Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.42 KB, 2 trang )
Brand Activation
Brand Activation (tạm dịch: kích hoạt nhãn hàng) không lạ với dân marketing của các tập
đoàn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và người trong giới quảng cáo – truyền thông.
Tuy nhiên, từ việc “nghe nói đến” đến việc hiểu tận tường loại hình marketing này và có
điều kiện ứng dụng nó vẫn là một khoảng cách..
Brand Activation đang ở đâu tại Việt Nam?
Hãy thử tưởng tượng, một sáng bạn đang thưởng thức ly capuchino tại cà phê Highland
Metropolitan, đường Đồng Khởi thì một cô gái trong sắc phục xanh đen quyến rũ bắt đầu
tiếp xúc và nói với bạn về mẫu điện thoại di động mới.
Cô gái rút chiếc điện thoại mới tinh được cài rất bắt mắt trên cánh tay cô ấy ra để demo
(thử nghiệm minh chứng) những tính năng mới một cách khéo léo và sành điệu. Sau hai
phút, bạn bỗng thấy rất muốn có chiếc điện thoại đó. Và cô gái cũng để lại namecard Sony
Ericsson nếu bạn muốn thấy lại chiếc phone kia một lần nữa…
Hay là một chiếc xe hơi mui trần mui trần và dòng chữ “Chào ngày nắng” với ba cô gái
căng tràn sức sống, với tiếng nhạc rộn rã upbeat dạo phố Hai Bà Trưng sáng chủ nhật của
ba nhãn hàng dầu gội Dove – Clear – Sunsilk; một quầy đổi sản phẩm lấy gấu bông xinh
xắn khi mua tã giấy Huggies ở siêu thị… Tất cả đều là brand activation.
Hầu hết các hoạt động brand activation xảy ra chủ yếu tại 8 thành phố lớn của Việt Nam,
gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng tàu, TP.HCM và Cần
Thơ. Nguyên nhân chính là chi phí activation tính trên đầu người rất cao (CPH – cost per
head) nếu so với quảng cáo. Để reach (tiếp xúc) được một người tiêu dùng mục tiêu trong
activation, CPH có thể lên tới 10.000 đồng trong khi đó CPH của quảng cáo tivi chỉ vài
chục đồng vì số người xem một mẩu quảng cáo tivi là rất lớn.
Ai trả tiền cho các dịch vụ marketing activation?
Có thực tế là hầu hết các nhãn hàng của doanh nghiệp Việt Nam ít chi tiền cho brand
activation. Khoảng 80- 90% khách hàng của các công ty cung cấp dịch vụ này là nhãn hàng
nước ngoài. Và không những vậy, chi tiêu cho brand activation của họ ngày càng tăng lên.
Theo một điều tra không chính thức từ các công ty cung cấp dịch vụ brand activation thì
Unilever, Kimberly Clark, Pepsi, Sumsung, Nokia, Sony Ericsson, Procter & Gamble,
British American Tobacco, Nestle, Tiger là top 10 có chi phí brand activation cao nhất.
Một chương trình brand activation loại nhẹ cũng trị giá hàng trăm triệu đồng. Một chiến