Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu thịt quả đào tiên (crescentia cujete l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 69 trang )

ĐẠI

HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
------

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

̀
ĐÂU XAY DƯNG

BƯƠC
THỊT QUẢ ĐÀO TIÊN
(Crescentia cujete L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI- 2019


ĐẠI

HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
------

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

̀
ĐÂU XAY DƯNG


BƯƠC
THỊT QUẢ ĐÀO TIÊN
(Crescentia cujete L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH DƯỢC HỌC
KHÓA: QH.2014

Người hướng dẫn: 1. PGS.TS NGUYỄN THANH HẢI
2.

TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

HÀ NỘI- 2019


Lời cảm ơn
Sau một thời gian thực hiện đề tài với nhiều nỗ lực và cố gắng, thời điểm hoàn
thành khóa luận là lúc tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành với những
người đã dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Thanh Hải, TS. Nguyễn Thị Hải Yến, những người đã tận tình hướng dẫn,
hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên thuộc Bộ môn Bào chế và
Công nghệ dược phẩm, Bộ môn Dược liệu và Dược học cổ truyền, Bộ môn Hóa
dược và Kiểm nghiệm thuốc, Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình làm thực nghiệm tại trườ ng.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, các phòng ban đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Cảm ơn các thầy cô Khoa Y Dược, ĐHQGHN đã
quan tâm dìu dắt và truyền kiến thức cho tôi trong 5 năm học vừa qua.

Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn
theo sát động viên, quan tâm và giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Dù đã rất cố gắng, nhưng lần đầu làm nghiên cứu tôi khó tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để khoá luận
thêm hoàn thiện.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Thúy


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu
CD
CTCT
CTPT
DPPH
EtOH
MS
PTN
STT
TT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Bảng 1: Danh sách thực vật chi Crescentia
Bảng 2: Giá trị trung bình nồng độ khoáng chất có trong trái Crescentia
cujete L.
Bảng 3: Các hợp chất nổi bật trong quả Crescentia cujete L.
Bảng 4: Các chất thuộc nhóm p-hydroxybenzoyloxy
Bảng 5: Các hợp chất thuộc nhóm n- alkyl glycosid
Bảng 6: Độ ẩm của bột thịt quả đào tiên
Bảng 7: Độ ẩm của thịt quả đào tiên tươi
Bảng 8: Tỷ lệ tro toàn phần của dược liệu đào tiên
Bảng 9: Tỷ lệ tro không tan trong acid của dược liệu đào tiên
Bảng 10: Kết quả định tính mẫu tươi
Bảng 11: Kết quả định tính mẫu khô
Bảng 12: Độ hấp thụ quang của dãy dung dịch chuẩn
Bảng 13: Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp đo quang
Bảng 14: Kết quả xác định độ đúng của phương pháp đo quang
Bảng 15: Một số chỉ số c ủa dầu hạt đào tiên
Bảng 16: Thành phần chính trong dầu hạt đào tiên


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên hình, đồ thị
Hình 1: Cây đào tiên
Hình 2: Quả và hạt đào tiên
Hình 3: Công thức cấu tạo iridoid của Crescentia cujete L.
Hình 4: Hoạt tính chống oxi hóa của Cresscentia cujete L. trong
các dung môi chiết.
Hình 5: Bảng xác định đường glucoza
Hình 6: Ruột tươi quả Đào tiên
Hình 7: Ruột khô quả đào tiên

Hình 8: Vi phẫu thịt quả
Hình 9: Bột thịt quả đào tiên dưới kính hiển vi
Hình 10: Phổ hấp thụ của các dung dịch trong khoảng bước sóng
từ 330-800nm
Hình 11: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc mật độ quang vào nồng độ
chất chuẩn tại bước sóng 347,5nm
Hình 12: Sắc ký đồ các acid béo của dầu hạt đào tiên


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CRESCENTIA CUJETE L.............................2
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI CRESCENTIA................................................. 2
1.2 TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU CRESCENTIA CUJETE L. (QUẢ
ĐÀO TIÊN)................................................................................................. 6
1.2.1 Thành phần hóa học 7
1.2.2 Tác dụng dược lý

15

1.2.3 Công dụng

17

1.2.4 Độc tính

17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................19
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và máy móc, thiết bị........................................ 19

2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 20
2.2.1. Mô tả 20
2.2.2 Vi phẫu 20
2.2.3 Độ ẩm 20
2.2.4 Tro toàn phần 20
2.2.5 Tro không tan trong acid
2.2.6 Định tính

21
21

2.2.7 Định lượng.................................................................................. 25
2.2.8 Nghiên cứu dầu từ hạt đào tiên.................................................... 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 35
3.1 Mô tả................................................................................................... 35
3.2 Đặc điểm vi phẫu thịt quả và soi bột.................................................... 36
3.3 Độ ẩm.................................................................................................. 37


3.4 Tro toàn phần....................................................................................... 37
3.5 Tro không tan trong acid..................................................................... 38
3.6 Định tính............................................................................................. 39
3.7 Định lượng.......................................................................................... 41
3.8 Nghiên cứu dầu từ hạt đào tiên............................................................ 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 47
Tài liệu tham khảo........................................................................................... 49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chăm

sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên ngày càng tăng. Con người có khuynh
hướng sử dụng nhiều thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Việt Nam chúng ta
cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước ta
có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây
thuốc. Đất đai và khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp với nhiều loại cây trồng,
trong đó có nhiều loài cây thuốc quý. Đây chính là tiền đề tốt để ngành Dược
phát triển thuốc từ Dược liệu [8].
Cây Đào tiên có tên khoa học là Crescentia cujete L., là loại cây thân gỗ,
sống lâu năm thuộc họ Chùm Ớt (Bignoniaceae). Quả c ủa cây đào tiên có hình
cầu trông giống quả bưởi vừa phải, màu xanh lục bóng, đường kính 6-12 cm,
có thể đến 20cm.Trong dân gian người ta hay s ử dụng thịt quả đào tiên tươi
hoặc khô ngâm với rượu để uống nhằm đem lại tác dụng chữa bệnh. Công dụng
của đào tiên được biết đến như bồi bổ sức khỏe, chữa ho, nhuận tràng [9]. Theo
một số nghiên cứu nước ngoài thịt quả đào tiên còn có các tác dụng dược lý
như: hoạt tính kháng khuẩn từ chiết xuất thịt quả [28], tác dụng chống oxi hóa
[26], tác dụng hạ đường huyết được thử nghiệm trên chuột [25].… Đây là loại
quả hữu ích và tiềm năng trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc từ dược liệu
này. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta những nghiên cứu về loại quả này là rất
ít. Vì vậy việc xây dựng tiêu chu ẩn cơ sở cho dược liệu này là điều cần thiết.
Để góp phần cung cấp nh ững cơ sở tiền đề cho nghiên cứu sau này, tôi thực
hiện đề tài: "Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu thịt quả đào tiên"
với các mục tiêu sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu với một số tiêu chí chung trong Dược điển

Việt Nam IV.
- Bước đầ u nghiên cứu dầu từ hạt đào tiên

1



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CRESCENTIA CUJETE L.
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHI CRESCENTIA
Chi Crescentia thuộc họ Chùm Ớt (Bignoniaceae) thuộc nhóm thực vật hạt
kín (thực vật có hoa).
Crescentia là một chi của sáu loài của thực vật có hoa thuộc họ Chùm Ớt,
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, châu Phi, châu Úc và vùng Đông
nam Á [5], [7]. Loài này là những cây có kích thước vừa phải, cao tới 10m và
tạo ra những quả hình cầu lớn, vỏ mỏng, cứng và cùi mềm, đường kính lên đến
25cm [41]. Cây gỗ nhỏ hay lớn, lá mọc so le, đơn. Hoa ở nách lá, có tràng hoa
hình ống lớn, phình ở bụng, quả mọng. Hạt nhiều, kích thước khoảng 8mm x
9mm, mặt ngoài nhẵn, không có cánh, nằm lẫn trong quả . [43]
Theo The Plant List [40] bao gồm 45 tên thực vậ t khoa học xếp hạng các
loài cho chi Crescentia. Trong số đó chỉ có 6 tên loài được chấp nhận. Dưới đây
là tên của 6 loài đó:
Bảng 1: Danh sách thực vật chi Crescentia

Crescentia cujete
Crescentia linearifolia

Crescentia portoricensis

Crescentia cujete L.
Theo các tài liệu thực vật trong nước và nước ngoài, vị trí của Đào tiên được
sắp xếp trong các bậc taxon như sau [4, 5, 6, 14]:

2


Nghành Magnoliophyta (Nghành Ngọc lan)
Lớp Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)

Phân lớp Lamiadae (Phân lớp Hoa môi)
Bộ Scrophulariales (Bộ Hoa mõm chó)
Họ Bignoniaceae (Họ Chùm Ớt)
Chi: Crescentia L.
Nguồn gốc xuất xứ: Châu Mỹ nhiệt đới
Phân bố ở Việt Nam: được trồng ở gần như khắp các tỉnh thành, chủ yếu
trồng ở miền Nam.
Còn được gọi là Calabacero (Tây Ban Nha), Cujeté (Brazil), Totumo
(Panama, Colombia, Venezuela và Peru), Tutumo (Bolivia), Taparo
(Venezuela), Mate (Ecuador), Huinga (Peru), Pate (Peru), Cuyabra (Colombia),
Morro (Guatemala), Cujete (Tây Ban Nha, Philippines), Trái cây kỳ diệu
(Philippines), Kalbas (Dominica và St. Lucia), Higuera (Puerto Rico) và cây
Rum (Sri Lanka) [42].
* Đặc điểm hình thái [12, 30, 34, 46]:

Thân, tán, lá: Cây gỗ nhỏ hay nhỡ, sống lâu năm, cao từ 4-5m. Tán lá hình
tháp, vỏ thân màu xám. Lá mọc so le, thường thu tập 3 cái ở một mấu, lá hình
trái xoan ngược, thon hẹp dài ở gốc, dài 10-15cm, rộng 3-4cm, mọc khít nhau
thành chùm 3 cái hay hơn, màu xanh đậm, bóng, cứng, tán dày, lá rụng vào
mùa khô. (Hình 1)
Hoa, quả, hạt: Hoa to thường mọc đơn độc ở đầu cành hay kẽ lá, màu trắng đục,
mùi hôi, dài hình chuông, nhẵn, dễ rụng, chia 2 thùy không đều; tràng gần hình
chuông, ống rộng loe ở đầu, dài 5cm, 5 cánh không đều, mép uốn lượn; nhị 4,
chỉ nhị dính ở gốc ống tràng; bầu hình chóp, 1 ô. Quả mọng, hình cầu trông
giống quả bưởi vừa phải, màu xanh lục bóng, đường kính 6-12 cm, có thể đến
20cm, vỏ xanh cứng, thịt màu trắng có vị hơi chua. Hạt nhiều, phẳng nhỏ,
không cánh, nằm lẫn chìm trong thịt. Trái chín phải mất vào khoảng 6 tháng.
Mùa hoa quả gần như quanh năm [39]. (Hình 2,3)
*Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Trung bình

3


Phù hợp với: Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình. Nhân giống từ hạt. Đào
tiên ở Việt Nam được trồng bằng cách cắm cành hay tách các nhánh con mọc
từ chồi rễ. Cây có thể ra hoa và trái trong bất cứ mùa nào trong năm. Có khả
năng chịu mặn và có thể trồng những nơi có nước thoát tốt. Cây cần trồng
những nơi không có sương lạnh bởi vì nó không thích ứng với những độ lạnh
cao. [45]

Hình 1: Cây đào tiên

4


5


1.2 TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU CRESCENTIA CUJETE L. (QUẢ
ĐÀO TIÊN)
Mô tả: Quả hình cầu trông giống quả bưởi vừa phải, màu xanh lục, đường
kính từ 6-12cm, có thể đến 20cm, cuống ngắn, vỏ láng, quả bì dày, ngo ạ i quả
rất cứng. Thịt quả có màu trắng, hơi nhớt, có vị chua, có nhiều hạt d ẹ t nhỏ,
không cánh cũng màu trắng nằm lẫn trong thịt quả. Trái chín phải mất khoảng
6 tháng. Thịt quả khi nạo ra để ngoài trời nhanh chóng bị chuyển sang màu đen

và biến thành màu nâu khi khô [9, 12].

Hình 2: Quả và hạt đào tiên
Chú thích: 1: Quả đào tiên non

2: Quả trưởng thành
3: Quả già rụng, ruột chuyển sang màu đen
4: Hạt đào tiên

6


1.2.1 Thành phần hóa học
Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của quả
Crescentia cujete L. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào lá và vỏ cây. Trong
thịt quả đào tiên người ta phát hiện có một số acid hữu cơ như axit xitric, axit
tactric, axit clorogenic, axit creosentic...[9]. Trong trái còn chứa vitamin B1, và
giàu lượng vitamin C [45].
Nghiên cứu hóa chất thực vật trên trái cây thu được saponin, flavonoid,
cardenolides, tannin và phenol, cũng như sự hiện diện của hydro xyanua. Kết
quả cũng cho thấy nồng độ trung bình tương đối thấp đối với kim loại nặng,
nhưng nồng độ trung bình cao đối với mangan, sắt, kẽm và đồng. Giá trị cho
chất béo, protein, nitơ, chất xơ thô, độ ẩm, sucrose, fructose, galactose và hàm
lượng năng lượng khá cao tương ứng: 1,13; 8,35; 1,34; 4,28; 84,92; 59,86,
25,09; 18,24 và 88,69%. [23]
Bảng 2: Giá trị trung bình của nồng độ khoáng chất có trong trái Crescentia
Khoáng chất
Calcium (%)
Magnesium (%)
Potassium (%)
Sodium (ppm)
Manganese (ppm)
Iron (ppm)
Zinc (ppm)
Copper (ppm)

Phosphorus (ppm)
Lead (ppm)
Chromium (ppm)
Nickel (ppm)
Cobalt (ppm)
Cadmium (ppm)
Selenium (ppm)
Arsenic (ppm)
Tin (ppm)
HCN (ppm)
Các hợp chất của chiết xuất trái cây Crescentia cujete L. được phân tích
bằng phương pháp GC-MS chỉ ra sự hiện diện của 12 thành phần hóa học [27].
Được biểu diễn trong hình 6.
7


Bảng 3: Các hợp chất nổi bật trong quả Crescentia cujete L.
STT
I

1

2

3

4

5


6

7

8

I


8

9

10

11

12

Một nghiên c ứ u khác của Tetsuo Kaneko và các cộng sự [16], bằng phương
pháp phân tích dữ liệu quang phổ xác định trong thành phần quả đào tiên có đủ
16 iridoid và iridoid glycosid (hình 5) gồm:
➢ Crescentins I, II, III, IV, V


Crescentins A, B, C



Aucubin (5)




6-O-p-hydroxybenzoyl-6-epiaucubin (6)



Agluside (7)
9




5,7-bisdeoxy-cynanchoside (8)



Ajugol (9)



6-O-p-hydroxy-benzoylajugol (10)



Ningpogenin (11)



Crescentoside C; 6ß, 7ß- epoxide (16)


Trong đó, có 5 loại iridoid mới được đặt tên là crescentins I (l), II (2), III
(3), IV (4) và V (13) và 3 loại iridoid glycosid mới được đặt tên là
crescentosides A (12), B (14) và C (15) [11].
Các nhà khoa học đã phân lập được các chất từ quả của loài Crescentia
cujete L., trong đó các hợp chất chủ yếu thuộc nhóm iridoid, ngoài ra còn có
các nhóm chất chính như nhóm n-alkyl glycosid, nhóm p-hydroxybenzoyloxy
(bảng 3,4) [17].

1


Hình 3: Công thức cấu tạo iridoid và iridoid glycosid của
Crescentia cujete L.

1


Bảng 4: Các chất thuộc nhóm p-hydroxybenzoyloxy
STT

1

2

3

Beta-D-fructofuranosyl-6-O4

(p-hydroxybenzoyl)-α-D-C19H26O12

glucopyranosid

1


Bảng 5: Các hợp chất thuộc nhóm n- alkyl glycosid
STT

1

2

3

4

5

6

7

8


1


1



1.2.2 Tác dụng dược lý
Tác dụng nổi bật của thịt quả đào tiên được biết đến trong y học cổ truyền ở
nước ta như: bồi bổ cơ thể, nhuận tràng, long đờm [45]. Tác dụng kháng khuẩn,
chống oxi hóa, hạ đường huyết được nghiên cứu bởi các nhà khoa học ở nước
ngoài [23, 25, 26, 27] . Và còn có nhiều tác dụng khác nhờ thành phần hóa học
đa dạng, chứa nhiều các hợp chất hữu ích với cơ thể con người.

1.2.2.1 Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn
Sinval Garcia Pereira và các cộng sự đã đánh giá hoạt tính chống lại vi
khuẩn Rhipicephalus bằng phương pháp in vitro và cho rằng Crescentia cujete
L. đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sử dụng hóa chất để kiểm soát
Rhipicephalus [23].
Chiết xuất ethanol từ thịt quả có khả năng kháng khuẩn đối với Vibrio
harveyi ở nồng độ 10mg/ml. Trong báo cáo của Sri Rahmaningsih và cộng sự
còn giải thích rằng flavonoid có trong thịt qu ả ức chế sự tăng trưởng của vi
khuẩn bằng cách can thiệp vào tính thấm tế bào của chúng, làm cho các hợp
chất khác như saponin, tanin, phenol, triterpenoid, alkaloid xâm nhập vào và
làm hỏng thành tế bào vi khuẩn [27].
1.2.2.2 Tác dụng chống oxi hóa
Flavonoid có trong Crescentia cujete L. có thể hoạt động như chất chống
oxy hóa và bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi gốc tự do hư hại; gốc tự do được
cho là làm hỏng tế bào.
Mô hình khử gốc tự do DPPH là phương pháp được sử dụng rộng rãi để
đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất tự nhiên và chiết xuất thực vật.
Giá trị độ hấ p thụ được đo tại bước sóng là 517 nm. Axit ascobic được sử dụng
làm chất chuẩn, trong khi dung dịch trắng sử dụng 70 μL metanol, 70μl của
dung d ịch đệm Tris-HCl và 70μL DPPH 0,1mM. Hoạt tính chống oxy hóa
được xác định bởi IC50. Kết quả cho thấy các giá trị IC 50 thấp nhất là được tìm
thấy trong chiết xuất dichloromethane với 95,83 μg / mL, trong khi giá trị cao

nhất được tìm thấy ở chiết xuất ethyl acetat với 174,56 μg / ml [26].

1


Hình 4: Hoạt tính chống oxi hóa của Cresscentia cujete L. trong các dung
môi chiết.
1.2.2.3 Tác dụng hạ đường huyết
Nghiên cứu đánh giá nước ép trái cây của Crescentia cujete L. về tác dụng
hạ đường huyết tiềm tàng ở chuột Sprague-Dawley. Không có độc tính được
ghi nhận ở mức 2000 mg/kg liều uống ở chuột sử dụng hướng dẫn OECD.
Crescentia cujete L. gây ra sự gia tăng nồng độ glucose ban đầu sau đó giảm
đáng kể vào lúc 4h và 6h (P <0,05). Hiệu quả không khác biệt đáng kể so với
metformin [25].

1.2.2.4 Các tác dụng khác
Saponin có mặt trong Crescentia cujete L. được biết đến như là thuốc kháng
sinh tự nhiên và cũng tăng cường năng lượng. Nó cũng hữu ích trong việc giảm
viêm đường hô hấp trên và như chất tạo bọt, nhũ hóa, chất tẩy rửa. Saponin
trong Crescentia cujete L. có thể sử dụng như chất chống viêm và kháng sinh
trong điều trị bệ nh [18, 37].
Cardenolide và anthraquinone cũng có mặt trong các mẫu trái cây.
Cardenolides là chất kích thích tim [38]. Điều đó cho thấy rằng nó có thể hữu
ích trong vi ệc điều trị một số bệnh liên quan đến tim. Sự hiện diện của
anthraquinone trong Crescentia cujete L. có thể giải thích tại sao nó được sử
dụng như thuốc nhuận tràng [18].
Alkaloid đã được quan sát thấy trong các mẫu trái cây. Các alkaloid rất quan
trọng trong y học bởi vì một số alkaloid đã được sử dụng để giảm đau, chống
co thắt và tác dụng diệt khuẩn [37]. Vì thế nó được sử dụng làm thuốc giảm
đau trong điều trị ho và các chất chống viêm [23].

1


×