Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thực trạng biến đổi của kiến trúc cảnh quan các làng nghề truyền thống dưới sức ép đô thị hóa và mở rộng sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.28 KB, 3 trang )

QUY HOẠCH

& TÁC GIẢ

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
DƯỚI SỨC ÉP ĐÔ THỊ HÓA VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT
ThS.KTS. NGUYN TUẤN MINH
Viện Kiến trúc Quốc gia

L

àng nghề truyền thống trong các giai đoạn trước đây và cả trong thời kỳ phát triển hội nhập hiện
nay luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi hệ thống các giá trò vật thể và phi vật thể rất
đặc trưng còn được lưu giữ. Tuy nhiên, trước sức ép của quá trình đô thò hóa và phát triển sản
xuất ”nóng” trong thời gian vừa qua, các làng nghề truyền thống đã và đang bò biến đổi nhanh hệ thống
các giá trò đặc trưng mà kiến trúc cảnh quan là yếu tố chòu tác động lớn nhất. Rất cần những nghiên cứu
đánh giá nhận diện hệ thống các giá trò và đònh hướng bảo tồn bền vững phát triển các giá trò kiến trúc
cảnh quan làng nghề truyền thống trong các giai đoạn sắp tới.
Trong kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống, cấu trúc không gian bao gồm các thành tố cấu thành
là không gian văn hóa vật thể và không gian văn hóa phi vật thể. Hai thành tố này tác động qua lại và
biểu hiện sinh động, chân thực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đặc trưng của cộng đồng làng nghề nông
thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ qua sinh hoạt văn hóa, cộng đồng, đời sống tôn giáo - tín ngưỡng của cư
dân các làng nghề, đặc biệt tại thành phố Hà Nội. Các công trình kiến trúc trong cấu trúc không gian làng
nghề truyền thống với những đặc điểm kiến trúc truyền thống độc đáo biểu hiện ở những tính chất: (1)
Tính truyền thống dân tộc đặc trưng; (2) Phong cách kiến trúc giản dò, khiêm tốn; (3) Vò trí đòa hình kết hợp
thiên nhiên; (4) Bố cục tương xứng, hài hòa; (5) Màu sắc trang trí đẹp mắt; (6) Khai thác sử dụng vật liệu
đòa phương.
Cùng với không gian cảnh quan gắn liền, các công trình kiến trúc trong cấu trúc không gian làng nghề
truyền thống chứa đựng những giá trò văn hóa - lòch sử mang tính biểu hiện cao, thể hiện đầy đủ các
tính chất đặc trưng của văn hóa làng nghề, đó là: tính cộng đồng, tính tự trò, đời sống văn hóa, tôn giáo


- tín ngưỡng, đóng góp một phần không nhỏ trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Cấu trúc không
SË 93 . 2018

81


dẫn nên đã trở thành lạc lõng với tâm lý cuộc
sống của cộng đồng, tác động không tốt đến
đời sống văn hóa, tinh thần của dân làng.
Lối sống thành phố ảnh hưởng đến cách tổ
chức không gian trong nhà ở và hình thức
kiến trúc. Ở các làng nghề truyền thống hiện
đã xuất hiện các loại hình nhà ở đa dạng
nhưng chưa tạo được hiệu quả thẩm mỹ và
cảnh quan chung của làng.
gian làng nghề và các yếu tố cấu thành đã
góp phần quan trọng trong việc tạo lập diện
mạo làng nghề truyền thống và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc, còn là một trong những
yếu tố đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái,
cải thiện môi trường.

Xu hướng và hình thức biến đổi
cấu trúc không gian làng nghề
truyền thống dưới tác động của
đô thò hóa.

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng tại một
số làng nghề truyền thống trên đòa bàn TP Hà
Nội, có thể nhận thấy rõ dưới tác động của

quá trình đô thò hóa, không gian làng nghề
đang có nhiều biến đổi cả về quy mô lẫn cơ
cấu chức năng. Sự biến đổi không gian cấu
trúc làng, thể hiện qua thực tiễn, có thể nhận
thấy các xu hướng biến đổi sau:
Xu hướng phá vỡ tổng thể: Đây là sự thu
nhận những nội dung mới, chức năng mới do
nhu cầu mới vào trong không gian nội tại của
làng, gồm các biểu hiện:
Khai thác hết các diện tích đất công cộng của
làng: ao hồ, đầm, vườn cây của HTX, của các
cụ phụ lão… để sử dụng vào việc xây dựng
nhà ở, công trình công cộng, nhà trẻ, trường
học, đấu thầu làm nhà xưởng hoặc cửa hàng
dòch vụ buôn bán. Điều này dẫn tới việc phá
vỡ cấu trúc truyền thống cảnh quan tự nhiên,
xã hội, làm tăng mật độ xây dựng và giảm
tiện nghi môi trường của làng.Sự đan xen
hoặc chuyển đổi chức năng tùy tiện như các
công trình cũ và mới vào đất ở, chuyển đổi
chức năng nhà ở sang sản xuất, dòch vụ buôn
bán và ngược lại… điều này dẫn tới sự lộn xộn,
manh mún trong không gian kiến trúc làng,
triệt tiêu môi trường giao tiếp truyền thống.
Việc xây dựng nhà ở bám theo các tuyến
đường làng ngõ xóm để giải quyết “nhu cầu
cuộc sống mặt đường” khiến không gian nhà

82


SË 93 . 2018

ở truyền thống trở thành dãy phố thò nông
thôn, đơn điệu chật chội. Không gian làng
nghề truyền thống quá tải, không đủ điều
kiện cải tạo kỹ thuật hạ tầng và xã hội.
Do sự phát triển của dân số, các gia đình
mới có nhu cầu tách hộ và do phương thức
kinh tế sản xuất dòch vụ, mua bán đất trong
khi diện tích đất mặt nước, cây xanh trong
làng giảm dần. Vì vậy, một số bộ phận dân
cư đã hình thành các điểm bên ngoài làng,
thường ở ven trục đường, bám theo các trục
liên xã, liên huyện, các tuyến đường thành
phố và quốc gia hoặc phát triển gần các vò
trí có khả năng buôn bán dòch vụ. Xu hướng
này xuất phát chính là nhu cầu về đất ở, nhà
ở và cũng là kết quả của chính sách kinh tế
thò trường và giãn dân tùy tiện thiếu sự quản
lý hướng dẫn của các cấp chính quyền.
Xu hướng thay đổi nội dung và hình thức
kiến trúc công trình: Những nội dung như
các công trình phục vụ công cộng xã hội như
hành chính, trường học, nhà trẻ… đã có từ
thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Hiện nay
lại xuất hiện các loại hình nhà ở mới: dòch
vụ buôn bán sản xuất hoặc giải trí nghỉ ngơi
mang nội dung đô thò. Những nội dung mới
được hình thành có mặt tích cực nhưng cũng
có mặt tiêu cực do chưa có sự quản lý hướng


Những biểu hiện biến đổi không
gian kiến trúc cảnh quan các làng
nghề truyền thống thời kỳ đô thò
hóa và phát triển sản xuất

Về kiến trúc cảnh quan.
Tổng thể quy hoạch các làng nghề khá lộn
xộn với hệ thống quy hoạch bò phá vỡ từ
không gian chi tiết đến không gian tổng thể.
Khu trung tâm của các làng nghề có mật
độ xây dựng rất cao. Tại đây, các tư nhân,
doanh nghiệp, các hộ gia đình đều tranh
thủ, tận dụng tối đa diện tích đất ở để kinh
doanh và phục vụ công tác trưng bày, giới
thiệu các sản phẩm của mình. Cũng chính
vì vậy mà diện tích cây xanh, khu sinh hoạt
cộng đồng và các dòch vụ công cộng cần
thiết cho người dân thì lại rất hạn chế. Chủ
yếu các dòch vụ trong các làng nghề truyền
thống Hà Nội tồn tại dưới hình thức kinh
doanh nhỏ, cá thể. Về phương diện nào
đó, các hình thức kinh doanh nhỏ, cá thể
trong các khu nhà phân lô đã tạo cho bộ
mặt đường phố một sự đông vui nhộn nhòp
nhưng đôi lúc, nó cũng làm mất đi sự trật
tự cần thiết cho cảnh quan của làng nghề
truyền thống.
Sự tập trung mật độ xây dựng quá cao tại
các trung tâm làng, dọc theo các trục lộ đã

tạo nên một sự tương phản trong bố cục


Qu y h oπc h &

quy hoạch. Tại các làng mới khôi phục
nghề truyền thống thì hầu hết đều xa trung
tâm làng, xa trục lộ, mật độ xây dựng còn
khá thấp. Các khu vực này tồn tại một phần
không nhỏ đất thổ canh với số lượng dân cư
sống bằng sản xuất nông nghiệp thuần túy.
Sự phát triển không quy hoạch này sẽ dẫn
tới tình trạng mất cân đối trong mối quan
hệ chức năng giữa các khu ở trong nội bộ
một làng.
Đặc điểm nổi bật của không gian trung tâm
công cộng của làng nói chung và làng nghề
nói riêng là không gian trung tâm được thiết
lập trên cơ sở của tuyến giao mặt đường
giao thông chỉ xấp xỉ 3m nhưng nhà hai bên
đường cao 4,5 tầng với mật độ xây dựng
dày đặc khiến cho bộ mặt kiến trúc trở lên
chen chúc. Các vò trí nút giao thông do
không có tầm quan sát lớn nên không tránh
khỏi hiện tượng va chạm giữa các phương
tiện. Có thể dẫn chứng cụ thể tại các làng
nghề Hữu Bằng (Thạch Thất), làng nghề
Dương Liễu (Hoài Đức), làng nghề Vạn
Phúc (Hà Đông),…
Nhà ở của các làng nghề trong giai đoạn hiện

nay được xây dựng nhằm mục đích phục vụ
nhu cầu ở và sản xuất trước mắt. Quá trình
phát triển tự phát của nhà ở kết hợp không
gian sản xuất trong các làng nghề đã tạo ra
hệ thống những khu nhà ở riêng lẻ, thiếu sự
đồng bộ trong quy hoạch. Hầu hết các khu
đất chưa được hoạch đònh về chiều cao, chỉ
giới xây dựng theo quy hoạch chung, những
công trình kiến trúc được xây dựng một cách
tự phát, tràn lan, vô tổ chức. Các chủ nhân
hầu hết đều tiến hành xây dựng hết trong
diện tích đất sở hữu, bất chấp các chỉ giới
quy hoạch. Hiện tượng lấn chiếm các không
gian công cộng như giao thông, đất di tích
lòch sử, trường học… cho diện tích ở mang
tính phổ biến ở hầu hết các làng nghề. Tùy
theo khả năng kinh tế của từng gia đình,
tùy nhu cầu ở và sản xuất thực tế, tùy quan
niệm thói quen mà cao độ tầng cũng như số
tầng của từng nhà trong bản thân khu làng
nghề đã khiến làng nghề tập hợp các hình
thức kiến trúc bất quy tắc, lẫn lộn giữa công
trình công cộng, công trình sản xuất, kinh
doanh và nhà ở.
Các hộ gia đình đã quá lạm dụng diện tích
cho sản xuất, đưa không gian sản xuất với
những kiến trúc nhà xưởng tạm bợ, vật liệu
sơ sài ra sát mặt đường giao thông chính

của làng, việc này đã tạo cho nhà ở mất đi

sự hòa hợp với thiên nhiên xung quanh vốn
là ưu điểm nổi bật của cơ cấu nhà ở các
làng, ít tính hiện đại và hầu như không có
giá trò về mặt thẩm mỹ kiến trúc tổng thể.
Hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của các hộ
gia đình, các doanh nghiệp làm nghề truyền
thống nhưng không có mặt bằng để tập kết
vật liệu nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm
trái phép và xây dựng không có quy hoạch.
Việc tổ chức không gian tập trung cho sản
xuất nghề truyền thống là yếu tố hết sức
cần thiết trong các làng nghề hiện nay.
Phần lớn tại các làng nghề truyền thống ở
Hà Nội tồn tại một diện tích rất lớn hệ thống
ao hồ tự nhiên. Đó là nơi thoát nước mưa
và là hồ điều hòa của toàn làng khi có mưa
lớn, đồng thời cũng là nơi chứa nước thải
sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên hiện nay
số lượng ao hồ thoát nước bò san lấp, lấn
chiếm khá nhiều đã khiến cho diện tích mặt
nước bò thu hẹp nghiêm trọng, kéo dài thêm
tình trạng thường xuyên bò úng lụt mỗi khi
mưa to. Đặc biệt, tình trạng lấn chiếm diện
tích mặt nước của không gian trung tâm
công cộng như giếng làng, ao đình... đã làm
mất đi yếu tố cảnh quan làng nghề truyền
thống - vốn đã trở thành yếu tố tạo nét đặc
trưng trong văn hóa làng xã.
Về hạ tầng kỹ thuật. Hầu như tất cả các
làng nghề truyền thống đều nằm trong tình

trạng công trình có trước, hạ tầng theo sau.
Việc xây dựng lại không đồng bộ, thiếu sự
quản lý chặt chẽ. Do vậy, hiện tượng xây
dựng xong lại đào đường lắp đặt điện, nước
đã dẫn đến sự lộn xộn, bừa bãi, gây ảnh
hưởng xấu đến cảnh quan.
Cơ cấu đường giao thông trong các làng
nghề truyền thống thường tồn tại ba loại
đường chính: đường bao quanh làng, đường
trục chính và các đường nhánh. Đường trục
chính đóng vai trò là không gian công cộng
của làng dưới dạng tuyến, với bề rộng lòng
đường tương đối lớn, một số làng được xây
dựng hệ thống vỉa hè, phục vụ cho xe đạp,
xe máy là chính và một phần ô tô vào ra
cung cấp hàng hóa, chuyên chở vật liệu,
lấy rác, chống hỏa…
Nhìn chung, bố cục giao thông trong các
làng nghề truyền thống dựa trên hệ thống
đường làng trước đây và một phần được
xác đònh theo quy hoạch mới (khu vực đất

t∏c gi∂

giãn dân). Về cơ bản, bố cục giao thông
tạo được mối liên kết hữu cơ giữa khu trung
tâm và các khu chức năng trong làng, tạo
điều kiện cải tạo môi trường và vi khí hậu
của các cụm dân cư. Tuy nhiên, hệ thống
giao thông tại một số làng (nhất là các làng

nghề truyền thống sử dụng nguyên vật liệu
cồng kềnh như than, đất, gỗ…) do bò diện
tích ở lấn chiếm, do mức độ gia tăng dân số
quá tải nên hệ giao thông không phân hóa
theo đúng cơ cấu chức năng quy hoạch.
Các tuyến giao thông này đã trở nên quá
tải với sự đa dạng về số lượng, chủng loại
phương tiện giao thông. Tính thẩm mỹ của
không gian giao thông gần như không còn
do hệ thống cảnh quan tương hỗ như cây
xanh, hang rào, kiến trúc điểm nhấn không
có hoặc bò phá vỡ.
Một thực tế đặt ra trước những điều kiện
tiện nghi mới trong giao thông làng nghề là
chỉ đỗ xe ô tô và xe máy, nơi quay xe. Đây
là một vấn đề không mang tính cục bộ. Vấn
đề cần được giải quyết trong giao thông các
làng nghề truyền thống là tạo mối kết dính
giữa cảnh quan khu trung tâm, bố cục nhà
ở, kiến trúc và môi trường…
Bên cạnh đó còn là các vấn đề về môi
trường - môi sinh. Sản xuất trong các làng
nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, song
mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường
rất lớn. Thực tế cho thấy phần lớn các cơ
sở sản xuất của các doanh nghiệp nằm
xen kẽ trong khu dân cư. Có 77% các cơ
sở sản xuất gây ra tiếng ồn, 60% phát sinh
bụi trong quá trình sản xuất, 14% phát sinh
khói, mùi và 60% phát sinh ra rác thải.


Kết luận.

Trước các tác động nhiều mặt của quá trình
đô thò hóa và phát triển sản xuất, kiến trúc
cảnh quan làng nghề đặc biệt là tại thành
phố Hà Nội đang bò biến đổi. Đây có thể
xem là một xu thế tất yếu, khó tránh khỏi
và đảo ngược. Vấn đề đặt ra hiện nay là
cần xây dựng các chính sách đồng bộ để
nhận diện, quản lý và phát huy được các
giá trò kiến trúc cảnh quan nơi đây, để làng
nghề không chỉ là nơi lưu giữ những giá trò
truyền thống mà còn đảm bảo chất lượng
cuộc sống cho người dân, tiếp cận các giá
trò bền vững cũng như là nơi phát triển tiếp
nối các giá trò sống và sản xuất của người
dân trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước.
SË 93 . 2018

83



×