Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhận diện đô thị nén và khả năng áp dụng đô thị nén ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.42 KB, 3 trang )

DIỄN ĐÀN

NhÀn di÷n Ỉ´ thfi nän

VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐÔ THỊ NÉN Ở VIỆT NAM
TS. PHẠM SỸ LIÊM

Đô thò nén trên thế giới

Năm 1987, Ủy ban Môi trường thế giới đưa ra khái
niệm phát triển bền vững. Trong đô thò học, các
chuyên gia nhận thấy hình thái đô thò nén, do hai nhà
toán học Dantzig và Saatyi đề xuất trước đó vào năm
1973 có tính bền vững hơn nhiều so với hình thái đô
thò dàn trải.
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu quốc
tế chứng tỏ tính nén và sử dụng đất hỗn hợp rất có
lợi cho sinh thái và môi trường. Cộng đồng Châu Âu
công nhận đô thò nén là hình thái đô thò tốt nhất về giao
thông và giúp bảo vệ đất canh tác vốn rất khan hiếm.
Paris, Barcelona là những đô thò nén tốt hàng đầu thế
giới, còn Hồng Kông và Singapore (H.1) ở Châu Á
cũng là những đô thò nén nổi tiếng.
UN-Habitat đưa đô thò nén vào các hướng dẫn xây
dựng chiến lược phát triển và quy hoạch đô thò. Năm
2000, LHQ đưa ra sáng kiến tổ chức diễn đàn về
đô thò nén với tên gọi “UN Global Compact” hướng
đến “Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” (Millennium
Development Goals/MDG), nay là “Mục tiêu Phát
triển Bền vững” (Sustainable Development Goals/
SDG). Các nước đông dân dù đã phát triển như Nhật


Bản hay đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, và
nhiều nước nhỏ khác trên thế giới đều nghiên cứu vận
dụng hình thái đô thò nén. Tóm lại, đô thò nén đã trở
thành đònh hướng toàn cầu cho đô thò hóa.

Mật độ đô thò có nhiều loại, như mật độ dân số, mật
độ nhà ở, mật độ tư bản, mật độ việc làm… thường cao
nhất tại khu trung tâm kinh doanh CBD rồi dãn dần ra
biên. Mật độ dân số đô thò thường được phân biệt theo
ba cấp: i) cấp đô thò; ii) cấp nội đô; và iii) cấp phường.
Chẳng hạn đối với thành phố Mumbai (Ấn Độ), mật
độ cấp đô thò năm 2011 là 253 người/ha, cấp nội đô là
450 người/ha và cấp phường “nén” nhất là 1.213 người/
ha. Mật độ khu nhà ở được tính theo đơn vò ở/ha, mức
“nén” là khoảng 120-500 đơn vò ở/ha. Đơn vò ở tại Ấn
Độ có thể chứa 5 người, nhưng tại New York bình quân
chỉ là 1,7 người.
Cự ly giao thông trong đô thò nén thường khá ngắn, có
thể đi bộ hay đi xe đạp, do đó giảm nhu cầu tiêu thụ
năng lượng và ô nhiễm không khí. Với cự ly xa hơn thì
có giao thông công cộng. Đây chính là thực chất của
phương thức phát triển theo đònh hướng giao thông
công cộng TOD (Transit-Oriented Development) với
các khu dân cư mật độ cao tập trung quanh trạm giao
thông công cộng trong phạm vi 10-15 phút đi bộ (H.2).

Khái niệm đô thò nén

Ba yếu tố chủ yếu của đô thò nén là mật độ dân số cao,
giao thông cự ly ngắn và sử dụng đất hỗn hợp nhiều

chức năng.
Hình 1: Quang cảnh thành phố nén Singapore

26

SË 94 . 2018

Hình 2: Khu dân cư phát triển theo TOD


Bảng 2. Các đặc trưng mô hình đô thò nén Âu-Mỹ

Ở Hồng Kông, các khu dân cư như vậy ngoài
nhà ở còn có các loại cửa hàng, cửa hiệu,
văn phòng và các tiện nghi khác, được gọi là
“làng đô thò”. Điển hình thành công của làng
đô thò là thành phố Stockholm: Chính quyền
thành phố từ rất sớm đã tập trung phát triển
các khu phố hoàn chỉnh quanh các trạm của
mạng đường sắt nhanh.
Phương thức sử dụng đất hỗn hợp nhiều chức
năng như vừa nói trên và quy hoạch đô thò
chiều thẳng đứng (Vertical Urbanism) là nhân
tố then chốt để rút ngắn cự ly đi lại, dành ra
nhiều không gian xanh và cho phép nâng cao
“năng lực chuyên chở” (carrying capacity) của
đất đai đô thò nén. Đường phố (streets) là điển
hình của sử dụng đất hỗn hợp, đối nghòch
với các tiểu khu nhà ở là nơi sử dụng đất đơn
chức năng.

Thực tiễn chứng tỏ chính sách đô thò nén đem
lại nhiều lợi ích giúp nâng cao tính bền vững
của đô thò trên cả ba mặt: Môi trường, kinh tế
và xã hội:
1) Về môi trường:
■ Đi lại trong nội đô với cự ly ngắn ít phụ thuộc
vào xe cơ giới nên giảm nhu cầu năng lượng
và xả khí các bon;
■ Góp phần bảo vệ đất canh tác và đa dạng
sinh học xung quanh đô thò;
■ Tạo điều kiện dễ dàng kết nối đô thò - nông
thôn, giảm cự ly vận chuyển lương thực,
thực phẩm.
2) Về kinh tế:
■ Nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm chi phí
vận hành hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng
theo tuyến như giao thông, truyền tải điện,
cấp thoát nước...;
■ Cư dân dễ dàng tiếp cận các dòch vụ đòa
phương và việc làm;
■ Truyền bá thông tin và kiến thức dễ dàng,
kích thích đổi mới công nghệ và tăng trưởng
kinh tế.
3) Về xã hội:
■ Giảm chi phí đi lại cho các hộ thu nhập thấp;
■ Nhờ dễ tiếp cận với dòch vụ công cộng và
việc làm nên cư dân có chất lượng cuộc sống
tốt hơn.
Đô thò nén bền vững còn được gọi là đô thò nén
sinh thái (Eco-Compact City).


Đo lường mức độ nén của đô thò

Tính toán mật độ dân số không khó nhưng

Bảng 3. So sánh mô hình đô thò nén Â-Mỹ và bối cảnh phương Nam

đo lường mức độ nén của đô thò lại khá phức
tạp, vì ngoài mật độ còn phải xét đến nhiều
tiêu chí về kinh tế, giao thông, sử dụng đất
hỗn hợp… Các chuyên gia đã đề xuất nhiều
phương pháp đo lường, kiến nghò nhiều chỉ
tiêu có liên quan, có thể quy tụ thành sáu
nhóm chỉ tiêuii về:
1) Hình dạng đô thò: Đánh giá hình dạng là sát
với hình tròn hay phân mảnh, kéo dài...;
2) Quy mô đô thò: phản ánh diện tích sử
dụng đất, dân số, GDP… để chứng tỏ đẳng
cấp đô thò;
3) Mật độ đô thò: Gồm các loại mật độ về dân
số, tiền vốn, xây dựng, giao thông…;
4) Cấu trúc đô thò: Thể hiện đặc trưng phân bố
của các yếu tố nhân khẩu, sản nghiệp, và sử
dụng đất trong không gian đô thò;
5) Công năng đô thò: Nhằm thể hiện mối quan
hệ giữa các hoạt động trong đô thò thông qua
cự ly đi lại bình quân;
6) Quá trình phát triển đô thò: Thể hiện các
tốc độ tăng trưởng dân số, mật độ, tiền vốn,
sử dụng đất…

Để đơn giản hơn, có chuyên gia đề xuất đánh
giá tính nén chỉ bằng ba nhóm chỉ tiêu về i)
mật độ; ii) phúc lợi và việc làm; iii) giao thông
và khả năng tiếp cậniii. Hoạt động nghiên cứu
xây dựng chỉ tiêu đánh giá đô thò nén vẫn
đang tiếp tục.

Quy hoạch không gian đô thò nén

Tổ chức OECD năm 2012 đưa ra mô hình đô
thò nén Âu-Mỹ (Bảng 2) để áp dụng cho công
tác quy hoạch đô thò tại các nước phát triển
Châu Âu. Mô hình này trở thành mô hình chủ
đạo để ngăn chặn tình trạng đô thò lan tỏa, và

được UN-Habitat và Ngân hàng Thế giới công
nhận là có tính bền vững để ứng phó với đô
thò hóa nhanh toàn cầu, biến đổi khí hậu và
khí thải nhà kính. Mô hình Âu-Mỹ cũng được
cải biến để áp dụng cho các nước đang phát
triểniv (Bảng 3).
UN-Habitat đưa ra 5 nguyên tắc quy hoạch
khu phố bền vữngv sau đây:
1) Không gian thích hợp cho các đường phố
và mạng đường phố hiệu quả;
2) Mật độ cao, tối thiểu 15.000 người/km2;
3) Sử dụng đất hỗn hợp, tối thiểu 40% diện
tích sàn trong mỗi khu phố được dành cho
các hoạt động kinh tế;
4) Các tầng lớp thu nhập khác nhau sống gần

nhau, 20-50% diện tích sàn trong khu nhà ở
dành cho nhà giá thấp;
5) Hạn chế đất chuyên dùng, các tòa nhà đơn
chức năng không chiếm quá 10% số tòa nhà
trong mỗi khu phố.
Năm 2017, UN-Habitat tổ chức cuộc “Hội
ngộ nhóm chuyên gia” về chủ đề quy hoạch
đô thò nén.
Trước mắt, trong quy hoạch đô thò có thể thận
trọng tham khảo một số tiêu chuẩn đô thò bền
vữngvi được nhiều người thừa nhận như: i) Mật
độ bình quân: 15.000 người/km2 (UN-Habitat
2014); ii) Tỷ lệ đất ở: 50%; iii) Tỷ lệ đất xây
dựng: 75%; iv) Tiếp cận GTCC trong cự ly
0,4-0,5km. Ngoài ra, các nguyên tắc quy
hoạch khu phố của thành phố Stockholm
sau đây cũng rất có giá trò tham khảo:
■ Đưa chỗ làm việc vào nhà ở;
■ Khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến
cửa hàng;
SË 94 . 2018

27


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝

■ Tập trung các chức năng dòch vụ vào khu

vực dễ tiếp cận, và dễ chuyển đổi để có thể

đáp ứng nhu cầu dòch vụ mới sẽ nảy sinh;
■ Nhà ở đa dạng: Nhà hai tầng riêng lẻ,
bốn đến sáu tầng quanh một sân, và mười
đến mười ba tầng quanh trạm giao thông;
■ Môi trường đô thò đa dạng và có màu sắc;
■ Nhà chung cư cách trạm giao thông
không quá 500m;
■ Nhà cho một gia đình cách trạm giao
thông không quá 300m;
■ Tại mỗi cộng đồng đều có trạm liên kết
xe buýt với tàu điện;
■ Các trung tâm được liên kết với nhau
bằng mạng lưới chặt chẽ, có lối đi tách
riêng cho người đi xe đạp, người già và
người tàn tật.

Đô thò nén ở Việt Nam

Việc phân loại đô thò vốn là để tiện cho quản
lý đô thò, nhưng lại dẫn đến xu hướng chạy
đua nâng loại đô thò, khiến đô thò được mở
rộng để tăng thêm dân số từ các xã, huyện
xung quanh. Cũng từ đó hình thành sự
phân biệt dân số nông nghiệp và phi nông
nghiệp trong nội đô. Sự lan tỏa đô thò (urban
sprawl) là một vấn nạn mà các nước đều
đang phải ngăn chặn bằng giải pháp đô thò
nén. Lan tỏa đô thò tại các nước phát triển
xuất phát việc sử dụng xe hơi, thế nhưng
tại các nước đang phát triển như Việt Nam

hiện tượng này gắn với việc sử dụng đất mặt
tiền ven đường có giá rẻ hơn trong nội đô để
làm nơi kiếm sống. Khi tìm hiểu hình thái đô
thò nén ở Việt Nam cần quan tâm đến đặc
điểm này.

Dân số đô thò Việt Nam khoảng 33
triệu người, diện tích đất toàn đô thò là
43.792km2, mật độ dân số đô thò trung
bình của cả nước là 1.888 người/km2. Mật
độ cao nhất cấp quận là 44.135 người/km2
thuộc về Quận 11, TP.HCM.

Đô thò nén phải trở thành mục tiêu phát triển
đô thò chính thức ở Việt Nam, và cần được
tiếp cận từ hai hướng: Khi điều chỉnh mật
độ dân số tại các khu vực đô thò hiện hữu
và khi phát triển các khu đô thò mới. Mật độ
các khu phố rất chênh lệch nhau, vì vậy cần
được điều chỉnh lại cho cân bằng hơn và đạt
mức độ nén, tối thiểu là 150 người/ha. Giải
pháp là tạo ra mạng các trung tâm đô thò
có cấp bậc khác nhau và liên kết với nhau
bằng hệ thống giao thông công cộng.

Trong Bảng 5 là số lượng các Quận nén có
mật độ từ 15.000 người/km2 trở lên của 5
thành phố trực thuộc Trung ương. Số liệu
cho thấy hai thành phố Hà Nội và TP.HCM
có mức độ nén cao nhất.


Các khu đô thò mới nhất thiết phải sử dụng
đất đa chức năng, được quy hoạch thành
mạng đường phố với các tòa nhà từ nhiều
tầng đến cao tầng với các tầng dưới dùng
vào mục đích kinh doanh và dòch vụ. Mật

Theo Nghò đònh số 42/2009, quy mô và mật
độ dân số là những tiêu chí cơ bản để phân
loại đô thò (Bảng 4).

Đô thò hóa ở Việt Nam có các đặc điểm
như sau:
1) Dân số đô thò tăng nhanh, tỷ lệ tăng
trưởng hàng năm trong khoảng 3-4%;
2) Số lượng đô thò tăng nhanh. Trong Bảng
6 là số lượng đô thò các năm 2000 và 2016.
3) Đô thò hóa đất đai đi trước đô thò hóa
dân số: Diện tích đất đô thò tăng nhanh hơn
dân số đô thò khiến mật độ đô thò (thô) bình
quân cả nước giảm đi.
4) Đô thò hóa (lan tỏa đô thò) mạnh mẽ dọc
các tuyến đường bộ trên cả nước.
Hai thành phố Hà Nội và TP.HCM phát
triển mạnh hơn các thành phố khác.
Ngoài ra, do không đủ nguồn vốn đầu tư
nên hệ thống hạ tầng đô thò không phát
triển kòp với tốc độ đô thò hóa, nhưng đó lại
là đặc điểm chung của các nước đang phát
triển chứ không riêng gì Việt Nam.


28

SË 94 . 2018

độ các khu đô thò mới cũng phải đạt mức tối
thiểu 15.000 người/km2.

Kết luận

Đô thò nén là chủ đề lớn, cần được xem xét từ
nhiều khía cạnh. Mong chủ đề này được các
nhà làm chính sách nước ta quan tâm để hình
thái đô thò nén sớm trở thành đònh hướng phát
triển chính thức của đô thò nước ta, một nước
khan hiếm tài nguyên đất đai đang phải đứng
trước các thách thức về tăng dân số và biến
đổi khí hậu.

i. Dantzig, G.B.and Saaty, T.L., 1973..
Compct City: Plan for a Liveable Urban
Environment.W.H.Freeman. San Francisco
ii. YAN Yue et al. 2013.Urban Compactness
Index and its application: Compactness of builtupareas in Nanjing and Suzhou. Progress in
Geography. Vol. 32, No 5. (in Chinese)
iii. Muhammad Sani Royschansyah. 2005.
Transformation of sustainability into compact city
implementation:measurement of compactness
attributes in Japanese cities. The 2005 World
Sustainable Building Conference. Tokyo.

iv. Donald Brown. 2017. Challenging the
conceptualboundaries of the compact city
paradigm in Sub-Saharan Africa: Towards
Southern alternatives . DPU Working Paper No
187.
v. UN-Habitat. 2014. A new strategy of
sustainable neighbourhood planning: five
principles. Discussion note 3.
vi. Hussain Liaqat et al.2017. Measuring Urban
Sustainability through Compact City Approach:
A Case of Lahore.Journal of Sustainable
Development Studies. Vol 10,No 2

Bảng 4. Quy mô và mật độ dân số theo loại đô thò

Chú thích: Mật độ a cho đô thò thuộc tỉnh; mật độ b cho đô thò thuộc Trung ương
Bảng 5. Số Quận nén (mật độ≥15 000ng/km2) của 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Nguồn: Tập bản đồ các đô thò Việt Nam. NXB Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2012
Bảng 6. So sánh số lượng đô thò các năm 2000 và 2016

Nguồn: Niên giám thống kê. Số liệu năm 2016 khác với số liệu của Cục Hạ tầng kỹ thuật BXD



×