Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp – liên hệ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.32 KB, 127 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH LAN PHNG

XÂY DựNG ĐộI NGũ THẩM PHáN ĐáP ứNG
YÊU CầU CảI CáCH TƯ PHáP - QUA THựC
TIễN TòA áN NHÂN DÂN TỉNH THANH HóA

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2017


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH LAN PHNG

XÂY DựNG ĐộI NGũ THẩM PHáN ĐáP ứNG
YÊU CầU CảI CáCH TƯ PHáP - QUA THựC
TIễN TòA áN NHÂN DÂN TỉNH THANH HóA
Chuyờn ngnh: Lý lun v lch s Nh nc v Phỏp Lut
Mó s: 60 38 01 01

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TSKH O TR C

H NI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Lan Phƣơng


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
THẨM PHÁN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƢ PHÁP.....11
1.1. Thẩm phán trong hệ thống các chức danh tƣ pháp.......................11
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán.........................................................................11
1.1.2. Vị trí, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tư pháp....................... 13

1.2.

Định hướng và nội dung của cải cách tư pháp ở Việt nam
hiện nay..............................................................................................20
1.2.1. Bối cảnh của cải cách tư pháp.............................................................20
1.2.2. Những định hướng lớn và mục đích của CCTP.................................. 25
1.2.3. Những nội dung chủ yếu của cải cách tư pháp....................................32
1.3.

Những yêu cầu đòi hỏi của cải cách tƣ pháp đối với đội ngũ
Thẩm phán ở Việt Nam.................................................................... 38
1.3.1. Số lượng.............................................................................................. 38
1.3.2. Về chất lượng......................................................................................42
1.4. Phƣơng thức đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.............50
1.5.
1.5.1.
1.5.2.
1.5.3.
1.5.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác xây dựng
đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu CCTP..................................56
Sự lãnh đạo của Đảng..........................................................................56
Cơ chế quản lý Tòa án.........................................................................58
Ý thức pháp luật của thẩm phán..........................................................59
Sự phối hợp của chính quyền, của người dân..................................... 64

Kết luâṇ Chƣơng 1.......................................................................................66



Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN
Ở TỈNH THANH HÓA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH
TƢ PHÁP......................................................................................................................... 67
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.

Thực trạng xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở Thanh Hóa
hiện nay trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp.......................................67
TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa quá trình thành lập và phát triển........67
Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa thực hiện chiến lược
cải cách tư pháp theo tinh thần của Đảng và Nhà nước......................69
Thực trạng Thẩm phán Tòa án nhân nhân dân............................. 71
Số lượng.............................................................................................. 71
Chất lượng...........................................................................................74
Đào tạo................................................................................................ 76
Trình độ............................................................................................... 78
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ
Thẩm phán của hai cấp Tòa án nhân dân trong CCTP........................79

2.3.

Đánh giá về các bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm
phán ở Thanh Hóa............................................................................ 82

2.3.1. Sự lãnh đạo, phối hợp của cấp ủy địa phương.................................... 82
2.3.2. Công tác quản lý hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa................................83
2.2.3. Ý thức luật của thẩm phán hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa.................83
Kết luâṇ Chƣơng 2.......................................................................................85
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG ĐỘI ĐỘI NGŨ PHÁN Ở TỈNH THANH
HÓA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƢ PHÁP............................ 86
3.1.

3.2.

Quan điểm và yêu cầu nâng cao hiệu quả xây dựng dựng
đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp ở
Thanh Hóa......................................................................................... 86

Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đội
ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp.......................87
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đội
ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp............................. 87


3.2.2. Hòa thiện hệ thống pháp luật liên quan đến xây dựng đội ngũ
thẩm phán đáp ứng yêu cầu CCTP......................................................89
3.2.3. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp
của đội ngũ thẩm phán........................................................................ 91
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt
động của thẩm phán............................................................................ 92
3.2.5. Công khai các bản án, quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động xét xử của thẩm phán................................................................. 94
3.3.


Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đội
ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp ở tỉnh
Thanh Hóa......................................................................................... 97
3.3.1. Gắn liền hiệu quả xét xử, đạo đức công vụ của thẩm phán TAND
tỉnh Thanh Hóa với quá trình đánh giá nhiệm kỳ công tác.................97
3.3.2. Tăng cường sự phối hợp của tòa án với các cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ
quan điều tra của tỉnh Thanh Hóa trong quá trình giải quyết vụ việc. 98
3.3.3. Xây dựng cơ chế phát huy năng lực của các thẩm phán song
song với phát huy đồng bộ năng lực của các cán bộ làm công
tác tư pháp ở tỉnh Thanh Hóacủa các cán bộ làm công tác tư
pháp ở tỉnh Thanh Hóa......................................................................100
3.3.4. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên đối
với công tác xét xử của thẩm phán TAND tỉnh Thanh Hóa..............101
3.3.5. Tăng cường vai trò hướng dẫn của các thẩm phán giàu kinh
nghiệm đối với các thẩm phán trẻ, đồng thời tạo cơ chế cho các
thẩm phán trẻ phát huy năng lực trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ ở TAND tỉnh Thanh Hóa...................................................103
3.3.6. Tiếp tục đào tạo, tăng cường năng lực của thẩm phán TAND tỉnh
Thanh Hóa trong việc tiếp cận và vận dụng án lệ trong quá trình xét xử
.............................................................................................................. 104
Kết luâṇ Chƣơng 3.....................................................................................106
KẾT LUẬN..................................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................110
PHỤ LỤC.....................................................................................................113


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:


Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CB,CC:

Cán bộ, công chức

CCTP:

Cải cách tư pháp

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HTND:

Hội thẩm nhân dân

NN:

Nhà nước

NNPQ:

Nhà nước pháp quyền


NQ-TW:

Nghị quyết -Trung ương

PLTP&HTND:

Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

TA:

Tòa án

TH:

Thanh Hóa

TTV:

Thẩm tra viên

TAND:

Toà án nhân dân

TANDTC:

Toà án nhân dân tối cao

TK:


Thư ký

TP:

Thẩm phán

TPCC:

Thẩm phán cao cấp

TPTS:

Thẩm phán trung cấp

TPSC:

Thẩm phán sơ cấp

TTLT-TANDTC-BQPBNV-UBTWMTTQVN: Thông tư liên tịch Tòa án nhân dân Tối cao - Bộ nội vụ Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam
UBTVQH:

Ủy ban thường vụ Quốc hội

VKS ND:

Viện kiểm sát nhân dân

WTO:

Tổ chức thương mại quốc tế


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua hệ thống Tòa án nhân dân đã không ngừng lớn
mạnh. Song song với việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn,
lãnh đạo hệ thống Tòa án nhân dân rất chú trọng tới công tác kiện toàn tổ
chức và xây dựng đội ngũ Thẩm phán, đảm bảo về chất lượng cũng như số
lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành và của các địa phương.
Với việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo các
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW và
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó yêu cầu đối với công tác
cán bộ là:
Rà soát đội ngũ cán bộ tư pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ
tư pháp trong sạch, vững mạnh, Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp,
bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề
cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu
chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và
kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ và Đào tạo
đủ số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ
chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế và khu vực… [8].
Hệ thống Tòa án nhân dân đã rất chú trọng việc kiện toàn và nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống lành mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành, đặc

biệt là đội ngũ Thẩm phán, do đó đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án
nhân dân đã không ngừng được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất

1


lượng. Nhiệm vụ đó đặt ra yêu cầu phải có chiến lược cán bộ nhất là đội ngũ
Thẩm phán của Tòa án nhân dân, trong tổng thể chiến lược cán bộ của Đảng
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay đội ngũ Thẩm phán của hệ thống Tòa án nhân dân về cơ bản
đã phát huy và giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống
lành mạnh, gắn bó với nhân dân; đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế,
quốc tế; là lực lượng quan trọng góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Công tác cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán đã
bám sát nhiệm vụ chính trị, thể chế hóa, cụ thể hóa được nhiều chủ trương,
quan điểm, giải pháp lớn đề ra trong chiến lược cán bộ. Nội dung, phương
pháp, cách làm có đổi mới, tiến bộ; dân chủ, công khai trong công tác cán bộ
được mở rộng; nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, trong đó có công tác lãnh
đạo và quản lý đội ngũ Thẩm phán, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ
chức trong hệ thống chính trị về công tác này được giữ vững.
Tuy nhiên, công tác kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ Thẩm phán
Tòa án nhân dân cho thấy lĩnh vực này hiện còn một số khó khăn như việc
xây dựng đội ngũ Thẩm phán vẫn còn phải nghiên cứu; nguyên tắc phân công,
phân cấp trong tổ chức và hoạt động của Tòa án; nguyên tắc phối hợp trong
công tác giữa cơ quan Tòa án với các cơ quan hữu quan; nội dung và phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác Tòa án nhân dân theo yêu cầu cải
cách tư pháp; chất lượng đội ngũ Thẩm phán còn những mặt yếu; cơ cấu đội
ngũ Thẩm phán vẫn mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý giữa các vùng,

miền; ngân sách của nhà nước cho tổ chức, hoạt động và xây dựng đội ngũ
Thẩm phán hệ thống Tòa án nhân dân còn hạn hẹp…
Đứng trước yêu cầu xây dựng và kiện toàn đội ngũ Thẩm phán Tòa án

2


nhân dân trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ chính
trị trong tình hình hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục có sự nghiên cứu sâu sắc hơn
để có các giải pháp thiết thực.
Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm
của hoạt động tố tụng, vì thế số lượng, chất lượng của đội ngũ thẩm phán
cũng như cách thức tổ chức, cơ chế vận hành đối với đội ngũ thẩm phán là
yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quá trình giải quyết vụ án của các
cơ quan tiến hành tố tụng. Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án Nhân
dân năm 2014 quy định điều kiện, tiêu chuẩn Thẩm phán, cũng như quyền
hạn, nghĩa vụ của họ khi tiến hành tố tụng... đã góp phần nâng cao một bước
chất lượng của đội ngũ thẩm phán những năm vừa qua.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết
49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị thì: Công tác tư pháp nói chung
chưa ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bị lọt
tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công
dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ
quan tư pháp; và cán bộ của các cơ quan Tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu
của tình hình hiện nay. Đội ngũ thẩm phán còn thiếu về số lượng, yếu về trình
độ năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản
lĩnh, sa sút phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng
đến kỷ cương, pháp luật và hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, xây dựng
đội ngũ thẩm phán trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở

nước ta hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành toà án
phải tăng cường chỉ đạo và thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm vụ quan trọng
này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Xây dựng đội

3


ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - qua thực tiễn Tòa án
nhân dân tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về đề tài
Cải cách tư pháp đã chính thức được đặt ra tại các Đại hội của Đảng,
đồng thời đã được đánh dấu và ghi nhận trong các Nghị quyết 8 Trung ương
khóa VII, Nghị quyết 3 và 7 Trung ương khóa VIII và đặc biệt là Nghị quyết
08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới” và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính
trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.
Như vậy, có thể nói, trong những năm vừa qua, bên cạnh các kết quả
đạt được, tiến trình cải cách tư pháp vẫn còn chậm so với yêu cầu của thực
tiễn, còn thiếu sự quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và cơ sở
vật chất. Chính sách hình sự, các chế định pháp luật dân sự có nhiều thay đổi
nhưng vẫn còn bất cập, chưa theo kịp quá trình đổi mới của xã hội. Hoạt động
của cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới,
chưa bắt kịp và phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Còn một bộ phận đội
ngũ cán bộ tư pháp vẫn thiếu và yếu, sa sút về phẩm chất đạo đức.
Trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo

yêu cầu của cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ thẩm phán trong sạch, có
phẩm chất, đạo đức,năng lực nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
tư pháp là một nội dung rất quan trọng và cấp thiết. Mặt khác, trong tổ chức
và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân thì đội ngũ Thẩm phán có vị trí
hết sức quan trọng, là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động tố tụng và
thực thi luật pháp, tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của các
cấp Tòa án nhân dân tại địa phương.
Những năm gần đây có một số công trình luận văn thạc sĩ luật học đã

4


nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa
án theo tinh thần cải cách tư pháp như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng
Công Cường với đề tài: "Vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền
XHCN"; Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Chí Nguyện với đề tài: "Hoàn
thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp"; Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thị Thanh Bình
“Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp
ở nước ta hiện nay”.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết, ấn phẩm sách, báo, tạp chí đã được
xuất bản đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp cũng như Tòa
án dưới nhiều góc độ khác nhau của một số tác giả như:
-

ThS. Vũ Gia Lâm với bài “Đổi mới hệ thống Tòa án nhằm nâng cao

hiệu quả thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử”, Tạp chí luật học số 6 năm 2007;

-


GS-TSKH Đào Trí Úc với bài “Bàn về quyền tư pháp trong Nhà

nước pháp quyền XHCN”, tạp chí luật học số 8 năm 2010.
-

Đặng Thanh Nga với bài “Các phẩm chất nhân cách cơ bản của

Thẩm phán” Tạp chí Luật học số 5 năm 2000;
-

PGS. TS Nguyễn Ngọc Chí với chuyên đề “Thẩm phán và vị trí chức

năng của Thẩm phán trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và nhiều
bài viết khác đã được công bố trong thời gian qua...
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đều đã đề cập đến việc
xây dựng đội ngũ thẩm phán TAND với nhiều hướng tiếp cận khác nhau: có
tác giả tiếp cận từ góc độ đổi mới cho phù hợp với thực tiễn thực hiện quyền
tư pháp cụ thể là công tác xét xử của Tòa án trong những năm gần đây, có tác
giả tiếp cận góc độ xây dựng đội ngũ thẩm phán phù hợp với cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ của TAND khi Hiến pháp 2013 và Luật TCTAND 2014
có hiệu lực; cũng có thể là theo góc độ hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động

5


của TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; vai trò của Thẩm phán trong
hoạt động tố tụng... trong đó việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán như là một
yêu cầu không thể thiếu. Ngoài ra cũng có một số công trình, bài viết được
công bố gần đây xây dựng đội ngũ thẩm phán nhưng cũng chỉ đề cập đến một

vài khía cạnh nhất định của đội ngũ thẩm phán, chủ yếu là hoàn thiện một số
quy định của pháp luật liên quan đến vai trò của Thẩm phán, địa vị pháp lý
của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách tư
pháp, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể việc đổi mới
tiêu chuẩn, công tác bổ nhiệm Thẩm phán, công tác giám sát thẩm phán trong
hệ thống TAND, bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp. Hơn nữa, các công trình kể trên đều chưa đưa ra
được những tiêu chí rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống Tòa án
trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, xây dựng đội ngũ
Thẩm phán, cũng như chưa xác định được đúng vị trí, vai trò của TAND sát
với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên
cứu hoàn thiện đội ngũ Thẩm phán, xác định lại vị trí, vai trò, đáp ứng kịp
thời với tình hình mới của đất nước nói chung và đáp ứng yêu câu cải cách tư
pháp nói riêng để thực thiện thành công mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân là điều cần thiết. Luận văn cũng sẽ là
một sự tham khảo hữu ích, bổ sung và làm sáng rõ thêm về chức danh Thẩm
phán, nhân danh nhà nước CHXHCN VN thực hiện nhiệm vụ xét xử và đưa ra
các phán quyết.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các tài liệu nước ngoài về đề tài chuyên sâu này ở các thư viện nước ta
còn quá ít và tản mạn. Vì vậy, điều kiện để tác giả tham khảo không được nhiều.

-

Một số bài viết của các tác giả trong nước hoặc Báo cáo của nhóm

công tác nghiên cứu ở nước ngoài giới thiệu về kinh nghiệm xây dựng đội

6



ngũ Thẩm phán ở một số nước như: “Những quy định về Thẩm phán của một
số nước trên thế giới” của hai tác giả Đào Thị Hằng, Nguyễn Tố Hằng; “Mô
hình tổ chức và hoạt động của hệ thống toà án một số nước trên thế giới hiện
nay” của tác giả Trần Văn Tăng; “Một số vấn đề về cải cách tư pháp ở Trung
Quốc” của Viện KH pháp lý - Bộ Tư pháp; “Báo cáo kết quả chuyến công tác
tại toà án Cộng hoà Pháp và Na Uy” của Ban cán sự Đảng TANDTC. Các tài
liệu tham khảo nói trên chủ yếu đề cập đến các điều kiện, tiêu chuẩn làm
Thẩm phán hoặc về các chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng...
đối với Thẩm phán ở một số nước.
Các nước trên thế giới tuy có đặc điểm khác nhau về thể chế chính trị,
điều kiện kinh tế- xã hội, về hệ thống pháp luật và tổ chức các cơ quan tư pháp,
tuy nhiên về hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp đều có những điểm chung.
Các tác giả trên thế giới nghiên cứu cứu địa vị pháp lý, vai trò của người thẩm
phán gắn với công tác xét xử, trong đó Độc lập xét xử của Thẩm phán hết sức
quan trọng. Chẳng hạn như: Liên hợp quốc đã thông qua The U.N. Basic
principles on on the Independence of the judiciary (Các nguyên tắc cơ bản của
Liên hợp quốc về độc lập xét xử) vào năm 1985 và LAWASIA cũng ra Beijing
Statement of Principles of the Independence of the Judiciary in the
LAWASIARegion (Bắc Kinh tuyên bố về nguyên tắc độc lập của tư pháp trong
luật khu vực châu Á); Thẩm phán Guy Green (Úc) trong The Rational and some
aspect of judicial Independence (Hợp lý và một số khía cạnh của độc lập tư
pháp), ABA trong báo cáo An Independence of the judiciary: Report of the
Commession on Speration of Powers and judicial Independence (Sự độc lập của
ngành tư pháp: Báo cáo của Ủy ban về Tách quyền lực và Sự độc lập của Toà án)
nhấn mạnh vào tính độc lập cá nhân Thẩm phán và tính độc lập thiết chế tòa
án…. Ngoài ra còn quan điểm của các khu vực như: Hội đồng Châu Âu
(Recommendation No.R(94)12 concerning Independence,Efficency

7



andRole of Judges (Khuyến nghị số R (94) 12 về Độc lập, Hiệu quả và Vai trò
của Thẩm phán); Mỹ La tinh; các nước thuộc khối Ả - rập…
Công trình nghiên cứu của Hội đồng châu Âu (Conseil of Europe) về
đào tạo thẩm phán và công tố viên tại một số quốc gia châu Âu (Conseil of
Europe, The training of judges and public prosecutors in Europe, Conseil of
Europe Publishing, 1996, 180 trang, tiếng Anh) giới thiệu về đào tạo và bồi
dưỡng thẩm phán, công tố viên tại Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, Anh, Ba Lan. Nghiên cứu này giới thiệu và so sánh mô hình đào tạo
Thẩm phán và Công tố viên tại các quốc gia nêu trên, nhưng mới dừng lại ở
những nét sơ lược.
Nghiên cứu so sánh số 164 (2005-2006) của Thương viện Pháp về
tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán tại một số quốc gia (Étude de législation
comparée n° 164 (2005-2006) - Le recrutement et la formation initiale des
magistrats du siege, tiếng Pháp), trình bày dưới góc độ so sánh hệ thống tuyển
dụng và đào tạo Thẩm phán của một số nước Châu Âu lục địa (Ý, Đức, Tây
Ban Nha, Pháp…). Công trình này giới thiệu các nét khái quát về tuyển chọn
và đào tạo thẩm phán tại các quốc gia nêu trên.
Nghiên cứu của Philippe Astruc về tuyển chọn và đào tạo Thẩm phán tư
pháp tại Pháp (Devenir magistrat aujourd’hui: le recrutement et la formation
de l’ordre judiciaire, Nxb. Lextenso, 2010, tiếng Pháp), giới thiệu về quy
trình tuyển chọn và đào tạo quan tòa (magistrat) ở Pháp, tức bao gồm Thẩm
phán và Công tố viên, vốn được đào tạo tại cùng một cơ sở là Trường Thẩm
phán quốc gia (Ecole Nationale de la Magistrature).
Nghiên cứu của hai tác giả: Peter H. Russell, Kate Malleson, Bổ nhiệm
thẩm phán trong thời đại của Quyền lực tư pháp: viễn cảnh có phê phán trên
toàn thế giới (Appointing Judges in an Age of Judicial Power: Critical
Perspectives from around the world, Nxb University of Toronto, 2006, tiếng


8


Anh, 450 trang) là chuyên khảo khá đồ sộ nghiên cứu về tuyển chọn thẩm
phán ở một số quốc gia tiêu biểu (Pháp, Ai cập, Indonesia…).
3. Đối tƣợng, Phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc Xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - qua
thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
“Xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp – qua
thực tiễn TAND tỉnh Thanh Hóa” là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, nội
dung phong phú, đa dạng, phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu đã căn cứ
vào các chức năng, nhiệm vụ của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
nói chung để nghiên cứu và tiếp cận các nội dung xây dựng đội ngũ thẩm phán.
Những nội dung cơ bản, trọng tâm gồm: Khái niệm, vị trí vai trò quan trọng của
thẩm phán ở Việt Nam hiện nay; Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ thẩm
phán và công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay;
Những bất cập, hạn chế về chất lượng, số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ thẩm phán; công tác tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán, tái bổ nhiệm
Thẩm phán hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa hiện nay; Những yêu cầu, đòi hỏi
trong công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán TAND đáp ứng với yêu cầu cải cách
tư pháp ở Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
đội ngũ Thẩm phán hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp và sự nghiệp đổi mới đất nước.

4.

Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

4.1.

Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin; tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

9


4.2. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể được sử dụng
đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luận học,
phương pháp xã hội học, phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn.
5.
-

Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn góp phần làm rõ khái niệm, vị trí vai trò quan trọng của

thẩm phán trong giai đoạn cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay;
Luận văn đánh giá được thực trạng của đội ngũ Thẩm phán;
công tác
xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay; Những bất cập, hạn
chế về chất lượng, số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thẩm
phán; công tác tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán, tái bổ nhiệm Thẩm phán hai
cấp TAND tỉnh Thanh Hóa;
-


Luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp đảm bảo việc Xây dựng

đội ngũ thẩm phán đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Chương 2: Thực trạng xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và các giải pháp xây dựng đội ngũ
thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƢ PHÁP
1.1. Thẩm phán trong hệ thống các chức danh tƣ pháp
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán
Khái niệm Thẩm phán, quy định tại Điều 1, Pháp lệnh Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân năm 2002: “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những
việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án” [18, tr.1]. Như vậy, Thẩm phán là
những công chức nhà nước được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm
nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế,
thương mại, hành chính, lao động và giải quyết những việc khác thuộc thẩm
quyền của Toà án.
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định:
Thẩm phán là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc

và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm
chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng
cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; Có trình
độ cử nhân luật trở lên; Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử; Có thời
gian làm công tác thực tiễn pháp luật; Có sức khỏe bảo đảm hoàn
thành nhiệm vụ được giao, được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm
nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các
việc khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, Thẩm phán là một
chức danh tư pháp, làm việc tại Tòa án, có đủ điều kiện tiêu chuẩn
theo quy định của Luật TCTAND năm 2014 được Chủ Tịch nước
bổ nhiệm làm nhiệm vụ xét xử [21, Điều 65].

11


Ngạch Thẩm phán có 04 ngạch:
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Thẩm phán cao cấp;
Thẩm phán trung cấp;
Thẩm phán sơ cấp.
Nhiệm kỳ Thẩm phán
Thẩm phán là những người có địa vị pháp lý cao, biểu hiện của nền
công lý quốc gia, thực hiện quyền xét xử của Nhà nước theo pháp luật. Pháp
luật của mỗi quốc gia đều có những quy định chặt chẽ về Thẩm phán, trong đó
quy định nhiệm kỳ Thẩm phán, ở các nước trên thế giới chủ yếu phân thành
hai loại: chế độ suốt đời (Bổ nhiệm cho đến tuổi nghỉ hưu) và chế độ nhiệm
kỳ; cũng có nước áp dụng cả hai chế độ.
Hiện nay, ở Việt Nam Thẩm phán được bổ nhiệm theo chế độ nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán được quy định trong một khoảng thời gian nhất

định. “Nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại
hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10
năm” [21, Điều 74]
Trong những năm qua, với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của
Đảng, Quốc hội liên quan tới công tác tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới” (đây gọi tắt là Nghị quyết 08-NQ/TW) và
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49-NQ/TW),
thì đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân đã từng bước được kiện toàn
cả về số lượng và nâng cao về chất lượng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ Thẩm
phán và các cán bộ có chức danh tư pháp; cơ sở vật chất, điều kiện phương
tiện làm việc của các Tòa án cũng đã được quan tâm đầu tư có hiệu quả, giúp

12


cho Tòa án các cấp có những điều kiện thuận lợi hơn để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ của mình.
Trong bối cảnh tình hình tội phạm và các tranh chấp dân sự, kinh doanh
thương mại, lao động và khiếu kiện hành chính diễn biến phức tạp, gia tăng về
số lượng và phức tạp về tính chất; việc mở rộng hợp tác quốc tế ngày càng sâu
rộng cũng làm phát sinh càng nhiều các tranh chấp có yếu tố nước ngoài liên
quan tới lĩnh vực pháp luật quốc tế và với xu thế mở rộng thẩm quyền của Tòa
án trong xét xử các vi phạm, cũng như giải quyết các tranh chấp trong xã hội,
thì yêu cầu tăng cường về số lượng, chất lượng đội ngũ Thẩm phán đối với
các Tòa án là một nhiệm vụ cấp thiết.
1.1.2. Vị trí, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tư
pháp * Về công tác xét xử
Hoạt động của TAND tập trung chủ yếu trong công tác xét xử. Tòa án
nhân danh nước CHXHCNVN được trao thẩm quyền xét xử các loại án bao

gồm: Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Hành chính, Lao động và giải quyết các việc
khác theo quy định của pháp luật.Thẩm phán được Nhà nước trao quyền thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án theo luật định đó là thực
hiện chức năng xét xử những vụ án: hình sự, dân sự, hành chính (Dân sự bao
gồm: tranh chấp về dân sự; những tranh chấp về hôn nhân gia đình; những
tranh chấp về kinh doanh - thương mại; những tranh chấp về lao động).Vai trò
của Thẩm phán trong công tác xét xử như sau:
-

Đối với công tác giải quyết án hình sự

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của đất nước, mặt trái
từ sự phát triển đó là tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, có chiều hướng
tăng lên về số lượng, tính chất của các vụ phạm tội ngày càng nghiêm trọng,
các vụ trọng án ngày một gia tăng, thành phần tội phạm đa dạng, manh động,
tinh vi… đặc biệt là sự tham gia ngày càng nhiều của người phạm tội là thanh

13


thiếu niên, đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Hiện nay còn xuất hiện các
loại tội phạm mới về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tội phạm có tổ
chức, tội phạm xuyên quốc gia, vv... làm cho tình hình an ninh, chính trị của
đất nước bị đe dọa. Chính vì vậy, công tác xét xử của Tòa án đối với các vụ án
hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ những thành quả cách
mạng, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe
của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước.
Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự Thẩm phán phải
thực hiện thẩm quyền tiến hành tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của

mình.
Nhìn chung, công tác xét xử các vụ án hình sự của các Toà án các cấp
hầu như không có tình trạng để quá thời hạn xét xử theo quy định của pháp
luật. Đối với các vụ án lớn, trọng điểm, các Tòa án đã tăng cường phối hợp
với các cơ quan tiến hành tố tụng, Thẩm phán tiếp xúc với hồ sơ vụ án ngay
từ khâu điều tra, truy tố để nắm rõ các tình tiết của vụ án; Thẩm phán khẩn
trương nghiên cứu hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử kịp thời, theo đúng luật định
và kế hoạch đề ra.
Trong những năm qua, Thẩm phán các cấp Tòa án cũng đã tăng cường
xét xử các vụ án trọng điểm, các loại tội phạm đang có chiều hướng gia tăng
ngày càng phức tạp như: vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia
tăng xảy ra ở nhiều địa phương, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; không ít
các vụ án lừa đảo có tổ chức chiếm đoạt tài sản của Nhà nước hoặc của công
dân có giá trị rất lớn như vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên cán bộ ngân
hàng Vietinbank bị truy tố về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Võ Anh Tuấn, nguyên cán bộ văn
phòng Vietinbank về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Xét xử nhiều vụ án về

14


tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng như vụ Dương Chí Dũng lợi dụng
chức vụ quyền hạn cùng đồng phạm đã không thực hiện quy định của nhà
nước, gây thiệt hại cho Vinalines hàng trăm tỷ đồng… Thời gian tới Tòa án
các cấp đưa 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp ra xét xử sơ
thẩm gồm: Vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế,
gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy
ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ Agribank; vụ án “Đưa hối lộ; Nhận
hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại
Tổng Công ty xây dựng đường thủy Việt Nam; vụ án “Cố ý làm trái quy định

của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ
phát triển Bắc Ninh... Xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng về ma tuý, trong
đó có nhiều vụ án mua bán, tàng trữ, sản xuất trái phép chất ma tuý với số
lượng lớn, có nhiều người tham gia như vụ án Trịnh Nguyên Thủy cùng 30 bị
cáo về hành vi mua bán, sản xuất trái phép chất ma túy...; và xét xử rất nhiều
các vụ án như: trộm cắp, giết người, cố ý gây thương tích, chống người thi
hành công vụ, buôn lậu, mua bán phụ nữ, trẻ em niên, lợi dụng công nghệ tin
học để phạm tội trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ đường
lối chính trị, chính sách pháp luật của Nhà nước và các đồng chí Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước.…
Tuy vậy, vẫn còn tình trạng Thẩm phán do hạn chế năng lực, trình độ
chưa thực sự có trách nhiệm, không cập nhật kiến thức pháp luật thường
xuyên để trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiên cứu vụa án hình sự còn sơ
sài, qua loa hoặc do chịu những tác động “tế nhị” dẫn đến tình trạng “ quên”
áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ...thậm chí áp dụng điều luật không
đúng, quyết định hình phạt tùy tiện.. nên xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm trong
hoạt động xét xử án hình sự. Tạo dư luận xấu trong xã hội, gây tâm lý hoang

15


mang trong nhân dân. Thực tế chứng minh, nhiều năm gần đây Tòa án các cấp
đã bồi thường thiệt hại cho hàng chục trường hợp bị oan sai theo quy định tại
Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy Ban thường
vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Trong đó có trường hợp mức bồi
thường cho người bị oan lên đến hàng chục tỷ đồng gây tổn thất kinh tế lớn
đồng thời giảm uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Do đó, đòi hỏi Thẩm phán toàn hệ thống Tòa án phải nâng cao năng

lực chuyên môn, nghề nghiệp, kiến thức pháp luật, bản lĩnh chính trị và đạo
đức , nỗ lực hơn nữa trong quá trình xét xử đảm bảo xét xử đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Thông qua xét xử các vụ án hình sự, Thẩm phán góp phần to lớn vào
việc trừng trị kịp thời, có hiệu quả những kẻ phạm tội nhằm duy trì trật tự kỷ
cương phép nước, không chỉ buộc bị cáo phải hành xử đúng pháp luật mà còn
tạo nên một môi trường bền vững an toàn cho cá nhân, tổ chức sinh sống và
hoạt động.
-

Đối với công tác giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình,

kinh doanh thương mại, lao động
Thẩm phán xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành
chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
Với thẩm quyền xét xử dân sự được pháp luật quy định như trên, Thẩm
phán TAND đã khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Số lượng các vụ án dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao
động mà Tòa án các cấp phải thụ lý và giải quyết hàng năm tương đối lớn, tuy
vậy tỷ lệ giải quyết loại án này luôn ở mức cao, thường chiếm trên 90% số vụ
và số việc đã thụ lý.

16


Thẩm phán đã tập trung khắc phục việc để các vụ án quá thời hạn xét
xử theo quy định của pháp luật và án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho
công tác thi hành án dân sự. Chú trọng làm tốt công tác hòa giải để giảm căng
thẳng giữa các bên đương sự, hàn gắn mâu thuẫn trong nhân dân, đồng thời

tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án, kết quả là tỷ lệ hòa giải thành
chiếm 60% trong tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết. Trong những năm
qua, tuy số lượng các loại án tăng cao, song chất lượng xét xử các loại án dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động cũng được đảm
bảo, góp phần tích cực bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ
chức và công dân
Đối với quyền xét xử các vụ án kinh doanh thương mại và các vụ án về
lao động, đây là mảng khối lượng kiến thức tương đối rộng, đội ngũ Thẩm
phán Tòa án lại thiếu kiến thức về thị trường, các quan hệ kinh tế và quan hệ
lao động tương đối phức tạp, liên quan đến lợi ích của nhiều bên. Chính vì
vậy quá trình giải quyết các loại án này không tránh khỏi những hạn chế.
Thực hiện theo tinh thần cải cách tư pháp, thời gian gần đây TANDTC đã tổ
chức nhiều đợt tập huấn công tác xét xử các loại án này cho cán bộ và Thẩm
phán của ngành nên chất lượng xét xử đã ngày một nâng cao, hoạt động xét
xử đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ kịp thời quyền lợi của
người dân và doanh nghiệp.
Đối với giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự Thẩm phán có nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 48- Bộ luật tố tụng dân sự.
NQ 49-NQ/TW nêu nhiệm vụ: Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân
sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước
để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong
cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý;

17


người dân chỉ nộp đơn đến Toà án, Toà án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn.
Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hoà
giải, trọng tài; Toà án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó.

-

Xét xử các vụ án hành chính: Án hành chính là một trong những loại

án có tính chất đặc biệt khi người khởi kiện thường là người dân và người bị
kiện là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước, là xét xử các quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước.
Từ ngày 01/7/2011 Luật tố tụng hành chính có hiệu lực thi hành đã tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân trong khiếu kiện hành chính, đồng thời mở
rộng thẩm quyền giải quyết án hành chính của Tòa án, do đó số lượng án hành
chính tăng nhanh. Mặc dù, Tòa án đã chủ động bố trí lực lượng Thẩm phán
giải quyết án hành chính và tổ chức tập huấn nâng cao trình độ của Thẩm
phán nhưng số lượng án hành chính giải quyết, xét xử không cao.Trong quá
trình giải quyết loại án này, Thẩm phán thường tiến hành trao đổi với cơ quan
hành chính nhà nước và tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện với cơ quan
hành chính nhà nước để tìm tiếng nói chung, qua đó đảm bảo được quyền và
lợi ích hợp pháp cho các bên. Thông qua việc đối thoại cũng sẽ giúp mâu
thuẫn có thể được giải quyết hợp tình, hợp lý, vừa đảm bảo được uy tín cho cơ
quan hành chính nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi cho người dân. Từ ngày
1/7/2016, việc xét xử các loại án hành chính sẽ có sự thay đổi về thẩm quyền,
TAND cấp huyện sẽ không thụ lý giải quyết án hành chính đối với việc khởi
kiện các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Uỷ ban nhân dân huyện, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; thẩm
quyền trong trường hợp này sẽ thuộc TAND cấp tỉnh.
Mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các điều kiện
hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện

18



×