QUY HOẠCH
& TÁC GIẢ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ THOÁT NƯỚC
NHẰM GIẢM THIỂU NGẬP ÚNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
ThS. NGÔ HUY THANH
Q
Viện Quy hoạch đô thò và nông thôn quốc gia
uản lý hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu ngập úng thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang
được triển khai tại rất nhiều đô thò trên thế giới. Giải quyết vấn đề này không chỉ tác động cục bộ
đến riêng ngành quy hoạch, xây dựng mà còn góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của hệ
thống tiện ích đô thò, đời sống người dân, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để từng bước nâng
cao chất lượng quản lý quy hoạch hệ thống thoát nước nói chung và hệ thống thoát nước mặt nói riêng, cần
đúc rút, học hỏi những bài học kinh nghiệm quý báu của các nước trên thế giới.
Mở đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng đang được đầu
tư phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Tuy nhiên các đô thò ven biển, đặc biệt là vùng duyên
hải Bắc Bộ cũng đang phải chòu các tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu như mưa, bão, nước biển dâng và
tổ hợp mưa, bão kết hợp lũ trên sông và triều cường dẫn đến tình trạng ngập úng ngày càng diễn ra thường
xuyên hơn. Công tác quản lý quy hoạch thoát nước đang gặp nhiều khó khăn hạn chế, chưa có phương
án giải quyết ngập úng hiệu quả dẫn đến những thiệt hại lớn không đáng có.
Tại các nước trên thế giới, việc kiểm soát ngập úng được lồng ghép trong quy hoạch, xây dựng và quản
lý từ rất sớm, đến nay đã đạt được những thành công nhất đònh. Để duy trì và phát triển hệ thống này,
chính quyền các nước cũng như từng đô thò đã xây dựng các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch…
để quản lý một cách đồng bộ và khoa học. Đây chính là những bài học kinh nghiệm quý báu cần học hỏi
để áp dụng vào điều kiện phát triển thực tế của Việt Nam.
78
SË 94 . 2018
Q u y h oπch &
t ∏c gi ∂
Kinh nghiệm của Bangkok, Thái
Lan - Trung tâm kiểm soát ngập
Bangkok, thủ đô của Thái Lan, với hơn
1.000 kênh rạch và dân số khoảng 10 triệu
người. Vò trí nằm trong vùng đồng bằng
ngập của sông Chao Phraya. Khí hậu gió
mùa mang đến lượng mưa 1.200-1.400mm
mỗi năm. Hiện tượng ngập lụt xảy ra thường
xuyên hơn trong những thập kỷ gần đây, lũ
lụt nghiêm trọng đã diễn ra vào các năm
1978, 1980, 1983, 1995 và 2006. Sông
Chao Phraya chạy dọc 1/3 đất nước mang
theo một lượng nước rất lớn từ phía đông
qua Bangkok, đây là nguyên nhân dẫn tới
ngập lụt cho đô thò. Ngoài ra thủy triều cao
từ vònh Thái Lan trong tháng 12 có thể làm
trầm trọng thêm tình hình ngập úng ở một
số khu vực thấp của Bangkok.
Năm 2005, Thái Lan đã phát triển hệ thống
dự báo và quản lý ngập úng cho phía đông
Bangkok. Hệ thống bao gồm 4 hệ thống con:
a. Hệ thống cảnh báo mưa (SCOUT): cung
cấp dự báo lượng mưa bằng cách sử dụng
thông tin từ hệ thống thời tiết theo dõi qua
vệ tinh. Hệ thống dự báo trước 3 giờ, kết quả
phân tích từ máy tính được dự báo thông qua
hệ thống NWP tại Cục Khí tượng và được sử
dụng để dự báo các trận mưa trước 6 giờ. Hệ
thống này được cập nhật 15 phút một lần với
độ chính xác là 65% lượng mưa tích lũy trong
vòng 3 giờ. Dữ liệu đầu ra là chuỗi dự báo
lượng mưa trên hệ thống nhằm cung cấp đầu
vào cho việc chạy mô hình ngập úng.
b. Mô hình tính toán thủy văn (MIKE11):
được sử dụng để tính toán lưu lượng bề mặt
trong mạng lưới thoát nước đô thò. Phương
pháp thủy văn được sử dụng để mô hình
hóa dòng chảy từ mưa sau khi được hiệu
chỉnh và xác minh với số liệu hiện trường.
Các kết quả do mô hình này cung cấp bao
gồm chuỗi thời gian cho mực nước và lượng
nước mưa trong hệ thống, dòng chảy tại
các kênh rạch được tính toán và hiển thò
thông qua hệ thống thông tin đòa lý (GIS).
c. Hệ thống quản lý ngập úng: mục tiêu
của hệ thống này là cung cấp kế hoạch vận
hành cho các đối tượng trong hệ thống thoát
nước như trạm bơm, mạng lưới thu và chứa
nước mưa... Hệ thống mô hình ngập úng
được sử dụng để mô phỏng các điều kiện
thủy lực trong mạng lưới thoát nước. Kòch
bản được thiết lập với sự kết hợp các yếu tố
như biến đổi cường độ mưa, phân bố lượng
Hình 1: Bản đồ ngập thành phố Bangkok
Hình 2: Các bước xây dựng kế hoạch quản lý ngập úng tại Bangkok
mưa và các dữ liệu trong quá khứ. Kết quả
được xây dựng với các mức độ dự kiến khác
nhau và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu nhằm sẵn
sàng sử dụng trong các tình huống thực tế,
phù hợp với các kòch bản đã đưa ra.
người dùng để lựa chọn các kế hoạch quản
lý khác nhau và có được kết quả dự báo
tương ứng.
d. Hệ thống hỗ trợ đưa ra quyết đònh (DSS):
các phần mềm được sử dụng để tích hợp
với các hệ thống con và cung cấp thông tin
liên lạc với cơ sở dữ liệu tại Trung tâm kiểm
soát ngập úng. Các phương tiện được sử
dụng bao gồm hệ thống tin nhắn (SMS) và
dòch vụ tin nhắn đa phương tiện (MSS). Hệ
thống này đưa ra những sự lựa chọn cho
SË 94 . 2018
79
Quy h oπ c h &
Kinh nghiệm của Anh và Wales – Quản lý lượng
nước chảy bề mặt
Tháng 6 năm 2008, chính phủ của Anh và Wales xác đònh việc
quản lý lượng nước chảy mặt và đề xuất các kế hoạch liên quan
tới quản lý sẽ giao cho chính quyền từng đòa phương. 6 đòa phương
đầu tiên tại Anh đã được lựa chọn nhằm thử nghiệm phát triển kế
hoạch này và bản thảo hướng dẫn quốc gia được công bố vào
tháng 4 năm 2009. Cơ quan về môi trường sẽ chòu trách nhiệm bao
quát về mặt chính sách và hướng dẫn về các vấn đề liên quan tới
rủi ro trong ngập úng cũng như kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực
trong đô thò và tại các lưu vực sông dưới các quy đònh của Ủy ban
chi phối ngập úng EU. Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả sẽ giới
thiệu một số rào cản, các giải pháp cùng các chú thích có liên quan
đã gặp trong thực tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên
quan tới ngập úng đô thò tại Anh và Wales.
a. Quá trình tổ chức
Bảng 1: Rào cản về tổ chức và giải pháp
80
SË 94 . 2018
t∏ c gi ∂
b. Vấn đề pháp lý
Bảng 2: Rào cản về pháp lý và giải pháp
c. Vấn đề kỹ thuật
Bảng 3: Rào cản về kỹ thuật và giải pháp
Kết luận
Từ kinh nghiệm quản lý tại một số nước,
có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam
như sau:
■ Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây
dựng hệ thống dự báo và quản lý ngập úng
cho đô thò. Lồng ghép các kòch bản biến đổi
khí hậu như một phần dữ liệu đầu vào.
■ Phân chia quyền quản lý cụ thể theo
các cấp độ, từ trung ương đến đòa phương.
Theo các lưu vực sông và từng lưu vực nhỏ
tại các khu đô thò. Nâng cao năng lực quản
lý, chuyên môn hóa.
■ Sử dụng SUDS như một giải pháp giảm
thiểu ngập úng đô thò.
Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ có
liên quan đến hệ thống thoát nước mặt, hệ
thống thoát nước mưa đô thò bền vững.
■
■ Xác
đònh rõ nguồn lực thực hiện, đa dạng
hóa các hình thức đầu tư đặc biệt là PPP.
■ Quy hoạch phải xác đònh rõ trách nhiệm,
kế hoạch phối hợp giữa các đơn vò có liên
quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. J.B.Ellis & D.M.Revitt (2010), “The management of
urban surface water drainage in England and Wales”,
Water and Environment Journal, (số 24), trang 1-8.
2. Zoran Vojinovic and Michael B.Abbott (2011),
Flood Risk and Social Justice, The Netherlands.
SË 94 . 2018
81