Tải bản đầy đủ (.pdf) (277 trang)

Xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 277 trang )



1
BỘ TƯ PHÁP
VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ



XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP



Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Mạnh Đạt
Thư ký đề tài: Ths. Nguyễn Minh Khuê



8986

HÀ NỘI - 2010


2
MỤC LỤC


Lời nói đầu 8
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ
PHÁP VÀ XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
17
I. Khái niệm, đặc trưng, vai trò, mục đích, ý nghĩa của giám định tư
pháp
17
1. Khái niệm giám định tư pháp 17
2. Đặc trưng hoạt động giám định tư pháp 23
3. Vai trò, mục đích, ý nghĩa của giám định tư pháp 24
II. Khái niệm, đặc trưng, phạm vi, ý nghĩa của xã hội hoá hoạt động giám
định tư pháp
25
1. Khái niệm xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp 25
2. Đặc trưng của xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp 33
3. Phạm vi, ý nghĩa của xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp 36
III. Kinh nghiệm của một số nước về giám định tư pháp và xã hội hoá
hoạt động giám định tư pháp
38
1. Về khái niệm giám định tư pháp 38
2. Về tổ chức giám định tư pháp 39
3. Về giám định viên 40
4. Về quản lý nhà nước 42
5. Về trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp 43
6. Về phí giám định 44
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG XÃ
HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU
47



3
CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG THỜI GIAN QUA TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành chủ trương xã hội hoá hoạt
động giám định tư pháp trong thời gian qua
47
1. Thực trạng pháp luật liên quan đến xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp 47
2. Thực tiễn thi hành chủ trương xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp 54
II. Một số hạn chế bất cập về pháp luật và thực tiễn thực hiện chủ trương
xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp trong thời gian qua
67
1. Về pháp luật 68
2. Về tổ chức giám định tư pháp 72
3. Về lựa chọn và bổ nhiệm giám định viên tư pháp 74
4. Về bảo vệ lợi ích của người giám định tư pháp, cơ quan, tổ chức chuyên
môn thực hiện giám định tư pháp
77
5. Về nhận thức của các chủ thể có liên quan đến việc huy động các cơ quan,
tổ chức chuyên môn và chuyên gia giỏi tham gia vào hoạt động giám định tư
pháp
80
6. Về công tác quản lý 83
7. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến việc huy động,
thu hút các cơ quan, tổ chức chuyên môn và chuyên gia giỏi tham gia hoạt
động giám định tư pháp
84
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ HOẠT
ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
86
I. Định hướng và yêu cầu đặt ra đối với xã hội hoá hoạt động giám định
tư pháp

86
1. Các căn cứ 86
2. Những định hướng và yêu cầu cơ bản của xã hội hoá hoạt động giám định
tư pháp trong thời gian tới
87


4
II. Một số kiến nghị nhằm tăng cường xã hội hoá hoạt động giám định tư
pháp
92
1. Đổi mới nhận thức và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về giám định tư pháp và xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp
92
2. Hoàn thiện pháp luật giám định tư pháp theo hướng xã hội hóa 93
3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp và củng cố, phát triển đội
ngũ người giám định tư pháp
96
4. Hoàn thiện cơ chế quản lý giám định tư pháp 99
5. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ giám định viên tư pháp 100
6. Tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động cho các tổ chức và
người giám định tư pháp
100
7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giám định tư pháp 102
8. Xác định lộ trình xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106












5
CÁC CHUYÊN ĐỀ
1 Khái niệm, vai trò, mục đích, ý nghĩa
của giám định tư pháp
TS. Trần Mạnh Đạt 110
2 Bản chất của giám định tư pháp -
Những nhận thức mới trong bối cảnh
cải cách tư pháp
Thiếu tướng, PGS.TS. Ngô
Tiến Quý
116
3 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt
Nam liên quan đến xã hội hoá hoạt
động giám định tư pháp
Ths. Nguyễn Minh Khuê 129
4 Thực tiễn thi hành chủ trương xã hội
hoá hoạt động giám định tư pháp trong
thời gian qua
Luật gia Nguyễn Thị Thuỵ 143
5 Hoạt động giám định tư pháp và yêu
cầu xã hội hoá đối với công tác giám
định tư pháp

Luật gia Trần Thị Nga 157
6 Đánh giá thực trạng, phạm vi, mức độ
xã hội hoá hoạt động giám định kỹ
thuật hình sự
Đại tá TS. Nguyễn Văn Hò 177
7 Đánh giá thực trạng và khả năng,
phạm vi, mức độ xã hội hoá hoạt động
giám định tư pháp trong lĩnh vực xây
dựng
PGS. TS. Trần Chủng 188
8 Hạn chế bất cập về pháp luật và thực
tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá
hoạt động giám định tư pháp trong thời
gian qua
Luật gia Nguyễn Thị Thụy 213
9 Kinh nghiệm của một số nước về giám
định tư pháp và xã hội hoá hoạt động
giám định tư pháp
Ths. Đỗ Đình Lương 235


6
10 Một số kiến nghị tăng cường công tác
xã hội hoá hoạt động giám định tư
pháp tại thành phố Đà Nẵng
Luật gia Lương Nguyệt Thu 247


























7

NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

- TS. Trần Mạnh Đạt, Chủ nhiệm Đề tài
- Ths. Nguyễn Minh Khuê, Thư ký đề tài
- Thiếu tướng, PGS. TS. Ngô Tiến Quí, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự,
Bộ Công an
- PGS.TS. Trần Chủng, Nguyên Cục Trưởng Cục Giám định Nhà nước về

chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng
- Đại tá, TS. Nguyễn Văn Hò, P. Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ
Công an
- Luậ
t gia Lương Nguyệt Thu, Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng
- Ths. Trần Diện, P. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc
- Ths. Đỗ Đình Lương, Giám đốc Trung tâm thông tin - Thư viện, Viện Khoa
học Pháp lý, Bộ Tư pháp
- Luật gia Nguyễn Thị Thụy, Trưởng phòng công chứng giám định, Vụ Bổ trợ
tư pháp, Bộ Tư pháp
- Luật gia Trần Thị Nga, Vụ Bổ trợ
tư pháp, Bộ Tư pháp
và các cộng tác viên khác











8
LỜI NÓI ĐẦU

I. Tính cấp thiết của Đề tài
- Chủ trương xã hội hoá các hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động
giám định tư pháp đã được thể hiện trong nhiều Nghị quyết của Đảng như:

Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII tháng 6/1997, Nghị quyết Đại hội Đảng
khóa IX tháng 6/2001, Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác t
ư pháp trong thời gian tới, Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 và đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra: “Hoàn
thiện chế định giám định tư pháp. Nhà nước cần đầu tư
cho một số lĩnh vực
giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu thường xuyên của hoạt động tố tụng.
Thực hiện xã hội hoá đối với các lĩnh vực có nhu cầu giám định không lớn,
không thường xuyên. Quy định chặt chẽ, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thời hạn
trưng cầu và thực hiện giám định ”
- Xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp góp phần tích cự
c thực hiện
chủ trương “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử” theo
Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp.
Trong hoạt động tố tụng, hoạt động giám định ngày càng trở nên quan
trọng bởi trong nhiều vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự nếu không có
giám định tư pháp thì không thể điều tra, truy tố, xét xử được đúng đắn, chính
xác, bảo v
ệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, hoạt động
giám định tư pháp chỉ có thể do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu, còn
các cá nhân, tổ chức là đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế và bị can, bị
cáo, người bị hại trong các vụ án hình sự không được quyền trực tiếp trưng
cầu giám
định. Điều này rõ ràng là ảnh hưởng đến quyền thu thập chứng cứ,



9
quyền và nghĩa vụ chứng minh, trong đó có việc trưng cầu giám định của cá
nhân và tổ chức trong các vụ án dân sự, kinh tế. Đồng thời, theo pháp luật
hiện hành, các kết luận giám định không phải là giám định tư pháp bởi được
tiến hành trước khi khởi tố vụ án do cơ quan điều tra thực hiện thì các cơ quan
tiến hành tố tụng có thể không cần trưng cầu giám định lại mà có thể s
ử dụng
kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp làm cơ sở giải quyết vụ
án (khoản 3 Điều 35 Pháp lệnh giám định tư pháp). Thêm vào đó, trên thực tế,
có nhiều trường hợp người bị hại, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, các
đương sự trong vụ án dân sư, kinh kế tự nhờ các tổ chức giám định tiến hành
giám định để bả
o vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì lại không được
các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận kết quả giám định đó. Cơ chế này tạo
ra sự bất bình đẳng trong tố tụng và không phù hợp với chủ trương đẩy mạnh
tranh tụng theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
- Xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp là đòi hỏi b
ức thiết của chính
các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo Bộ luật hình sự 1999 thì có gần 40 % điều
luật phần các tội phạm cụ thể bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp khi có
tội phạm xảy ra (Ví dụ: các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; các tội xâm
phạm sở hữu ). Trên thực tế, chỉ riêng án về các tội xâm phạm sở hữu đã chi
ếm
khoảng 45 % tổng số án trong năm
1
. Điều đó đòi hỏi việc trưng cầu giám định tư
pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng là rất lớn. Hiện tại, ở một số địa phương
số lượng vụ, việc chưa giải quyết được có nguyên nhân từ hoạt động giám định
tư pháp cũng khá nhiều. Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh, tính đến giữa năm

2008 còn 4.000 vụ án bị ách tắc do liên quan đến vi
ệc trưng cầu giám định (như
thiếu người để thực hiện giám định tư pháp )
2
. Thêm vào đó, nếu theo như qui
định của pháp luật tố tụng và các văn bản liên quan hiện nay thì nhiều người


1
Số liệu thống kê kiểm sát điều tra hình sự (án thụ lý các năm 2000, 2001, 2002, 2003) và việc trưng cầu
giám định tư pháp của Cục thống kê tội phạm - Viện kiểm sát NDTC.
2
Thông tin từ Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp.


10
không muốn tham gia làm giám định viên tư pháp (do không tận dụng được
chuyên môn, do chính sách đãi ngộ )
3
.
- Nghiên cứu xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp là góp phần
chuẩn bị cho việc xây dựng Dự án Luật giám định tư pháp và sửa đổi, bổ
sung các văn bản luật có liên quan như Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Bộ luật
tố tụng dân sự 2004 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Pháp lệnh giám định tư pháp 2004 đã có một số giải pháp có tính
bứt phá, th
ể hiện những tư tưởng xã hội hoá như việc mở rộng chủ thể
thực hiện hoạt động giám định, khẳng định việc thành lập các tổ chức
giám định trong một số lĩnh vực để tập trung đầu tư còn các lĩnh vực khác
sẽ không thành lập tổ chức giám định mà chỉ có các giám định viên tư

pháp ở các cơ quan chuyên môn
Tuy nhiên, chủ trương xã hội hoá thể hi
ện trong Pháp lệnh giám định
tư pháp 2004 vẫn chưa triệt để, bởi trên thực tế chủ trương đó vẫn chỉ hướng
tới việc khai thác đầu tư của các cơ quan nhà nước mà chưa hướng tới việc
khai thác các nguồn lực ở bên ngoài xã hội. Do đó, cần nghiên cứu để có thể
cho phép các tổ chức giám định ngoài nhà nước thực hiện hoạt động giám
định tư pháp trong một số
lĩnh vưc như: tài chính kế toán, xây dựng, văn hoá,
môi trường Bởi vì, theo Pháp lệnh giám định tư pháp, trong các lĩnh vực này
sẽ không thành lập các tổ chức giám định chuyên trách mà chỉ có giám định
viên tư pháp ở các cơ quan, tổ chức, chuyên môn. Tuy nhiên, trên thực tế các
cơ quan chủ quan trong các lĩnh vực này, do nhiều nguyên nhân, chưa có sự
quan tâm đúng mức đến việc hoạt động giám định. Bên cạnh đó, đội ngũ giám
định viên ngoài ngành công an và quân đội thì phầ
n lớn đều là cán bộ, công
chức Nhà nước kiêm nhiệm và hầu hết là không chuyên nghiệp, vì vậy, sự
gắn bó với nghề, ý thức nghề nghiệp một cách độc lập của nhiều giám định
viên chưa cao. Chính vì vậy, việc giao cho tổ chức ngoài nhà nước thực hiện
giám định trong các lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện chuyên nghiệp hoá hoạt


3
Ý kiến của một Đồng chí lãnh đạo cấp Cục của Bộ Xây dựng (ngày 29/1/2008).


11
động giám định, đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp, tinh giản bộ
máy, giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời nâng cao thêm tính
tích cực, tự chủ của nhân dân, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước.

- Xã hội hóa hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động giám định tư
pháp nói riêng là một xu thế, đồng thời còn là một phương hướng mới trong
cuộc cải cách tư pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề xã hội hóa hoạ
t
giám định tư pháp còn có nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như cần
xác định rõ nội hàm giữa hai khái niệm “xã hội hoá” và “tư nhân hoá” hoạt
động bổ trợ tư pháp; hay việc xác định những lĩnh vực nào thuộc thuộc về
"quyền lực công" mà Nhà nước phải trực tiếp tổ chức thi hành và những lĩnh
vực nào thuộc về "quyền lực tư" Nhà nước không trực tiếp thực hi
ện mà coi
đó là một loại dịch vụ pháp lý đặc biệt và giao cho các tổ chức hoặc cá nhân
có đủ điều kiện theo luật định thực hiện; hay nếu quan niệm xã hội hoá là sự
chuyển giao một số công việc vốn lâu nay thuộc chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước sang cho các tổ chức xã hội hoặc cá nhân thực hiện thì việc xã hội
hóa hoạt động giám định tư pháp nên được áp dụ
ng xã hội hóa toàn bộ hay
vẫn duy trì hai loại hình tổ chức cùng thực hiện những công việc trên là các
cơ quan tư pháp Nhà nước và các tổ chức, cá nhân ngoài khu vực Nhà nước;
hay cũng có quan điểm cho rằng, thực hiện xã hội hoá hoạt động giám định
tư pháp, nên chăng, chỉ triển khai thực hiện trong một số nội dung lĩnh vực,
công việc cụ thể và ở những địa phương thật sự có nhu cầ
u, mà ở đó, các
hoạt động này cũng đang bức xúc, quá tải… Vì vậy, xã hội hoá hoạt động bổ
trợ tư pháp nói chung và hoạt động giám định tư pháp nói riêng là một vấn
đề chưa được thực tiễn kiểm chứng nên rõ ràng cần phải có sự nghiên cứu,
phân tích thấu đáo cả về mặt lý luận cũng như trên cơ sở các dự báo về các
điều kiện kinh tế, xã hộ
i trong tương lai.
- Trong công tác nghiên cứu khoa học, đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu khác nhau, trong đó trực tiếp hoặc gián tiếp có đề cập đến vấn đề giám định

tư pháp. Tuy nhiên, mỗi công trình lại khai thác sâu về một khía cạnh nhất định


12
của vấn đề giám định tư pháp đồng thời, chưa có công trình nào đề cập một
cách đầy đủ, toàn diện về vấn đề xã hội hoá giám định tư pháp để có thể đề xuất
được những phương án, giải pháp có tính căn bản để khắc phục tình trạng bất
cập của hoạt động giám định tư pháp hiện nay đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
và phát triể
n kinh tế xã hội.
Vì những lý do nêu trên, Nhóm nghiên cứu chọn vấn đề “Xã hội hoá hoạt
động giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” làm đề tài
nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009 để phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng
Luật giám định tư pháp và đáp ứng yêu cầu của cách tư pháp.
II. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung của Đề tài
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Liên quan
đến các lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, có một số công trình
nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài và một số tài liệu hội thảo, hội nghị
quốc tế mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận, trong đó đáng chú ý là: Hội thảo về
giám định tư pháp- Tài liệu tham khảo, lưu hành nội bộ - H. NXB. Tư pháp,
2003. Hội thảo Pháp lệnh về giám định tư pháp- Tài liệu tham khảo- lư
u hành
nội bộ - H. Nhà pháp luật Việt - Pháp , 2001; Hội thảo Pháp lệnh về giám
định tư pháp- Tài liệu tham khảo- lưu hành nội bộ- Nhà pháp luật Việt- Pháp,
1999; Về pháp luật tố tụng dân sự- About Civil Procedure Legislation- Kỷ
yếu dự án Vie/95/017- Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam- Tháng
5/2006; Professional resposiblity standards, rules and statutes- (Các tiêu
chuẩn trách nhiệm nghề nghiệp, các quy định và địa vị pháp lý) selected and
edited by John Dzienkowski- Proffessor of Law and S. Redditt-Proffesor in

State and Local Government- University of Texas- West Publishing Co- St
Paul Minn-1995; Những kiến gi
ải hạn hẹp về giám định tư pháp, Tư pháp
Trung quốc 1- Bắc Kinh, 2000; Giám định DNA để xác định nguồn gốc - một
vùng pháp luật xám Med. Christian, Natasha Rittus, Tư pháp mới Số ngày
10/6/2002 - Munchen.Frankfurt.a.m; Một số ý kiến hoàn thiện để đẩy mạnh
công tác quản lý giám định tư pháp, Hoắc Hiến Đan- Tạp chí Tư pháp Trung


13
quốc số 8/2006- Bắc Kinh; Chế độ giám định tư pháp nước ngoài, Chu Ngọc
Chương- Tư pháp Trung Quốc Số 6/2004- Bắc Kinh Pháp lý 2004
Những tài liệu này đã đề cập các nội dung chủ yếu sau:
- Khái quát hoạt động giám định tư pháp của Pháp, Thuỵ Điển, Trung
Quốc. Trong đó, một số vấn đề đã được Ban Soạn thảo Pháp lệnh giám định
tư pháp tiếp thu trong quá trình xây dựng Pháp lệnh giám đị
nh tư pháp năm
2004 như mở rộng chủ thể giám định, phí giám định, tổ chức giám định
- Giới thiệu cách thức cung cấp dịch vụ, các tiêu chuẩn nghề nghiệp của
các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực luật, quyền và nghĩa vụ đối với
khách hàng của một số nước như Mỹ, Thuỵ điển
- Giới thiệu một số Bộ luậ
t tố tụng, trong đó có các quy định về giám
định tư pháp trong tố tụng của một số nước như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nga,
Trung Quốc
- Giới thiệu kinh nghiệm quản lý hoạt động giám định tư pháp của một
số nước
2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Liên quan đến hoạt động giám định tư pháp, ở trong nước, có khá nhiều
công trình nghiên cứu đã được công bố như Đề

tài cấp bộ: “Một số cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp” (1991)
của Bộ Tư pháp - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Yểu; Đề tài cấp Bộ: “Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám định kỹ thuật hình sự
phục vụ các yêu cầu điều tra, xử lý tội phạm” (2004) củ
a Bộ Công an - Chủ
nhiệm đề tài: PGS, TS. Ngô Tiến Quý; Đổi mới tổ chức, hoạt động giám định
tư pháp (2004) Nxb. Tư pháp; Đổi mới tổ chức và hoạt động giám định tư
pháp trong quá trình cải cách tư pháp - PGS, TS. Nguyễn Tất Viễn (trong
Sách Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - GS,TSKH.
Đào Trí Úc (Chủ biên)- H, NXb. Khoa học xã hội, 2002); Giám định tư pháp,
TS. Nguyễn Tất Viễn (trong Sách Cải cách tư
pháp ở Việt Nam trong giai
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền - TSKH, PGS. Lê Cảm và TS. Nguyễn


14
Ngọc Chí (đồng chủ biên) - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004); Những quy định
mới về giám định tư pháp, Nguyễn Hương Nhung - Tạp chí kiểm sát Số
2/2005; Giám định tư pháp và công cuộc cải cách tư pháp, Nguyễn Văn Thảo
- Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 5/2006; Những khó khăn, vướng
mắc của hoạt động giám định tư pháp trong việc phục vụ hoạt động tố tụ
ng
hình sự, Nguyễn Thị Thuỵ - Kiểm sát Số 4 (02-2007); Bàn về giám định tư
pháp trong tố tụng dân sự, Tưởng Duy Lượng - Kiểm sát Số 7 (4-2007) Pháp
lệnh giám định tư pháp sau ba năm đi vào cuộc sống, Nguyễn Văn Thảo -
Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 9/2007
Những tài liệu này đề cập các nội dung chủ yếu sau:
- Khái quát quá trình phát triển của hoạt động giám định và tổ ch
ức giám

định trong một số lĩnh vực của Việt Nam từ năm 1945 đến thời điểm trước
khi có Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004;
- Nêu được các khái niệm về giám định tư pháp và hoạt động tư pháp;
- Đánh giá khái quát thực trạng các quy định pháp luật về giám định tư
pháp và việc áp dụng các quy định đó trên thực tiễn đến thời điểm trước khi
có Pháp lệnh giám định t
ư pháp năm 2004;
- Một số công trình đã đưa ra được các bất cập của hoạt động giám định
tư pháp và bước đầu đưa ra những kiến nghị để khắc phục.
Các công trình nghiên cứu trên đây (cả ngoài nước và trong nước) đều là
những công trình có giá trị khoa học và thực tiễn cao. Tuy nhiên, do mục tiêu đặt
ra cũng như do bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nên m
ỗi
công trình thường chỉ khai thác sâu về một khía cạnh nhất định của vấn đề giám
định tư pháp mà chưa có công trình nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về
vấn đề xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp.
III. Mục tiêu của Đề tài
Mục tiêu của của Đề tài là đưa ra các kiến nghị về những giải pháp góp
phần xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp.



15
IV. Nội dung nghiên cứu của Đề tài
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giám định tư pháp trong điều
kiện mới, trên cơ sở đó làm rõ căn cứ lý luận của việc xã hội hóa hoạt động
giám định tư pháp trong bối cảnh cải cách tư pháp;
2. Nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật về giám định tư pháp
và việc tổ chức thực hiện các quy định

đó theo yêu cầu của cải cách tư pháp
(tập trung vào một số lĩnh vực điển hình như: giám định pháp y, pháp y tâm
thần, kỹ thuật hình sự, xây dựng, tài chính - kế toán, văn hóa );
3. Nghiên cứu nhu cầu xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp (nhu cầu
của xã hội, nhu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng );
4. Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, xã hội và cơ chế bảo đảm cho việc
thực hiện xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp (về pháp luật, chính sách,
đào tạo, quản lý );
5. Bước đầu nghiên cứu mô hình và phương thức cung cấp các dịnh vụ
giám định tư pháp ở một số nước thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Pháp, Đức để tìm ra những kinh
nghiệm cho Việt Nam.
V. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về xã hội hóa hoạt động giám
định tư pháp, thực trạng xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp từ khi ban
hành Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 đến nay.
VI. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp nghiên cứu
đặc thù của việc nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp duy vật biện
chứng; ph
ương pháp so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp
hệ thống hoá
* Các tài liệu trong tập này gồm:
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
- Các chuyên đề khoa học của Đề tài


16

* Cơ cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài gồm 03 phần:

I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giám định tư pháp và xã hội hoá
hoạt động giám định tư pháp
II. Đánh giá thực trạng thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động
giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian qua tại
Việt Nam
III. Mộ
t số kiến nghị tăng cường xã hội hóa hoạt động giám định tư
pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học pháp lý, Nhà
xuất bản Tư pháp cùng nhiều tổ chức, các cá nhân khác đã tận tình giúp đỡ
các thành viên của Nhóm Đề tài trong quá trình triển khai nghiên cứu.

Hà Nội, 2010



17
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
VÀ XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
1. Khái niệm giám định tư pháp
Khái niệm giám định tư pháp là vấn đề lý luận cơ bản có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng mô hình tổ chức, cơ ch
ế quản lý
phù hợp với bản chất của hoạt động giám định, nhằm đảm bảo phát huy được vai
trò của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng cũng như đáp ứng

yêu cầu của đời sống xã hội.
Thuật ngữ “giám định” có nguồn gốc từ tiếng lating “Expertus” có
nghĩa là “kinh nghiệm”, “hiểu biết”.
Theo Đại từ điển tiế
ng Việt
4
, giám định là “kiểm tra bằng phương pháp
nghiệp vụ để có kết luận cụ thể”.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam
5
, Giám định là ”kiểm tra và kết luận
về một hiện tượng hoặc một vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm hiểu và xác
định. Công việc giám định có thể do một người giám định viên hoặc một
nhóm người có kiến thức, trình độ về lĩnh vực cần giám định và được cơ quan
chuyên môn chỉ định”.
Như vậy, “Giám định” là hoạt động khoa học, sử dụng nhữ
ng kiến
thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, phương tiện kỹ thuật để nghiên
cứu, xem xét, so sánh một hiện tượng, một sự vật giúp cho con người có
nhận thức khách quan để giải quyết vấn đề nào đó một cách chính xác trên
cơ sở khoa học.


4
Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nhà xuất bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2008, tr 621.
5
Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà
Nội, 2002, tr 110



18
Giám định là công việc kiểm tra, đánh giá chung đối với hầu hết đối
tượng. Giám định liên quan đến sự đo lường, kiểm tra và các tiêu chuẩn đánh
giá áp dụng để xác nhận chắc chắn các thông số kỹ thuật đặt trưng liên quan
đến đối tượng giám định. Kết quả giám định thông thường được so sánh với
các yêu cầu và các tiêu chuẩn đã đưa ra nhằm xây dựng mục tiêu đã định đối
v
ới đối tượng giám định.
Từ khái niệm này cho thấy, để hoạt động giám định chỉ có thể được
tiến hành khi có các yêu cầu và tiêu chuẩn đối với một đối tượng giám định
nhất định.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước,
các tổ chức xã hội và công dân nên có nhiều loại hoạt động giám định khác
nhau như giám định chất lượng công trình xây dự
ng trong xây dựng, giám định
thương tật trong y tế, giám định chất lượng hàng hoá trong thương mại
Trong lĩnh vực tư pháp, để phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính và các
vụ án khác nếu phát sinh những vấn đề liên quan đến kiến thức thuộc các lĩnh
vực chuyên môn thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ trưng cầu giám định các cá
nhân, tổ chức, cơ
quan chuyên môn thực hiện giám định. Hoạt động giám
định này được gọi là giám định tư pháp.
Ở nước ta, quan niệm về giám định tư pháp được thể hiện trong một
số văn bản pháp luật thực định và ngày càng được qui định cụ thể, rõ ràng
hơn.
Tại Thông tư liên bộ Y tế - Tư pháp số 2795/HC-TP ngày 12/12/1956
quy định về một số điểm cụ thể trong công tác giám định pháp y qui định:
Giám đị
nh viên pháp y và cơ quan điều tra phải quan niệm giám định pháp y

là "đem sự hiểu biết chuyên môn của mình đóng góp vào việc điều tra, khám
phá các vụ phạm pháp để bảo vệ trật tự an ninh trấn áp bọn phá hoại…"
(Điểm IV), để có sự phối hợp đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án.


19
Tại Thông tư này cho thấy, nhận thức pháp lý về giám định tư pháp ở
thời điểm này còn ở mức độ rất thấp, chưa xác định chủ thể trưng cầu giám
định, chủ thể thực hiện giám định, phạm vi giám định tư pháp mới chỉ giới
hạn ở giám định pháp y.
Thông tư liên bộ số 166/TT-LB ngày 10/3/1988 của Bộ Y tế - Tư pháp
hướng dẫn và quy định v
ề công tác giám định pháp y và giám định pháp y
tâm thần, phần nguyên tắc chung quy định: "Giám định pháp y và giám định
pháp y tâm thần sử dụng kiến thức y học vào mục đích tư pháp theo quyết
định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng" (Khoản 1, Phần I);
"Các cơ quan tiến hành tố tụng không can thiệp vào công việc chuyên môn
của giám định viên" (Khoản 3, Phần I).
Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 của Hội đồng Bộ tr
ưởng (nay
là Chính phủ) và Thông tư số 78/TT-GĐ ngày 26/01/1989 của Bộ Tư pháp về
giám định tư pháp quy định: Giám định tư pháp là sử dụng những kiến thức,
phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận những
vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các
tranh chấp lao động theo quyết định trưng cầu của cơ quan công an, viện kiểm
sát nhân dân, tòa án nhân dân (gọi chung là c
ơ quan tiến hành tố tụng) nhằm
phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Tuy nhiên, các văn bản nêu trên đều mới chỉ xác định được chủ thể
trưng cầu giám định (là cơ quan tiến hành tố tụng), và mục đích của hoạt động

giám định tư pháp mà chưa xác định chủ thể của hoạt động giám định tư pháp.
Đến Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 - vă
n bản pháp lý có ý
nghĩa quan trọng đặt nền móng cho sự đổi mới tổ chức và hoạt động giám
định tư pháp theo hướng xã hội hóa, tại Điều 1 được xác định: Giám định tư
pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, nghiệp
vụ chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ
việc dân sự (gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp th
ực hiện theo


20
trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục
vụ cho việc giải quyết các vụ án.
Khái niệm về giám định tư pháp Pháp lệnh này đã thể hiện sự đổi
mới tư duy pháp lý về giám định tư pháp; nhận thức về giám định tư pháp đã
đầy đủ hơn; đã xác định rõ: chủ thể của hoạt độ
ng giám định tư pháp; chủ
thể trưng cầu giám định tư pháp và mục đích của hoạt động giám định tư
pháp. Tuy nhiên, khái niệm trên cũng mới chỉ giới hạn chủ thể trưng cầu
giám định là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Mặt
khác, việc sử dụng thuật ngữ "người giám định tư pháp" trong khái niệm
trên dễ gây ra cách hiểu, chỉ có ngườ
i giám định tư pháp mới được thực hiện
giám định tư pháp; hoặc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
chỉ được trưng cầu người giám định tư pháp thực hiện giám định tư pháp
(mà đáng lẽ phải hiểu là, nhà chuyên môn, tổ chức chuyên môn thực hiện
giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụ
ng là người giám định tư pháp). Việc giới hạn chủ thể trưng cầu và chủ thể

thực hiện giám định tư pháp như trên chính là một trong các nguyên nhân
quan trọng dẫn tới những hạn chế, bất cập trong thực hiện xã hội hoá giám
định tư pháp ở Việt Nam thời gian qua.
Giám định tư pháp luôn chịu sự chi phối của pháp luật tố tụng (tố tụng
hình sự và tố tụng dân s
ự). Ở Việt Nam, tố tụng tư pháp truyền thống thuộc
loại hình tố tụng thẩm vấn, do vậy vai trò của thẩm phán và những người tiến
hành tố tụng rất quan trọng, được đề cao đặc biệt là trong tố tụng hình sự.
Nguyên tắc của tố tụng thẩm vấn đã chi phối việc xác định chủ thể trưng cầu
giám định là các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng. Những
người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, các bên đương sự… có vai trò rất
mờ nhạt, họ chỉ có quyền được thông báo kết quả giám định, đề nghị yêu cầu
các cơ quan tiến hành tố tụng giám định lại hoặc giám định bổ sung mà không
có quyền trực tiếp yêu cầu giám định, kể cả trong tố tụng dân sự, do đó, việc
giám định không phải do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu hoặc không


21
phải do người giám định tư pháp thực hiện theo sự trưng cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng thì không phải là giám định tư pháp. Đây cũng là tiêu chí để
phân biệt giám định tư pháp với giám định thông thường khác trên thực tế.
Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các hệ thống pháp luật đang xích lại
gần nhau, hai loại thủ tục tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn không biệt l
ập
như trước mà dần dần có sự giao thoa với nhau. Trong thủ tục tố tụng tranh
tụng có các yếu tố của thủ tục tố tụng thẩm vấn và ngược lại. Theo đó, cơ chế
tố tụng của nước ta cũng đang từng bước đổi mới theo hướng tố tụng thẩm vấn
kết hợp với yếu tố tranh tụng. Trong tố tụ
ng hình sự, trách nhiệm chứng minh

thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, bị can, bị cáo có quyền nhưng không
buộc chứng minh là mình vô tội. Trong tố tụng dân sự, nghĩa vụ chứng minh
thuộc về đương sự, các bên đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh
cho yêu cầu của mình. Đây là một nguyên tắc xuất phát từ quyền tự định đoạt
của đương sự
đối với việc khởi kiện của mình.
Với cơ chế tố tụng đang từng bước được đổi mới như trên, việc pháp
luật quy định chủ thể trưng cầu giám định tư pháp chỉ thuộc về cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như hiện nay ở Việt Nam chỉ phù hợp
với tố tụng hình sự, còn
đối với tố tụng dân sự là không thỏa đáng. Bởi một
nguyên tắc quan trọng là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự,
đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự; có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình
bằng việc rút lại, thừa nhận hoặc th
ỏa thuận với nhau để giải quyết các vụ
việc dân sự một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đây
là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, phản ánh sự khác nhau về bản chất
giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Mặt khác, việc giới hạn chủ thể thực
hiện giám định tư pháp chỉ là người giám định tư
pháp cũng hạn chế không
nhỏ tới việc thu hút sự tham gia của các nhà chuyên môn, tổ chức chuyên
môn vào thực hiện giám định tư pháp.


22
Do đó, trong khái niệm giám định tư pháp, việc xác định chủ thể trưng
cầu giám định cần có tiêu chí bao quát phù hợp với cả tố tụng hình sự, tố tụng
dân sự, theo hướng: Trong tố tụng hình sự, quyền trưng cầu giám định tư
pháp thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; bị can, bị

cáo, người bào chữa có quyền được thông báo kết luận giám
định, yêu cầu
giám định lại hoặc giám định bổ sung; được chia sẻ các thông tin từ các cơ
quan tiến hành tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ bằng biện pháp giám
định tư pháp. Trong tố tụng dân sự, cần mở rộng quyền trực tiếp yêu cầu giám
định cho các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người
đại diện hợp pháp cho đương sự thay vì việc, chỉ qui định quyề
n được đề nghị
tòa án trưng cầu giám định như hiện nay. Việc xem xét để chấp nhận hay
không chấp nhận những chứng cứ là kết luận giám định thuộc về hội đồng xét
xử và tòa án. Nếu hội đồng xét xử và tòa án chấp nhận sử dụng kết luận giám
định đó vào việc giải quyết vụ án cùng với các chứng cứ khác thì được coi là
kết luận giám định t
ư pháp.
Trong điều kiện hiện nay, để có cơ sở đổi mới tổ chức, hoạt động
giám định tư pháp nhằm phục vụ đắc lực, hiệu quả cho hoạt động tố tụng,
chúng tôi đồng tình với khái niệm về giám định tư pháp là: Giám định tư
pháp là việc nhà chuyên môn (người giám định) sử dụng kiến thức, phương tiện,
phương pháp, kỹ thuật nghiệ
p vụ để kết luận về những vấn đề liên quan đến
vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hôn nhân - gia đình, lao động, hành chính theo
trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và việc tòa án xem xét, chấp
nhận, sử dụng kết luận giám định do các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, người đại diện hợp pháp của đương sự cung cấp khi tham gia
tố tụ
ng theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật tố
tụng
6
.




6
Ths.Trần Diện, Xã hội hóa giám định tư pháp ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sỹ luật học,
2009, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.



23
2. Đặc trưng hoạt động giám định tư pháp
2.1. Giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện
Để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có
thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ. Một trong
những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp. Theo quy định của pháp
luật tố tụng thì trong một số trường h
ợp bắt buộc hoặc khi xét thấy cần thiết
cho việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám
định tư pháp. Trong khi đó, tội phạm và tranh chấp dân sự có thể xảy ra trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu
bất kỳ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến v

án để thực hiện giám định. Với các chuyên gia, bên cạnh hoạt động chuyên
môn thì hoạt động giám định tư pháp chỉ là một nhiệm vụ (công việc) của họ.
Có thể nói, giám định tư pháp là một biện pháp điều tra do nhà chuyên môn
thực hiện. Cũng như quan niệm của nhiều nước khác trên thế giới, ở nước ta
giám định tư pháp không được coi là một nghề mà là một hoạt động chuyên
môn, giám đị
nh viên tư pháp hầu hết là kiêm nhiệm.
Khi thực hiện giám định, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp
luật có liên quan thì người giám định tư pháp còn phải thực hiện đúng các quy

chuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể, đồng thời, người giám định phải sử
dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp để thực hiện giám định.
2.2. Người giám định tư
pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám
định do mình thực hiện
Một trong những nguyên tắc hàng đầu quan trọng trong hoạt động giám
định tư pháp, đó là nguyên tắc trách nhiệm cá nhân. Theo quy định của pháp
luật hiện hành, người giám định tư pháp phải thực hiện đúng nội dung trưng
cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết luận
giám định của mình, thậm chí trong nh
ững trường hợp giám định tập thể, nếu
người thực hiện giám định không đồng ý với kết luận của những người khác
thì có thể bảo lưu và chịu trách nhiệm về kết luận của mình. Xuất phát từ


24
nguyên tắc trách nhiệm cá nhân nên khi thực hiện giám định, người giám
định không phải chịu chi phối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền. Vì vậy, có thể nói hoạt động giám định tư pháp không mang tính
quyền lực Nhà nước.
2.3. Giám định tư pháp được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các chứng
cứ để phục vụ cho việc giải quyết vụ án
Như đã trình bày ở trên, để phụ
c vụ cho công tác quản lý Nhà nước
cũng như phục vụ cho đời sống của người dân, phạm vi hoạt động giám định
rất rộng, trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, ngoài trưng cầu giám định của các
cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức giám định tư pháp còn nhận được rất
nhiều yêu cầu giám định từ phía các cơ quan nhà nước như cơ quan công
chứng, thanh tra và của công dân như
giám định chữ ký, giám định hành hoá

phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, giao dịch dân sự và đời sống
hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động giám định nói trên đều không
được coi là giám định tư pháp. Chỉ xác định là giám định tư pháp khi việc
thực hiện giám định để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.
3. Vai trò, mục đích, ý nghĩa của giám định tư pháp
3.1. Vai trò của giám định tư pháp
Giám định t
ư pháp là hoạt động bổ trợ tư pháp, xuất hiện và tồn tại do
nhu cầu của hoạt động tố tụng, có ý nghĩa đặc biệt và không thể thiếu trong
bất kỳ nền tư pháp nào. Sự tương tác giữa hoạt động giám định và hoạt động
tố tụng là một trong những tiêu chí để đánh giá, là yếu tố phản ánh trình độ
phát triển hệ thống tư pháp của mộ
t quốc gia.
Thông qua việc đánh giá, kết luận về phương diện chuyên môn những
vấn đề có liên quan đến vụ án, hoạt động giám định tư pháp đóng vai trò quan
trọng đối với hoạt động tố tụng, cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng
những chứng cứ mang tính khoa học, góp phần giải quyết vụ án được chính
xác, khách quan và đúng pháp luật.


25
Trong tình hình hiện nay, khi hình thái kinh tế - xã hội đa dạng, khoa
học kỹ thuật phát triển, tranh chấp trong các quan hệ, giao dịch, hành vi phạm
tội trong các vụ án ngày càng nhiều, với tính chất phức tạp, tinh vi và mức độ
nghiêm trọng, thì nhu cầu về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng ngày
càng lớn và trở nên bức thiết hơn.
Xét trên phương diện quyền công dân trong một Nhà nước pháp quyền,
hoạt động giám định tư pháp góp phần b
ảo vệ một cách hữu hiệu các quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thông qua việc tạo lập và cung cấp

những chứng cứ không thể phản bác, bảo đảm an toàn cho công dân trong các
quan hệ pháp luật mà họ tham gia.
3.2. Mục đích, ý nghĩa của giám định tư pháp
Hoạt động giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và
chất lượng của hoạt động tố t
ụng. Trong thời gian qua cho thấy, nhiều trường
hợp giải quyết vụ án kéo dài, ách tắc do nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân từ kết luận của các tổ chức giám định. Thực hiện giám định tư
pháp cũng là nhằm làm sáng tỏ vụ án, tránh tình trạng oan sai, thiếu vô tư,
khách quan từ các cơ quan tiến hành tố tụng.
Giám định tư pháp còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng hoạt
động tố tụng theo cơ chế minh b
ạch, đúng người đúng tội, phụng sự công lý.
Giám định tư pháp là một kênh quan trọng đánh giá trình độ phát triển pháp
luật và mức độ dân chủ của một quốc gia.
II. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, PHẠM VI, Ý NGHĨA CỦA XÃ HỘI
HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
1. Khái niệm xã hội hóa giám định tư pháp
1.1. Khái niệm xã hội hóa
Ở nước ta, thuật ngữ xã hội hóa được hiểu theo nhiều khía cạnh và góc
độ
khác nhau.
Về phương diện xã hội học, xã hội hóa được hiểu là sự tham gia của các
chủ thể (toàn xã hội) vào một hoạt động hay một công tác nào đó mà trước đó

×