Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.31 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ GIANG

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI
CHA MẸ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ GIANG

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI
CHA MẸ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
NĂM 2000
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Lan

HÀ NỘI - 2013


2


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CO

1.1.

Ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn

1.1.1.

Khái niệm ly hôn

1.1.2.

Hậu quả pháp lý và xã hội của việc ch

1.2.

Khái niệm bảo vệ quyền và lợi ích hợ

mẹ ly hôn

1.2.1.

Khái niệm

1.2.2.

Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng

quyền và lợi ích hợp pháp của con kh
1.2.3.

Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền và lợi
khi cha mẹ ly hôn

1.3.

Cơ sở pháp lý và đặc điểm việc bảo v
pháp của con khi cha mẹ ly hôn

1.3.1.

Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ quyền
con khi cha mẹ ly hôn

1.3.2.

Đặc điểm việc bảo vệ quyền và lợi íc
cha mẹ ly hôn


3


Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON

THEO LUẬT HÔN NHÂN V
NĂM 2000

2.1.

Các nguyên tắc chung bảo vệ quyền
con khi cha mẹ ly hôn

2.1.1.

Giao con cho bên nào trực tiếp nuôi
quyền và lợi ích hợp pháp về mọi m

2.1.2.

Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ tron
được thực hiện giữa con với người k
sau khi cha mẹ ly hôn

2.2.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối v


2.2.1.

Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi d

2.2.2.

Quyền thăm nom con

2.2.3.

Quyền đại diện cho con

2.2.4.

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con

2.2.5.

Quyền đối với tài sản riêng của con

2.2.6.

Quyền để lại di sản thừa kế cho con

2.3.

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng đối vớ

2.3.1.


Mức cấp dưỡng nuôi con

2.3.2.

Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp

2.3.3.

Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cấp

2.4.

Quyền yêu cầu thay đổi người trực ti

2.4.1.

Chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi n
dưỡng, giáo dục con

2.4.2.

Điều kiện để Tòa án thay đổi người
dục con

4


2.4.3.

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ sau k

tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con

2.5.

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với c

2.5.1.

Căn cứ hạn chế quyền của cha mẹ đ

2.5.2.

Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP

GIA ĐÌNH ĐỂ BẢO VỆ QU

PHÁP CỦA CON KHI CHA
KIẾN NGHỊ

3.1.

Thực tiễn áp dụng pháp luật hôn nhâ

quyền và lợi ích hợp pháp của con k
hoạt động xét xử của Tòa án
3.2.

Những bất cập và một số kiến nghị đ


hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyề
con khi cha mẹ ly hôn
3.2.1.

Về các quy định pháp luật

3.2.2.

Về công tác áp dụng pháp luật vào x

3.2.3.

Về việc thi hành án của đương sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
3.1

Tổng số vụ án ly

3.2


Tổng số án ly h

33

Tổng số án ly h

6


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ly hôn là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, chịu sự tác động trực tiếp
từ xã hội. Biến đổi xã hội làm cho đời sống gia đình có xu hướng mở rộng
phạm vi và cả mức độ mâu thuẫn trong các lĩnh vực của đời sống hôn nhân và
gia đình. Xã hội càng phát triển, ly hôn diễn ra càng phổ biến và được xã hội
quan tâm vì những hậu quả nặng nề, không mong muốn của nó. Khi cuộc sống
vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn là lối thoát cho cuộc sống bế tắc,
không còn tình cảm của hai vợ chồng. Nhưng hậu quả pháp lý và xã hội mà nó
để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến một đối tượng vốn là niềm hạnh phúc của
hai vợ chồng - đó là những đứa con. Những đứa trẻ chưa thành niên còn ngây
thơ vốn rất cần sự yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ trong một gia đình
êm ấm phải chịu cảnh gia đình tan nát, nếu không được bảo vệ sẽ rất dễ đánh
mất cả tuổi thơ và tương lai. Đối với những người con đã thành niên nhưng bị
tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi mình sẽ sống thế nào nếu không được sự quan tâm, nuôi
dưỡng của cả cha và mẹ. Vì vậy, là những mầm non tương lai của đất nước,
những đứa con cần phải được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn. Pháp luật với vai trò
không thể thiếu là bảo vệ những đứa trẻ vô tội luôn quy định về hậu quả pháp

lý của ly hôn, đặc biệt là quy định những quy phạm điều chỉnh về trách nhiệm
của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã góp phần tích cực và
quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly
hôn với những nội dung cơ bản như quy định về nguyên tắc giao con cho ai
nuôi là vì quyền và lợi ích hợp pháp mọi mặt của con; quy định về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn, quy định về việc thay đổi

7


người trực tiếp nuôi con khi quyền và lợi ích hợp pháp mọi mặt của con không
được đảm bảo… Tuy nhiên, có thể thấy một số quy định của Luật Hôn nhân và
gia đình về vấn đề này còn có những bất cập, khó áp dụng vào thực tiễn và
điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng mà pháp luật đang bảo
vệ. Chính vì vậy, những giải pháp thích hợp để hạn chế những bất cập của pháp
luật, đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con khi cha mẹ ly
hôn một cách hiệu quả trong các vụ việc ly hôn là một vấn đề thực tế rất cần
được quan tâm và giải quyết. Vì vậy tôi đã chọn đề tài "Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói
riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn được nghiên
cứu như một chuyên đề về đảm bảo quyền của trẻ em. Đã có một số công trình
khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp khác nhau đề cập trực tiếp hoặc có liên quan đến
vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn như sau:

- Nhóm luận văn, luận án
Ở nhóm này có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như

"Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ và con trong Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000", Khóa luận tốt nghiệp, của Lê Thu Lý, Trường Đại học Luật
Hà Nội, 2008; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", Khóa luận tốt nghiệp, của Nguyễn
Thị Phương Thảo, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; "Bảo vệ quyền
lợi của con khi cha mẹ ly hôn", Khóa luận tốt nghiệp, của Hồ Thị Nga, Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2007; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ
và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000", Luận văn thạc sĩ Luật học, của Lê Thu Trang, Khoa Luật - Đại học quốc
gia Hà Nội, 2012…

8


- Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu
Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Tập I, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Tưởng Duy Lượng,
Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001; Đinh Thị Mai Phương, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006… Ngoài ra còn một
số giáo trình và bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình.
- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật
Các bài báo, tạp chí viết về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con khi cha mẹ ly hôn chủ yếu mới đề cập đến một hoặc một số khía cạnh
của bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn như cấp
dưỡng, nuôi con…
Như vậy, cho đến nay, dù có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn nhưng mỗi công
trình nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau của vấn đề, chưa có công trình
nghiên cứu nào được đầy đủ và toàn diện. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là một vấn đề quan trọng, có
tính thực tế cao do đó cần có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện. Vì vậy việc
nghiên cứu đề tài vẫn đảm bảo tính khoa học, không trùng lặp với các công
trình nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Đề tài nghiên cứu những khía cạnh lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn, sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con sau khi cha mẹ ly hôn; phân tích việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 và việc áp dụng các qui định này trong thực tiễn giải quyết các vụ

9


án ly hôn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ
ly hôn.
- Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
-

Làm rõ những vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của các con khi cha mẹ ly hôn.
-

Nêu rõ sự cần thiết khách quan phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp


pháp của các con khi cha mẹ ly hôn.
-

Phân tích việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con khi cha mẹ ly hôn và thực trạng thực
hiện vấn đề này hiện nay.
-

Đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia

đình về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn cũng như
các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con khi
cha mẹ ly hôn một cách hiệu quả trên thực tế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề lý luận về bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn; các quy định của pháp
luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các con khi cha mẹ ly hôn; thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án
khi giải quyết việc ly hôn với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
con và hướng hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.

10


- Phạm vi nghiên cứu
-


Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chủ yếu ở việc phân tích các

quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
-

Nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình

năm 2000 nhằm đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn qua các bản án,
quyết định giải quyết ly hôn của các tòa án trong thực tiễn xét xử từ năm 2001
đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và tư tưởng Hồ
Chí Minh về pháp luật, đồng thời cũng sử dụng kết hợp các phương pháp cụ
thể, là phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích.
6. Những đóng góp của luận văn
-

Luận văn nghiên cứu và đưa ra được những vấn đề lý luận về bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn, chỉ ra sự cần thiết và ý
nghĩa của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.
-

Luận văn đánh giá một cách khách quan thực trạng áp dụng pháp luật

hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con khi cha mẹ ly hôn của Tòa án, từ đó có thể thấy được những hạn chế
của các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi

cha mẹ ly hôn và cách áp dụng pháp luật của Tòa án
-

Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hôn nhân và

gia đình Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly
hôn.
Trong bối cảnh Nhà nước ta đang thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, những nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần

11


nhất định trong việc sửa đổi các quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền
của trẻ em khi cha mẹ ly hôn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con khi cha mẹ ly hôn.
Chương 2: Những nội dung cơ bản về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn và một số kiến nghị.

12


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

1.1. LY HÔN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN ĐỐI VỚI CON

1.1.1. Khái niệm ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ly hôn là một mặt của
quan hệ hôn nhân, nó là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể
thiếu của quan hệ hôn nhân và gia đình. Khi tình yêu thương giữa vợ chồng đã
hết, mâu thuẫn gia đình sâu sắc, mục đích hôn nhân không đạt được thì vấn đề
ly hôn được đặt ra nhằm giải phóng cho vợ chồng thoát khỏi những xung đột,
bế tắc trong đời sống chung. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép
nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ
chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm
yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân không thể đạt
được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan
vỡ. Khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, thực chất quan hệ vợ chồng
đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa thì "tự do ly hôn không có nghĩa là làm tan rã
những mối quan hệ gia đình mà ngược lại nó củng cố những mối liên hệ đó
trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong
xã hội văn minh" [13, tr. 335].
Vấn đề ly hôn, được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc
gia là khác nhau. Một số nước cấm ly hôn như Anđôna, Manta, Paragoat… có
nước lại đặt ra các quy định hết sức nghiêm ngặt như Achentina, Italia...
Nhưng việc cấm hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá
nhân, V. I Lênin đã khẳng định:
Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ
nghĩa nếu ngay từ bây giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn,

13



vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức,
đối với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu
được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng không có
nghĩa là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng [13, tr. 350].
Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân mà chỉ có
vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy
nhiên, quyền ly hôn của vợ, chồng phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà
nước và pháp luật nhằm hạn chế, ngăn chặn những hiện tượng vợ chồng lạm
dụng quyền tự do ly hôn gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. Đứng trên
quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác - Lê nin, Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ
hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của
chồng hoặc cả hai vợ chồng" [28]. Như vậy khi nhận thấy cuộc hôn nhân của
mình là sai lầm, quan hệ vợ chồng luôn căng thẳng, nặng nề thì ai cũng có thể
đứng ra yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ đó. Tòa án sẽ nhìn nhận, xem xét
toàn diện vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng. Đảm bảo quyền tự do ly hôn
là một nội dung quan trọng của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã
được ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và được cụ thể hóa
tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên, tự do ly hôn không
phải là tự do một cách tùy tiện mà phải dựa vào những căn cứ luật định là quan
hệ vợ chồng lâm vào "tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được" [28, khoản 1 Điều 89] và ly hôn chỉ
có giá trị pháp lý khi nó được Tòa án công nhận.

1.1.2. Hậu quả pháp lý và xã hội của việc cha mẹ ly hôn đối với con
Trẻ em là hạnh phúc, là niềm vui của các bậc cha mẹ. Nhưng khi gia
đình tan vỡ, cha mẹ chia tay nhau, cũng chính trẻ em là người chịu thiệt thòi
nhất. Vì lý do gì đi nữa cũng không thể phủ nhận một điều rằng có những


14


quyết định khiến cho người lớn toại lòng nhưng, đối với con trẻ, lại là nỗi bất
hạnh, tủi buồn, thậm chí có thể trở thành cơn bão đẩy các em vào sóng gió. Đối
với những số phận không may mắn, người xung quanh chỉ có thể cảm thông,
giúp đỡ, an ủi một phần mà chẳng thể nào bù đắp được những mất mát to lớn
trong tình cảm của các em.
Khi vợ chồng ly hôn, quan hệ hôn nhân chấm dứt, tuy nhiên quan hệ
huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con vẫn không hề thay đổi.
Vì vậy, trên phương diện pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
nhau sẽ chấm dứt nhưng các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con vẫn
tồn tại. Cha mẹ là người sinh thành ra các con, cha mẹ có trách nhiệm chăm
sóc, nuôi dưỡng các con khi chúng chưa thể tự lo cho bản thân mình mà không
phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình.
Khi ly hôn, vợ chồng cảm thấy thỏa mãn vì bản thân đã được giải thoát
nhưng lại không thể tránh khỏi việc gây ra đau khổ, thiệt thòi cho con cái những đứa trẻ vô tội trong sự tan vỡ của gia đình. Nguyên nhân của ly hôn là
tình cảm của vợ chồng đã rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, nên mọi người khi đi đến
quyết định ly hôn đã muốn có một cuộc sống riêng cho mình. Vì vậy, sau khi ly
hôn họ không còn lý do gì để sống chung với nhau. Khi cha mẹ không còn
chung sống, pháp luật quy định con chỉ được sống với một người và đó là
người có khả năng bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con.
Sự thiệt thòi, mất mát không chỉ dừng lại ở việc con không được sống
cùng cả cha và mẹ mà ngay cả sự gần gũi, gắn bó giữa các anh, chị, em trong
gia đình cũng bị chia rẽ. Khi một người không đủ khả năng chăm sóc cho tất cả
các con thì họ buộc phải lựa chọn đứa con nào ở với mình để quyền lợi của
chúng được đảm bảo hơn và khi đó, các anh, chị, em sẽ phải chia lìa nhau.
Quyết định khó khăn đó cũng là để bảo đảm cuộc sống vật chất cho con, nhưng
lại làm mất đi một cuộc sống vui vẻ với tình cảm yêu thương, quấn quýt nhau

giữa các anh, chị, em trong một gia đình.

15


Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn không hề
thay đổi nhưng do con chỉ được sống với một người nên cách thức thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ có một số thay đổi, đặc biệt là đối với người
không trực tiếp nuôi con. Đứa con chỉ được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp
bởi một người và người kia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách
gián tiếp qua việc thăm nom, cấp dưỡng cho con. Đây chỉ là một sự cố gắng bù
đắp chứ không thể lấp đầy khoảng trống về tình cảm trong lòng những đứa trẻ
còn ngây thơ.
Những hậu quả pháp lý của ly hôn sẽ kéo theo những hậu quả về mặt
xã hội rất nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của các em.
Trước hết, hậu quả tiêu cực của ly hôn đối với con cái là những trẻ em
này sẽ bị giằng co giữa bố và mẹ sau khi ly hôn. Thông thường, sau khi ly hôn
sẽ không ai chịu trách nhiệm phần lỗi về mình, và do đó, sẽ tìm cách bao che
khuyết điểm của mình bằng đổ lỗi cho người kia, không thấy mấy trường hợp
cha mẹ sau khi ly hôn đã nhận phần lỗi của mình và tìm cách đền bù lại đối với
con cái trong việc giáo dục. Nhưng trong tâm lý trẻ thơ, chúng chỉ muốn biết
những điều tốt, đẹp, hãnh diện về bố mẹ chứ không phải là những điều xấu,
những lý do đã khiến cho bố hoặc mẹ bỏ nhau. Vì vậy, những điều tiêu cực kia
sẽ làm mất dần hình ảnh đẹp của bố mẹ trong mắt các con, nhất là khi chúng
gặp những khó khăn và thử thách của cuộc sống. Ảnh hưởng này sẽ khiến các
em có cái nhìn tiêu cựcvề hôn nhân và gia đình. Các em sẽ không tìm được
một mô hình gia đình và hôn nhân hạnh phúc. Ý nghĩa và đặc tính của hôn
nhân cũng sẽ được diễn dịch một cách lệch lạc khi các em nhìn vào bố mẹ
mình và đời sống hôn nhân gia đình của bố mẹ sau khi đã ly hôn. Những hậu
quả tiêu cực này có thể dẫn đến những diễn biến tiêu cực trong cuộc sống của

trẻ như không hạnh phúc trong cuộc sống hoặc có những hành
vi xử sự liều lĩnh, thiếu suy nghĩ, không cần để ý đến hậu quả như tệ nạn phá
thai và ly hôn… Theo kết quả khảo cứu, thì con cái của những cha mẹ ly hôn
có xác suất ly hôn cao hơn những gia đình mà cha mẹ không ly hôn.

16


Cha mẹ bất hòa luôn ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của con về
mặt tâm lý. Những cảnh cãi vã nhau, những câu chì chiết, những câu chửi hay
những lần đánh nhau trước mặt con lúc nào cũng có hại và sẽ rất khó xóa nhòa
trong ký ức tuổi thơ của con. Trẻ rơi vào tình trạng luôn lo lắng, bất an, có cảm
giác bị bỏ rơi. Cũng có trường hợp trẻ tự kết tội mình có phần nào trách nhiệm
trong sự chia ly của bố mẹ. Sự buồn bã, sự suy nhược, sự cách ly, sự mất ngủ,
những cơn ác mộng và những nỗi sợ hãi, ám ảnh ban đêm… đều có khả năng
chế ngự trong đời sống tinh thần của đứa trẻ. Kết quả học tập cũng có phần sụt
giảm. Đôi khi đứa trẻ chuyển sự thô bạo trong gia đình sang những quan hệ xã
hội. Trong những trường hợp khác, chúng chọn thái độ của một người lớn
trưởng thành sớm, chúng già giặn và không còn sự hồn nhiên như bạn bè cùng
lứa.
Trẻ sống trong các gia đình ly hôn thường rất mặc cảm trong cuộc
sống, ngại tiếp xúc, kín kẽ khi nói về bản thân và gia đình không trọn vẹn của
mình. Nhìn xa hơn ở những trường hợp cha mẹ ly hôn mà cả hai đều chạy theo
cuộc sống riêng tư của mình, những đứa trẻ bỗng dưng bị bỏ rơi, lạc lõng giữa
cuộc đời. Và một thực tế là những trẻ đó rất dễ vướng vào những cạm bẫy của
cuộc đời và rơi vào con đường phạm pháp.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp
người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu không được sự quan
tâm của xã hội, sự bảo vệ của pháp luật thì những mầm non của hôm nay
không thể trở thành những công dân có ích cho xã hội mai sau được. Những trẻ

có cha mẹ ly hôn phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn bè đồng lứa, hơn
nữa, chúng vẫn còn chưa thể tự lo được cho mình, vì vậy, rất cần có sự quan
tâm đặc biệt đến đối tượng này. Mặt khác, chúng đang trong quá trình phát
triển về nhân cách và nhận thức, rất cần được dạy dỗ, chỉ bảo, định hướng của
những người đi trước. Đây cũng là lứa tuổi dễ bị lợi dụng, dễ sa vào cạm bẫy
nên sự quan tâm, sự định hướng của người lớn lại càng cần thiết.

17


1.2. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON
KHI CHA MẸ LY HÔN

1.2.1. Khái niệm
Trong trường hợp cha mẹ ly hôn, việc bảo vệ quyền lợi của con được
đặt ra đối với con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực
hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
sống mình. Bởi lẽ khi cha mẹ ly hôn, những người con đã thành niên đã phát
triển toàn diện về nhận thức và nhân cách, đồng thời họ cũng có đủ khả năng
lao động để tự nuôi sống bản thân nên không bị ảnh hưởng nhiều do việc ly
hôn của cha mẹ. Ngược lại, những người con chưa thành niên, chưa phát triển
toàn diện về mặt nhận thức và nhân cách nên dễ bị chấn động tâm lý khiến
chúng bị phát triển lệch lạc về đạo đức, nhân cách. Những người đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không
có tài chính để tự nuôi sống bản thân sẽ không thể tồn tại nếu không có sự hỗ
trợ từ cha mẹ. Chính vì vậy những đối tượng này cần được đặc biệt quan tâm
và bảo vệ khi cha mẹ ly hôn.
Quyền của con khi cha mẹ ly hôn là một bộ phận của quyền con người,
do đó để tìm hiểu một cách toàn diện về quyền của con khi cha mẹ ly hôn, cần
tìm hiểu khái niệm về quyền con người.

Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến,
tuy nhiên trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia
chưa có một định nghĩa chính thức nào về quyền con người. Các nhà nghiên
cứu luật học khi nghiên cứu về vấn đề này có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế và các nghiên cứu khoa học về
quyền con người, có thể hiểu: Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự
nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con
người nắm giữ trong mối liên hệ với Nhà nước và cá nhân con người khác.

18


Bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn là bảo vệ các quyền cơ bản
của trẻ em khi cha mẹ chúng ly hôn. Đó chính là việc "che chở", "giữ gìn",
ngăn ngừa, hạn chế hoặc chống lại những hành vi xâm phạm các quyền của trẻ
em đặc biệt trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn. Bảo vệ quyền của con khi cha mẹ
ly hôn được thể hiện qua hệ thống các biện pháp, cách thức nhằm đảm bảo các
quyền cơ bản của con được thực hiện trên thực tế, ngăn chặn mọi khả năng có
thể xâm phạm đến quyền trẻ em của con và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm
gắn với việc ly hôn của cha mẹ.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con khi cha mẹ ly hôn là hệ thống các biện pháp, cơ chế, cách thức được
pháp luật quy định nhằm đảm bảo thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của
con trên thực tế, đảm bảo cho các quyền cơ bản của con không bị xâm phạm,
hạn chế hoặc bị ảnh hưởng xấu do việc ly hôn của cha mẹ gây ra, cũng như
đảm bảo việc xử lý nghiêm khắc, kịp thời mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của con.
1.2.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật về bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn
Trong xã hội xưa và nay, trẻ em luôn đóng vai trò quan trọng, không

chỉ trong gia đình mà đối với toàn xã hội. Tuy nhiên trẻ em cũng là đối tượng
dễ bị lạm dụng, bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục, đặc biệt khi trẻ là
con của các cặp vợ chồng ly hôn càng có nguy cơ cao hơn. Chính vì vậy, Nhà
nước cần phải ban hành các quy phạm pháp luật ràng buộc chặt chẽ trách
nhiệm của cha mẹ đối với con khi ly hôn. Tổ chức lao động Quốc tế trong một
báo cáo cho thấy, trong 215 triệu trẻ em trên thế giới thì có khoảng 115 triệu trẻ
em đang tham gia vào những công việc nguy hiểm. Ước tính trên thế giới, cứ
mỗi phút trôi qua là có một trẻ em bị tai nạn, bệnh tật hoặc chấn thương lao
động. Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện nay cả nước còn khoảng

19


25.000 trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.
Bên cạnh nạn lạm dụng lao động, trẻ em còn phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã
hội khác như nạn xâm hại tình dục, nạn bạo hành… Tại Nam Phi, trong năm
2009 có khoảng 21.000 trường hợp các em nhỏ bị lạm dụng tình dục bị báo cáo
và trong tổng số những đứa trẻ ra đời trong một ngày thì có 961 em là kết quả
thụ thai của các nạn nhân bị hãm hiếp [9]. Còn tại Việt Nam, số liệu thống kê
của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) năm
2011 cho thấy, cả nước có 1.453 trẻ bị xâm hại tình dục, tính trung bình 5 năm
gần đây thì mỗi năm có khoảng gần 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục, trong đó,
riêng số vụ hiếp dâm trẻ em lên tới 80%. Nạn nhân bị xâm hại tình dục không
chỉ là trẻ em gái, mà đã xuất hiện nạn nhân là trẻ em trai. Mặc dù sự thật thì số
vụ phát hiện được chỉ như "phần nổi của tảng băng chìm" nhưng đó cũng là
con số đáng báo động.
Những đứa trẻ đang trong quá trình phát triển về nhận thức cũng như
nhân cách lại phải đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng nên cần được
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong lời mở đầu của Công ước Liên hợp

Quốc về quyền trẻ em khẳng định:
Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự
nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ
em, cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để có thể đảm đương được
đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng. Công nhận rằng, để
phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được
trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh
phúc, yêu thương và thông cảm [14].
Khi cha mẹ ly hôn, sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ấy sẽ bị thiếu
hụt con của những gia đình có cha mẹ ly hôn phải chịu thiệt thòi hơn rất nhiều
so với những đứa trẻ cùng trang lứa nên các quyền trẻ em của con càng dễ bị
xâm hại. Chính vì vậy những đối tượng này càng cần được sự quan tâm, bảo vệ
của Đảng, Nhà nước và xã hội.

20


Không chỉ trẻ chưa thành niên mà những đứa con đã thành niên bị tàn
tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có sức lao động và không có tài sản để
tự nuôi sống bản thân, họ đã thiệt thòi hơn những người bình thường. Vậy mà
họ còn có cha mẹ ly hôn thì hoàn cảnh càng khó khăn hơn do đó họ cũng cần
được Nhà nước và xã hội bảo vệ.
Mặt khác, khi cha mẹ ly hôn, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ đối với con có sự thay đổi - bên cha hoặc mẹ sẽ không có quyền trực tiếp
nuôi dưỡng con nên cần sự điều chỉnh của pháp luật để bảo vệ các quyền cơ
bản của con. Khi cha mẹ ly hôn, trẻ thiếu đi sự giáo dục đầy đủ của cả cha và
mẹ nên dễ có nguy cơ rơi vào các tệ nạn xã hội hoặc thực hiện các hành vi
phạm tội do sự khủng hoảng tâm lý. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thống
kê con số 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm
sóc đúng mực. Một nghiên cứu của Bộ Công an chỉ ra nguyên nhân phạm tội

của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn,
28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn
nàn về cách đối xử của bố mẹ [19]. Vì vậy, việc quy định ràng buộc trách
nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cả cha và mẹ đối với con là cần
thiết để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ đó.
Khi cha mẹ ly hôn, cuộc sống của trẻ sẽ bị xáo trộn, việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của con sẽ đảm bảo sự thăng bằng, ổn định nhất có thể cho
trẻ về tâm lý, các điều kiện sống… Vì vậy, pháp luật cần quy định rõ ràng, cụ
thể quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn và cách thức thực
hiện các quyền đó
Từ những lập luận nêu trên cho thấy, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con khi cha mẹ ly hôn vì vậy trở nên hết sức cần thiết đặc biệt trong
xã hội ngày nay, khi mà tệ nạn ngày càng nhiều và tình hình ly hôn đang diễn
biến gia tăng.

21


1.2.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi
cha mẹ ly hôn
Con chưa thành niên, con đã thành niên tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi sống bản thân
vốn đã cần được bảo vệ nhưng việc bảo vệ ấy càng có ý nghĩa hơn khi chúng
phải sống trong hoàn cảnh có cha mẹ ly hôn.
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn
đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục, chăm sóc, nuôi
dưỡng con sau khi ly hôn cao hơn.
Cha mẹ là người sinh thành ra các con, cho con sự sống cũng là người
có trách nhiệm nuôi dưỡng con. Dù cuộc sống khó khăn hay đầy đủ, cha mẹ có
hạnh phúc hay không thể sống chung với nhau thì cũng không được chối bỏ

trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, khi mục đích của hôn nhân không đạt được,
vợ chồng kết tội cho nhau về sự tan vỡ của gia đình thì những kết quả của tình
yêu đã chết đó cũng rất dễ rơi vào tình trạng bị bỏ rơi hoặc chỉ nhận được một
nửa sự yêu thương. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ pháp luật đã quy định
nuôi con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ. Nuôi con là một
nghĩa vụ luật định nhằm ràng buộc ý thức trách nhiệm của người làm cha, mẹ,
đặc biệt là khi họ đã ly hôn. Đó cũng là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho
con khi người làm cha mẹ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn
là đảm bảo cho tương lai của trẻ cũng là đảm bảo an ninh xã hội.
"Tương lai bắt đầu từ ngày hôm nay", các trẻ em chính là đại diện cho
tương lai, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội trong tương lai. Bảo vệ
trẻ em luôn được xã hội quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Cả xã hội
luôn cố gắng tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện. Nhà
nước đã đưa ra rất nhiều chủ trương, chính sách và nâng lên

22


thành luật. Rất nhiều quyền lợi của trẻ được pháp luật bảo vệ như quyền được
cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, được học hành, được vui chơi và phát triển toàn
diện… Trẻ em có cha mẹ ly hôn có hoàn cảnh đặc biệt hơn những đứa trẻ khác
nhưng không vì thế mà vị trí, vai trò của chúng với tương lai bị thay đổi. Chính
vì vậy việc quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng càng có giá
trị đối với việc bảo vệ và phát triển tương lai của đất nước.

Hơn nữa, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly
hôn đặc biệt là quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đầy đủ sẽ hạn chế
được số lượng trẻ em rơi vào các tệ nạn xã hội, thực hiện các hành vi phạm
pháp, do đó góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Thứ ba, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là
thể hiện tính công bằng, dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Khi có đủ căn cứ để ly hôn, việc duy trì một cuộc hôn nhân đã chết chỉ
làm cho tình trạng gia đình càng trầm trọng thêm, và tất nhiên sẽ ảnh hưởng
xấu đến con cái thì việc ly hôn của cha mẹ ở một khía cạnh nào đó cũng tốt
hơn cho những đứa con. Quy định về giao con cho ai nuôi cũng thể hiện tính
nhân đạo của pháp luật. Việc giao con cho ai nuôi là vì lợi ích của con chứ
không phải dựa vào lỗi của cha mẹ.
Khi cha mẹ ly hôn, các con dễ rơi vào những tình huống xấu, bị xâm
hại về thể chất và tinh thần. Vì vậy việc quan tâm, bảo vệ quyền của trẻ em có
cha mẹ ly hôn là thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước, thể hiện sự tiến bộ
trong pháp luật bảo vệ quyền trẻ em.
Không chỉ trẻ em mà người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành
vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
cũng thuộc đối tượng được pháp luật bảo vệ khi cha mẹ ly hôn vừa thể hiện
tính công bằng vừa thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước nhà.

23


1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI
ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

1.3.1. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con
khi cha mẹ ly hôn
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn có nội
dung xuất phát từ quyền con người hay cụ thể hơn là quyền cơ bản của trẻ em
được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế và của
từng quốc gia.
Trong phạm vi quốc tế, nhân loại đã nỗ lực lớn để bảo vệ quyền lợi cho

trẻ em bằng hàng loạt những hoạt động cụ thể. Công ước Liên hợp Quốc về
quyền trẻ em (Công ước) thông qua ngày 20/11/1989 đã đề cập một cách toàn
diện về mặt pháp lý quyền của trẻ em theo hướng tiến bộ, đảm bảo các quyền
cơ bản của trẻ em được thực hiện. Ngay sau được thông qua, ngày 20/02/1990,
Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước này. Theo Điều 1 Công ước: "Trẻ
em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em
đó quy định tuổi thành niên sớm hơn" [14]. Như vậy theo quy định của Công
ước trẻ em là người chưa thành niên. Công ước đã đưa ra những nguyên tắc
bảo vệ trẻ em như "đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân
biệt đối xử" [14, Điều 22] hay "trong mọi hoạt động đối với trẻ em, dù của cơ
quan phúc lợi xã hội của nhà nước hay của tư nhân, tòa án, nhà chức trách
hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối
quan tâm hàng đầu" [14]. Tại Điều 7 Công ước, bên cạnh việc công nhận trẻ
em sinh ra có quyền khai sinh, có họ tên, có quốc tịch, còn công nhận trong
chừng mực có thể trẻ em có quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ
mình chăm sóc. Cũng theo Công ước, trẻ em không bị buộc cách ly cha mẹ trừ
trường hợp luật định và vì lợi ích của chính đứa trẻ, nếu phải cách ly thì sự
cách ly đó phải do nhà chức trách có thẩm quyền quyết định. Công ước cũng
quy định, quyền của trẻ em bị buộc phải cách ly

24


khỏi cha, mẹ vẫn được duy trì quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với
cha mẹ. Điều 12 Công ước còn ghi nhận quyền của trẻ em được tự do thể hiện
quan điểm về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Ngoài Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em còn có Công ước
Lahay số 33 ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi
con nuôi quốc tế. Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số
1103/2011/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Lahay số 33.

Những nội dung, tinh thần cơ bản của các Công ước quốc tế về quyền
trẻ em đã được thể hiện trong pháp luật Việt Nam một cách chi tiết và cụ thể từ
Hiến pháp đến các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định: "Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành người công dân tốt" [26, Điều
64] và "trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục" [26, Điều 65].
Tại Điều 41 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: "Các thành viên
trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với
truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Con, cháu chưa thành
niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà" [31].
Trên cơ sở Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em, Hiến pháp 1992
được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền trẻ em
được quy định và bảo vệ một cách chi tiết và cụ thể tại Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em (công dân Việt
Nam dưới mười sáu tuổi - Điều 1) có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng,
quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng,
thân thể, nhân phẩm và danh dự, quyền được chăm sóc sức khỏe, được học
tập… Trên cơ sở nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, pháp luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam cũng thể hiện mối quan tâm hàng đầu đến những lợi ích

25


×