Tải bản đầy đủ (.docx) (191 trang)

Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay luận án TS luật 623801

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.86 KB, 191 trang )

đại học quốc gia hà nội

khoa luật

trần thị hải yến

pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc
làm trong điều kiện xây dựng nhà n-ớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

luận án tiến sĩ luật học

Hà nội - 2017


đại học quốc gia hà nội
khoa luật

trần thị hải yến

pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc
làm trong điều kiện xây dựng nhà n-ớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử nhà n-ớc và pháp luật
Mã số

luận án tiến sĩ luật học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Phạm Hồng Thái
2. TS. Đàm Bích Hiên



Hà nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trần Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đ
1.2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ

CÔNG VỤ THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TR

KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP Q


HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN N

2.1. Chế độ công vụ theo vị trí việc làm và pháp luậ
công vụ theo vị trí việc làm
2.2. Nội dung pháp luật về chế độ công vụ theo vị tr
2.3. Các yêu cầu của xây dựng nhà nước pháp quyề
nghĩa đối với pháp luật về chế độ công vụ theo v
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về chế độ c
vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nư
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
2.5. Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm
quốc gia trên thế giới
2.6. Tiêu chí đánh giá pháp luật về chế độ công vụ theo
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ Đ

THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐIỀU

DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN X
NGHĨA Ở VIỆT NAM

3.1. Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Nam hiện nay
3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ công
trí việc làm hiện nay


3.3.

Đánh giá chung về pháp luật về chế độ công vụ

việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước ph
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG

VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRONG ĐIỀU KIỆN

NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CH
VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật chế độ công v
trí việc làm
4.2.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật chế độ công vụ
việc làm trong điều kiện xây dựng nhà nước ph
hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
149
́
151
DANH MUCC̣ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HOCC̣ ĐÃCÔNG BÔLIÊN
́

QUAN ĐÊN LUÂṆ ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCC

: Cán bộ, công chức

CCHC

: Cải cách hành chính

HCNN

: Hành chính nhà nước

KTTT

: Kinh tế thị trường

VTVL

: Vị trí việc làm

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu
bảng
2.1

So sánh tuyển dụng

nghiệp và chế độ cô
2.2

So sánh sử dụng, qu
chức nghiệp và chế

2.3

So sánh đào tạo, bồi

vụ chức nghiệp và c
2.4

So sánh đánh giá cô

nghiệp và chế độ cô
2.5

So sánh tiền lương c

nghiệp và chế độ cô
2.6


So sánh khen thưởn

vụ chức nghiệp và c
3.1

Mức lương cơ bản c

3.2

Số lượng, chất lượn

3.3

Ý kiến về số lượng

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
3..1

Quy trình tổ chức tu

3.2

Quy trình đánh giá c

3.3

Quy trình thực hiện


3.4

Quy trình thực hiện


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật về chế độ công vụ là cơ sở pháp lý để hình thành đội ngũ
công chức, thiết lập các quan hệ công vụ, góp phần xây dựng chế độ công vụ
chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế - xã
hội của đất nước. Pháp luật về chế độ công vụ ở Việt Nam từ năm 1945 tới
nay luôn được sửa đổi, bổ sung qua các giai đoạn lịch sử, đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra.
Chế độ công vụ của nước ta trong thời gian vừa qua dựa trên nền tảng
chế độ chức nghiệp. Chế độ chức nghiệp có tính ổn định, coi trọng bằng cấp
chưa coi trọng năng lực - giá trị cốt lõi của công chức. Vì vậy, có một bộ phận
không nhỏ công chức có biểu hiện quan liêu, tham nhũng; thiếu tính năng động,
linh hoạt và khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. Trong chế độ công vụ
chức nghiệp: "Công chức cũng dễ có tư tưởng "an phận", ít phấn đấu vươn lên vì
họ được làm việc suốt đời (trừ những trường hợp vi phạm kỷ luật buộc thôi việc)
và vì căn cứ chính để nâng bậc lương là thâm niên công tác" [28, tr. 12], từ đó
dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, khách quan trong khâu tuyển dụng, đào tạo,
đề bạt, khen thưởng công chức… Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiến hành
xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ trong giai đoạn mới.

Từ khi Luật Cán bộ, công chức (CBCC) năm 2008 có hiệu lực, pháp
luật về chế độ công vụ của nước ta đã chuyển dần từ chế độ công vụ chức
nghiệp sang chế độ công vụ theo vị trí việc làm (VTVL). Pháp luật về chế độ
công vụ theo VTVL có tác dụng xóa bỏ "cơ chế xin - cho" trong quản lý công
chức; xóa bỏ tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong đội ngũ công chức... Pháp

luật về chế độ công vụ theo VTVL góp phần đề cao tính công khai, minh
bạch, thực tài trong việc tuyển dụng công chức theo VTVL, nâng ngạch công

1


chức theo VTVL; tuyển dụng, đề bạt không phân biệt người trong bộ máy
HCNN hay từ bên ngoài; đào tạo công chức theo VTVL…
Với việc đánh giá kết quả thực hiện 10 năm cải cách hành chính
(CCHC) giai đoạn 2001 - 2010, Chính phủ đã ban hành chương trình tổng thể
CCHC giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, cải cách chế độ công vụ được ưu tiên
hàng đầu. Nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X về "Đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy
nhà nước" là tiếp tục cải cách chế độ công vụ: "Xác định rõ vị trí, cơ cấu và
tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của nhà nước để làm căn
cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức" [13, tr. 174]. Ngày 18
tháng 10 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1557/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức".
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn thực hiện pháp luật về chế
độ công vụ của nước ta còn tồn tại một số bất cập, gây bức xúc trong nhân
dân như việc thi tuyển công chức ở Bộ Công thương; bổ nhiệm người nhà ở
Hà Giang; bổ nhiệm cán bộ ở Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Hải
Dương, vụ việc kê khai tài sản ở Yên Bái, vụ việc Trịnh Xuân Thanh, vụ việc
bổ nhiệm thần tốc ở Thanh Hóa... Trên các phương tiện thông tin đại chúng
phản ánh các hiện tượng về "chạy chức", "chạy quyền", "chạy quy hoạch",
"chạy bằng cấp", "chạy luân chuyển", "chạy tuổi"… diễn ra ở nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều địa phương. Như vậy, có nhiều sai sót, bất cập diễn ra ở tất
cả các khâu như tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật, đặc biệt là việc đánh giá không phản ánh được chính xác hiệu quả làm
việc thực tế của công chức. Từ đó dẫn đến hàng loạt các hậu quả như hiện

tượng "chảy máu chất xám" của những công chức có năng lực chuyển từ khu
vực nhà nước sang khu vực tư nhân ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…
Tại sao những sinh viên, học viên tốt nghiệp đại học, cao học, tiễn sĩ
loại ưu ở nước ngoài thường không chọn vào nhà nước để làm việc? Ngoài
nguyên nhân là do đồng lương quá thấp hay là do họ không được đánh giá
đúng kết quả cống hiến và môi trường làm việc.

2


Các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Canađa… cũng như các nước
đang phát triển như Thái Lan… đã áp dụng thành công chế độ công vụ theo
VTVL. Xu thế chuyển đổi từ nền hành chính truyền thống sang phục vụ, kiến
tạo, đề cao tính minh bạch, năng động đã và đang diễn ra hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Vì vậy, đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu nghiêm túc để có nhận
thức đúng đắn những thành tựu của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc
biệt là ứng dụng những ưu điểm của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của
dân, do dân và vì dân là một điều tất yếu.
Từ yêu cầu của thực tiễn và để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát
triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập
quốc tế, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ, tác giả chọn đề tài: "Pháp
luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án
tiến sĩ, ngành Luật học.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích Mục
đích tổng quát
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ
công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

của nước ta trong giai đoạn mới, trên cơ sở phân tích, làm rõ về phương diện
lý luận và thực tiễn các vấn đề xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công
vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam hiện nay và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới.
Mục đích cụ thể
Đánh giá được những công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có
liên quan đến pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL, xác định được câu hỏi
nghiên cứu và giả thuyết khoa học.

3


Đưa ra được khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về chế độ công
vụ theo VTVL, chỉ ra được những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với
pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL.
Chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp
luật về chế độ công vụ theo VTVL ở Việt Nam.
Đưa ra những quan điểm, giải pháp khắc phục hạn chế của pháp luật,
thực hiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL nhằm hoàn thiện pháp luật
về chế độ công vụ theo VTVL đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục tiêu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung vào
những vấn đề sau:
Khảo cứu các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài nghiên cứu, chỉ ra những kết quả, nội dung cần kế thừa phát triển,
những khoảng còn trống của các công trình đó, những nội dung mới luận án
cần giải quyết.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay.


Nghiên cứu thực trạng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu đưa ra quan điểm, giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp
luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN, cụ thể bao gồm nội dung của pháp luật, thực hiện pháp
luật, những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Thời gian: từ năm 1945 đến nay (năm 2016).
Không gian và phạm vi nghiên cứu: Do pháp luật về chế độ công vụ
theo VTVL là một vấn đề rất rộng, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của
luận án tập trung chủ yếu vào hệ thống các quy định về tuyển dụng, sử dụng;
đánh giá công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức; quản lý công chức; tiền
lương công chức; khen thưởng, kỷ luật công chức, quyền lợi và nghĩa vụ của
công chức, trách nhiệm công vụ của công chức trong phạm vi cả nước ở các
cơ quan HCNN, không nghiên cứu đối với công chức làm việc ở các cơ quan
khác của nhà nước, trong tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự
nghiệp và lực lượng vũ trang.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung luận án, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ sau:
Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng để phân tích và tìm
hiểu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng
quy định của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN, các quan điểm của việc hoàn thiện quy
định của pháp luật cũng như những đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định
của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL tại chương 3 và chương 4 của
luận án.
Phương pháp tổng hợp, được sử dụng chủ yếu trong việc rút ra những
nhận định, ý kiến đánh giá sau quá trình phân tích ở từng ý, từng tiểu mục,
đặc biệt được sử dụng để kết luận các chương và kết luận chung của luận án
tại chương 1, chương 2, chương 3, chương 4.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhằm đối chiếu các mô
hình chế độ công vụ đặc biệt là chế độ công vụ chức nghiệp và chế độ công
vụ theo VTVL, các quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học trong các
công trình nghiên cứu; giữa quy định của pháp luật hiện hành với quy định
của pháp luật các giai đoạn trước đây; giữa quy định của pháp luật Việt Nam

5


với quy định pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL ở các quốc gia khác trên
thế giới nhằm sáng tỏ những điểm chung, sự khác biệt giữa pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước ngoài về chế độ công vụ tại chương 2.
Phương pháp phân tích logic quy phạm, được sử dụng khi đánh giá
thực trạng pháp luật, xem xét về tính thống nhất pháp luật về chế độ công vụ.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được dùng khi khảo sát, đánh giá
thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện

xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Việt Nam hiện nay, cụ thể ở
chương 3 của luận án. Đối tượng phỏng vấn chuyên gia đó là các nhà quản lý
là lãnh đạo các vụ, trường, viện nghiên cứu có uy tín ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận án
Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình khoa học chuyên khảo, góp phần làm phong
phú, rõ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL,
đồng thời là cơ sở lý luận cho việc xây dựng đội ngũ công chức, hoàn thiện
pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL, xây dựng đội ngũ công chức ngày
một chính quy, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cải cách hành chính, hội nhập, mở cửa
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu pháp luật
về chế độ công vụ theo VTVL và áp dụng pháp luật về chế độ công vụ theo
VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
hiện nay, đồng thời là tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập ở
các cơ sở đào tạo các chuyên gia pháp luật, chuyên gia hành chính.
6. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận
pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước

6


pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Luận án đưa ra một số khái niệm khoa học,
một số kết luận mang tính khoa học, góp phần hoàn thiện lý luận và là cơ sở
để xây dựng và thực thi pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL.
Thứ hai, luận án đánh giá thực trạng pháp luật về chế độ công vụ theo
VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN (khu

vực các cơ quan HCNN) ở nước ta hiện nay. Phân tích và luận giải các quy
định của pháp luật hiện hành, tình hình áp dụng pháp luật chỉ ra được những
điểm phù hợp cũng như những tồn tại, hạn chế và các đòi hỏi phải hoàn thiện.
Thứ ba, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay và sự phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những tồn tại về pháp luật về chế độ
công vụ theo VTVL.
Thứ tư, luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị
về lý luận cũng như thực tiễn là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tiếp theo.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận của pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí
việc làm trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Thực trạng pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về
chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu pháp luật về chế độ công vụ theo
vị trí việc làm
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước pháp luật về chế độ
công vụ theo vị trí việc làm
Những nghiên cứu về cơ sở lý luận về chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Quan niệm chế độ công vụ theo vị trí việc làm và pháp luật về chế độ

công vụ theo vị trí việc làm
Pháp luật về công vụ, công chức đã có nhiều công trình khoa học được
công bố ở trong nước, trước hết là các công trình khoa học có tính giáo khoa ở
các cơ sở đào tạo cử nhân luật học, cử nhân hành chính đã giành một chương
viết về "địa vị pháp lý của công chức" hay "công vụ, công chức", trong đó tập
trung làm rõ khái niệm công vụ, công chức, sự điểu chỉnh của pháp luật về
công vụ, công chức, nhưng không có bất kỳ công trình nào đề cập đến pháp
luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm.
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu được công bố ở trong nước liên
quan đến chủ đề luận án, trước hết cần kể tới các công trình nghiên cứu sau:
Đề tài: "Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt
Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì, Nguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm, năm 2006.
Các tác giả tập trung vào nghiên cứu lý luận về công vụ và công chức; cơ sở
của nền công vụ và công vụ trong mối quan hệ với các thiết chế và lĩnh vực
khác; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng Cộng sản Việt Nam
về công chức, công vụ và xây dựng nền công vụ trong thời kỳ mới. Các tác
giả đã phân tích chế độ công vụ theo VTVL tại một số quốc gia. Tuy nhiên,

8



đề tài không tập trung phân tích pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL ở
Việt Nam hiện nay.
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
ở Việt Nam hiện nay", của Lương Thanh Cường, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, bảo vệ năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
công vụ, công chức, làm rõ các khái niệm công vụ, CBCC, viên chức, chế
định pháp luật về công vụ, công chức, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của
chế định pháp luật về công vụ, công chức. Tác giả đã phân tích mối quan hệ
của chế định pháp luật về công vụ, công chức với một số chế định pháp luật
khác trong quá trình cải cách nền HCNN. Luận án nghiên cứu pháp luật về
chế độ công vụ dưới góc độ chế định luật hành chính nhưng chưa tiếp cận
dưới góc độ pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL.
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành
chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam", của Chu Xuân Khánh, Học viện
Hành chính, bảo vệ năm 2010. Luận án đã phân tích, tổng hợp những quan niệm
về công chức nhà nước của một số quốc gia khác nhau theo mô hình chức nghiệp
và mô hình việc làm, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, so sánh với thực tiễn ở
Việt Nam. Luận án có đóng góp một số vấn đề về lý thuyết quản lý nguồn nhân
lực hành chính và việc ứng dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.

Cuốn sách: "Công vụ, công chức nhà nước" của Phạm Hồng Thái,
Nxb Tư pháp, năm 2004. Tác giả đã phân tích, bình luận những vấn đề liên
quan đến quan niệm về công vụ, công chức, pháp luật về công vụ, công chức
và xu hướng điều chỉnh của pháp luật về công vụ, công chức qua các thời kỳ
lịch sử. Đây cũng là một trong những ưu điểm mà tác giả kế thừa nghiên cứu
ở phần những vấn đề lý luận của pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL
trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Kỷ yếu hội thảo: "Khoa học tổ chức nhà nước và công vụ", Viện Khoa
học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, năm 2010. Các tác giả đã nêu được những


9


quan điểm chung về chế độ công vụ, công chức của Việt Nam. Pháp luật về
chế định công vụ được quy định trong Luật CBCC năm 2008. Với các bài viết
của các tác giả như: Trần Anh Tuấn, Nguyễn Minh Phương, Trần Nghị… Kỷ
yếu hội thảo chỉ dừng lại ở những vấn đề chung về công vụ, tuy nhiên chưa đi
sâu vào phân tích, đánh giá các vấn về quan niệm công vụ, các đặc trưng của
chế độ công vụ…
Phạm Hồng Thái: "Thầu công vụ - Tư tưởng có tính thời đại", Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 11/2006. Trong bài viết này, tác giả đã luận giải vấn
đề về thầu công vụ, nghĩa là coi công vụ như là một việc làm cũng giống như
những công việc khác trong xã hội. Tác giả cũng đã nhấn mạnh rằng, chỉ khi
thầu công vụ thì mới tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ CBCC trong
thực thi công vụ. Do vậy, CBCC phải hoàn thiện bản thân để hoàn thành
nhiệm vụ.
Tạ Ngọc Hải: "Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về vị trí việc làm đáp
ứng yêu cầu của cải cách công vụ, công chức", Viện Khoa học tổ chức nhà
nước, Bộ Nội vụ. Với mục tiêu xây dựng nền công vụ "Chuyên nghiệp, trách
nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả". Nghiên cứu quan niệm về VTVL là
nội dung cốt lõi, xuyên suốt các nhiệm vụ của cải cách công vụ, công chức.
Thực hiện các quy định của pháp luật về VTVL góp phần, hỗ trợ hoạt động
triển khai thực hiện chính sách về cải cách công vụ.
Tạ Ngọc Hải: "Vị trí việc làm theo Luật Cán bộ, công chức", Tạp chí
Tổ chức nhà nước, Luật CBCC năm 2008 có nhiều quy định mới trong đó có
quy định về VTVL. Tác giả đã đề cập đến khái niệm VTVL dưới góc độ pháp
luật, phương pháp xác định VTVL, nghiên cứu khoa học VTVL về mặt lý
luận, nghiên cứu ứng dụng, điều tra, khảo sát thực tế việc áp dụng VTVL
trong các cơ quan nhà nước. Bài viết đã góp phần xây dựng những vấn đề lý

luận của pháp luật về VTVL ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã luận giải thế nào
là VTVL; có những tương đồng, khác biệt nào về nội dung giữa VTVL

10


với ngạch công chức và vị trí công tác; cần nghiên cứu làm sáng tỏ thêm
những vấn đề gì về VTVL theo quy định của luật.
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam
trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế", của Trần Anh Tuấn, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản
về công chức, các nội dung quản lý công chức và hệ thống thể chế quản lý đội
ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
Trong đó tác giả đã nêu ra các mô hình công vụ điển hình trên thế giới là mô
hình công vụ chức nghiệp và mô hình công vụ việc làm, và một số quốc gia
kết hợp cả hai mô hình công vụ chức nghiệp và mô hình việc làm. Tuy nhiên,
tác giả cũng chưa đưa ra được những vấn đề mang tính thời sự của pháp luật
về chế độ công vụ theo VTVL hiện nay của Việt Nam.
Bài viết của Nguyễn Hoàng Anh: "Xu hướng cận hóa giữa hai hệ
thống công vụ trên thế giới", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10(69), 2001.
Trong bài viết trên tác giả đã giới thiệu hệ thống công vụ chức nghiệp, hệ
thống công vụ việc làm và sự kết hợp những ưu điểm của hai mô hình. Tác
giả đã nêu lên ảnh hưởng của hệ thống công vụ việc làm tới hệ thống công vụ
chức nghiệp như mở rộng phạm vi ứng cử viên vào công vụ, khắc phục tính
khép kín của hệ thống công vụ chức nghiệp, thay đổi phương thức đề bạt công
chức khắc phục tình trạng thăng tiến tuần tự của hệ thống công vụ chức
nghiệp. Đồng thời, tác giả đã nêu lên ảnh hưởng của hệ thống công vụ chức
nghiệp đối với hệ thống công vụ việc làm đó là thiết lập một số chức vị hành
chính riêng biệt nhằm khắc phục tính cứng nhắc của phân loại việc làm, tăng
cường sự bảo đảm về an toàn chức nghiệp cho công chức, xây dựng tinh thần

đồng đội cho công chức ở hệ thống công vụ việc làm, xây dựng nguồn nhân
lực từ đầu. Đó cũng chính là những bài học để Việt Nam áp dụng trong việc
xây dựng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL hiện nay.

11


Bài viết của Trần Quốc Hải: "Ưu điểm của mô hình công vụ việc làm
và hoàn thiện thể chế công vụ", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 1, 2 năm
2008; theo tác giả thì chế độ công chức theo VTVL có các ưu điểm nổi trội
hơn chế độ công vụ chức nghiệp. Ưu điểm của chế độ công vụ theo VTVL
cho phép cá thể hóa và lượng hóa các tiêu chí của quy trình công vụ như
tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích công tác, trả lương... của công chức
trong thực thi công vụ vì tất cả xuất phát từ việc phân tích, mô tả các vị trí
công việc trong nền công vụ. Ðiều này ngày càng tỏ ra thích ứng với nền công
vụ hiện đại ngày nay vì mô hình công vụ việc làm bám sát với thực tiễn công
vụ và đáp ứng một cách nhanh chóng với các thay đổi của nền KTTT.
Nội dung pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Đề tài: "Cơ sở khoa học của việc đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc
làm đối với công chức ngành Nội vụ" do Bộ Nội vụ chủ trì, Vũ Thanh Xuân
làm chủ nhiệm đề tài, năm 2012. Tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung
về đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL; hình thức và phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng công chức; đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL và có sự khác
biệt giữa đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL với việc đào tạo, bồi dưỡng theo
ngạch, bậc; theo chức danh lãnh đạo, quản lý. Tác giả đã nêu được kinh
nghiệm đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp;
Nhật Bản, Australia, Đông Nam Á và Trung Quốc.
Đề tài: "Cơ sở khoa học xây dựng chương trình bồi dưỡng công chức
theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ" do Bộ Nội vụ chủ trì, Đàm Bích Hiên
làm chủ nhiệm, năm 2016. Đề tài đã nêu được sự cần thiết về lý luận cũng

như thực tiễn đòi hỏi phải xây dựng một chương trình bồi dưỡng công chức
theo tiêu chuẩn chuyên ngành Nội vụ. Đề tài đã có đóng góp về mặt lý luận
cho luận án đó là tác giả đã so sánh, phân tích sự giống và khác nhau giữa đào
tạo, bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành với đào tạo, bồi
dưỡng công chức theo VTVL.

12


Đề tài: "Phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành
chính nhà nước" do Bộ Nội vụ chủ trì, Tạ Ngọc Hải làm chủ nhiệm, năm
2016. Đề tài đã hệ thống, chi tiết một số vấn đề lý luận liên quan đến phương
pháp xác định VTVL cụ thể đã làm rõ vai trò, ý nghĩa, các yêu cầu, điều kiện
và các phương pháp phổ biến trong xác định VTVL; xác định được các yếu tố
tác động và kinh nghiệm áp dụng phương pháp xác định VTVL ở một số quốc
gia trên thế giới.
Bài viết của Hoàng Thị Kim Quế: "Quan chế dưới triều vua Lê Thánh
Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam
hiện nay", Tạp chí Khoa học (Luật học), Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 29, số
2, năm 2013. Tác giả bài viết đã phân tích những nội dung tiến bộ, nhân văn,
hợp lý về quan chế dưới triều vua Lê Thánh Tông. Nhà Lê đã ban hành các
chế định pháp luật cơ bản là: chế độ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, quản lý,
kiểm tra, giám sát, sát hạch, chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo
đức, chế độ đãi ngộ, xử phạt và khen thưởng. Có những giá trị tiến bộ đáng
được học tập như đổi mới việc tuyển chọn công chức theo yêu cầu của từng vị
trí công việc đã được mô tả cụ thể; và xây dựng các tiêu chí rõ ràng, minh
bạch về yêu cầu công việc đối với từng VTVL làm cơ sở đánh giá mức độ
hoàn thành công việc của từng cá nhân; xác định trách nhiệm công vụ của
công chức. Đây là những vấn đề cần được kế thừa trong việc xây dựng pháp
luật về chế độ công vụ, đặc biệt là chế độ công vụ theo VTVL hiện nay ở Việt

Nam.
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính nhà nước", của Tạ Ngọc Hải, Học viện Khoa học
xã hội, bảo vệ năm 2011. Tác giả đã phân tích những yếu tố tác động, ảnh
hưởng đến pháp luật công chức, công vụ; quá trình xây dựng, phát triển pháp
luật công chức, công vụ Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

13


Cuốn sách: "Pháp luật về chế độ công vụ, công chức của Việt Nam và
một số nước trên thế giới" do Trần Anh Tuấn chủ biên, Nxb Chính trị quốc
gia, năm 2012. Trong phần I của cuốn sách đề cập đến những vấn đề xây dựng
chế độ công vụ ở nước ta trong giai đoạn mới đề cập tới chế độ thực tài và đặc
biệt là xây dựng chế độ công vụ theo VTVL và xác định cơ cấu công chức.
Cuốn sách đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng như các yếu tố kinh tế - xã hội,
chính trị - xã hội, văn hóa - xã hội… đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Đó cũng chính
là những kiến thức, kinh nghiệm mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình viết
luận án của mình.
Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm ở một số quốc gia
trên thế giới
Cuốn sách: "Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước
trên thế giới", của Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu
Huyền, Nxb Chính trị quốc gia, 2004. Cuốn sách giới thiệu về tổ chức nhà
nước, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ, chế độ quản lý công chức ở
tám nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga,
Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Mỹ. Cuốn sách
giới thiệu chế độ chính sách của mỗi nước nhằm cải cách nền công vụ hiện

hữu như: cải cách chế độ tuyển chọn, đào tạo, thi tuyển, đánh giá, đề bạt, bãi
nhiệm, lương bổng, phụ cấp… Các tác giả đã trình bày được một số đặc trưng
của nền công vụ việc làm ở Mỹ và một số nước. Đó cũng là một kinh nghiệm
cần thiết phục vụ cho quá trình đổi mới nền hành chính ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách: "Pháp luật về chế độ công vụ, công chức của Việt Nam và
một số nước trên thế giới" do Trần Anh Tuấn chủ biên, Nxb Chính trị quốc
gia, năm 2012. Cuốn sách cung cấp cho độc giả cái nhìn hệ thống, toàn diện
về pháp luật công vụ, công chức ở Việt Nam và chế độ công vụ một số nước

14


trên thế giới như cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp… Trong phần II
của cuốn sách các tác giả đã giới thiệu Luật Công chức, Luật Công vụ của
một số quốc gia trên thế giới như Úc, Thái Lan… trong đó có các điều luật rất
cụ thể quy định pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL… Cuốn sách mặc dù
được biên soạn rất công phu, nhưng chỉ dừng ở việc liệt kê các văn bản pháp
luật về chế độ công vụ, công chức mà chưa đi sâu, bình luận về chế độ công
vụ, công chức ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Bài viết của Tạ Ngọc Hải: "Một số thông tin về chế độ công vụ của
Anh và Hoa Kỳ", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 11, năm 2009. Tác
giả đã giới thiệu chung về chế độ công vụ của Anh và Hoa Kỳ như đối tượng,
phạm vi công chức, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, đánh giá công
chức, những biện pháp đối với những công chức không hoàn thành nhiệm vụ,
đào tạo công chức, xác định VTVL. Tác giả đã nêu lên những nhận xét, đánh
giá và kinh nghiệm tham khảo để xây dựng chế độ công vụ của Việt Nam.
Đây cũng là một trong những kinh nghiệm tốt để Việt Nam áp dụng nhằm xây
dựng chế độ công vụ theo VTVL ở nước ta hiện nay.
Bài viết của Phạm Ngọc Hà, Trần Việt Hoa: "Cải cách công vụ ở cộng
hòa Liên bang Nga", Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 8, năm 2010. Chương

trình cải cách công vụ Liên bang Nga theo những nội dung cơ bản sau: tuyển
chọn các công chức làm việc lâu dài dựa trên sự cạnh tranh, xây dựng nguồn
nhân lực dự trữ, bản mô tả công việc cho công chức, quỹ lương, thưởng của
các cơ quan Chính phủ... Bài viết là tài liệu tham khảo bổ ích trong việc học
hỏi những kinh nghiệm của Liên bang Nga trong việc xây dựng chế độ công
vụ theo VTVL của Việt Nam hiện nay.
Tiêu chí đánh giá pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công
chức
ở Việt Nam hiện nay", của Lương Thanh Cường, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, bảo vệ năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích các tiêu chí

15


về nội dung cũng như hình thức để hoàn thiện chế định về công vụ, công chức
và chế định pháp luật công vụ, công chức ở một số nước và bài học cho Việt
Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về chế độ công vụ dưới góc độ chế định
luật hành chính chứ chưa nhận dưới góc độ pháp luật về chế độ công vụ theo
VTVL.
Những nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về
chế độ công vụ theo vị trí việc làm
Đề tài: "Cơ sở khoa học xác định cơ cấu công chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước" do Bộ Nội vụ chủ trì, Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm,
năm 2014. Đề tài đã chỉ ra được các nguyên nhân của những hạn chế, yếu
kém trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ công chức hiện nay. Đó là cơ
sở khoa học để xây dựng pháp luật về chế độ công vụ theo VTVL ở nước ta
hiện nay.
Cuốn sách: "Công vụ, công chức nhà nước" của Phạm Hồng Thái,
Nxb Tư pháp, năm 2004. Cuốn sách tập trung giải quyết những vấn đề lý luận

về công vụ, công chức, pháp luật về công vụ, công chức, trên cơ sở phân tích
pháp luật thực định của Nhà nước ta từ năm 1945 tới nay và chỉ ra xu hướng
điều chỉnh của pháp luật về công vụ, công chức qua các thời kỳ lịch sử. Tác
giả đã đưa ra được quan niệm công vụ là một việc làm, trình bày sự phát triển
của nền công vụ việc làm trên thế giới và xu hướng phát triển cho nền công
vụ hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu về xu hướng
điều chỉnh chuyên biệt của pháp luật về chế độ công vụ từ năm 1998 đến nay.
Chu Thành (chủ biên): "Hệ thống công vụ một số nước Asean và Việt
Nam", Nxb Chính trị quốc gia, năm 1997. Tác giả đã giới thiệu về cơ cấu tổ
chức của Nhà nước, cơ quan quản lý nhân sự, đội ngũ công chức, hệ thống
tiền lương… của một số nước trong khu vực ASEAN như: Brunei, Indonexia,
Malaysia… và Việt Nam.

16


Cao Thị Lan Anh: "Một số vấn đề về xác định vị trí việc làm ở tỉnh
Quảng Bình", Tổ chức nhà nước, số 1, năm 2014. Tác giả đã đưa ra yêu cầu
cấp thiết về xác định VTVL, kết quả và một số khó khăn, vướng mắc trong
thực hiện xác định VTVL ở tỉnh Quảng Bình. Tác giả đã đề ra một số kiến
nghị tháo gỡ khó khăn như: thay đổi quy trình xây dựng và thẩm định Đề án
VTVL; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, triển khai thí điểm xác định VTVL ở
một số cơ quan, đơn vị để đánh giá, rút kinh nghiệm; thực hiện khoán biên
chế cho các cơ quan, đơn vị căn cứ biên chế được giao.
-

Những nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ công

vụ theo vị trí việc làm
Đề tài: "Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt

Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì, Nguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm, 2006. Đề tài
đã đưa ra các giải pháp như tập hợp, rà soát đánh giá thể chế công vụ; pháp
điển hóa pháp luật về công vụ, công chức. Luật Công vụ bao gồm các nội
dung như: mục tiêu của công vụ; các nguyên tắc của chế độ công vụ; phạm vi
và đối tượng điều chỉnh; các quyền và nghĩa vụ của công chức; tuyển dụng
công chức; đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước; điều động, kiêm nhiệm,
thăng, giáng công chức nhà nước; từ chức, thôi việc đối với công chức nhà
nước; khen thưởng và trách nhiệm pháp lý của công chức; công sở; kiểm tra,
thanh tra công vụ. Ban hành Quy chế công chức trong các ngành nghề khác
nhau; hoàn thiện thể chế pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức. Đổi
mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức phải trên cơ sở cạnh tranh thực
sự; thi nâng ngạch công chức trên cơ sở cạnh tranh; đổi mới phương thức, nội
dung đào tạo, bồi dưỡng công chức; đổi mới quy trình, phương thức, nội dung
đánh giá công chức.
Đề tài: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" do Bộ
Nội vụ chủ trì, Thang Văn Phúc làm chủ nhiệm, năm 2009. Đối tượng, phạm

17


vi nghiên cứu của đề tài là đội ngũ CBCC; bối cảnh, yêu cầu đặt ra là đáp ứng
đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tác giả đã
đưa ra các đề xuất, kiến nghị về phương hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế,
chính sách xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước
pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Đề tài: "Cơ sở khoa học xác định cơ cấu công chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước" do Bộ Nội vụ chủ trì, Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm,
năm 2014. Đề tài đã đưa ra mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương hướng,
giải pháp xác định cơ cấu công chức trong cơ quan HCNN như đổi mới nhận

thức, ban hành một số văn bản pháp luật, mở rộng việc triển khai thực hiện
quy định về xác định VTVL, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức hành chính nước ta.
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức
ở Việt Nam hiện nay", của Lương Thanh Cường, bảo vệ năm 2008. Tác giả đã
đưa ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chế định pháp luật như nhận thức,
thể chế hóa các nguyên tắc của công vụ; ban hành các quy phạm pháp luật
điều chỉnh chuyên biệt phù hợp với tính chất hoạt động của các nhóm đối
tượng: "cán bộ", "công chức", "viên chức", kết hợp giữa mô hình "chức
nghiệp" và mô hình "việc làm".
Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện pháp luật công chức, công vụ đáp ứng
yêu cầu cải cách hành chính nhà nước", của Tạ Ngọc Hải, bảo vệ năm 2011.
Tác giả luận án đã nêu lên thực trạng, đưa ra các quan điểm, phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật chế độ công vụ, công chức đáp ứng yêu cầu
CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó tác giả đã đề cập đến giải
pháp hoàn thiện pháp luật công vụ trên cơ sở phân loại tiêu chuẩn chức danh
công chức theo VTVL. Đó cũng là điểm mới của Luật CBCC năm 2008.
Cuốn sách: "Hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về công chức,
công vụ ở Việt Nam hiện nay", của Nguyễn Duy Phương, Nxb Tư pháp, năm

18


×