai
chậm phát triển trong tử cung

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

1. Đặt vấn đề

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(01), 08 - 13, 2016

Objective: To compare Doppler evaluation of the ductus venosus and umblitical artery for the prediction
of adverse perinatal outcomes in growth-restricted fetuses with evidence of hemodynamic redistribution.
Methods: A prospective study involving 252 patients were collected from all singleton pregnancies who
underwent antenatal monitoring for fetal growth restriction treated in the National Hospital of Gynecology
and Obstetrics from January 2011 to january 2015. Data were collected from all singleton pregnancies
who underwent antenatal monitoring for fetal growth restriction and ductus venosus waveform results.
Peri-natal outcome was evaluated by means of four variables: an umbilical artery, pH ≤ 7.15 and significant
neonatal morbidity. Outcome was compared among fetuses delivered of their antenatal test. Logistic
regression analysis was used to analyze the relation between predictive and outcome variables.
Results: for the study, in IUGR fetuses, the predictive value for perinatal outcome of abnormal
umblitical artery versus ductus venosus waveform with the sensitivity, spesifivity positive values,
negative predictive values were 62.5%, 96.4%, 71.4%, 94.6% and 69.7%, 95.4%, 69.7%, 95.4%.
75.0%, 95.9%. The predictive value for perinatal outcome of abnormal umblitical artery and ductus
venosus waveform were 75.0%, 95.9%,72.7%,96.3%.
Conclusion: venous Doppler velocimetric signs of cardiac decompensation might predict fetal
demise and the umbilical artery flow and venose Doppler evaluation might give valuable clinical
information for surveillance in IUGR fetuses.
Keywords: fetal growth restriction, umbilical waveform, ductus venosus, perinatal outcome.


09


Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

SẢN KHOA – SƠ SINH

ĐÀO THỊ HOA, NGUYỄN VIẾT TIẾN, TRẦN DANH CƯỜNG, TRẦN THỊ TÚ ANH

10

2.Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
252 sản phụ có một thai, không có bất thường
hình thái học, nhiễm sắc thể tuổi thai từ 28 đến
41 tuần được chẩn đoán là thai chậm phát triển
trong tử cung được theo dõi tại khoa sản bệnh lý,
Bệnh viện Phụ sảnTrung ương từ tháng 5/2011
đến tháng 1/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, các bệnh nhân có
đủ các tiêu chuẩn, được chẩn đoán là thai chậm
phát triển trong tử cung với ước đoán trọng lượng
thai nhi nằm dưới đường bách phân vị số 10 tương
ứng theo tuổi thai theo đường bách phân vị trọng
lượng thai nhi Việt Nam [2][3].
Sản phụ được siêu âm hình thái học thai, đo

các chỉ số sinh học và phần phụ thai, đánh giá tình
trạng ối, khẳng định là thai chậm phát triển trong tử
cung; Thăm dò doppler hệ động mạch như doppler
động mạch rốn, động mạch não giữa, động mạch
tử cung, siêu âm doppler ống tĩnh mạch Arantius,
kết quả được so sánh với giá trị sinh lý theo tuổi
thai [7][8][14][16]; Theo dõi nhịp tim thai bằng
máy monitoring sản khoa, theo dõi đơn thuần (test
không đả kích) theo phác đồ điều trị của Bệnh viện.
Kết quả thăm dò doppler động mạch rốn bất thường
khi chi số xung PI >2SD theo đường bách phân vi
tương ứng tuổi thai hoặc tốc độ dòng tâm trương
(AEDV) bằng 0 hoặc đảo ngược (REDV). ống tĩnh
mạch Arantius bất thường khi sóng a bằng, hoặc
nhỏ hơn 0 (a≤0), PI cao hơn giá trị trên đường
bách phân vị số 95 theo tuổi thai dựa trên kết quả
biểu đồ bách phân vị công bố của Hechet và cộng
sự [9]. Kết quả nghiên cứu ghi lại là số liệu các
thăm dò siêu âm dopler làm trong vòng 24h trước
khi sinh. Trẻ sơ sinh sau khi đẻ được kẹp dây rốn
trước khi khóc, lấy ngay máu động mạch rốn vào
bơm tiêm 1 ml có tráng Heparin chống đông và gửi
ngay khoa sơ sinh phân tích khí máu, đo pH, BE,
đánh giá thăng bằng kiềm toan. Chẩn đoán suy
thai nặng khi pH ≤ 7.15 hoặc BE<- 8mmol/l [12]
[13] sau đó sơ sinh được cân và so cân nặng với
đường bách phân vị theo tuổi thai.
Số liệu được phân tích, xử lý trên phần mềm
thống kê y học SPSS 16.0, áp dụng các thuật toán
thống kê. Kết quả phân tích có ý nghĩa nếu p < 0.05


3. Kết quả và bàn luận

3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
3.1.1. Số bệnh nhân
252 sản phụ có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên
cứu. Không có trường hợp nào có bất thường cấu
trúc thai, không có bất thường nhiễm sắc thể thai
3.1.2. Tuổi thai
Tuổi thai chia theo nhóm: 57 trường hợp thai
28-32 tuần, 108 tuổi thai 33-36 tuần và 87 trường
hợp tuổi thai ≥37 tuần.
3.1.3. Cách đẻ
241/252 bệnh nhân mổ lấy thai và 11 trường
hợp đẻ thường, 11 bệnh nhân này là những trường
hợp thai lưu trong quá trình theo dõi. Các bệnh nhân
mổ lấy thai đều được gây tê tủy sống nên kết quả ít
bị ảnh hưởng bởi phương pháp giảm đau, gây mê.
3.1.4. Tuổi bệnh nhân nhóm nghiên cứu
Trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu 29.2 tuổi.
Hầu hết các bệnh nhân đều nằm trong độ tuổi sinh
đẻ, nhiều nhất tập trung ở nhóm 25 đến 34 (57%),
bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 45 và thấp nhất 19 tuổi.
Bảng 1. Phân bố tuổi bệnh nhân
Nhóm tuổi
<= 24
25-29
30-34
35-39
>= 40

Tổng

Số lượng
55
90
54
42
11
252

Tỷ lệ (%)
21,8
35,7
21,4
16,7
4,4
100

Biểu đồ 1. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân

Biểu đồ 2 . Phân bố số con hiện còn sống ở nhóm phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu


33-36

≥ 37

Tổng (%)

2

20
84
106

1
5
81
87

16 (6,7)
39 (16,1)
186 (77,2)
241

11

Tổng số trường hợp lấy máu cuống rốn 241
do có 11 trường hợp thai lưu trong quá trình theo
dõi. Có 16/241 trường hợp pH≤ 7,15 hoặc có
BE< - 8 mmol/l, những bệnh nhân này trước đó
100% có rối loạn tuần hoàn động mạch rốn, động
mạch não, bất thường sóng doppler ống tĩnh mạch
Arantius, có sóng a âm, a ≤ 0
3.3. Kết quả thăm dò doppler động
mạch rốn
Bảng 3. Kết quả thăm dò doppler ĐMR
Dopper ĐMR
Bất thường VD=0, đảo ngược
Bình thường
Tổng số


Suy thai
20
8
28

pH

Không suy thai
12
212
224

Tổng số
32
220
252

Có 32 trường hợp có bất thường doppler ĐM
rốn, sau đẻ có 20/32 suy thai (chiếm 62,5%).
Trong khi đó 8/220 trường hợp doppler ĐMR bình
thường có suy thai sau đẻ (chiếm 3,6%).
3.4. Kết quả thăm dò doppler tĩnh
mạch Arantius
Bảng 4. Kết quả thăm dò doppler tĩnh mạch Arantius
pH
BE
Doppler Arantius
Suy thai không Suy thai
Sóng a ≤ 0

22
11
14
a bình thường
6
213
5
Tổng
28
224
19

không
19
214
233

pH+BE
Suy thai không
23
10
10
209
33
219

Có 33 trường hợp sóng a ≤ 0. Trong đó có 11
trường hợp diễn biến thai lưu, có 11 pH ≤ 7,15 và
11 trường hợp pH >7,15; 14/33 trường hợp sóng
a ≤ 0 máu cuống rốn sơ sinh có BE <-8 mmol/l. Kết

hợp tiêu chẩn chuẩn đoán suy thai dựa pH và BE thì
có 23/33 (69,6%) sóng a ≤ 0 có suy thai sau đẻ.

Bảng 5. Giá trị chẩn đoán suy thai của thăm dò doppler ĐMR và ống TM Arantius
pH ≤ 7,15
Giá trị
Độ Độ đặc Giá trị Giá trị
BE<8mmol/l
P
Phương pháp
nhạy hiệu CĐ (+) CĐ (-)
Suy thai Không ST
23
10 69,7 95,4 69,7 95,4 <0,0001
Doppler Suy thai
Arantius BT
10
209
20
12
Doppler Suy thai
<0,0001
ĐMR BT
8
212 62,5 96,4 71,4 94,6
9
Arantius Bất thường 24
+ ĐMR Bình thường 8
211 75.0 95,9 72,7% 96,3 <0,0001


Kết quả doppler động mạch rốn có giá trị chẩn
đoán suy thai trên những thai chậm phát triển trong
tử cung với độ nhạy, đặc hiệu, giá trị chẩn đoán
dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính tương ứng
62,5%, 96,4%, 71,4%, 94,6% . Còn với thăm dò
doppler ống tĩnh mạch nếu có bất thường sóng a
thì rất có giá trị chẩn đoán thai suy với độ nhạy,
đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn
đoán âm tính 69,7%, 95,4%, 69,7%, 95,4%.
Đặc biệt khi kết hợp cả hai phương pháp thăm
dò doppler động mạch rốn và doppler ống tĩnh
mạch Arantius nếu có bất thường cả trên doppler
ĐMR và tĩnh mạch Arantius thì độ nhạy sẽ là
75,0%, tăng độ đặc hiệu lên 95,9%, giá trị chẩn
đoán dương tính cũng tăng 72,7% và giá trị chẩn
đoán âm tính cao 96,3%.

4. Bàn luận

4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu
252 sản phụ có đủ tiêu chuẩn tham gia
nghiên cứu.
Hầu hết các bệnh nhân đều nằm trong độ tuổi
sinh đẻ, nhiều nhất tập trung ở nhóm 25 đến 34,
nhiều tuổi nhất là 45 và thấp nhất 19 tuổi. Tuổi
trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu 29,2 tuổi.
Trong nhóm nghiên cứu có 3 trường hợp đẻ
con lần 3 (1,2% ). 138 bệnh nhân là con so (54,8
%), 101 con rạ, như vậy thai chậm phát triển
trong tử cung có thể gặp ở bất cứ lần sinh nào

của sản phụ
Có 241 bệnh nhân mổ lấy thai và 11 trường
hợp đẻ thường. 11 bệnh nhân này là những trường
hợp thai lưu trong quá trình theo dõi. 14 trường
hợp sau đẻ só suy thai nặng pH ≤ 7,15 hoặc BE
<-8 mmol/l, chiếm tỷ lệ 5,8%.

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

Bảng 2. pH máu động mạch rốn sơ sinh
Tuổi thai(tuần)
28-32
pH
≤ 7,15 hoặc BE< -8
13
7,15 < pH < 7.25
14
≥ 7,25
21
Tổng
48
Không lấy do thai lưu

3.5. So sánh giá trị hai phương pháp:
siêu âm doppler động mạch rốn và
doppler tĩnh mạch Arantius

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(01), 08 - 13, 2016


3.1.5. Số lần đẻ
Con so: 138 bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu (54,8 %); 101 con rạ, lần 2 (40,1%); 3 trường
hợp đẻ con lần 3 (1,2% ).
3.2. pH máu động mạch rốn sơ sinh
sau đẻ

11


Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

SẢN KHOA – SƠ SINH

ĐÀO THỊ HOA, NGUYỄN VIẾT TIẾN, TRẦN DANH CƯỜNG, TRẦN THỊ TÚ ANH

12

4.2. Kết quả thăm dò doppler động
mạch rốn
Trong nghiên cứu của chúng tôi sau đẻ có
20/32 bất thường doppler động mạch rốn có suy
thai thực sự (62,5%). Trong khi đó chỉ có 8/220
trường hợp doppler ĐMR bình thường có suy thai
sau đẻ (chiếm 3,6%) như vậy bằng doppler động
mạch rốn chúng ta có thể tìm ra những trường hợp
nào thai có nguy cơ cao để theo dõi sát và tiến hành
các xét nghiệm khác để phát hiện dự phòng các
biến chứng thai. Tương tự, Bilardo và cộng sự tiến

hành nghiên cứu trên 70 trường hợp thai chậm phát
triển trong tử cung thấy rằng những trường hợp có
bất thường doppler động mạch rốn với tốc độ dòng
tâm trương bằng 0 hoặc đảo ngược thì thấy tăng rõ
rệt nguy cơ tử vong và biến chứng chu sinh [4][5]
4.3. Kết quả thăm dò doppler ống tĩnh
mạch Arantius
22/33 thai chậm phát triển trong nhóm nghiên
cứu có sóng a bất thường có diễn biến thai suy thực sự
sau sinh hoặc thai lưu trong quá trình theo dõi. Như
vậy sự xuất hiện của sóng a rất có giá trị báo trước
tiên lượng thai xấu với giá trị chẩn đoán dương tính
69,7% và có ý nghĩa hơn khi chỉ có 6/291 trường hợp
sóng a bình thường có suy thai sau sinh, với giá trị
chẩn đoán âm tính 95,4%. Như vậy với những trường
hợp thai nghén có nguy cơ cao suy tuần hoàn nếu
sóng a của phổ doppler ống tĩnh mạch Arantius bình
thường tại thời điểm thăm dò thì chúng ta có thể kết
luận nguy cơ toan hóa máu của thai không cao [6][8].
4.4. So sánh giá trị chẩn đoán suy thai
giữa thăm dò doppler động mạch rốn và
doppler ống tĩnh mạch Arantius
Thai chậm phát triển trong tử cung là bệnh lý hay
gặp trên lâm sàng, một trong những nguyên nhân
chính gây thai chết lưu và bệnh lý chu sinh. Nghiên
cứu của chúng tôi thấy mối liên quan chặt chẽ giữa
bất thường doppler động mạch tử cung và bất thường
doppler ống tĩnh mạch Arantius trên nhóm bệnh nhân
có rối loạn suy giảm tuần hoàn tử cung thai này. Hầu
hết các thai chậm phát triển đều có biến động tuần

hoàn thai, bất thường doppler động mạch rốn xuất
hiện trước bất thường doppler động mạch não và sau
cùng là bất thường doppler tĩnh mạch Arantius và gây
ra mất thăng bằng kiềm toan máu thai nhi [5][6][7]
[15]. Bachat là người nghiên cứu rất nhiều về doppler
mạch máu thai thấy rằng khi có bất thường doppler

động mạch rốn, não thì cần phải dự báo được thời
điểm lấy thai tránh toan máu thai gây những biến
chứng nặng cho sơ sinh. Lúc này doppler ống tĩnh
mạch Arantius rất có giá trị. Trong trương hợp doppler
động mạch não PI bình thường, tốc độ dòng tâm
trương động mạch rốn bằng 0 hoặc đảo ngược thi cần
làm Doppler Arantius, nếu thay đổi có giá trị khẳng
định trước đó và hiện tại có sự thay đổi tuần hoàn trung
tâm và sau sinh nhóm thai này có tỷ lệ tử vong và bệnh
lý cao hơn hẳn thai không có biến đổi [7].
Kết quả nghiên cứu của chúng tối tương tự như của
Bilardo và Baschat trên thai chậm pháp triển các tác
giả đã đư ra khuyến cáo nếu có bất thường doppler
động mạch rốn, thai có nguy cơ suy giảm tuần hoàn
thì doppler ống tĩnh mạch Arantius là thăm dò tốt, có
giá trị. Các tác giả đã so sánh giá trị chẩn đoán tiên
đoán dương tính giữa phương pháp thăm dò tim thai
với thăm dò doppler ống tĩnh mạch Arantius về nhu
cầu chăm sóc tích cực thai nghén, tỷ lệ tử vong, bệnh
lý chu sinh, tỷ lệ đặt nội khí quản sau sinh và pH máu
rốn sơ sinh tương ứng: 81,5%, 26%, 48%, 55% so
với 45%, 13%, 26%, 29%. Như vậy thăm dò doppler
Arantius đã đưa ra chẩn đoán, đánh giá sát với tình

trạng thai hơn và giúp các thầy thuốc đưa ra quyết
định đình chỉ thai nghén đúng thời điểm tránh những
can thiệp quá sớm chưa cần thiết nhất là trong những
trường hợp thai non tháng

5. Kết luận

- Bất thường phổ doppler ống tĩnh mạch
Arantius rất có giá trị chẩn đoán suy thai.
- Thăm dò Doppler động mạch rốn có giá trị
chẩn đoán suy thai trên những thai chậm phát triển
trong tử cung với độ nhạy, đặc hiệu, giá trị chẩn
đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính tương
ứng 62,5%, 96,4%, 71,4%, 94,6% .
- Thăm dò Doppler ống tĩnh mạch nếu có bất
thường sóng a thì rất có giá trị chẩn đoán thai suy với
độ nhạy, đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá
trị chẩn đoán âm tính 69,7%, 95,4%, 69,7%, 95,4%.
- Giá trị chẩn đoán suy thai tăng có ý nghĩa khi
khi kết hợp cả hai phương pháp thăm dò doppler
động mạch rốn và doppler ống tĩnh mạch Arantius
nếu có bất thường cả trên doppler ĐMR và tĩnh
mạch Arantius thì độ nhạy 75,0%, độ đặc hiệu
95,9%, giá trị chẩn đoán dương tính 72,7% và giá
trị chẩn đoán âm tính cao 96,3%.


Obstet Gynecol.2003;22: 240—5.
9. Baschat AA. Doppler application in the delivery timing of the preterm
growth-restricted fetus: another step in the right direction. Ultrasound

Obstet Gynecol. 2004; 23:111—8.
10. Bault. J.P, Quarello. E, Ville.Y. Doppler obstetrical. 2009.
Sauramps Medical
11. Helwig. J, Parer. T. Kilpatrick. J, Rusel. K. Umbilical cord blood acidbase state: what is normal? Am J Obstet Gynecol. 1996; 174; 1807-1814
12. Kessler. J, Ramussen. S, Hanson. M, Kiserud. T. Longitudinal
reference ranges for ductus venosus flow velocities and waveform
indices. Ultrasound Obstet Gynecol. 2006; 28; 890-898
13. Rizzo G, Capponi A, Arduini D, Romanini C. The value of fetal
arterial, cardiac and venous flows in predicting pH and blood gases
measured in umbilical blood at cordocentesis in growth- retarded fetuses.
Br J Obstet Gynaecol. 1995; 102:963—9.
14. Shand. W, Hornbuckle. J, Nathan. E, Dickinson. E. Small for
gestational age preterm infants and relationship of abnormal umbilical
artery doppler blood flow to perinatal mortality and neurodevelopmental
outcomes. Australian and New Zealand journal of Obstetrics and
Gynaecology. 2009; 49; 52-58
15. Turan.S, Miller. J, Baschat. AA. Integrated testing and management
in fetal growth restriction. Semin Perinatol. 2008; 32:194—200.
16. Unterscheider. J, Daly . S, O’Donoghue. K and Malone. F.D. Critical
umbilical artery doppler abnormalities in early fetal growth restriction
and the timing of delivery; an overestimated clinical challenge in daily
obstetric practice. Untrasound obstet gynecol. 2014; 43; 236-240

Tập 14, số 01
Tháng 05-2016

1. Trần Danh Cường. Xác định một số thông số Doppler của động
mạch tử cung người mẹ, động mạch rốn, động mạch não thai nhi bình
thường (28-42 tuần). Luận án tiến sỹ Y học chuyên ngành Sản Phụ
khoa. Trường Đại học Y Hà Nội. 2007.

2. Phan Trường Duyệt. Phương pháp siêu âm doppler trong sản phụ
khoa. Siêu âm chẩn đoán và một số vấn đề lâm sàng sản phụ khoa
liên quan 2013. Nhà xuất bản Y học; 2128-2282
3. Phan Trường Duyệt. Áp dụng siêu âm để chẩn đoán tuổi thai và cân
nặng trong tử cung. Luận án tiến sỹ Y học. trường Đại học Y Hà Nội.1985.
4. Bilardo.CM, Wolf. H, Ville. Y, Baez. E, Visser .GH, Hecher . K.
Relations entre la surveillance des paramètres prénatals et le pronostic
perinatal dans les retards de croissance intra- utérin sévères et
prococes. J Gynecol Biol Reprod 2004; 33; 453-454.
5. Baschat AA, Integrated fetal testing in growth restriction. Combining
multivessel Doppler and biophysical parameters. Ultrasound Obstet
Gynecol 2013;21:1-8.
6. Baschat. A.A, Viscard. R.M., Hussey-Gardner. B, Hashmi. N., Harman
.C. Infant neurodevelopment following fetal growth restriction relationship
with anterpartum surveillance parameters. Untrasound obstet gynecol.
2009; 33; 44-50
7. Baschat AA, Harman CR. Venous Doppler in the assessment of fetal
cardiovascular status. Curr Opin Obstet Gynecol. 2006; 18:156–163.
8. Baschat AA, Gembruch U, Weiner CP, Harman CR. Qualita-tive
venous Doppler waveform analysis improves prediction of critical
perinatal outcomes in premature growth-restricted fetuses. Ultrasound

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(01), 08 - 13, 2016

Tài liệu tham khảo

13




×