Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Pháp luật về phòng chống tham nhũng của singapore và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.5 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÃ VĂN HUY

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÃ VĂN HUY

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến

HÀ NỘI - 2013


2


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN Đ
1.1.

Khái niệm tham nhũng

1.2.

Các loại tham nhũng cơ b

1.3.

Những nguyên nhân cơ bả

1.4.

Hậu quả của tham nhũng

1.5.


Khái niệm phòng, chống t
chống tham nhũng

1.5.1.

Khái niệm phòng, chống t

1.5.2.

Khái niệm pháp luật về ph

1.5.3.

Vai trò của pháp luật về ph

1.6.

Một số cơ sở pháp lý nghi

1.6.1.

Công ước Liên hợp quốc

1.6.2.

Luật Phòng, chống tham n

1.6.3.


Luâṭchống tham nhung Si
̃̃

3


Chương 2: LUÂṬ C

MỘT S

CHỐN

2.1.

Các quy định chun

2.1.1.

Khái niệm tiền tha

2.1.2.

Về bổ nhiệm Chủ
tham nhũng

2.1.3.

Về thẩm quyền tro
tham nhũng


2.1.4.

Đối với việc truy t

2.2.

Nghiên cứu một số
với Việt Nam

2.2.1.

Cơ quan điều tra th

2.2.2.

Quy định hình phạ

2.2.3.

Cơ chế bảo vệ ngư

2.3.

Kinh nghiệm phòn

2.3.1.

Đánh giá chung

2.3.2.


Những kinh nghiệm

2.3.2.1.

Thường xuyên rà s
chống tham nhũng
pháp luật

2.3.2.2.

Tăng cường hệ thố
mức độ hình phạt đ

2.3.2.3.

Các biện pháp hàn
với giáo dục

2.3.2.4.

Xây dựng cơ quan

2.3.2.5.

Luật pháp đủ mạnh

2.3.2.6.

Xét xử nghiêm min


4


2.3.2.7.

Quản lý hành chính

2.3.2.8.

Xây dựng giải phá

2.3.3.

Một số kinh nghiệm
với Việt Nam

Chương 3: PHÁP L

NHŨNG

3.1.

Quan điểm của Đả
gia về phòng, chốn

3.1.1.

Quan điểm cua Đa


3.1.2.

tham nhung
̃̃
Chiến lươcg̣ quốc g

3.2.

Quy định của Luật

3.2.1.

Những quy định ch

3.2.2.

Phòng ngừa tham n

3.2.3.

Phát hiện tham nhũ

3.2.3.1.

Phát hiện tham nhũ
kiểm toán, điều tra

3.2.3.2.

Tố cáo và giải quy


3.2.4.

Xử lý hành vi tham
luật khác

3.2.4.1.

Xử lý kỷ luật, xử l

3.2.4.2.

Xử lý tài sản tham

3.2.5.

Tổ chức, trách nhiệ
quan Thanh tra, Ki
sát, Tòa án và các
phòng, chống tham

3.2.5.1.

Ban Chỉ đạo phòng

̃̉̉

5



3.2.5.2.

Đơn vị chống tham

3.2.5.3.

Cơ chế phối hợp tr

3.2.6.

Vai trò và trách nh
tham nhũng

3.2.7.

Hợp tác quốc tế về

3.2.8.
3.3.

Nhưng nôịdung sư
̃̃
Thực trạng và giải
phòng, chống tham

3.3.1.

Thưcg̣ trangg̣ tham n

3.3.2.


Giải pháp nâng cao
́́
KÊT LUÂN

DANH MỤC TÀI LIỆ

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPIB
PAP
SIT
TI
UNCAC

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng làmôṭhiêṇ tươngg̣ cótinh ́ licḥ sử, đang làvấn đềcủa hầu hết
các nước trên thếgiới . Ngoài việc gây thiệt hại về vật chất, tham nhũng còn
gây ra sự bất bình trong nhân dân , tạo nên sự bất công trong xã hội , làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ . Từ đó, tham nhũng ảnh hưởng
lớn vềmoịmăṭ: chính trị, kinh tế, xã hội và cả sự phát triển của đất nước đó.
Môṭđất nươc vơi tinh trangg̣ tham nhung lâu ngay không giai quyết se
̃́


dâñ đến sự mất lòng tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo,đây làmôṭđiều hết
sưc nguy hiểm cho sư g̣tồn vong cua mỗi quốc gia. Trong thơi đaịtoan cầu hoa
̃́

hiêṇ nay, môṭđất nươc muốn đưng vưng trên sân chơi quốc tế,đưng vưng trươc
̃́

sư g̣chống pha tư bên ngoai thi bắt buôcg̣ đất nươc ấy phai co môṭnôịlưcg̣ manḥ me
̃́

và nội lực ấy phải bắt n guồn tư môṭbô g̣may chinh tri
đến địa phương. Đa đến luc, chúng ta phải nỗ lực hết sức để phòng chống tham
̃̃

nhũng nhằm làm cho hệ thống chính trị thêm vưng manḥ. Do tính chất thời sự
của chủ đề nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu , học viên cao học , sinh viên đã
tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực phong chống tham nhung. Tuy nhiên, nghiên cứu
vấn đề đểrut kinh nghiêṃ cu g̣thểco thểap dungg̣ cho
̃́

vẫn chưa có nhiều tác giả đề cập đến. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên
cứu đề tài: "Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài
học cho Việt Nam " nhằm góp phần hệ thống hóa , phân tích cơ sở lý luận và
thực tiễn , rút kinh nghiệm từ thành công của Singapore nhằ m xây dựng các
quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng ởViêṭNam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng


8


của Singapore ; qua đó rút ra bài hocg̣ kinh nghiêṃ cho ViêṭNam

, đề xuất

những giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng chống tham nhũng của ViêṭNam.
Là tài liệu có giá trị tham khảo cho sinh viên, học viên của Khoa luậtĐại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu, tìm hiểu về Luâṭchống tham nhũng của
Singapore, Luâṭphòng, chống tham nhũng ViêṭNam.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được
xác định cụ thể gồm:
Luận giải những vấn đề lý luận chung vềtham nhũng , phòng, chống
tham nhũng.
-

Phân tich́ các quy đinḥ phòng , chống pháp luâṭcủa Singapore và

ViêṭNam, tìm ra những điểm phù hợp với Việt Nam.
-

Đánh giá thực trạng tham nhũng ởViêṭNam , viêcg̣ triển khai thưcg̣ thi

Luâṭphòng, chống tham nhũng.
-

Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện


hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta.
3. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Các quy định hiện hành về phòng , chống tham nhũng của Singapore

và Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về phòng , chống tham
nhũng ở Việt Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

9


-

Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong Chương 1 của

luận văn khi nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về tham nhũng.
-

Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá, phương pháp

phân tích được sử dụng ở Chương 2 của luận văn khi nghiên cứu về Luâṭ

chống tham nhũng Singapore vàbài hocg̣ kinh nghiêṃ cho ViêṭNam.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 2 và

Chương 3 của luận văn khi xem xét, nghiên cứu các quy đinḥ cụ thể về
phòng, chống tham nhũng của Singapore vàViêṭNam , thông qua việc nghiên
cứu thực trạng tham nhũng vàcơ chếthưcg̣ thi Luâṭphòng chống tham nhũng


Việt Nam.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đềcơ bản vềtham nhũng

. Chương 2: Luâṭ

chống tham nhũng Singapore và một số so sánh, đối chiếu với Luật phòng,
chống tham nhũng Việt Nam.
Chương 3: Pháp luật Việ t Nam vềphòng , chống tham nhũng vàgiải
pháp đề xuất.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG


1.1. KHÁI NIỆM THAM NHŨNG

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người
nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng
Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của.
Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế
chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi
hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có
chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức,
đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như
vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy
ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng
các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh
bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của
người đứng đầu.
Có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi tham nhũng làgi ? Vito Tanzi
giáo sư Đại học Stanford đã đưa ra câu trả lời súc tích nhất : "Tham nhũng là
hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho
cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó". Có ba nội dung
chính trong định nghĩa này. Nội dung thứ nhất đề cập tới nguyên tắc

11


công minh bởi lẽ nó đòi hỏi quan hệ cá nhân hoặc các mối quan hệ khác

không được xen vào các quyết định kinh tế có liên quan đến nhiều bên. Việc
đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là một yêu cầu cần thiết đối với
một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả. Thái độ thiên vị đối với một
số chủ thể kinh tế cụ thể nào đó chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công minh
và mở đường cho tham nhũng. Không có thiên vị thì sẽ không có tham nhũng.
Còn có thêm hai điều kiện cần thiết khác dọn đường cho tham nhũng, hay nói
cách khác, những điều kiện cần thiết để hành động cố tình thiên vị ("không
tuân thủ nguyên tắc công minh") có thể được gọi là tham nhũng. Điều kiện
thứ nhất là thái độ thiên vị phải có chủ đích. Việc vô ý vi phạm nguyên tắc
công minh, chẳng hạn vì thiếu thông tin đầy đủ, không được coi là tham
nhũng. Thứ hai, phải có ích lợi nhất định nào đó cho cá nhân vi phạm nguyên
tắc công minh; nếu không sẽ không có tham nhũng. Việc vi phạm nguyên tắc
không thiên vị đôi khi được coi là phân biệt đối xử, nhưng lại không phải là
tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc dành lợi thế cho kẻ hối lộ có thể diễn ra dưới nhiều
hình thức. Người ta thường cho rằng tham nhũng có nghĩa là nhận tiền (loại
tham nhũng này thường được gọi là nhận hối lộ), nhưng những bổng lộc
tương tự cũng có thể là món quà đắt tiền hoặc những ân huệ khác. Tặng một
bộ trang sức đắt tiền cho vợ của một người đã vi phạm nguyên tắc công minh
và dành cho con trai của ông ta một công việc (nhẹ nhàng) hậu hĩnh rõ ràng là
tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm
nguyên tắc công minh, nhưng cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau.
Cụ thể, sự thiên vị của một cá nhân nhận hối lộ sẽ khiến cho kẻ hối lộ có bổn
phận hoặc đôi khi bắt buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó. Bổn phận
đó sẽ không mất đi theo thời gian, và vì vậy việc trục lợi từ những cá nhân hối lộ
sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai. Nếu trả ơn bằng cách dành cho con trai của ông ta
một công việc có thu nhập cao, nhưng cậu ta lại vừa bắt đầu

12



học đại học thì rõ ràng là giữa việc cho và nhận có một khoảng cách về thời gian.
Hơn nữa, khi thỏa thuận tham nhũng, đôi khi việc trả ơn thậm chí không được
nêu cụ thể nhưng hai bên vẫn ngầm hiểu đó là bổn phận cần phải thực hiện.

Còn một định nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới
thường sử dụng. Theo đó, tham nhũng là "lạm dụng công quyền để tư lợi".
Định nghĩa này cho rằng căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền
và lạm dụng công quyền, tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động
của nhà nước, việc nhà nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu
vực công. Nói cách khác, khái niệm này loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra
trong khu vực tư nhân, và chỉ tập trung duy nhất vào tình trạng tham nhũng
trong khu vực công. Định nghĩa này phù hợp với quan điểm của Gary Becker,
người đã đoạt giải Nobel, cho rằng "nếu chúng ta xóa bỏ nhà nước thì chúng
ta cũng xóa bỏ được tham nhũng".
Vấn đề ở đây là không phải tất cả mọi hành động lạm dụng quyền
hành đều là tham nhũng. Hành vi đó có thể là ăn cắp, gian lận, biển thủ hoặc
một số hành động tương tự, nhưng chắc chắn không phải là tham nhũng. Nếu
một quan chức cao cấp trong chính phủ đơn giản chỉ chiếm đoạt một số tiền
từ ngân sách nhà nước mà không phục vụ hoặc ban ơn cho ai thì hành động
đó không phải là tham nhũng. Đó là một loại tội nhưng thuộc nhóm khác. Đó
là hành vi mà xã hội không thể chấp nhận nhưng vẫn không phải là tham
nhũng. Nói cách khác, tham nhũng không phải là điều duy nhất không được
chấp nhận trong xã hội và trái luật. Hơn nữa, việc bẻ cong pháp luật cũng có
thể mở đường cho việc cố tình không tuân thủ nguyên tắc công minh, nhưng
nếu không có ích lợi riêng cho kẻ bóp méo luật pháp (ví dụ một thẩm phán
hoặc công tố viên) thì việc vi phạm pháp luật như vậy không phải là tham
nhũng. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa tham nhũng và các hành vi trái
luật khác vì những nguyên nhân dẫn tới tham nhũng và các chính sách chống

tham nhũng thường và có thể rất khác với các nguyên nhân và chính sách
chống các loại hành vi vi phạm pháp luật khác.

13


Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một
thỏa thuận ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên
thế giới ủng hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình
thực thi. Trái lại một tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình sự.
Chính tính chất đặc thù của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm
nảy sinh chi phí giao dịch đáng kể, trong đó quan trọng nhất là tìm đối tác,
cùng thỏa thuận (đặc biệt có tính tới những yếu tố bất ngờ có thể hoặc không
thể lường trước), giám sát và thực thi thỏa thuận. Điều đó không có nghĩa là
các hợp đồng hợp pháp đúng chuẩn mực không phát sinh chi phí giao dịch.
Điều đó có nghĩa là do tính chất bất hợp pháp của những thỏa thuận tham
nhũng nên những chi phí giao dịch của nó nhân lên gấp bội. Khi phân tích hậu
quả của tham nhũng, cần phải xem xét tới những chi phí giao dịch của nó.
Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường
hợp là kết quả hành vi vơ vét bổng lộc. Bổng lộc là nguồn thu nhập của người
quản lý và lớn hơn những lợi ích cạnh tranh mà người quản lý đó có thể giành
được. Lợi ích cạnh tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh trên
thị trường, do vậy ở đâu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ không có
bổng lộc. Tham nhũng chỉ là hình thức vơ vét bổng lộc và phung phí tiền bạc,
tức là một tình huống trong đó các chủ thể kinh tế sẵn sàng hối lộ để được tham
gia vào một đường dây hưởng bổng lộc. Họ sẵn sàng trả tiền để được vơ vét
bổng lộc. Khi bàn tới các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng cần phải tính tới
những nguồn gốc này của tham nhũng. Những điều kiện có thể tạo ra bổng lộc là
những những nhân tố tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.


Cũng cần nói thêm về khía cạnh đạo đức trong định nghĩa về tham
nhũng. Đối với tuyệt đại đa số người dân, tham nhũng là điều không thể chấp
nhận về mặt đạo đức. Đó là một tệ nạn cần phải chống vì sự tồn tại của nó đã
thách thức các nguyên tắc đạo đức cơ bản.

14


1.2. CÁC LOẠI THAM NHŨNG CƠ BẢN

Tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị.
Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người muốn
lợi dụng lẫn nhau. Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa
mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thành bằng
cách ban chức tước cho họ. Bộ máy hành chính tham nhũng không là gì khác
ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Người ta
thường trục lợi bằng cách bán một số lượng hạn chế những giấy phép cho
hoạt động kinh tế nào đó. Hơn nữa, việc giành quyền cấp phép cho một số ít
các công chức sẽ cho phép họ biến số tiền thu được cho ngân sách nhà nước
qua cấp phép thành món lợi riêng. Chắc chắn các công chức như vậy sẽ câu
kết với nhau vì họ có phần trong những món hời đó. Tham nhũng là hình thức
khống chế, giảm thiểu khả năng những công chức tham nhũng cấp dưới bất
hợp tác hoặc nổi loạn. Vì những công chức này nằm trong ê-kíp tham nhũng
nên họ không thể công khai tố cáo cơ chế đó.
Nhìn chung, chúng ta có thể xác định được ba loại hình tham nhũng
cơ bản. Thứ nhất là tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện
một quyền cụ thể nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào đó có quyền được
hưởng - tham nhũng. Nếu một người đút lót một cán bộ phụ trách cấp hộ
chiếu mà anh ta có quyền được cấp, tức là không có rào cản pháp lý nào đối
với việc cấp hộ chiếu của anh ta, thì đây chính xác là loại tham nhũng đầu

tiên. Một hình thức cụ thể và lộ liễu hơn của nó là hối lộ các quan chức để họ
"ưu tiên" giải quyết vấn đề gì đó nhưng hoàn toàn hợp pháp. Nói cách khác,
các công chức nhận đút lót mới làm công việc của họ hoặc làm công việc đó
nhanh hơn thường lệ, thay vì không làm. Mức độ thường xuyên của loại tham
nhũng này là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ năng lực và mức độ hiệu quả
trong bộ máy hành chính của nhà nước. Nói cách khác, nó chỉ rõ năng lực
hành chính yếu kém hoặc chất lượng phục vụ tồi trong bộ máy hành chính.
Chúng ta nên nhớ rằng người ta hoàn toàn có thể tạo ra sự khan

15


hiếm dịch vụ hành chính nhằm tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng lộc
thông qua tham nhũng.
Loại tham nhũng thứ hai là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc
việc thực thi pháp luật mang nặng tính thiên vị. Đây là tham nhũng trong bộ
máy hành chính và là loại tham nhũng được nói tới nhiều nhất - đại đa số
những đóng góp về lý thuyết trong lĩnh vực này đều bàn về tham nhũng trong
bộ máy hành chính. Lý do là vì mỗi chủ thể kinh tế đều có những động cơ và
nhân tố khuyến khích rõ ràng, và mối quan hệ giữa chúng cũng rất rõ. Loại
tham nhũng này phù hợp với mô hình cấp trên-cấp dưới trong tham nhũng vì
toàn bộ việc thực hiện tham nhũng đều do các công chức gây ra (đòi hối lộ để
vi phạm các quy định). Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham
nhũng này là các đạo luật và chính sách của nhà nước không được thực hiện
một cách công bằng.
Hình thức thứ ba, đó là "bẻ cong pháp luật " - tham nhũng nhằm mục
đích thay đổi các quy định của pháp luật thành những quy định phục vụ cho
quyền lợi của những kẻ tham nhũng. Khái niệm bẻ cong luật pháp do Ngân
hàng Thế giới đưa ra chủ yếu nhằm lý giải thực trạng đời sống chính trị ở các
nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi . Giả định chính ở đây là các đạo

luật và chính sách của nhà nước chịu sự chi phối của một số ít người rất có có
thế lực - đã hối lộ các đại biểu quốc hội. Nói cách khác, các chính sách của
nhà nước chắc chắn được ban hành để phục vụ thiểu số những kẻ có thế lực
chứ không phải nhân dân nói chung. Mặc dù hệ thống như vậy tồn tại trên
thực tế và loại tham nhũng này có thể lý giải một số nhân tố cơ bản trong
chính sách công ở nhiều quốc gia (chứ không chỉ riêng các quốc gia đang
trong thời kỳ quá độ), song khái niêm "bẻ cong luật pháp" vẫn thiếu tính rõ
ràng về mặt phân tích. Vấn đề chính ở đây là ở tất cả mọi quốc gia, các nhóm
lợi ích có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của các đại biểu quốc hội.
Việc ráo riết vận động hành lang là một hoạt động hoàn toàn hợp pháp và
chính đáng ở những nền dân chủ đã phát triển. Vấn đề chính mang tính phân

16


tích trong khái niệm "bẻ cong pháp luật" là phân định rạch ròi giữa vận động
chính trị hợp pháp và "bẻ cong pháp luật" do tham nhũng gây ra.
Pháp luật của nhà nước có thể bị bẻ cong trước tình trạng vận động
hành lang ồ ạt và tham nhũng. Do vậy, vấn đề chính ở đây là kết quả của
chính sách công do vận động hành lang và tham nhũng bất hợp pháp khác
nhau tới mức độ nào, và cụ thể hơn những chính sách công do vận động hành
lang tác động có tốt hơn những chính sách do tham nhũng tác động hay
không? Hơn nữa, vấn đề vẫn là liệu những chi phí với xã hội (chi phí cơ hội
của những nguồn lực được sử dụng) của vận động hành lang lớn hơn hay nhỏ
hơn so với chi phí xã hội của nạn tham nhũng.
1.3. NHƢƢ̃NG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA THAM NHŨNG

Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ. Do
vậy, lợi ích cá nhân hẹp hòi của các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy
các giao dịch kinh kế giữa họ. Người ta sẽ phân bổ nguồn lực cho các hoạt

động đem lại lợi ích lớn nhất cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực). Nói
cách khác, tùy từng trường hợp, người ta sẽ có những quyết định kinh tế tối
ưu. Như đã nêu ở trên, bổng lộc là một nguồn thu nhập lớn hơn mức lương
cạnh tranh (chi phí cơ hội) của người cầm quyền. Do việc vơ vét bổng lộc sẽ
giúp tối đa hóa lợi ích cá nhân nên các chủ thể kinh tế sẽ lao vào quá trình tạo
ra và phân chia bổng lộc.
Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng là một điều kiện
cần thiết đối với một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vì chiến lược
đó phải tính tới và giải quyết những căn nguyên chính của tham nhũng.
Từ định nghĩa và đặc trưng của tham nhũng cho thấy , tham nhũng
luôn luôn gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân. Những nghiên cứu về tham
nhũng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng cho thấy tham
nhũng là một hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình
thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà

17


nước và các quyền lực công khác. Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với
những mức độ khác nhau. Khi nhà nước và quyền lực chính trị còn tồn tại thì
còn có điều kiện để xảy ra tham nhũng. Nhận thức như vậy không đồng nghĩa
với việc coi tham nhũng trong bộ máy nhà nước là điều đương nhiên phải
chấp nhận mà để chúng ta có ý thức rõ ràng về nguy cơ tiềm tàng của nó đồng
thời có các giải pháp "ngăn chặn và từng bước đẩy lùi" tệ nạn này.
Cùng với sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra
những tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng phát triển. Lợi ích
là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng. Khi còn điều kiện để lợi ích kết hợp
với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn thì vẫn còn có khả
năng xảy ra tham nhũng.

Có nhiều nguyên nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng, trong đó có
những nguyên nhân, điều kiện cơ bản sau:
-

Trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản lýyếu

Thực tế cho thấy, tham nhũng thường xuất hiêṇ vàtăng manḥ ở những
nước chậm phát triển hoặc đang phát triển. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
của mình, Nhà nước đại diện cho xã hội quản lý mọi mặt của đời sống. Nếu
Nhà nước quản lý xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy
sinh và phát triển. Các chuẩn mực đánh giá không rõ ràng; vì thế không ít đối
tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Tình trạng không rõ ràng
trong cơ chế quản lý trên một số lĩnh vực là điều kiện cho nạn tham nhũng
phát triển.
-

Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá

Tập quán văn hoá môṭsốnước phát triển phương Tây hinh thành tư
tưởng người dân , chính phủ coi trọng và tuân thủ pháp luật , họ quan niệm
sống vàlàm viêcg̣ trong khuôn khổpháp luâṭ. Tâpg̣ quán của người Á Đông nói
chung và người Việt Nam nói riêng có rất nhiều điều kiện khiến cho tệ tham

18


nhũng, mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ, có cơ sở tồn tại và
phát triển. Chuyện biếu quà được coi là một nét văn hoá của người Việt Nam
nhưng hiện nay nhiều nét văn hoá của người Việt như "miếng trầu là đầu câu
chuyện", "ăn quả nhớ người trồng cây"... đã và đang bị lợi dụng để thực hiện

hành vi tham nhũng. Người ViêṭNam xưa coi "phép vua thua lệ làng", tính tự
trị làng xã phát triển nên dẫn đến quy định pháp luật không được thực thi .
Nét văn hóa này dâñ đến mỗi làng , xã, cơ quan, đơn vi cọ́quy đinḥ riêng ,
không đúng luâṭ, tạo thuận lợi cho tham nhũng phát triển.
- Hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả , pháp luật không
hoàn thiên,g̣ thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu
1.4. HÂỤ QUẢCỦA THAM NHŨNG

Về hậu quả của tham nhũng, chúng ta cần phải nhận thấy rằng bản
chất của hối lộ không là gì khác ngoài việc phân phối lại thu nhập. Nói cách
khác, bản thân tham nhũng không phải là làm mất đi phúc lợi - quy mô của
phúc lợi xã hội vẫn không đổi, mà chỉ phân phối lại mà thôi. Mặc dù xét một
cách chi ly thì điều này là đúng, song nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân
phối thu nhập của tham nhũng thì đó lại là một trong những kiểu ngụy biện
nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng vihâụ quảcủa tham nhũng
đối với mỗi quốc gia làrất lớn.
Một quan niệm tương đối phổ biến khác cho rằng tham nhũng là hình
thức bù đắp cho đồng lương bèo bọt cho những công chức nhận hối lộ. Do
vậy không cần phải tăng lương và không cần phải tăng thuế. Nói cách khác,
theo cách tiếp cận này, gánh nặng tham nhũng bản thân nó đã là một "gánh
nặng thuế", do đó nó sẽ cho giúp giảm một số lượng thuế nhất định. Hơn nữa,
người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc có mối
quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng lộc xuất
phát từ những chính sách tăng cường can thiệp của nhà nước và vô hiệu hóa
hoạt động của thị trường tự do. Những chính sách đó có thể sẽ được

19


người ta cố tình tận dụng vì chúng đem lại nhiều bổng lộc. Những chính sách

này có thể sẽ bị những nhóm lợi ích gây ảnh hưởng (bất kể là do vận động
hành lang hợp pháp hay do hành động "bẻ cong pháp luật") vì họ được hưởng
lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc. Mặc dù những chính sách này có lợi
cho các nhóm lợi ích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét theo góc độ tối đa hóa
hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Nói cách khác, chúng không có lợi cho
công chúng nói chung.
Tham nhũng vi phạm nguyên tắc pháp trị trong khi chế độ pháp trị lại
là tiền đề của một nền kinh tế thị trường. Nếu không có pháp trị thì không có
bảo vệ sở hữu tài sản tư nhân và không thể thực thi được các giao kết hợp
đồng. Sẽ có rất ít trao đổi giữa các chủ thể vì điều đó không có lợi cho họ. Lý
do là vì việc bảo vệ quyền tài sản tư nhân quá yếu và không có đủ sự hỗ trợ để
thực hiện các hợp đồng. Vì ít có trao đổi giữa các doanh nghiệp nên tất cả các
doanh nghiệp sẽ tự sản xuất phần lớn những yếu tố đầu vào thay vì mua trên
thị trường. Nói cách khác, sẽ không có phân công lao động xã hội và không
có tiền đề cho chuyên môn hóa. Vì không có tiền đề cho chuyên môn hóa nên
sẽ không có cơ sở cho việc tăng cường hiệu quả kinh tế. Đây là một hình thức
gián tiếp làm suy giảm hiệu quả kinh tế và kế đến là phúc lợi xã hội của tham
nhũng.
Tham nhũng sẽ làm tăng tính chất bất ổn định đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt liên quan tới bảo vệ quyền sở hữu. Tình trạng bất ổn định đó
sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư đưa
ra những quyết định của họ trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư. Họ sẽ không
muốn đầu tư nếu hiệu quả đầu tư giảm đi. Điều đó đặc biệt đúng với các nhà
đầu tư nước ngoài trực tiếp. Họ luôn so sánh hiệu quả đầu tư - tức là tốc độ
quay vòng vốn đầu tư ở nhiều nước khác nhau và quyết định đầu tư vốn vào
quốc gia có hiệu quả cao nhất. Vì tham nhũng làm giảm hiệu quả đầu tư nên
các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn và
do vậy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.

20



Đây chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối với tất cả mọi quốc gia: Liệu
những nguồn lực hiện có sẽ được dùng để tạo ra của cải vật chất hay chỉ là
phân phối lại chúng? Tình trạng tham nhũng tràn lan là một triệu chứng của
một xã hội yếu kém , trong đó phần lớn những nguồn lực và sự đổi mới lại
được dành cho việc tái phân phối chúng. Nói tới tham nhũng không phải là
nói tới một số lượng tiền nào đó được chuyển từ tay người này qua tay người
khác hay "chất dầu mỡ bôi trơn cỗ máy kinh doanh". Nói tới tham nhũng là
nói tới tương lai của một dân tộc. Và chính dân tộc đó phải tự quyết định xử
lý tham nhũng như thế nào.
Chúng ta có thể khái quát những tác hại chủ yếu của tham nh ũng ở
những điểm chính sau:
-

Tác hại về chính trị

Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình phát triển của mỗi nước ,
làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với chinh ́ quyền , tiềm ẩn các xung đột
lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo . Tham
nhũng tràn lan đe dọa sự tồn vong của chế độ.
-

Tác hại về kinh tế

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước và của công
dân. Ví dụ: ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước,
tiền của, thời gian, công sức của nhân dân. Hàng loạt vụ tham nhũng lớn,
nghiêm trọng đã bị phát hiện như: vụ Dệt Nam Định, vụ Tamexco, vụ EPCO

Minh Phụng, vụ Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ việc ăn hối lộ trong
đường dây chạy Quota dệt may, vụ điện kế điện tử tại Thành phố Hồ Chí
Minh… Giá trị tài sản bị thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của
mỗi vụ lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đó là
những con số lớn và đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm của nước
ta. Trong điều kiện là một nước đang phát triển, mọi nguồn lực cần phải huy

21


động tối đa cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời phải nỗ
lực cho việc xoá đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác thì
việc lãng phí, thất thoát tài sản, tiền của, thời gian, công sức do tham nhũng
cần được coi là tội ác phải đấu tranh và xử lý mạnh mẽ.
Với động cơ vụ lợi, một số người đã lợi dụng vị trí của mình trong bộ
máy nhà nước hoặc lợi dụng những quyền hạn nhất định được pháp luật hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho để thực hiện các hành vi nhằm
chiếm đoạt tài sản hoặc các lợi ích khác của Nhà nước, của tập thể hoặc cá
nhân. Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của
Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người
thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn
gây thiệt hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của
tập thể, của công dân. Vì lợi ích cá nhân mà những kẻ tham nhũng sẵn sàng
nhập cả một dây chuyền sản xuất đã lạc hậu hay một con tàu mua về chỉ có
thể bán sắt vụn, những công trình xây dựng chưa sử dụng đã hư hỏng...


mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách

nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng quyền hạn trong

khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công
sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của mình như xin cấp các
loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác. Nếu xét từng
trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể không quá lớn, nhưng
nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong cuộc sống
hằng ngày thì con số bị thất thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.
-

Tác hại về xã hội

Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn
mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành
vi tham nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo

22


đức của người cán bộ. Cán bộ, công chức khi thực hiện hành vi tham nhũng
đã không còn làm việc vì mục đích phục vụ nhân dân mà hướng tới việc thu
được các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ,
trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh
ở trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản
lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực mà từ trước tới nay ít có
khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao. Hành
vi tham nhũng còn xảy ra trong một số chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt
sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng cả tiền, hàng hoá cứu trợ cho đồng bào
gặp thiên tai; tham nhũng trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hoá,
thi đua khen thưởng. Tham nhũng còn xảy ra ở một số cơ quan bảo vệ pháp luật,
những cơ quan đại diện cho công lý và công bằng xã hội.


Điều đáng báo động là một số cán bộ, công chức coi việc tham nhũng
trở thành bình thường. Họ cho rằng, đối tượng quản lý đương nhiên phải "bồi
dưỡng" khi muốn thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của người cán
bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức
một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng là
giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hoá, xã hội - những người xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội.
1.5. KHÁI NIỆM PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1.5.1. Khái niệm phòng, chống tham nhũng
Phòng, chống tham nhũng được hiểu là các hoạt động phòng ngừa
tham nhũng và phát hiện, xử lý tham nhũng nhằm thực hiện mục tiêu ngăn
chặn, đẩy lùi được tình trạng tham nhũng.
Phòng ngừa tham nhũng là biện pháp đề đề phòng, ngăn ngừa sự phát
sinh các hành vi tham nhũng, không để tham nhũng xảy ra. Tùy theo điều

23


kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mà mỗi nước có những cách thức,
biện pháp phòng ngừa khác nhau. Trong đó đáng kể nhất là các biện pháp tiền
đề được các quốc gia trên thế giới áp dụng, đó là tăng cường tính công khai,
minh bạch đối với các hoạt động của nhà nước; minh bạch tài sản, thu nhập
của công chức; kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của những người có chức
vụ, quyền hạn; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm người đứng
đầu, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường
công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội trên các lĩnh vực. Việc thực

hiện các biện pháp này là điều kiện cần thiết để đề phòng, ngăn ngừa các hành
vi tham nhũng nẩy sinh trên thực tế.
Đi đôi với phòng ngừa tham nhũng, các quốc gia trên thế giới đều sử
dụng các công cụ để phát hiện và xử lý những người có hành vi tham nhũng.
Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng là biện pháp quan trọng nhất trong
công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thể hiện thái độ phản ứng của
nhà nước đối với tham nhũng.
Phát hiện tham nhũng là quá trình tìm ra các hành vi tham nhũng được
thực hiện bởi các chủ thể cụ thể. Do chủ thể tham nhũng thường là những
người có chức vụ, quyền hạn và một số trường hợp được che đậy bằng các thủ
đoạn hết sức tinh vi, thậm chí còn được các công cụ quyền lực bảo vệ, che
chắn, do đó việc phát hiện tham nhũng là một trong những công việc hết sức
khó khăn. Để phát hiện tham nhũng, các quốc gia trên thế giới áp dụng nhiều
cách thức, nhưng chủ yếu là thông qua các nhánh quyền lực trong đó có
những công cụ phát hiện của nhà nước nhưng cũng có những công cụ từ xã
hội. Công cụ chính để phát hiện tham nhũng mà nhiều quốc gia trên thế giới
áp dụng đó là thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng, chuyên trách
về phòng chống tham nhũng như: thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra,
kiểm sát. Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, có nhiều hành vi tham nhũng được
phát hiện xuất phát từ nguồn cung cấp thông tin từ phía tổ chức, cá nhân,
trong đó không thể không nói đến vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí và

24


việc tố cáo hành vi tham nhũng của công dân. Để phát huy vai trò của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, nhà nước cũng xây dựng cơ chế để họ có điều kiện
tham gia vào việc phát hiện tham nhũng thông qua nhiều hình thức, nhất là cung
cấp thông tin về tham nhũng cho các cơ quan chức năng của nhà nước.


Xử lý hành vi tham nhũng là áp dụng các biện pháp trừng phạt của nhà
nước đối với người có hành vi tham nhũng. Việc kết luận một người có hành
vi tham nhũng hay không và trách nhiệm pháp lý thế nào, chế tài xử lý ra sao
căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi tham nhũng. Tùy theo
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng mà các quốc gia quy
định hình thức, biện pháp xử lý kỷ luật hành chính, trừng phạt về kinh tế hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự được
áp dụng đối với những hành vi tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng, gây nguy
hiểm cho xã hội.
Như vậy, phòng, chống tham nhũng là các biện pháp mà nhà nước áp
dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh các hành vi tham nhũng, phát
hiện được và xử lý các hành vi tham nhũng.
1.5.2. Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Để đảm bảo việc phòng chống tham nhũng hiệu quả và tuân theo một
trật tự nhất định, nhà nước ban hành các quy định pháp luật nhằm phòng
ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Pháp luật xác định rõ hành vi nào là
tham nhũng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong công tác phòng
chống tham nhũng, trình tự, thủ tục xử lý tham nhũng, đồng thời quy định
trách nhiệm và cơ chế để phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong xã
hội tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng.
Trong khoa học pháp lý, pháp luật về phòng chống tham nhũng chưa
được coi là một ngành luật độc lập với đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh riêng biệt. Pháp luật về phòng chống tham nhũng có thể được hiểu
theo nghĩa rộng, đó là các quy định góp phần vào việc phòng ngừa, phát hiện

25


×