Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.44 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Sự cần thiết triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines.
Lợi ích của thương mại điện tử :
Đối với Công ty: Pacific Airlines đã lựa chọn sứ mệnh trở thành hãng
hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam. Quyết định này đồng nghĩa với việc
Pacific Airlines phải tiết kiệm, giảm tối đa chi phí không cần thiết như: phòng
bán vé, đại lý, con người, cơ sở vật chất và trước hết là tấm vé giấy. Tại Việt
Nam, chi phí cho 1 tấm vé giấy thường từ 7-10 USD gồm: in ấn (ở nước ngoài),
thiết kế, bảo quản, nhân viên phòng vé, kế toán… Các khoản chi phí này thường
được tính vào giá vé, làm giảm đi rất nhiều sức cạnh tranh của các hãng hàng
không. Còn khi chuyển sang vé điện tử, tổng chi phí cho một tấm vé sẽ giảm
đến cực tiểu, chỉ bằng 1/10 so với vé giấy. Lợi ích này nhìn thấy rõ ràng và quá
lớn. Trong quy trình bán vé giấy của các hãng hàng không thường có một bộ
phận gọi là “tay xanh” (với Pacific Airlines ) hoặc “tay đỏ” (với Vietnam
Airlines). Tên gọi này để chỉ các nhân viên làm công việc rất thủ công là đếm,
kiểm vé trước khi xuất cho khách hàng và bị mực từ giấy than trên vé thôi ra
tay. Khi chuyển sang vé điện tử, các bộ phận làm thủ công như vậy sẽ không
còn, giúp giảm đáng kể chi phí lương và quản lý.
Thêm vào đó, khi sử dụng vé giấy, chi phí cho hạ tầng công nghệ bán vé
của Pacific Airlines tốn khoảng 1 triệu USD mỗi năm, trong đó riêng chi phí
thuê đường truyền của hãng SITA đã chiếm tới 50%. Còn nay, chi phí cho toàn
hệ thống Bán Vé Điện Tử của Pacific Airlines chỉ khoảng 500.000 USD, trong
đó, 300.000 USD là đầu tư cho hạ tầng mạng. Đây là khoản đầu tư một lần nên
Pacific Airlines ước tính họ có khả năng thu hồi trong vòng không đến một
năm.
Đối với các đại lý: Khi triển khai thương mại điện tử so với bán vé giấy
các đại lý sẽ có các điểm tiện lợi sau: tránh được các sai sót khi điền thông tin
khách hàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí lên công ty lấy vé và nộp tiền.
Theo thống kê của phòng TM&TT, hiện nay 70% doanh số bán là từ các đại lý,
việc có thêm nhiều lợi ích hơn cho các đại lý sẽ là động lực kích thích kênh bán


hàng quan trọng này của Công ty.
Đối với khách hàng: Ngoài việc được hưởng mức giá rẻ thì khi triển khai
thương mại điện tử, khách hàng của Pacific Airlines sẽ có được sự minh bạch
trong thông tin chuyến bay nhiều hơn so với trước đây. Mọi thông tin về chuyến
bay đều được đăng tải trên trang web, việc đặt giữ chỗ cũng hoàn toàn tự động.
Điều này biểu hiện sự văn minh, bình đẳng trong việc mua bán vé là một nét
mới trong văn hóa TMĐT.
Buộc phải bán vé điện tử : Người dân trong nước bắt đầu làm quen với
vé máy bay điện tử khi các hãng hàng không (HK) giá rẻ lần lượt đặt chân đến
Việt Nam. Khi ấy mọi người cứ nghĩ hoạt động của HK giá rẻ là tiết kiệm tối đa
các chi phí không cần thiết, kể cả việc mở các phòng vé, đại lý, tốn kém thêm
về bộ máy, con người, cơ sở vật chất. Bán vé trên mạng sẽ tiết kiệm hơn nhiều
các chi phí này, tiện lợi cho HK giá rẻ. Nhưng vé điện tử không chỉ dừng lại ở
các hãng HK giá rẻ. Vừa qua, Hiệp hội HK quốc tế (IATA) đã ra nghị quyết yêu
cầu các hãng HK trên toàn cầu sử dụng vé điện tử bắt đầu từ đầu năm 2008.
Điều đó, có nghĩa tất cả các hãng HK trên thế giới (trong đó có các hãng Việt
Nam) đều phải sử dụng vé máy bay điện tử trong việc đặt chỗ, bán vé, làm thủ
tục HK (check-in) cho hành khách.
2.2. Những điều kiện để triển khai TMĐT ở Pacific Airlines
2.2.1.Khả năng ứng dụng TMĐT:
Là khả năng nội tại của doanh nghiệp (khả năng về tài chính, khả năng về
nhân lực, về cơ sở hạ tầng công nghệ mạng), và cũng chính là điều kiện để triển
khai thương mại điện tử ở doanh nghiệp.
Qua bảng sau ta có thể xác định được mức độ khả năng ứng dụng TMĐT
của Pacific Airlines, có thể nói mọi trở ngại triển khai thương mại điện tử Công
ty đều có thể vuợt qua:
Bảng 2.1. Định lượng khả năng ứng dụng thương mại điện tử ở PA
Mức độ đánh giá
Dễ dàng vượt
qua

Có thể vượt
qua
Khó có thể
vượt qua
Chi phí x - - - -
Nhân lực trong DN - - x - -
Nhân lực ngoài DN - - x - -
Cơ sở hạ tầng CNTT - - x - -
Nguồn: Phòng thương mại thị trường
Về chi phí: Với mục tiêu triển khai TMĐT toàn diện, chuẩn bị cho kinh
doanh qua mạng. Ban lãnh đạo công ty đã có kế hoạch chi tiết cho việc ứng
dụng TMĐT trong quá trình kinh doanh của Công ty. Mặc dù chi phí đầu tư xây
dựng hệ thống thương mại điện tử toàn diện là khá cao, đầu tư cơ bản ban đầu
lớn. Song công ty luôn xác định đây là mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.
Hơn thề hàng năm công ty đều có trích từ lợi nhuận một phần nhất định để đầu
tư xây dựng cơ bản và đào tạo. Vì thề chi phí là trở ngại dễ dàng vượt qua. Có
thể ước tính 1 số khoản chi phí lớn như sau:
- Chi phí thuê tư vấn
- Chi phí mua sắm thiết bị
- Chi phí đào tạo nhân viên thương mại điện tử
- Chi phí xây dựng Website
- Chi phí cập nhật và nâng cập Website hàng năm
Về nguồn nhân lực của công ty: Đội ngũ cán bộ nhân viên của Pacific
Airlines có mặt bằng trình độ chung tương đối cao, có đào tạo chính quy, đã
quen làm việc trong môi trường hiện đại sẽ nhanh chóng thích ứng với công
việc khi triển khai hệ thống TMĐT. Tuy nhiên công ty còn thiếu nhân viên nào
được đào tạo chính quy chuyên ngành TMĐT. Vì TMĐT là phương thức đòi
hỏi người sử dụng và quản lý nó phải có một kiến thức toàn diện và chuyên sâu
về các lĩnh vực sâu: quản trị kinh doanh, CNTT, tài chính ngân hàng và ngoại
ngữ. Mặc dù vậy, đây là một trở ngại Công ty có thể vượt qua nếu có chính sách

đào tạo và thu hút nhân tài tốt.
Về nhân lực ngoài doanh nghiệp: đó là đội ngũ chuyên gia tư vấn tổ chức,
tư vấn thiết kế hệ thống thương mại điện tử, xây dựng website. Thực tế, đây là
trở ngại mà công ty có thể vượt qua bởi khi có nhu cầu công ty có thể ký hợp
đồng thuê các công ty chuyên về TMĐT trong và ngoài nước.
Cơ sở hạ tầng TMĐT: có thể nói đây là trở ngại có thể vượt qua của công
ty. Mặc dù, trên bình diện quốc gia thì cơ sở hạ tầng CNTT của Việt Nam còn
quá thấp kém chưa đáp ứng kịp với nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế số hoá.
Nhưng trong những năm qua công ty đã có đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng.
Hiện nay ngoài những trang thiết bị thông thường như điện thoại, máy fax, mỗi
phòng nghiệp vụ nhân viên của công ty đều được trang bị mỗi người 01 máy vi
tính tất cả đều có nối mạng.
2.2.2.Thuận lợi từ bên ngoài
- Sự khuyến khích của nhà nước:
Thế giới đang hướng tới kỷ nguyên của công nghệ và kinh tế trí. Nhận
thức sâu sắc về xu hướng vận động này Đảng và nhà nước ta trong thời gian qua
tích cực khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới phương thức quản lý, phương
thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ hiện đại, hợp lý vào sản xuất kinh doanh.
Nhà nước đặc biệt coi trọng CNTT và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi
ngành, lĩnh vực. TMĐT là 1 phần tất yếu của nền kinh tế đất nước trong tương
lai, vì vậy các đề án nghiên cứu và triển khai TMĐT được xúc tiến mạnh mẽ
nhận và được sự ủng hộ tích cực từ phía Chính phủ:
+ Kế họach tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010
+ Chiến lược phát triển CNTT – truyền thông đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2015
+ Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội
nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010…
- Môi trường pháp lý : trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích
cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến
TMĐT, trong đó điển hình là việc cho ra đời Luật giao dịch điện tử ( có hiệu lực

từ 1/3/2006 ). Luật giao dịch điện tử ra đời được đánh giá là có ý nghĩa to lớn
trong việc tạo điều kiện phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong
các Bộ Luật và Luật khác, các hoạt động liên quan đến TMĐT cũng được đề
cập và quy định cụ thể hơn như: Bộ Luật dân sự, Luật Thương mại điện tử, Luật
Công nghệ thông tin…
- Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông phat triển mạnh mẽ: Các yếu
tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:
+ Ngành công nghiệp thiết bị ITC ( máy tính, thiết bị mạng,..). Đây là các
yếu tố thuộc về phần cứng trong đấu tư cho TMĐ.
+ Ngành công nghiệp phần mềm
+ Ngành công nghiệp viễn thông ( các dịch vụ viễn thông cố định, di
động…)
+ Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên Internet
+ Bảo mật, an toàn và an ninh mạng
Đối với tất cả các ngành trên Việt Nam đều có những bước tiến mạnh mẽ
trong những năm gần đây, từ bước đầu học hỏi dần tới làm chủ và sáng tạo công
nghệ.
- Sự phổ biến rộng rãi của Internet và thói quen giao dịch trực tuyến:
Theo thông kê của Trung tâm Thông tin Internet Việt Nam, tình hình phát
triển Internet của Việt Nam trong mấy năm gần đây rất đáng mừng, Việt Nam
hiện đang xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á về số người sử dụng Internet ( đến
tháng 1 năm 2008 Việt Nam có 18913492 người sử dụng ):
Bảng 2.2. Thống kê tình hình sử dụng Internet của Việt Nam đến tháng 1
năm 2008
- Số lượng thuê bao qui đổi : 5329547
- Số người sử dụng : 18913492
- Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : 22.47 %
- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 12580 Mbps
- Tổng băng thông kênh kết nối trong nước: 27744 Mbps
(trong đó băng thông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX) 23000 Mbps

- Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX : 17107900 Gbytes
- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 62693
- Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 3379
- Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp : 3831552 địa chỉ
- Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp : 16295032832 /64 địa chỉ
- Tổng thuê bao băng rộng : 1325936
Nguồn: />Người tiêu dùng đã bước đầu làm quen với hình thức giao dịch
trực tuyến và dần thấy được lợi ích to lớn của giao dịch trực tuyến mang
lại cho mình. Họ biết mua hàng trực tuyến nói chung thì giá cả sẽ rẻ hơn
và họ sẽ không phải cảm thấy mất an toàn khi cầm tiền mặt đi mua hàng
hóa… Khi Nhà nước ban hành Luật giao dịch điện tử, cùng với sự nỗ
lực nâng cao chất lượng dịch vụ điện tử của các doanh nghiệp trong
thời gian qua, người tiêu dùng đã cảm thấy tin tưởng và thân thiện hơn
với hình thức giao dịch trực tuyến và số lượng người tìm đến các trang
web mua bán qua mạng tăng nhanh.
2.3.Tình hình ứng dụng TMĐT ở Pacific Airlines
2.3.1.Các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử ở Pacific Airlines
- Giai đoạn 1: Thông tin:
Sử dụng máy tính, e-mail, khai thác thông tin trên Web, thông tin liên lạc
với khách hàng và các đại lý cũng như nội bộ Công ty. Đây là loại hình thương
mại điện tử sơ khai mà Công ty đã sớm triển khai nhằm khai thác tính hữu dụng
của Internet.
Lợi ích sử dụng email là rất nhanh, rất rẻ và hết sức thuận tiện. Nhân viên
của Công ty thay vì soạn thảo văn bản ra giấy, mua phong bì dán tem rối đem
bỏ tại bưu điện và chờ đợi thì nay chỉ cần chọn địa chỉ và gửi (send). Công đoạn
này chỉ mất vài phút và chi phí không đáng kể (chỉ bằng 7% thời gian giao dịch
qua fax, bằng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện và chi phí chỉ bằng 5%
chi phí giao dịch qua fax).
Ngoài việc sử dụng email để thực hiện các giao dịch thương mại thì công
ty cũng đã bước đầu sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin bằng các công cụ

tìm kiếm phổ biến như:
- Yahoo.com - Infoseek.com
- Altavista.com - Google.com
Qua Internet công ty đã khai thác được thông tin về thị trường, đối
thủ cạnh tranh, tin tức về các ngành nghề có liên quan đến hoạt động
của công ty. Đồng thời công ty cũng đã tìm kiếm được các cơ hội kinh
doanh với đối tác trong và ngoài nước. Hiện công ty đã có một số địa chỉ
Internet rất hữu ích và công ty thường xuyên truy cập vào đó để tìm
kiếm thông tin. Với lượng thông tin “khổng lồ”, “phong phú”,với việc đơn
giản và dễ dàng download thông tin từ Website về máy tính của mình đã
làm cho công ty phần nào nhận thực được lợi ích của việc sử dụng
Internet và trên hết là lợi ích của TMĐT.
- Giai đoạn 2: Hiện diện qua website
Website của một công ty chính là bộ mặt của công ty đó trên thế giới
mạng, nó cũng như các đại lý, các văn phòng trong hình thức kinh doanh
truyền thống. Website của công ty là nơi khách hàng ghé thăm khi cần biết thêm
thông tin về công ty, sản phẩm, giá cả… và là nơi giao tiếp trực tiếp của khách
hàng và công ty, đó là nơi họ có thể mua hàng, có thể biểu hiện thái độ ủng hộ
hay không vừa lòng về chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty.
Mọi công ty một khi đã lựa chọn Thương mại điện tử là hình thức kinh
doanh của mình, đều phải có cho mình một trang Web. Việc xây dựng và phát
triển trang web của công ty thành công hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sự
thành công hay thất bại trong kinh doanh của công ty. Ý thức được tầm quan
trọng này, Pacific Airlines đã cố gắng và có rất nhiều nỗ lực trong việc xây
dựng và phát triển trang web của công ty.
Website của Pacific Airlines được xây dựng với sự hợp tác giữa Công ty
và Navitaire (Mỹ) – công ty cung cấp giải pháp bán vé tốt nhất cho các hãng
hàng không giá rẻ trên toàn thế giới. Ngoài ra Pacific Airlines còn thuê Công Ty
CP PTCN & DV Sáng Tạo thường xuyên tham gia thiết kế và hỗ trợ bảo trì cho
trang Web.

Hình 2.3. Trang web của Pacific Airlines
Hỗ trợ khách hàng thông qua Website và Internet: khách hàng khi
có những thắc mắc về dịch vụ và chính sách của công ty có thể liên hệ
trực tiếp tới công ty bằng cách gửi mail hoặc gọi điện cho Công ty qua:
- Email:
- Điện thoại
• Tp. Hồ Chí Minh: (84-8) 9.550.550
• Hà Nội: (84-4) 9.550.550
• Đà Nẵng: (84-511) 3.583.583
Những thắc mắc thường gặp sẽ được Công ty giải đáp trong modul “Trợ
giúp-Những câu hỏi thường gặp” của website Công ty. Đồng thời Công ty sẽ
giải đáp bằng mail hoặc điện thoại đến từng khách hàng.
- Giai đoạn 3: Mạng nội bộ
Ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp về tài chính, nhân sự.Các
phần mềm thực sự đã giúp ích cho nhân viên rất nhiều, họ tiết kiệm thời gian và
tránh được các sai sót, điều này cũng đồng nghĩa với một người có thể làm được
nhiều việc hơn trước.
Chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp: kết nối mạng Lan sẽ giúp cho các
bộ phận trong Công ty truyền tải thông tin cho nhau dễ dàng hơn, giảm chi phi
văn phòng, đồng thời lại tiết kiệm thời gian đi lại để thu thập thông tin trong
Công ty. Với cách này, các nhân viên trong Công ty có thể dễ dàng trao đổi với
nhau những ý tưởng của mình hơn là những cuộc họp tẻ nhạt hoặc kéo dài bất
tận.
- Giai đoạn 4: Tự động hóa giao dịch
Tự động hóa giao dịch thương mại điện tử: đặt vé và thanh toán trực
tuyến
Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước chuyển biến toàn diện về
thương mại điện tử của Công ty. Bằng việc sử dụng gói phần mềm Newskies,
Pacific Airlines đã trở thành Công ty đầu tiên ở Việt Nam sử dụng hình thức
thanh toán trực tuyến ( online payment ), khách hàng vừa có thể đặt chỗ vừa có

thể thanh toán qua mạng.
- Giai đoạn 5: Thương mại điện tử tích hợp cấp độ cao
Liên kết thông tin của doanh nghiệp với các đối tác, triển khai hệ thống
thông tin tổng thể ERP, SCM, CRM
Đây là giai đoạn Công ty đang hướng tới, khi đã áp dụng các hệ thống
ERP, SCM, CRM, thì có nghĩa là Công ty đã đi sâu vào thương mại điện tử, sử
dụng được toàn bộ tiện ích của nó trong sản xuất và kinh doanh.
2.3.2.Công tác tổ chức
Thương mại điện tử ở Pacific Airlines có thể lấy mốc ngày 13/2/2007 để
chia ra 2 thời kỳ chính đó là trước khi triển khai thương mại điện tử toàn diện
( nghĩa là có payment online ) và sau khi có thương mại điện tử toàn diện. Mặc
dù thời kỳ sau mới được đánh giá cao trong việc triển khai thương mại điện tử ở
Pacific Airlines nhưng những bước chuẩn bị ở thời kỳ trước cũng là nhân tố
quan trọng cho thành công ở thời kỳ sau :
2.3.2.1.Công tác tổ chức trước khi có bán vé điện tử:
Thời kỳ này thương mại điện tử chủ yếu là ứng dụng các tiện ích của
CNTT và Internet như: sử dụng mạng Lan, sử dụng mail, khai thác thông tin
trên web, sử dụng các phần mềm tin học văn phòng…Để có được điều này
Công ty phải có những chuẩn bị ban đầu bao gồm:
- Đăng ký đường truyền kết nối Internet
- Mua sắm trang thiết bị CNTT như máy tính, máy fax, máy in, các
route…, đây là bước xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT cho Công ty
- Tuyển mộ nhân viên IT phục vụ cho công tác CNTT trong công ty,
thành lập phòng CNTT
- Đào tạo lại nhân viên trong công ty, giúp cho nhân viên trong công ty sử
dụng thành thạo các tiện ích của CNTT liên quan đến công việc của mình
2.3.2.2.Công tác tổ chức triển khai hệ hống bán vé điện tử:
Việc triển khai được hệ thống bán vé trực tuyến là một thành công lớn
của Công ty, đòi hỏi phải có nỗ lực đáng kể về mọi mặt.
- Nhận thức về TMĐT: Những yêu cầu của TMĐT gồm hàng chục vấn

đề phức tạp đan xen nhau trong một mối quan hệ hữu cơ bao gồm:
+ Hạ tầng cơ sở công nghệ
+ Hạ tầng cơ sở nhân lực
+ Bảo mật và an toàn
+ Hạ tầng thanh toán tài chính tự động
+ Bảo vệ sở hữu trí tuệ
Thương mại điện tử bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế
- xã hội, hạ tầng cơ sở của nó là cả một tổng hoà phức tạp cho nên khi triển khai
TMĐT ban lãnh đạo PA đã xác định rõ những điểm chính sau:
+ Lợi ích của TMĐT là rất lớn, triển khai TMĐT vừa có lợi cho khách
hàng vừa có lợi cho Công ty và có lợi cho xã hội, tuy nhiên bên cạnh đó là
những thách thức đặt ra không nhỏ. Cần phải nghiên cứu kĩ những mặt lợi, hại
khi áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của Công ty để có những đối
sách thích hợp.
+ TMĐT không đơn thuần chỉ là dùng phương tiện điện tử để thực hiện
các hoạt động buôn bán truyền thống, khi đã chấp nhận ứng dụng TMĐT thì
toàn bộ hình thái hoạt động của Công ty sẽ thay đổi, thay đổi cả về cơ cấu tổ
chức, cả về cách thức hoạt động, tập quán làm việc và văn hoá Công ty…
+ Để thực hiện tốt TMĐT, Công ty cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, phải lập
kế hoạch chi tiết, rõ ràng sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Kế hoạch phải
theo từng bước, từng giai đoạn để triển khai cho phù hợp tình hình Công ty
cũng như mặt bằng công nghệ chung của xã hội. Cần thiết phải thực hiện các bước:
• Xem xét mô hình tổ chức doanh nghiệp.
• Xem xét yêu cầu của từng khâu
• Xem xét vấn đề quản lý tổng thể.
• Xác định đầu vào, đầu ra của một quy trình quản lý.
• Xây dựng, vận hành và thử nghiệm.
• Áp dụng rộng rãi, thường xuyên bảo trì, cập nhật.
• Đào tạo về công nghệ thông tin.
+ Trong quá trình triển khai TMĐT, cần tận dụng tốt ý kiến tư vấn của

các chuyên gia, tranh thủ sự trợ giúp của chính phủ cũng như các bộ, ban,
ngành…
- Lựa chọn phần mềm và hạ tầng mạng: Hai vấn đề mang tính quyết
định trong xây dưng hệ thống bán vé trực tuyến là chọn phần mềm và hạ tầng
mạng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm triển khai của các hãng hàng không bán vé
trực tuyến và được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT,
Pacific Airlines đã có những lựa chọn sau:
Về phần mềm, PA đã lựa chọn hệ thống đặt chỗ, bán vé điện tử hiện đại
bậc nhất thế giới New Skies của hãng Navitaire (Mỹ) mà các hãng hàng không
giá rẻ trên toàn thế giới tin dùng. Phần mềm này được tư vấn chuyên môn bởi
Unisys Corp., một công ty tin học hàng đầu của Mỹ. Đây là phần mềm cho phép
hành khách tự đặt và chọn chỗ, xuất vé điện tử, đăng ký khách sạn, mua tour du
lịch… hoàn toàn trên mạng Internet.
Về hạ tầng mạng, Pacific Airlines chọn giải pháp kết nối mạng MegaWan
kết hợp với dự phòng IPsec VPN trên nền Internet. Mô hình này đáp ứng được
những yêu cầu của Pacific Airlines:
+ Xây dựng một hệ thống mạng tốt, an toàn cao, kết nối các vùng địa lý
cách xa để phục vụ cho nhiều chi nhánh trải rộng khắp trên cả nước cũng như
nước ngoài của Pacific Airlines.
+ Khi triển khai bán vé điện tử, hệ thống này đảm bảo tính sẵn sàng cao
và chạy ổn định 24/24 giờ, đặc biệt phải thích ứng với điều kiện chất lượng và
tốc độ đường truyền Internet tại VN vốn bất ổn.
Thiết bị được sử dụng chính cho mô hình này là giải pháp tường lửa SSG
(Secure Service Gateway) kèm chức năng bộ định tuyến của Juniper Networks.
Thiết bị này đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất về kỹ thuật, tốc độ xử lý, độ ổn
định và bảo mật. Nhờ thiết bị này, việc kết nối giữa các chi nhánh về trung tâm
của PA không bị phụ thuộc vào môi trường đường truyền là Internet hay
MegaWAN. Đối với các chi nhánh ở nước ngoài, PA sử dụng công nghệ SSL

×