Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong luật tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



……

……

PHAN THỊ THU HIỀN

CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
DÂN SỰ TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN
SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



……

……

PHAN THỊ THU HIỀN


CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN
DÂN SỰ TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN
SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ANH TUẤN

HÀ NỘI - 2016

ii


LỜI CAM ĐOAN:
~~~~~~~~~****************~~~~~~~~~
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phan Thị Thu Hiền

iii



CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS
CBXXSTVADS
HĐTP
LSĐBS
TAND
VADS
VKS

iv


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.........................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
5. Nội dung, phƣơng pháp và địa điểm nghiên cứu.............................................. 5
6. Những điểm mới của luận văn...........................................................................6
7. Kết cấu của luận văn..........................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ
SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ...............................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án

dân sự.....................................................................................................................8
1.2. Những điểm khác biệt tích cực về chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố
tụng của một số nƣớc trên thế giới......................................................................15
Chương 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ..............24
2.1. Những quy phạm pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự trong
Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 và so sánh với Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015..........................................................................................................24

v


2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án dân sự ...............................................................................................................
2.3. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật và thực tiễn áp dụng về chuản bị
xét xử sơ thẩm vụ án dân sự .................................................................................
Chương 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CHUẨN BỊ XÉT XỬ
SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
2015.... ..................................................................................................................
3.1.

Những kiến nghị về lập pháp .......................................................

3.2.

Những kiến nghị về hành pháp ....................................................

3.3. Kiến nghị về quản lý hành chính ..................................................................
Tóm tắt chƣơng 3 ...............................................................................................
KẾT LUẬN .........................................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................

vi


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và
tuyên bố trƣớc Quốc dân và nhân dân thế giới ngày 2 tháng 9 năm 1945, Ngƣời
đã nhắc lại những tƣ tƣởng bảo vệ quyền công dân trong bản Tuyên ngôn Độc
lập của Mỹ năm 1776. Và bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp
năm 1789 và nhấn mạnh: “Đó là những lời bất hủ” là “lẽ phải không ai chối cãi
đƣợc”. Dựa trên những tƣ tƣởng đó Ngƣời khẳng định: “Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”.
Tƣ tƣởng đó của Ngƣời tiếp tục đƣợc thể hiện trong các văn bản pháp
luật do Nhà nƣớc ta ban hành. Theo Điều 14, Hiến pháp năm 2013 của nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
và xã hội được công nhận, tôn trọng,bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và luật”.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng những quyền công dân đã đƣợc pháp luật nƣớc
Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh những quyền cơ bản của công dân nhƣ
quyền đƣợc sống, đƣợc học tập… thì còn có quyền đƣợc bảo vệ quyền dân sự.
Và một trong các công cụ để Nhà nƣớc bảo vệ quyền dân sự cho công dân đó là
Tòa án. Thông qua hoạt động tố tụng dân sự giải quyết các vụ việc dân sự mà
các quyền dân sự của công dân bị xâm phạm đƣợc bảo vệ. Để tạo cơ sở pháp lý
cho hoạt động tố tụng của Tòa án tại kỳ họp thứ năm ngày 15/6/2004 Quốc hội
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, đã thông qua Bộ luật Tố
tụng dân sự (BLTTDS). Sau 7 năm, Quốc hội khóa XII tiếp tục thông qua Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS (LSĐBS BLTTDS) vào ngày


1


29/3/2011 có hiệu lực vào ngày 1-1-2012. Kể từ đó, hệ thống pháp luật TTDS
Việt Nam đã đƣợc hoàn thiện hơn, khắc phục đƣợc tình trạng thiếu thống nhất
giữa các quy định của các văn bản tố tụng trƣớc đây. Trong đó, các quy định về
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (CBXXSTVADS) khá chi tiết và cụ thể.
Thực hiện các quy định của BLTTDS về việc giải quyết các vụ án dân sự
(VADS) của Tòa án nhân dân(TAND) cũng hiệu quả hơn.
Tuy vậy, qua 5 năm thực hiện các quy định của LSĐBS BLTTDS 2011
cho thấy bên cạnh những ƣu điểm thì các quy định của Bộ luật này vẫn còn
nhiều bất cập. Vì vậy ngày 25/11/2015 Quốc hội thông qua BLTTDS 2015 có
hiệu lực từ ngày 1/7/2016 (Một số quy định về Bộ luật dân sự không liên quan
đến đề tài đƣợc quy định trong BLTTDS có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Tuy
nhiên, những nội dung liên quan đến CBXXSTVADS sẽ có hiệu lực ngày
1/7/2016 nên tác giả xin phép đƣợc so sánh một số quy định trƣớc khi có hiệu
lực.)
Từ việc tìm hiểu pháp luật hiện hành LSĐBS BLTTDS 2011 về
CBXXSTVADS, tác giả xin phép đƣợc so sánh với những quy định liên quan
trong BLTTDS 2015 sẽ có hiệu lực trong thời gian sắp tới. Việc tiếp tục nghiên
cứu để hoàn thiện hơn các quy định của BLTTDS đồng thời nghiên cứu, đánh giá
đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp mang tính khả thi là rất cần thiết.
Nhằm giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các quy định của giai đoạn
CBXXSTVADS và đánh giá những quy định mới trong BLTTDS 2015 về vấn đề
này. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài: “Chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự trong Luật Tố tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài đề tài luận
văn thạc sĩ luật học của mình.

2



2. Tình hình nghiên cứu
CBXXSTVADS có vai trò quan trọng trong chất lƣợng, hiệu quả của công
tác xét xử. Từ sau khi Hiến pháp năm 1946 ra đời, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật và ngày càng đầy đủ hơn theo
sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam với Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và cho đến hiện nay chế định này
đƣợc quy định có hệ thống hơn, đầy đủ hơn trong LSĐBS BLTTDS 2011 và sắp
tới đây là BLTTDS 2015. Phân tích và nghiên cứu vấn đề trên đây đã có nhiều
công trình khoa học, nhiều luận văn, tài liệu, tạp chí, bài báo và các hội thảo
khoa học đã đề cập đến. Ví dụ:
-

Nguyễn Triều Dƣơng (2005), “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, Tạp

chí Luật học, số 5/2005, Hà Nội: Bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
thủ tục đình chỉ VADS, một trong số các quyết định ở quá trình
CBXXSTVADS. Nhƣ vậy bài viết có phạm vi nghiên cứu khá hẹp, chƣa bao
quát hết những quy định về CBXXSTVADS;
-

Ths. Lê Thị Bích Lan (2005): “Vấn đề khởi kiện và thụ lý VADS”, Tạp

chí Luật học, Đặc san về BLTTDS: Tƣơng tự nhƣ tác giả Nguyễn Triều Dƣơng,
tác giả Lê Thị Bích Lan cũng nghiên cứu một hoạt động trong số nhiều hoạt
động của CBXXSTVADS là khởi kiện và thụ lý vụ án. Thời điểm bài viết đƣợc
công bố BLTTDS 2004 mới có hiệu lực. So với thời điểm hiện tại, đã có rất
nhiều thay đổi trong các quy định về CBXXSTVADS.

-

Bùi Thị Thu Hiền (2013) “Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự”, luận văn

thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: Đây là một trong những công trình
có giá trị tham khảo cao vì đề cập đúng vấn đề tác giả đang nghiên cứu. Bài

3


viết đã bao quát đƣợc mọi hoạt động diễn ra trong quá trình CBXXSTVADS.
Tuy nhiên, bài viết chƣa phân tích đƣợc cụ thể những hạn chế trong từng quy
định của LSĐBS BLTTDS 2011. Và do thời điểm ra đời, nên bài viết cũng chƣa
thể có sự so sánh với BLTTDS 2015 để tìm ra đƣợc nhiều hạn chế, nhiều kiến
nghị hơn.
Về vấn đề lý luận và các yếu tố khoa học thì các công trình đều đã trình
bày đƣợc. Tuy nhiên, các đề tài vẫn thiếu sự thống nhất với nhau kết quả về mặt
lý luận giữa những công trình này, hoặc chƣa thống nhất đề xuất ra một hƣớng
thực hiện trên thực tiễn. Bên cạnh đó các đề tài chƣa bao quát đƣợc những nội
dung nổi bật của các quy định về CBXXSTVADS.
Để đóng góp thêm một chút lý luận và đề xuất hiện thực hoá lý luận vào
thực tiễn, trong phạm vi nghiên cứu hạn hẹp tìm hiểu, phân tích, đánh giá tác giả
xin đề xuất kiến nghị hoàn thiện một số quy định về CBXXSTVADS, thực thi
các quy định. Mong rằng với nội dung của đề tài này sẽ đóng góp đƣợc một chút
công sức vào quá trình giải quyết vấn để cấp bách hiện nay.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về
CBXXSTVADS, đánh giá đúng thực trạng quy định của pháp luật về
CBXXSTVADS. Đồng thời nhận diện bất cập trong các quy định này và thực
tiễn thực hiện tại Tòa án, từ đấy đề xuất những kiến nghị để khắc phục.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở của mục đích nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ
nghiên cứu những vấn đề lý luận của CBXXSTVADS, phân tích, đánh giá các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự việt Nam hiện hành về CBXXSTVADS.

4


Các quy định đó đã hợp lý hay chƣa? Thiếu gì, sai sót nhƣ thế nào? Cần quy
định nhƣ thế nào cho hợp lý hơn? Và khảo sát thực tiễn thực hiện chúng tại Tòa
để xem xem với những quy định nhƣ vậy thì việc áp dụng có gặp phải khó khăn
hay thuận lợi gì? Hay Tòa án đã áp dụng đúng chế định?.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng là những vấn đề lý luận về CBXXSTVADS, các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự về CBXXSTVADS và thực tiễn thực hiện của Tòa án.
CBXXSTVADS là một đề tài có nhiều nghiên cứu, do giới hạn của luận văn thạc
sỹ, đề tài nghiên cứu phạm vi về một số vấn đề lý luận CBXXSTVADS nhƣ khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa của CBXXSTVADS. Các quy định của BLTTDS về
CBXXSTVADS và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án giải quyết các năm
gần đây trên phạm vi toàn quốc.
Pháp luật Tố tụng Dân sự Việt Nam hiện hành đang hiện hữu các quy định
về: Hoà giải và chuẩn bị xét xử sơ thẩm; Chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Nhƣ vậy,
chế định Hoà giải và chuẩn bị xét xử đƣơng nhiên đƣợc hiểu là chế định chuẩn
bị xét xử sơ thẩm, bởi lẽ việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm đã đƣợc tách bạch, và
hoà giải là một trong những thủ tục thƣờng phải làm trong quá trình chuẩn bị xét
xử sơ thẩm. Với cách tiếp cận này, tác giả xác định đối tƣợng nghiên cứu của

luận văn là các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Với đề tài nghiên cứu đã chọn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt
động CBXXSTVADS của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng từ khi thụ lý vụ án
cho đến khi ban hành quyết định đƣa vụ án ra xét xử.
5. Nội dung, phương pháp và địa điểm nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu các lý luận cơ bản về CBXXSTVADS;

5


-

Nghiên cứu các quy định của pháp luật đối với những hoạt động cụ thể

-

Thực trạng áp dụng pháp luật về CBXXSTVADS hiện nay và kiến nghị

các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã
hội chủ nghĩa tăng cƣờng dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội.
Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học nhƣ phân tích, tổng hợp số liệu, so sánh, diễn giải, suy diễn
logic, thu thập thông tin…để làm sáng tỏ những vấn đề mà khóa luận cần giải

quyết.
5.3. Địa điểm nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các quy định của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam về thủ tục CBXXSTVADS trên lãnh thổ Việt Nam bằng
những số liệu cụ thể của TAND tối cao và các vụ án thực tế trên các tỉnh thành.
6.

Những điểm mới của luận văn

Trƣớc đây đã có một số đề tài về vấn đề này, tuy nhiên do mục đích, giới
hạn, phạm vi nghiên cứu nên các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức
độ riêng lẻ, tập trung vào một số khía cạnh liên quan đến CBXXSTVADS hoặc
có bàn về toàn bộ nội dung CBXXSTVADS nhƣng chƣa đầy đủ. Điểm mới của
đề tài tác giả nhƣ sau:

6


Một là: Đề tài lần này sẽ đi sâu và bao quát hơn các quy định về
CBXXSTVADS. Bên cạnh đó góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
CBXXSTVADS;
Hai là: Bằng các số liệu thu thập từ Tòa án, các vụ án thực tế chứng minh,
đề tài đã phân tích và làm rõ thực trạng áp dụng quy định CBXXSTVADS;
Ba là: Đề tài cập nhật kịp thời thông tin, so sánh các quy định của
CBXXSTVADS trong quy định Luật sửa đổi bổ sung một số điều LSĐBS
BLTTDS 2011 với BLTTDS 2015 (có hiệu lực 1//7/2016);
Bốn là: Luận văn nêu bật đƣợc các ƣu điểm và hạn chế trong quá trình áp
dụng chế định. Trên cơ sở đó, luận văn xin đề xuất những giải pháp chủ yếu
mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hơn quy định của BLTTDS về
CBXXSTVADS và khắc phục đƣợc những hạn chế cũng nhƣ nâng cao hơn nữa

hoạt động của TAND giai đoạn 2016 – 2020.
7.

Kết cấu luận văn

Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án dân sự.
Chương 2: Thực trạng quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân
sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự.
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân
sự trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1.

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ

thẩm vụ án dân sự
1.1.1. Khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Trong quan hệ pháp luật dân sự luôn xảy ra những tranh chấp. Tùy theo
tính chất và mức độ mà khi các tranh chấp dân sự xảy ra, các chủ thể có quyền tự
thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, có nhiều trƣờng hợp
các chủ thể không thể tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Trong trƣờng hợp này theo quy định của pháp luật, họ có quyền yêu cầu Tòa án

giải quyết. Trong khoa học pháp lý:
Các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại và lao động do Tòa án giải quyết đƣợc gọi là
vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên đƣợc gọi là vụ án dân sự; đối với những việc không có tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên đƣợc gọi là việc dân sự [39, tr9].

Từ khi thụ lý VADS, Tòa án chính thức xác nhận thẩm quyền và trách
nhiệm của mình trong việc giải quyết VADS. Để giải quyết VADS tại phiên tòa
sơ thẩm Tòa án phải nhanh chóng và đúng đắn trong hoạt động CBXXSTVADS.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chuẩn bị” nghĩa là “làm cho có sẵn cái cần
thiết để làm việc gì” [42, tr52]. CBXXSTVADS là một giai đoạn trong sơ thẩm
VADS. CBXXSTVADS là việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để xét xử sơ
thẩm các VADS mà Tòa án đã thụ lý.

8


Từ điển Luật học giải thích rằng, “xét xử” là “hoạt động do Toà án tiến
hành theo pháp luật tố tụng, trong đó Toà án, sau khi nghiên cứu một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ án, tiến hành giải quyết và
xử lí vụ án bằng việc ra bản án và các quyết định cần thiết có liên quan”. Còn
“sơ thẩm”, Từ điển Luật học định nghĩa “sơ” là mới; “thẩm” là xét. Sơ
thẩm:“lần đầu tiên đưa ra xét xử vụ án tại một toà án có thẩm quyền” [41, tr33].
Sơ thẩm VADS là việc giải quyết VADS lần đầu của Tòa án. Ở cấp sơ thẩm có
thể trải qua các giai đoạn khác nhau, đầu tiên là giai đoạn khởi kiện và thụ lý
VADS. Trong giai đoạn này, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi ích hợp pháp
bị xâm phạm và các chủ thể theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, lợi ích Nhà nƣớc, lợi ích công
cộng, thực hiện việc khởi kiện VADS để bảo vệ các quyền, lợi ích bị xâm phạm.

Tòa án sẽ chỉ thụ lý nếu các chủ thể khởi kiện tuân thủ đúng và đủ các điều kiện
về nội dung, hình thức khởi kiện mà pháp luật đã quy định và nộp tiền tạm ứng
án phí. Tiếp theo khởi kiện là thụ lý VADS. Việc xem xét, thụ lý yêu cầu khởi
kiện chính là sự bảo đảm của Nhà nƣớc đối với việc thực hiện các quyền dân sự
của các chủ thể đã đƣợc pháp luật ghi nhận. Trong giai đoạn CBXXSTVADS
Tòa án phải làm sáng tỏ yêu cầu của các đƣơng sự và những tình tiết khác có ý
nghĩa cho việc giải quyết vụ án thông qua các chứng cứ, do các đƣơng sự cung
cấp hoặc thông qua các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án để có thể đảm
bảo cho việc giải quyết vụ án có căn cứ và chính xác. Sau đó, Tòa án còn có
trách nhiệm hòa giải để giúp đỡ các đƣơng sự thỏa thuận với nhau giải quyết
tranh chấp, trừ các trƣờng hợp không hòa giải đƣợc hoặc không đƣợc hòa giải.
Bên cạnh đó, Tòa án còn có thể ra các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải
quyết vụ án; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định

9


công nhận sự thỏa thuận và quyết định đƣa vụ án ra xét xử. Giai đoạn cuối cùng
của sơ thẩm VADS là phiên tòa sơ thẩm VADS. Trên cơ sở quyết định đƣa vụ án
ra xét xử, Tòa án sẽ mở phiên tòa để ra phán quyết về vụ án.
Theo Điều 1 LSĐBS BLTTDS 2011 thì “VADS” là tranh chấp Dân sự,
Hôn nhân và Gia đình, Kinh doanh, Thƣơng mại, Lao động. Dấu hiệu pháp lý cơ
bản nhất để phân biệt việc dân sự với VADS là yếu tố có tranh chấp hay không.
Cụ thể, việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhƣng
có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó
(cơ sở pháp lý là các Điều 26, 28, 30, 32 và 311 LSĐBS BLTTDS 2011). Ví dụ:
yêu cầu tuyên bố một ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, yêu cầu tuyên bố một ngƣời mất tích... Còn VADS là các
tranh chấp xảy ra giữa các đƣơng sự mà theo quy định của LSĐBS BLTTDS thì
cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp khởi

kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình (cơ sở pháp lý là các Điều 25, 27, 29 và 31 LSĐBS BLTTDS 2011). Ví
dụ: các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự…
Trong khoa học pháp lý hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái
niệm “CBXXSTVADS”. Nếu hiểu chuẩn bị xét xử sơ thẩm với tính chất là một
quá trình, thì CBXXSTVADS là một giai đoạn tố tụng độc lập trong thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự tại Toà án bao gồm tất cả các hoạt động từ sau khi Tòa án
thụ lý vụ án nhƣ phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ
án; lập hồ sơ vụ án dân sự, tiến hành hoà giải, áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời, ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VADS hoặc quyết
định đƣa vụ án ra xét xử [15, tr5]. Còn nếu hiểu CBXXSTVADS với tính chất là
một hoạt động tố tụng theo khái niệm nhƣ đã nêu ở trên thì

10


CBXXSTVADS gồm những công việc cụ thể do những ngƣời tiến hành tố tụng
và tham gia tố tụng tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật, phù hợp với địa
vị tố tụng của họ để phục vụ trực tiếp cho thủ tục xét xử sơ thẩm.
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra định nghĩa về CBXXSTVADS
nhƣ sau: “CBXXSTVADS là toàn bộ hoạt động tố tụng do Tòa án cấp sơ thẩm
tiến hành trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, từ khi thụ lý vụ án đến quyết
định đưa vụ án ra xét xử, nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét
xử sơ thẩm.”
Thực tiễn xét xử các VADS cho thấy để xét xử đƣợc VADS, cần chuẩn bị
các điều kiện cần thiết cho việc xét xử VADS. Theo quy định của pháp luật và
thực tiễn xét xử của Tòa án thì các công việc chuẩn bị xét xử chủ yếu của Tòa án
bao gồm: Phân công thẩm phán giải quyết vụ án; thông báo việc thụ lý vụ án; lập
hồ sơ VADS và quyết định đƣa vụ án ra xét xử.
Mỗi giai đoạn, hoạt động đều có những ý nghĩa riêng, vậy hoạt động

CBXXSTVADS có những đặc điểm, ý nghĩa nhƣ thế nào so với các hoạt động
khác?
1.1.2. Đặc điểm của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Thứ nhất, được bắt đầu từ khi toà án thụ lý VADS và kết thúc khi toà án
mơ phiên toa xet xư sơ thẩm vu a ̣ n dân s ự. CBXXST VADS sẽ đƣợc tính từ thời
̉
̀
điểm Toà án tiến hành thụ lý vụ án cho đến khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra.

Thứ hai, là hoạt động tố tụng bao gồm những công vi
tiến hanh nhằm chuẩn bi ̣nhưng điều kiêṇ cần thiết c
̀
VADS. Trƣớc khi phiên tòa diễn ra, đòi hỏi phải có giai đoạn chuẩn bị điều kiện
kỹ lƣỡng. Những điều kiện cần thiết ở đây gồm: phân công thẩm phán, hòa giải,
quyết định đƣa vụ án ra xét xử……

11


Thứ ba, hoà giải là hoạt động tố

tụng bắt buộc của toà án trong giai

đoaṇ này: Khi tiến hanh hoa giai giƣa cac đƣơng sƣƣ ,
quan trongƣ . Vơi tƣ cach la cơ quan xet xƣ cua nha nƣơc
́

trong viêcƣ hoa giai để
̀
không phai bất ky VADS nao toa an cung phai tiến hanh hoa giai

̉
thuôcƣ trƣờng hơpƣ nhƣƣ̃ng VADS không đƣơcƣ hoàgiải và những VADS không tiến
hành hoà giải đƣợc thì toà án không tiến hành hoà giải.
Thứ tư, có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác: trong quá
trình chuẩn bị xét xử toà án sẽ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công việc cần
thiết. Viêcƣ chuẩn bị xét xử c ó liên quan mật thiết đến phiên toà sơ thẩm và hoạt
đôngƣ tốtungƣ của toàán sau này. Nếu viêcƣ chuẩn bị xét xử màtốt thìphiên toàsơ
thẩm diêñ ra mới đƣơcƣ thuâṇ lơị, hạn chế tình trạng hoãn phiên toà do các yếu tố
chủ quan cũng nhƣ haṇ chếtinh̀ trangƣ xét laịbản án quyết đinḥ đa ƣ̃cóhiêụ lƣcƣ
pháp luật nhƣng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong viêcƣ giai quyết vu ƣan . Bên canḥ đo, chuẩn bị xét xử môṭcach đầy đu cung
̉

giúp cho toà án cấp phúc thẩm giải quyết các kháng cáo
chóng, thuâṇ lơị.
1.1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Có thể nói, CBXXSTVADS là hoạt động rất quan trọng. Tuy không đƣa ra
những phán quyết nhƣ việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm nhƣng nó tạo
cơ sở, tiền đề, đảm bảo cho việc xét xử và ra các phán quyết của Toà án đƣợc khách
quan, toàn diện và đúng pháp luật. CBXXSTVADS có những ý nghĩa sau:
-

CBXXSTVADS giúp Toà án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp,

từ đó giải quyết đƣợc đầy đủ và đúng các yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và
những ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan.

12



Trên cơ sở yêu cầu của đƣơng sự, Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp cần giải quyết VADS. Khi đã xác định đƣợc các quan hệ pháp luật tranh
chấp trong vụ án, Toà án có thể xác định đúng các chứng cứ, tài liệu làm rõ các
các quan hệ đó và yêu cầu đƣơng sự cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của
mình hoặc bác lại yêu cầu của đƣơng sự khác…Nếu cần phải thu thập bổ sung
chứng cứ thì Toà án sẽ thu thập theo yêu cầu của đƣơng sự, theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự để hoàn thiện hồ sơ vụ án.
Trên cơ sở xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, Tòa án sẽ triệu tập
đƣợc đầy đủ những ngƣời tham gia tố tụng đến tham gia tố tụng. Nếu xác định
thiếu đƣơng sự trong vụ án sẽ ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ,
đồng thời việc giải quyết vụ án sẽ thiếu toàn diện, thiếu chính xác.
-

CBXXSTVADS giúp Tòa án tiến hành các công việc cần thiết để

chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm.
Qua việc CBXXSTVADS ngoài việc lập đƣợc hồ sơ VADS, có đủ chứng
cứ, tài liệu để giải quyết VADS, Tòa án sẽ phân công hội đồng xét xử; triệu tập
đƣơng sự đến tham gia phiên tòa sơ thẩm, gửi quyết định đƣa vụ án ra xét xử
cho VKS cùng cấp, gửi giấy thông báo cho ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự. Trong giai đoạn CBXXSTVADS, Tòa án sẽ tiến hành nghiên
cứu, xem xét hồ sơ vụ án. Từ đó, Tòa án sẽ kiểm tra thật kỹ lƣỡng tất cả các vấn
đề liên quan tới vụ án để chuẩn bị tốt cho phiên tòa sơ thẩm, đồng thời dự liệu
một số khó khăn gặp phải trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án. Ngoài ra,
Tòa án còn phải chuẩn bị các điều kiện vật chất nhƣ chuẩn bị về hội trƣờng xét
xử, âm thanh… Những công việc này giúp cho phiên tòa sơ thẩm diễn ra theo
đúng kế hoạch.

13



-

CBXXSTVADS tạo điều kiện cho đương sự cung cấp chứng cứ để

chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Chứng cứ giúp cho Tòa án làm rõ đƣợc các tình tiết, sự kiện liên quan đến
vụ án, đồng thời thông qua việc cung cấp chứng cứ, đƣơng sự sẽ chứng minh với
Tòa án yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp cũng nhƣ chứng minh việc phản
đối yêu cầu của mình là đúng đắn. Trong thời gian CBXXSTVADS các đƣơng sự
có điều kiện thu thập chứng cứ, cung cấp cho Tòa án để chứng minh

cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
-

Ngoài ra, đƣơng sự là ngƣời lần đầu tham gia tố tụng và rất nhiều

ngƣời vẫn còn hạn chế về kiến thức pháp luật. Vì vậy, CBXXSTVADS là cơ hội
để các đƣơng sự có thể chuẩn bị cả về mặt tâm lý cũng nhƣ kiến thức pháp luật
để sẵn sàng cho phiên tòa sơ thẩm đƣợc tiến hành sau đó.
Giai đoạn CBXXSTVADS là giai đoạn rất quan trọng, tuy không đƣa ra
những phán quyết nhƣ giai đoạn xét xử phúc, giám đốc thẩm hay tái thẩm
nhƣng nó làm tiền đề, cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc xét xử và ra
các phán quyết của toà án đƣợc khách quan, toàn diện và đúng pháp luật.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án dân sự
Giai đoạn CBXXSTVADS đƣợc tiến hành dựa trên ý nghĩa quan trọng
của giai đoạn CBXXSTVADS. Đồng thời, các công việc cần thực hiện khi tiến
hành giai đoạn CBXXSTVADS nhƣ phân công thẩm phán giải quyết vụ án; lập
hồ sơ vụ án dân sự và quyết định đƣa vụ án ra xét xử,....còn đƣợc thực hiện dựa

trên những nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đƣơng sự. Ví dụ: nhƣ
khi lập hồ sơ vụ án, cần đảm bảo nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh
trong tố tụng dân sự; Tòa án chỉ có thể giải quyết một cách chính xác và công

14


bằng khi có đầy đủ các chứng cứ và các tình tiết của VADS đã đƣợc làm sáng tỏ.
Ngoài ra, việc tiến hành giai đoạn CBXXSTVADS dựa trên cơ sở bảo đảm pháp chế
xã hội chủ nghĩa; đồng thời đảm bảo sự bình đảng giữa các bên đƣơng sự.

1.2. Những điểm khác biệt tích cực về chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo
pháp luật tố tụng của một số nước trên thế giới
1.2.1. Pháp luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp
-

Về tiền xét xử:

Theo pháp luật tố tụng dân sự của Pháp thì việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm
có vai trò rất quan trọng nên có quy định khi kết thúc giai đoạn này, Thẩm phán
tổ chức phiên họp sơ bộ hay phiên họp “tiền xét xử” để các đƣơng sự thảo luận
yêu cầu của họ và những vấn đề xung quanh vụ án. Các đƣơng sự có quyền yêu
cầu trao đổi chứng cứ và các vấn đề khác. Phiên họp này giúp cho Thẩm phán
xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, giúp các bên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình
tranh luận tại tòa.


Việt Nam trƣớc khi xét xử chỉ quy định vấn đề hòa giải, không có quy

định về phiên họp sơ bộ trƣớc khi phiên tòa diễn ra nhƣ ở Pháp.

-

Về thủ tục hòa giải:

Trong Luật Tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, các quy định về hòa giải
giữ một vị trí quan trọng. Hòa giải đã đƣợc xác định là một nguyên tắc trong quá
trình giải quyết VADS “Thẩm phán có trách nhiệm hòa giải các bên đương sự”.
Hình thức hòa giải: Theo Điều 127 BLTTDS Pháp có hai hình thức hòa
giải là các bên tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải theo sáng kiến của Thẩm phán.
Nếu các bên tự hòa giải, Thẩm phán phụ trách việc thẩm cứu hoàn tất hồ sơ có
thể ghi nhận sự hòa giải của các bên.

15


Trong BLTTDS Việt Nam thì chỉ có một hình thức là do Thẩm phán hòa
giải.
-

Trình tự và thủ tục hòa giải:

Theo quy định của pháp luật Pháp, việc hòa giải đƣợc tiến hành ở cấp sơ
thẩm và cấp phúc thẩm. Ở cấp sơ thẩm, trong trình tự tố tụng thông thƣờng, vấn
đề hòa giải đƣợc quy định tại Điều 766 và Điều 767 BLTTDS Pháp. Theo các
quy định này, việc hòa giải chỉ đƣợc tiến hành khi có mặt đầy đủ các đƣơng sự.
Thẩm phán phụ trách việc thẩm cứu hoàn tất hồ sơ phải ghi nhận sự thỏa thuận
của các đƣơng sự. Đối với Tòa án sơ thẩm có thẩm quyền rộng hòa giải có thể
đƣợc tiến hành trƣớc phiên tòa sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm.
BLTTDS Việt Nam lại chỉ quy định việc hòa giải diễn ra trƣớc khi diễn ra
phiên tòa sơ thẩm. Nếu trong phiên tòa mà các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với

nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của đƣơng sự (Điều 220 LSĐBS BLTTDS 2011).
+

Thủ tục hòa giải tiến hành trƣớc phiên tòa sơ thẩm: Điều 833 BLTTDS

Pháp quy định: Tòa án sẽ thông báo và gửi giấy triệu tập đến các đƣơng sự,
trong giấy triệu tập phải ghi rõ các đƣơng sự phải đích thân có mặt tại phiên hòa
giải. Nếu hòa giải thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và biên bản
đó có hiệu lực thi hành ngay. Nếu hòa giải không thành thì Thẩm phán giao cho
nguyên đơn một phiếu hòa giải không thành, trừ trƣờng hợp các bên các đƣơng
sự thỏa thuận là việc kiện đƣợc xét xử ngay.
+

Thủ tục hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm:

Thẩm phán sẽ cố gắng hòa giải các đƣơng sự trƣớc khi mở phiên tòa sơ
thẩm. Việc hòa giải có thể đƣợc tiến hành trong phòng làm việc của Thẩm phán.

16


Nếu hòa giải không thành, việc kiện có thể đƣợc xử ngay hoặc để một phiên tòa
sau (Điều 840 BLTTDS Pháp).


cấp phúc thẩm, việc hòa giải vẫn đƣợc tiến hành theo trình tự nhƣ ở

cấp sơ thẩm nhƣng đặt dƣới sự giám sát của một Thẩm phán của tòa đƣợc phân
công xét xử phúc thẩm.

1.2.2. Pháp luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga
-

Về hình thức khởi kiện:

Ngoài cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Viện kiểm sát (VKS) có quyền khởi
kiện VVDS để bảo vệ lợi ích Liên bang Nga, chủ thể Liên bang Nga. [ 39, tr499]


Việt Nam thì VKS không có quyền khởi kiện, mà VKS có chức năng

giám sát việc tuân theo pháp luật. Quyền khởi kiện chỉ dành cho cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
-

Về tiền xét xử:

Cũng giống nhƣ pháp luật tố tụng dân sự của Pháp, pháp luật tố tụng dân
sự Nga coi trọng việc chuẩn bị xét xử sơ thẩ. Thẩm phán tổ chức phiên họp sơ bộ
hay phiên họp “tiền xét xử” để các đƣơng sự thảo luận yêu cầu của họ và những
vấn đề xung quanh vụ án. Các đƣơng sự có quyền yêu cầu trao đổi chứng cứ và
cá vấn đề khác. Phiên họp này giúp cho Thẩm phán xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ
án, giúp các bên chuẩn bị tốt hơn cho quá trình tranh luận tại tòa.
1.2.3. Pháp luật Tố tụng dân sự Vương quốc Anh
-

Về hình thức khởi kiện:

Khi khởi kiện, nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện do luật sƣ của nguyên
đơn soạn thảo cho Tòa án [ 39, tr503].


17




Việt Nam thì đơn khởi kiện chỉ cần tuân thủ đúng hình thức, nội dung

theo quy định tại Điều 164 LSĐBS BLTTDS 2011. Và không bắt buộc luật sƣ
của nguyên đơn phải soạn thảo.
-

Về căn cứ xét xử, căn cứ quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc:

Trong trƣờng hợp, nếu một trong các bên đƣơng sự không thực hiện
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ hoặc trả lời câu hỏi của đƣơng sự phía bên kia theo
quy định của pháp luật thì Thẩm phán sẽ quyết định giải quyết vụ việc hoàn toàn
theo chứng cứ do bên đƣơng sự xuất trình trƣớc tòa án. [ 39, tr504]
BLTTDS Việt Nam có nhắc tới vấn đề về “Hậu quả nếu đƣơng sự không nộp
hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả” (Điều 84 LSĐBS BLTTDS 2011).
Tuy nhiên hậu quả chƣa quy định rõ ràng và cũng không nhắc tới vấn đề Thẩm
phán sẽ quyết định giải quyết vụ việc hoàn toàn theo chứng cứ do bên đƣơng sự
xuất trình trƣớc tòa án nhƣ pháp luật tố tụng dân sự Vƣơng quốc Anh.

1.2.4. Pháp luật Tố tụng dân sự Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
-

Về thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn thông báo:

Trong thời hạn 20 ngày nhận đƣợc thông báo của Tòa án liên bang, 30

ngày hoặc có thể kéo dài đến 60 ngày nhận đƣợc thông báo của tòa án bang bị
đơn có nghĩa vụ nộp cho Tòa án văn bản trả lời của mình đối với yêu cầu của
nguyên đơn. [ 39, 508]
Điều 175 LSĐBS BLTTDS 2011 Việt Nam lại quy định thời hạn “khiêm
tốn” hơn rất nhiều so với pháp luật tố tụng dân sự Hợp chúng quốc Hoa Kỳ:
“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo, ngƣời đƣợc thông
báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của ngƣời
khởi kiện…”
-

Về căn cứ xét xử, căn cứ quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc:

18


Trong quá trình nhận đơn nếu đơn khởi kiện không hợp lệ, vụ việc không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; việc giải quyết vụ việc đó chƣa đƣợc
quy định trong luật; thời hiệu khởi kiện đã hết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ việc.
Theo Điều 168 LSĐBS BLTTDS 2011 Việt Nam, thì các vấn đề: đơn khởi
kiện không hợp lệ, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là căn
cứ để trả lại đơn khởi kiện chứ không giống quy định của Pháp luật Tố tụng dân
sự Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
1.2.5. Pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản
Về thủ tục hòa giải trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Nhật bản có truyền thống lâu đời về giải quyết tranh chấp bằng phƣơng
pháp thỏa thuận. Tranh tụng mới chỉ đƣợc biết đến khi đƣợc du nhập từ các
nƣớc phƣơng Tây vào những năm đầu thế kỷ XIX.
-


Chủ thể tiến hành hòa giải:

Hòa giải trong pháp luật của Nhật đƣợc thực hiện thông qua một Hội đồng
hòa giải. Hội đồng này thƣờng bao gồm một Thẩm phán và hai hòa giải viên trở
lên. Các hòa giải viên này thƣờng là những ngƣời có chuyên môn trong lĩnh vực
mà các bên tranh chấp. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả hòa giải đƣợc cao hơn bởi
hòa giải tranh chấp trong những lĩnh vực mang tính chất đặc thù nhƣ tranh chấp
thƣơng mại hoặc tranh chấp xây dựng thì Thẩm phán thƣờng không có kiến thức
chuyên sâu. Do vậy, việc tham gia của những ngƣời có chuyên môn sẽ giúp
Thẩm phán rất nhiều trong quá trình hòa giải. Đây là điểm khác biệt giữa pháp
luật Việt Nam và Nhật Bản về hòa giải. Trong pháp luật Việt Nam, chủ thể chủ
trì phiên hòa giải chỉ là một Thẩm phán thƣ ký ghi biên bản và các đƣơng sự
(Điều 184 LSĐBS BLTTDS 2011).

19


×