Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.58 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

DƢƠNG HẢI YẾN

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ
DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành
Chuyên ngành
Mã Số

: Luật học
: Luật Dân sự
:603830

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................4
CHƢƠNG 1.................................................................................................................................................. 8
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO
VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN..............................8
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ TRONG


VIỆC CHĂM SÓC, BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN.............................................................................................................................................. 8
1.1.1.QUYỀN
CON
NGƢỜI

QUYỀN
TRẺ
EM…………………..……………….8
1.1.2.KHÁI NIỆM CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN
CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT DÂN
SỰ................................................................................................................................................................. 14
2. BẢN CHẤT PHÁP LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN................................ 20
3. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM
CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM QUA CÁC
GIAI ĐỌAN PHÁT TRIỂN..................................................................................................... 23
3.1. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1980 TRỞ VỀ TRƢỚC............................................ 23
3.2. THỜI KỲ SAU NĂM 1980 ĐẾN NAY................................................................... 25
CHƢƠNG 2................................................................................................................................................ 29
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN
CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM...................................................... 29
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHĂM SÓC VÀ
BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN........30
2.1.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ...................................................... 30
2.1.2. NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ........................................................................................... 37
2.1.3. QUY ĐỊNH VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN
CẢNH KHÓ KHĂN........................................................................................................................ 39



2.2. THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ
CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..................................................................... 65
CHƢƠNG 3................................................................................................................................................ 71
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM . 71

3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN............................................................................................................ 71
3.1.1. NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI VÀ QUYỀN
TRẺ EM NÓI RIÊNG.................................................................................................................... 71
3.1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG.............................................. 72
3.1.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC THIẾT CHẾ CHƢA ĐÁP
ỨNG ĐƢỢC YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN............................................................. 73
3.1.4. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG TRONG CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC............................................................................... 78
3.1.5. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA, VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
79
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM
SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN Ở VIỆT NAM.................................................................................................................... 80
PHƢƠNG HƢỚNG THỨ NHẤT...................................................................................... 80
PHƢƠNG HƢỚNG THỨ HAI........................................................................................... 80
PHƢƠNG HƢỚNG THỨ BA.............................................................................................. 81
PHƢƠNG HƢỚNG THỨ TƢ............................................................................................ 81
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM
SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN Ở VIỆT NAM.................................................................................................................... 82

GIẢI PHÁP 1. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BAN HÀNH MỚI MỘT SỐ QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT........................................................................................................................ 82
GIẢI PHÁP 2. TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, NÂNG CAO NHẬN
THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG, CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN............83
GIẢI PHÁP 3. GIẢI QUYẾT CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN DẪN
ĐẾN TRẺ RƠI VÀO HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN.................................................. 83
GIẢI PHÁP 4. ĐẦU TƢ HIỆU QUẢ.............................................................................. 83


KẾT LUẬN...............................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam sau 20 năm tiến hành đổi mới đã đạt được những thành tựu
to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và tạo được những chuyển biến rõ rệt
trên mọi mặt đời sống xã hội. Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trong đó các quyền con người được quan tâm và là một
trong những nội dung chính của quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.
Hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em được Đảng và Nhà nước quan
tâm và đã đạt được những thành tựu nhất định, và vị thế của nước ta trên
trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, sự tác động của quá
trình hội nhập kinh tế thế giới, toàn cầu hóa và đô thị hóa, sự chuyển đổi
cơ chế quản lý và định hướng kinh tế thị trường cũng đồng thời làm nảy
sinh hàng loạt các vấn đề khác như khoảng cách giàu nghèo ngày một
tăng… cùng với nhu cầu thực tiễn của công việc khi thực hiện dự án chăm
sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại một số địa phương, cho thấy
hoạt động chăm sóc và bảo vệ cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, chẳng hạn như sử dụng lao

động trẻ em mồ côi/ trẻ em khuyết tật…
Để tiếp tục sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và bảo đảm
các quyền con người, nhu cầu cần thực hiện nghiên cứu để có những giải
pháp pháp lý hữu hiệu trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn là rất cần thiết. Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở
thực tiễn và cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý
của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
tôi đã chọn đề tài: “ Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay”
làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học về các khía cạnh xung quanh vấn đề trẻ em, như: “Bảo vệ quyền trẻ
em trong pháp luật Việt Nam” (1996) của GS Nguyễn Đình Lộc, “ Bảo vệ
Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam” (2005) của UNICEF, “Quyền trẻ
em đối với tài sản và thừa kế tài sản: một vấn đề lý luận và thực tiễn”
(1998) của PGS Hà Thị Mai Hiên, “Cơ chế pháp ý bảo vệ quyền trẻ em ở


Việt Nam” của ThS Chu Mạnh Hùng (2005)… Nhìn chung, các bài viết,
các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến
đề tài của luận văn. Tuy nhiên, phần lớn những công trình nghiên cứu này
mới chỉ đề cập đến quyền trẻ em nói chung mà chưa có công trình nghiên
cứu quan tâm riêng đến khía cạnh lý luận và thực tiễn pháp lý dành cho
đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, một số bài
viết trên các tạp chí đề cập đến vấn đề trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn nhằm làm rõ một số quy định của pháp luật cũng đã được tham khảo.
Đề tài: “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở
lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” mong muốn
tìm hiểu các quy định hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt khó khăn trên cơ sở nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em
trong pháp luật dân sự, để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc và bảo vệ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những khía cạnh lý luận và
thực tiễn pháp lý về dân sự trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn trên cơ sở nghiên cứu các quy định của luật thực
định, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này; từ đó đề ra một số
phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật chăm sóc và
bảo vệ trẻ em nói chung trong điều kiện hiện nay.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự trong chăm
sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn nói riêng tại Việt Nam

-

Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về chăm sóc
và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng như việc thi
hành trong thực tiễn để thấy được những điểm phù hợp và những
điểm chưa phù hợp, làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị

-

Đề xuất một số giải pháp và phương hướng để các quy định của pháp
luật Việt Nam về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn có tính khả thi trong thực tiễn



Do điều kiện hạn chế, đề tài chủ yếu được nghiên cứu tập trung trong
phạm vi luật thực định.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng phép biện chứng duy vật của
triết học Mác – Lênin như: pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng xã hội, được hình thành từ một cơ sở hạ tầng phù hợp, nhưng có tác
động trở lại nhất định đối với cơ sở hạ tầng...và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực
của đề tài, như: phương pháp tổng hợp, so sánh luật, phương pháp phân
tích lịch sử, thống kê, điều tra xã hội học …
Các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề trẻ em, các
quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực dân sự, các quy phạm pháp luật dân
sự, pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật lao động … được sử dụng
với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu về các
quy định của hệ thống pháp luật quốc gia về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dưới góc độ pháp lý của ngành luật dân sự.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu
ích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập khi nghiên cứu những vấn đề
về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời,
nó cũng có giá trị nhất định đối với các nhà hoạch định chính sách, các cơ
quan, tổ chức trong việc nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện những quy định về
vấn đề này dưới góc độ pháp luật.
6. Cấu trúc của luận văn
Phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết
luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn về đề tài “Chăm sóc và bảo
vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp

lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” được chia làm 3 chương như sau:
-

Chương 1. Những vấn đề lý luận pháp lý về chăm sóc và bảo vệ trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn


-

Chương 2. Thực trạng pháp luật dân sự và thực tiễn thi hành pháp
luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở
Việt Nam

-

Chương 3. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO
VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Khái niệm và vai trò của pháp luật dân sự trong việc chăm sóc,
bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
1.1.1. Khái niệm quyền con người và quyền trẻ
em Quyền con ngƣời
Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người năm 1948 không đưa
ra khái niệm hay định nghĩa “quyền con người”, tuy nhiên, tuyên ngôn đã
quy định các quyền của con người được hưởng như: quyền sống, quyền tự
do và an toàn cá nhân, quyền được công nhận tư cách là con người trước

pháp luật ở mọi nơi, quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong lãnh thổ của
quốc gia, quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ, quyền có
quốc tịch… Quyền trẻ em
Theo quy định tại Điều 1 Công ước về Quyền Trẻ em năm 1989 của
Liên Hợp Quốc thì “trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
thành niên sớm hơn”.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và năm 2004
định nghĩa trẻ em tại Điều 1: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân
Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có thuật ngữ “người chưa thành
niên”. Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên
là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành
niên”. Như vậy, khái niệm người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật
Việt Nam bao hàm cả khái niệm trẻ em.
Và trẻ em với tư cách là một con người, được công nhận có các
quyền con người như : dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, hợp
thành 4 nhóm quyền như sau:
a) quyền sống còn
b) quyền được bảo vệ
c) quyền được phát triển
d) quyền tham gia


Trong năm 1989, Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ
em. Sau đó, tiếp tục phê chuẩn công ước số 182 của ILO về chống lại các
hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em
1.1.2. Khái niệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn và vai trò của pháp luật dân sự
Khái niệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, nhóm trẻ cần sự bảo vệ đặc biệt
gồm: trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em tàn tật, trẻ
em làm con nuôi, trẻ em nghiệm ma túy, trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS, trẻ
em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bắt cóc và bị buôn bán…
Điều 3 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 giải
thích: “ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền
cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng”.
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Chăm sóc trẻ em hiểu theo nghĩa thông thường, là những hoạt động nhằm nhận
biết và đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần để đảm bảo sự phát triển hài hòa
của trẻ em (nhu cầu về ăn mặc, về học hành, về vui chơi giải trí, nhu cầu được gia
đình yêu thương, chăm sóc, nhu cầu được tôn trọng... Bảo vệ trẻ em được hiểu là thực
hiện những hành động, những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả do những
hành vi vi phạm gây ra làm cản trở sự phát triển bình thường của trẻ.

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một bộ
phận, một chế định pháp luật hỗn hợp, với ý nghĩa đó là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể
trong quá trình thực hiện chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Đặc điểm của trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Về kinh tế, đa số các em thuộc nhóm thiếu hoặc mất nguồn nuôi dưỡng
và sống thiếu sự chăm sóc, tình cảm của gia đình. Về sức khỏe, với các yếu
tố về thể chất – tinh thần, các em là đối tượng có hạn chế về sức khỏe như
khuyết tật, tâm thần, tổn thương tâm lý…làm giảm hoặc mất khả năng nhận
thức, lao động. Trình độ văn hóa của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
có mức thấp hơn nhiều so với trẻ em bình thường cùng lứa tuổi.
Vai trò của luật dân sự :
Trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, luật dân sự được thể hiện ở những vai trò như sau:

- Cụ thể hóa các quyền con người, quyền trẻ em về mặt dân sự:


Ghi nhận và xác định các hình thức pháp lý đảm bảo và thực hiện
các quyền dân sự.
- Xác định các phương thức bảo vệ và đảm bảo thực thi các quyền củs
trẻ em.
1.2. Bản chất pháp lý và đặc điểm chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thường rất nhạy cảm với những tác
động của xã hội đối với cuộc sống thường nhật của các em. Chương IV
của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 ghi nhận: “…coi
trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp
thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì giúp đỡ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe….”.
Xét trên khía cạnh pháp luật, các em chưa có đủ năng lực hành vi nói
chung và năng lực hành vi dân sự nói riêng, nên pháp luật đã quy định chế
định về người giám hộ/ người đại diện theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
Xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn thì nhiều em là lao động chính nuôi sống bản thân và gia đình mình
nhưng những công việc các em đang làm lại không được điều chỉnh bởi
pháp và chịu sự thua thiệt khi tham gia các “giao dịch” với người lớn. Bên
cạnh đó, quan niệm truyền thống vẫn còn phổ biến trong xã hội, nhiều gia
đình thay vì khuyến khích con đến trường lại bắt con phải ở nhà lao động
giúp cha mẹ - nghĩa là đứa trẻ phải thực hiện nghĩa vụ lao động trước khi
được hưởng quyền học tập.
1.3. Khái quát pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn ở Việt Nam qua các giai đọan phát triển
1. 3.1. Giai đoạn từ năm 1980 trở về trước

-

Trong lịch sử Việt Nam, trẻ em đã được quan tâm đến từ khá sớm trong
Bộ luật Hồng Đức đã có quy định về trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em tàn
tật, mồ côi. Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được
thành lập, và chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được ghi
nhận trong Hiến Pháp năm 1946 tại điều 14 và điều 15. Gia nhập Công ước số
77 và 78 về Kiểm tra y tế cho trẻ em và thiếu niên làm việc trong các công việc
công nghiệp và phi công nghiệp năm 1946. Tháng 5/1960, ủy ban Thiếu niên
nhi đồng Việt Nam được thành lập. Và Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành


ngày 14/1/1979. Đây là pháp luật đầu tiên quy định chi tiết về trẻ em nói
chung, trong đó có đề cập đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
1.3.2. Thời kỳ sau năm 1980 đến nay
Ngày 26/1/1990, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em
1989. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu á và là quốc gia thứ hai trên thế
giới phê chuẩn công ước. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
1991 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2004 đã dành một chương riêng để
quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các chương
trình, dự án quốc gia về trẻ em cũng được xem xét và thực hiện.


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM CÓ HOÀN
CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

2.1.1. Quy định của pháp luật dân sự về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn
Dưới góc độ giáo dục, các nhà giáo dục của Việt Nam có quan điểm
không có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mà chỉ có những trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn trong độ tuổi đến trường. Cụ thể:
Trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa: mồ côi thực tế và mồ côi xã hội.
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học
- Trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại
- Trẻ em lang thang
- Trẻ em bị xâm hại tình dục
- Trẻ em nghiện ma túy
- Trẻ em vi phạm pháp luật
- Nhóm trẻ khác
Khi xác định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tư cách là
chủ thể, nghĩa là luật pháp đã đặt lên vai chủ thể đó những những quyền và
nghĩa vụ nhất định được quy định trong các văn bản pháp luật. Và được
xem xét trên hai nhóm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền nhân thân của cá nhân được Bộ luật dân sự quy định tại mục 2
Chương II (Bộ luật dân sự 2005), Chương VI, VII, VII (Luật Hôn
nhân và gia đình 2000), Chương II (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em 2004).
- Quyền tài sản chủ yếu phát sinh trong quan hệ nhận hay để lại thừa
kế, quyền có tài sản.
Những quyền về nhân thân và tài sản hợp pháp của mỗi cá nhân đều
được pháp luật bảo hộ (Điều 24 – Bộ luật dân sự 2005). Có nhiều yếu tố liên
quan đến nhân thân của mỗi người như: độ tuổi...và ảnh hưởng trực tiếp đến



việc hưởng quyền dân sự, và liên quan đến năng lực hành vi dân sự, cũng
như tư cách chủ thể của cá nhân đó.
2.1.2. Nguyên tắc pháp lý về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn
Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã xác lập bốn nguyên tắc cơ bản trong
chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: không phân biệt đối xử trong việc bảo đảm
thực hiện quyền trẻ em; dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất; trẻ em có quyền
xác lập, bày tỏ ý kiến riêng của mình và quyền đó phải được tôn trọng; những
quy định trong pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế có lợi cho trẻ em hơn
so với những điều khoản quy định trong công ước sẽ được sử dụng.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử được quy định tại Điều 52 -Hiến
pháp 1992, và được cụ thể hoá tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình và
Điều 4, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.
Nguyên tắc về người đại diện hợp pháp chính là một nguyên tắc quan
trọng đối với hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Theo quy định chung của pháp luật, người chưa thành niên là đối tượng
được giám hộ theo điều 20 và điều 21 (Bộ luật Dân sự 2005). Do sự phát triển
chưa đầy đủ nên bản thân trẻ em nói chung chưa thể nhận biết hoặc nhận biết
chưa đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật, nên việc cha mẹ, người giám hộ (cá nhân, tổ chức, cơ quan bảo trợ)
của trẻ tham gia vào các mối quan hệ này sẽ đảm bảo các quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của trể và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của trẻ em được thực
hiện một cách tốt nhất và theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và bảo
vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
2.1.3. Quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Chăm sóc, được thể hiện trước hết là đảm bảo về an toàn tính mạng,
đảm bảo quyền sống còn của trẻ không phải với tư cách là đối tượng mà

với tư cách là một chủ thể của pháp luật dân sự. Quyền được khai sinh
Quyền được khai sinh (Điều 29 - Bộ luật dân sự 2005). Khai sinh chính
là hành vi nhằm xác định quy chế về nhân thân cho trẻ em: có quốc tịch, có
họ tên và dân tộc… Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cụ thể hóa quy
định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ trong việc
khai sinh cho trẻ tại Điều 23. Đối với khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, có 2 trường


hợp xảy ra: trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra và trẻ bị bỏ rơi không phải
là trẻ sơ sinh.
Quyền sống chung với cha mẹ, và quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Những quyền này được Luật Dân sự ghi nhận tại Điều 41 và cụ thể hóa
ở Luật Hôn nhân gia đình (Điều 36), và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 2004 (Điều 12, Điều 13). Sống chung với gia đình, và được chăm sóc,
nuôi dưỡng là quyền cơ bản của trẻ, và không ai có quyền buộc trẻ phải sống
cách ly với cha mẹ của mình, trừ trường hợp do pháp luật quy định:
-

Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù.

Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con
chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con.
- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, vào các cơ sở giáo
dục, cơ sở cai nghiện....
Người giám hộ/ đại diện hợp pháp, là nguyên tắc của pháp luật đặt
đối với trẻ em bởi ý thức được vai trò của gia đình là cái nôi nuôi dưỡng
con người. Gia đình thay thế cũng là một quy định rất mới nhằm tạo ra
một mô hình gia đình để nuôi dưỡng và chăm sóc, bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em 2004. Gia đình thay thế là gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm: nhận nuôi con nuôi,
nhận giám hộ (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Việc nhận
nuôi con nuôi, nhận giám hộ phải tuân thủ theo những quy định của Bộ
luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.
Quyền đƣợc chăm sóc sức khoẻ
-

Chăm sóc sức khoẻ của trẻ em được được pháp luật dân sự ghi nhận
như quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều
32 Bộ luật dân sự). Điều 15 “Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe” - Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chăm sóc sức khỏe có
ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc
biệt với trẻ tàn tật, khuyết tật; trẻ bị tai nạn lao động, trẻ em làm việc nặng
nhọc, trẻ bị xâm hại tình dục… Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
Đối với trẻ em tàn tật, được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng,
được cấp tay chân giả, dụng cụ chỉnh hình. Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được


hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội. Trẻ bị tai nạn lao động hoặc xâm hại
tình dục được xem xét hỗ trợ các chi phí về tiền thuốc, khám, điều trị phục
hồi các tổn thương về sức khỏe và tâm lý.
Quyền đƣợc học tập
Song song với được chăm sóc sức khỏe, trẻ cũng đã được quan tâm phát triển
về trí lực. Học tập vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của trẻ em được pháp luật ghi

nhận. Hiến pháp đã quy định trẻ em có quyền được học hành và các em có
nghĩa vụ học tập theo chương trình phổ cập tiểu học và trung học cơ sở theo
quy định của Điều 11 - Luật Giáo dục 2005. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn được miễn giảm học phí, được hỗ trợ về đồ dùng học tập hoặc các
khoản đóng góp…
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách hỗ trợ học nghề… cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngày 20/6/2007, Bộ tài chính – Bộ Lao động,
Thương binh và xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 68/2007 hướng dẫn quản lý
kinh phí thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-Ttg ngày 25/3/2005 về việc phê duyệt
đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn
2005 – 2010” hỗ trợ học nghề cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ
tàn tật nặng, trẻ là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ nhiễm HIV/AIDS.

Quyền đƣợc vui chơi giải trí, đƣợc phát triển năng khiếu
Hoạt động văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cũng được quan tâm
bởi nó đóng góp một phần trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, truyền
thống, nhân cách, và tạo cho trẻ có được sự phát triển hài hòa về thể lực và
trí lực (Điều 17 – Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004).
Nhà nước chủ trương, khuyến khích và bảo trợ xây dựng, bảo vệ, cung cấp
các thiết bị phục vụ trẻ em vui chơi và học tập hài hòa cho trẻ bình thường
và trẻ có hòan cảnh đặc biệt khó khăn. Nghiêm cấm sử dụng các khu vui
chơi của trẻ em vào các mục đích khác.
Quyền về tài sản
Quyền về tài sản là một chế định quan trọng và được đề cập đến hầu hết
các luật chuyên ngành thuộc ngành luật dân sự. Quyền có tài sản là quyền cơ
bản của mọi công dân, và được hình thành từ thời điểm cá nhân đó được sinh
ra. . Bản thân quyền tài sản đã mang nghĩa rất rộng bao gồm: quyền sở hữu,
quyền yêu cầu bồi thường… tuy nhiên, với đặc thù của đối tượng trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quyền về tài sản chủ yếu liên quan tới quyền để
lại và nhận thừa kế, quyền có tài sản. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn
nhân và gia đình, có thể thấy nguồn gốc tài sản của trẻ được hình thành từ: tài



sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của và các thu nhập hợp pháp khác. Trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nếu có tài sản, khi tham gia vào các quan hệ
dân sự vẫn bị hạn chế theo quy định nhằm bảo vệ quyền có tài sản của các
em, ví dụ như phải được sự đồng ý của người giám hộ, người đại diện…
Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đầu tiên, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã liệt
kê các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em, có tác dụng phòng
ngừa và làm giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ, đồng thời cũng giúp các
cơ quan chức năng xác định chính xác hành vi nào là hành vi vi phạm để
có thể kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý xử phạt hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Đặc biệt trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có
quy định về bổn phận của trẻ em. Gắn quyền với bổn phận của trẻ vừa có
tính giáo dục trẻ về trách nhiệm của các em đối với bản thân, với gia đình,
với cộng đồng; vừa thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về năng lực của mỗi
cá nhân trong xã hội - đó là năng lực hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
Hình thức chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khá đa
dạng: vận động đóng góp, khuyến khích nhận con nuôi - đỡ đầu – làm gia
đình thay thế; chăm sóc tập trung; tổ chức hoạt động hỗ trợ.
Với việc chăm sóc dựa vào cộng đồng, có quy định về nuôi con nuôi,
về gia đình thay thế - Khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000. Gia đình thay thế là hình thức mới được quy định tại Điều 3 -Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho cá nhân, gia đình nhận nuôi
dưỡng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi theo Quyết định số 38/2004/QĐ – TTg.
Những người đang nuôi dưỡng trẻ theo quy định tại điều 47 và điều 48
Luật hôn nhân và gia đình cũng được xem xét trợ giúp kinh phí.
Xét về mặt hình thức, trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi được đưa vào sống
cùng với gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp. Các đối tượng khác trong

nhóm cũng đã được pháp luật cụ thể hóa những việc cần làm để bảo vệ và
chăm sóc cho sự phát triển của các em.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật; và trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học
do khiếm khuyết về hình thể hoặc trí tuệ sẽ được gia đình, nhà nước và xã
hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh,


phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hòa nhập; và được khuyến
khích tham gia vào các hoạt động xã hội.
Trẻ em nhiễm HIV/ AIDS: gia đình và các thành viên trong gia đình có
trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần các em, và phối hợp
với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS; đồng
thời tạo điều kiện và giúp trẻ tham gia các hoạt động tái hòa nhập với cộng
đồng như tham gia các nhóm giáo dục đồng đẳng… Quyết định
313/2005/QĐ-TTg ngày 2/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế
độ dành cho trẻ nhiễm HIV/AIDS. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS dưới 6 tuổi thì
được chăm sóc sức khỏe ban đầu và được cấp thuốc kháng HIV miễn phí.
Nếu trẻ từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV/AIDS thì được ưu tiên đầu
tiên trong việc cấp thuốc kháng HIV/AIDS do ngân sách nhà nước cấp; và
được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thuốc kháng HIV thông qua tham gia
các dự án, chương trình phù hợp. Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách
nhiệm điều trị cho trẻ, và phải giải thích cho các em hiểu về căn bệnh để các
em tự giữ sức khỏe cho bản thân và phòng lây nhiễm cho người khác.
Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại,
trẻ em phải làm việc xa gia đình điều kiện cho học nghề, làm công việc phù
hợp với sức khỏe, lứa tuổi; được chăm sóc sức khỏe học văn hóa, tu dưỡng
đạo đức, đồng thời phải chấm dứt ngay công việc nguy hiểm, nặng nhọc và
độc hại cho sức khỏe của trẻ. Các em sống xa gia đình, căn cứ vào tình trạng
của các em sau khi khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm, sẽ được xem xét
tạo điều kiện tiếp tục sống và làm công việc phù hợp với tuổi và sức khỏe,

hoặc đưa về với gia đình, hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp.
Trẻ em bị xâm hại tình dục: cần được giúp đỡ bằng các biện pháp tư
vấn tâm lý; phục hồi sức khỏe với hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tạo
điều kiện cho các em có cuộc sống ổn định. Gia đình và chính quyền địa
phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, phát hiện và tố giác
kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Trẻ em nghiện ma túy: Gia đình phải tiến hành cai nghiện (tự nguyện
hoặc bắt buộc) cho trẻ. Việc cai nghiện có thể thực hiện tại nhà hoặc trại cai
nghiện. Báo cơ quan chức năng khi thấy hành vi lừa dối, lôi kéo... Việc chăm
sóc, cai nghiện thực hiện tại nhà hoặc tại cơ sở cai nghiện chuyên môn.
Trẻ em vi phạm pháp luật: việc giáo dục được thực hiện tại cộng đồng,
hoặc cơ sở trợ giúp đặc biệt (trường giáo dưỡng). Với trẻ phải chấp hành hình
phạt tù, hoặc bị xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, sau khi


chấp hành xong sẽ được tạo điều kiện, giúp đỡ để tiếp tục học văn hóa, học
nghề và hỗ trợ tìm việc làm. Hình thức xử lý đối với vi phạm pháp luật của
trẻ tùy theo mức độ vi phạm. Việc trẻ em vi phạm pháp luật gây thiệt hại
được quy định tại Điều 606 và 621 Bộ luật dân sự
Chỉ những em không được chăm sóc, nuôi dưỡng, không nơi nương tựa
tại gia đình hoặc gia đình thay thế mới vào sống tại cơ sở trợ giúp trẻ em. Các
cơ sở trợ giúp được thành lập để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt theo trình tự, thủ tục, hoạt động của cơ sở này tại chương IV.

Tài chính cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn có từ hai nguồn: từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nguồn tài chính trên được sử dụng hỗ trợ cho các họat động quản lý
và trợ giúp cho trực tiếp cho trẻ dưới hai hình thức: hỗ trợ thường xuyên
và hỗ trợ đột xuất theo Nghị định 67/2007/NĐ – CP của Chính phủ.

Chủ thể thực hiện chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Trong các quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004, từ Điều 51 đến Điều 58 đều quy định về trách nhiệm của gia đình trong
việc tiếp nhận, phục hồi, chăm sóc khi trẻ em khuyết tật, trẻ em bị lạm dụng
tình dục, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em nghiện ma túy, trẻ lang thang trở
lại sống cùng gia đình. Trong các quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004, từ Điều 51 đến Điều 58 đều quy định về trách
nhiệm của gia đình trong việc tiếp nhận, phục hồi, chăm sóc khi trẻ em
khuyết tật, trẻ em bị lạm dụng tình dục, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em
nghiện ma túy, trẻ lang thang trở lại sống cùng gia đình. Gia đình là chỗ dựa
về tình cảm, về vật chất của trẻ. Đồng thời cũng nghiêm cấm những hành vi
bạo lực, ngược đãi và lạm dụng của các thành viên trong gia đình đối với trẻ
nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Tùy theo mức độ vi phạm, họ sẽ phải
gánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chủ thể thực hiện chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hòan cảnh
khó khăn còn bao gồm: nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, UBND
các cấp), Mặt trận tổ quốc và các đòan thể thành viên, cơ quan truyền
thông, cơ quan bảo vệ pháp luật, Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, Quỹ
Bảo trợ trẻ em, cá nhân và cộng đồng.
Điều 19 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Quỹ bảo trợ
trẻ em. Quỹ được thành lập nhằm mục đich vận động sự đóng góp của các cơ


quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế và hỗ trợ từ
ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Quỹ được nhà nước hỗ trợ khi mới thành lập từ ngân sách. Hàng năm, căn
cứ vào hiệu quả hoạt động, sẽ được xem xét hỗ trợ theo Luật Ngân sách
nhà nước. Nguyên tắc hoạt động của quỹ là không vì lợi nhuận và thực
hiện việc tiếp nhận, sử dụng ngồn vốn theo những cam kết với nhà tài trợ
và kế hoạch đã được phê duyệt. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt

nam hỗ trợ là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bao gồm: trẻ mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là
nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm
việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc
xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện
ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật. Ngoài ra, trẻ em mắc các bệnh nặng,
hiểm nghèo, chi phí điều trị cao; trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
căn cứ cách mạng, vùng bị thiên tai, dịch bệnh; trẻ em thuộc gia đình
nghèo vượt khó học giỏi và các đối tượng đột xuất khác cần được hỗ trợ.
Tuy nhiên, đến ngày 8/8/2007, ủy ban này đã bị giải thể theo Quyết định
số 1001/QĐ – TTg. Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã được chuyển và sáp
nhập thành một Vụ trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, có các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ hoạt
động ở Việt Nam vì mục tiêu phát triển trẻ em như Save the children
Alliance, Plan International, Maryknoll, Youth with a Mission, FHF…
2.2. Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam hiện nay
Từ năm 1998 đến năm 2002, Việt Nam đã ban hành trên 110 luật và
văn bản liên quan nhằm đẩy mạnh giáo dục trẻ em, củng cố những dịch vụ
cho trẻ em và cải thiện sự bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn. Với các văn bản luật như Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004, Nghị định 67/2007/NĐ-CP và các văn bản pháp
lý liên quan đã kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong chăm
sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho phù hợp với
những thay đổi của xã hội, như: mở rộng đối tượng, quy định cụ thể các
nguồn hỗ trợ, thiết lập các cơ quan thực hiện và cơ chế phối hợp.
Về chăm sóc sức khỏe: Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Vụ bảo trợ
xã hội, cả nước có 107.060 trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật được hưởng trợ cấp
từ ngân sách nhà nước. Số trẻ em lang thang giảm, khoảng 66% trẻ em lang



thang được quản lý, chăm sóc; khoảng 13.000 trẻ em tàn tật, khuyết tật
được phục hồi chức năng. Quỹ bảo trợ trẻ em trong 6 tháng đầu của năm
2007 đã vận động được gần 22 tỷ đồng và hỗ trợ gần 35 tỷ đồng cho 24
Trung tâm. Phẫu thuật mắt cho 5.200 em, tặng 1052 chiếc xe lăn cho trẻ
khuyết tật. Hơn 4.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được các
gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng thông qua nhiều hình thức như nhận
con nuôi, gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu đã nhận được hỗ
trợ của nhà nước theo quy định tại Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ ngày 17/3/2004. Trẻ em lao động trong điều kiện độc
hại, nguy hiểm, trẻ em bị lạm dụng, xâm hại bị buôn bán đã được các cơ
quan chức năng can thiệp và từng bước giải quyết. Trẻ em làm trái pháp
luật được giáo dục hòa nhập. Trong năm 2008, Bộ Y tế đã bắt đầu thực
hiện thí điểm việc phát Thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em nhiễm
HIV/AIDS dưới 16 tuổi. Hiện đã có khoảng 1700 cháu nhiễm HIV cần
được điều trị bằng thuốc đặc trị và đã tiếp cận được với thuốc.
Về giáo dục: Năm 2001 có khoảng 1,7 triệu em được hỗ trợ giáo dục
(đồ dùng học tập, học phí…) thông qua các chương trình học bổng hoặc quà
tặng. Cuối năm 2007 số trẻ đã tăng lên 2,2 triệu em. Miễn toàn bộ học phí và
các khoản đóng góp cho 100% trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật đi học được. Quy
định về hỗ trợ học nghề và tạo việc làm, hỗ trợ vốn vay cho gia đình có trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng đã giúp cho hơn 1 triệu trẻ em.
Bên cạnh đó, dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn đã cải thiện cơ hội đi học và nâng cao chất lượng giáo dục cho đối
tượng này. Đặc biệt là dự án xây dựng trường học thân thiện với trẻ em có
hợp phần xây dựng trường thuận lợi giúp trẻ em khuyết tật có thể dùng xe lăn
ra vào lớp, làm rút ngắn bớt khoảng cách về tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em bình thường khác. Mặc dù
vậy, theo số liệu của Bộ lao động, thương binh và xã hội, toàn quốc có 1,2
triệu trẻ em khuyết tật thì có tới 46,7% chưa học xong tiểu học, mà theo quy

định của Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004 thì phổ cập tiểu học là bắt buộc. Số trẻ em khuyết tật học xong phổ
thông trung học còn ít hơn nhiều, mới chỉ dừng ở 6%.
Hoạt động tạo cơ hội cho trẻ em được vui chơi, tiếp cận với các dịch
vụ văn hóa cũng rất thành công với những hoạt động ngoại khóa như tổ
chức các buổi văn hóa nghệ thuật, thể thao… Có hàng trăm buổi biểu diễn
múa, triển lãm, xiếc….cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên toàn


quốc hàng năm. Năng khiếu của các em cũng đã có cơ hội phát huy, một số
em đã giành được các giải thưởng trong các cuộc thi âm nhạc, vẽ
tranh..trong nước và trên thế giới. Nội dung, hình thức sinh hoạt, vui chơi
công cộng đã được cải thiện như một sân chơi chung cho trẻ lành và trẻ
khuyết tật.
Nhiều mô hình chăm sóc trẻ đã được xây dựng và nhân rộng cả về
quy mô và hình thức, bao gồm: cơ sở trợ giúp/bảo trợ công lập của Nhà
nước, bán công, và tư nhân trên cả nước với những tên gọi khác nhau như
mái ấm tình thương, nhà tình thương, nhà trẻ em, trung tâm bảo trợ xã
hội…Chính sự tham gia của các tổ chức, cá nhân (ngoài Nhà nước) đã thúc
đẩy xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn. Hiện nay có 314 cơ sở trợ giúp trẻ em đang nuôi dưỡng và chăm
sóc cho khoảng 25.110 trẻ em; trong đó cơ sở do Nhà nước thành lập và hỗ
trợ kinh phí là 182, cơ sở do tổ chức xã hội quản lý là 100, có 18 cơ sở tư
nhân và 17 cơ sở do các tổ chức tôn giáo quản lý).
Về nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước dành cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn:
Năm
2001
2002
2003

2004
2005
Bảng số liệu trên cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt
động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời
cũng thấy được nhu cầu của xã hội đòi hỏi nâng cao hiệu suất và hiệu quả
của nguồn vốn này.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động chăm sóc và
bảo vệ trẻ em đã đạt được những thành tựu đáng kể, đáp ứng được nhu cầu
trước mắt đảm bảo thực hiện quyền trẻ em cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được giải quyết
nhằm thực hiện chủ trương phát triển con người dài hạn của Nhà nước.


CHƢƠNG 3
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở VIỆT NAM
3.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về chăm sóc và
bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
3.1.1. Nhận thức về bảo vệ quyền con người và quyền trẻ em nói riêng
Nhận thức của cá nhân và cộng đồng về những quyền và nghĩa vụ
của bản thân cũng như quyền trẻ em đã thay đổi, đòi hỏi các chủ thể khác
tôn trọng, và được bảo vệ bằng quyền lực của Nhà nước.Mỗi cá nhân trong
xã hội ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân; đòi hỏi được tôn
trọng các quyền cơ bản đó; đồng thời, họ đòi hỏi Nhà nước phải đảm bảo
bằng quy định của pháp luật, và bằng quyền lực của nhà nước khi có sự vi
phạm. Nhận thức về trẻ em cũng đã thay đổi. Cộng đồng nhận thức được
rằng trẻ em có vị thế như là những người có quyền về tất cả các phương
diện trong cuộc sống một cách tương đối: được sống, được học tập, được
bình đẳng... Và thực hiện quyền trẻ em chính là một khía cạnh trong tổng
thể đảm bảo thực hiện quyền con người trong chính sách xã hội của nhà

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.1.2. Tác động của kinh tế thị trường
Những cải cách về kinh tế bắt đầu từ năm 1986 đã tác động mạnh tới
nền kinh tế của cả quốc gia lẫn kinh tế của từng gia đình. Những lựa chọn
nhằm duy trì và phát triển kinh tế của gia đình đã đặt trẻ em vào những
tình huống không thể lựa chọn: làm việc tại gia đình, di cư...
Chênh lệch giàu nghèo, di cư là những tác nhân đối với trẻ em. Số
lượng không nhỏ trẻ em do những nguyên nhân trên đã rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
3.1.3. Thực trạng pháp luật và các thiết chế chưa đáp ứng được yêu cầu
của thực tiễn
Hệ thống pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn tuy được coi là đầy đủ nhưng có một số quy định chậm sửa đổi,
bổ sung dẫn đến giảm hiệu lực khi triển khai. Ngoài ra còn có mâu thuẫn
giữa các quy định điều chỉnh.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khi thực hiện
cần quá nhiều văn bản hướng dẫn khiến cho thực tế khi áp dụng rất phức


tạp bởi các quy định liên quan đến trẻ em nằm rải rác ở nhiều văn bản luật
khác, ví dụ như phải căn cứ cả vào Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình
cho cùng 1 chế định con nuôi.
Ví dụ khác về tính “chung chung” của pháp luật về trẻ em, đó là chế
tài xử phạt đối với trẻ làm vi phạm pháp luật. Khi trẻ vi phạm pháp luật sẽ
có hai hình thức xử lý: xử lý vi phạm hành chính, hoặc xử lý theo luật hình
sự. Tiêu chí của sự khác biệt giữa hai chế tài này sẽ góp phần đảm bảo lợi
ích của trẻ.
Một bất lợi khác đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (nhất là trẻ
lang thang, trẻ làm việc xa gia đình nhưng không có nơi cư trú nhất
định…) khi các em vi phạm pháp luật, thì những em có hộ khẩu thường trú

tại địa phương có nhiều khả năng chỉ bị giáo dục tại cộng đồng, còn những
em không có nơi cư trú nhất định như trên thì có thể bị gửi vào trường giáo
dưỡng cho cùng một hành vi vi phạm.
Sự thiếu hụt văn bản pháp luật cũng là vấn đề. Trường hợp Uỷ ban
Dân số, Gia đình và trẻ em bị giải thể ngày 8/8/2007 theo Quyết định số
1001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, có nghĩa là Quỹ Bảo
trợ Trẻ em Việt Nam đã được chuyển và sáp nhập thành một Vụ trực thuộc
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Sự thuyên sáp nhập với Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội đã hòan tất hơn 1 năm qua, tuy nhiên chưa
có văn bản chính thức nào về quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, cơ chế phối
hợp... của Quỹ Bảo trợ trẻ em với các cơ quan khác trong công tác chăm
sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khi trở thành một cơ quan trực
thuộc Bộ.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử dường như chỉ có ý nghĩa trên
văn bản, và với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Thực tế, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn vẫn đang phải chịu sự kỳ thị (đặc biệt với trẻ nhiễm
HIV/AIDS) của xã hội. Đa số các em không được đến trường vì bị từ chối
(các trường học không dám nhận bởi nếu nhận thì gặp phải sự phản đối
của các phụ huynh của trẻ khác; nếu các em có được nhận vào học thì lại
chịu sự xa lánh của các bạn học); và bị xa lánh, cô lập bởi người lớn và
cộng đồng [29,tr.15].
Trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện chăm sóc, bảo vệ trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các văn bản luật còn rất chung chung


như “Nhà nước” và nhiều cơ quan nhà nước và đoàn thể xã hội cùng chịu
trách nhiệm thực hiện một số điều khoản trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 cũng là một vấn đề. Bởi khi trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn cần đến sự giúp đỡ thì không biết chính xác mình cần
phải đến đâu và gặp ai để nhờ trợ giúp. Đối với chế định giám hộ, hiện nay

việc thực hiện theo dõi còn khó khăn, vì việc thực hiện giám hộ tùy thuộc
vào ý thức trách nhiệm của người giám hộ, bên cạnh đó, chưa có quy chế
xác định rõ ràng trong quản lý tài sản của người giám hộ đối với tài sản
của người được giám hộ.
Quy định về quyền cơ bản của trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng, có nhiều quyền thuộc nhóm quyền nhân
thân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Khi quyền này bị xâm hại,
người thành niên có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định
của pháp luật như yêu cầu người xâm hại xin lỗi, cải chính và chấm dứt
hành vi xâm hại đó. Nhưng với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị
xâm hại, các em không được phép tự bảo vệ mình vì bị trói buộc quy định
của pháp luật rằng, các em là trẻ em, là người chưa thành niên, chưa đủ
năng lực hành vi và quyền khiếu nại sẽ phải được thực hiện thông qua
người đại diện hợp pháp như quy định của Luật Dân sự.
Gia đình có ý nghĩa đặc biệt với mỗi cá nhân. Với nhiều lý do, trẻ em
đã không được yêu thương, chăm sóc trong môi trường gia đình như: mất
cha mẹ, bị bỏ rơi, bị ngược đãi, sống trong trại giam… Nhận thức của gia
đình, và những tư tưởng truyền thống về vị trí và vai trò của trẻ em trong
gia đình đóng vai trò chính trong chất lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
Chính sách trợ giúp kinh phí của nhà nước đã tăng lên nhưng trên
thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Nhận thức của lãnh đạo địa phƣơng không đồng đều cũng là một
vấn đề cần được giải quyết.
Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhận đƣợc trợ giúp còn
chưa nhiều do nhiều lý do chủ quan và khách quan. Có thể do phân bổ
ngân sách, có thể do chính quyền địa phương không cập nhật được thông
tin về trẻ…khiến cho nhiều em và nhiều gia đình không được hưởng trợ
giúp từ nhà nước và xã hội.



×