Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo án lớp 3-Tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.86 KB, 24 trang )

Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
TUẦN 16
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Luyện tập chung
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Biết làm tính và giải bài toán có hai phép tính.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho học sinh.
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- học sinh thực hiện phép nhân. Chẳng hạn: 324
x 3
972
- học sinh thực hiện phép chia để tìm một thừa số (nhắc lại cách tìm)
Bài 2:
Học sinh đặt tính rồi tính trong các trường hợp:
684 6 Lần chia thứ hai có dư.

845 7 Lần chia thứ nhất và thứ ba đều có dư.

630 9 Thương có 0 ở tận cùng; phép chia hết.

842 4 Thương có 0 ở tận cùng; phép chia có dư.
Bài 3:
Bài giải:


Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 (cái)
Số máy bơm còn lại là:
36 - 4 = 32 (cái)
Đáp số: 32 cái máy bơm.
Trang 1 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
Bài 4: GV cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: Ở cột thứ nhất học sinh
phải thực hiện các phép tính: 8 + 4 = 12, 8 x 4 = 32, 8 - 4 = 4, 8 : 4 = 2. Sau đó học
sinh điền các kết quả tìm được vào ô trống tương ứng.
Bài 5: học sinh quan sát hai kim đồng hồ để nhận ra hình ảnh góc vuông (A); góc
không vuông (B và C).
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về các phép toán có liên quan đến phép
nhân và phép chia.
-----------    -------------
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Đôi bạn
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A- TẬP ĐỌC
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyên với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình
cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ,
khó khăn.
B- KỂ CHUYỆN
Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TẬP ĐỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ

hai học sinh tiếp nối nhau đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi:
Nhà rông được dùng để làm gì?
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
b) GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1.
- hai học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn 2 và 3.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
+ Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ?
+ ở công viên có những trò chơi gì ?
+ Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
Trang 2 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
+ Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những
người đã giúp đỡ mình ?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3. Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 3.
- Một vài học sinh thi đọc đoạn 3.
- Một học sinh đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn.
2. Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện:

- GV mở bảng phụ đã ghi trước gợi ý kể từng đoạn, học sinh nhìn bảng đọc lại
- Một học sinh kể mẫu đoạn 1
- Từng cặp học sinh tập kể
- 3 học sinh tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn (theo gợi ý)
- Một học sinh kể toàn chuyện.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nêu câu hỏi:
Em nghĩ gì về những người sống ở thành phố, thị xã sau khi học bài này?
- GV khen ngợi những học sinh đọc tốt, kể chuyện giỏi; những học sinh chăm chú
nghe nên đánh giá chính xác lời kể của bạn. Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện kể
toàn bộ câu chuyện.
--------    ---------
Trang 3 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Làm quen với biểu thức
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết trước.
- nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho học sinh.
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2. Làm quen với biểu thức- một số ví dụ về biểu thức
- GV đặt vấn đề vào bài học mới, sau đó viết lên bảng 126 + 51; nói “Ta có 126 cộng
51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51”

GV cho một vài học sinh nhắc lại: “Đây là biểu thức 126 cộng 51”, cả lớp nhắc lại.
- GV viết tiếp 62 - 11 lên bảng, nói: “Ta có biểu thức 62 trừ 11” và cho học sinh nhắc
lại câu trên.
- GV viết tiếp 13 x 3 lên bảng, cho học sinh phát biểu có biểu thức nào, chẳng hạn học
sinh trả lời: Có biểu thức 13 nhân 3.
- GV làm tương tự đối với các biểu thức 84 : 4; 125 + 10 - 4;…
3. Giá trị của biểu thức:
- GV nói: Chúng ta xét biểu thức đầu 126 + 51.
Em tính xem 126 cộng 51 bằng bao nhiêu.
(học sinh nêu kết quả 126 + 51 = 177)
GV: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: “Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177.
4. Thực hành:
Bài 1:
GV hướng dẫn học sinh ;àm ý đầu của bài 1. Cả lớp thống nhất cách làm:
Thực hiện phép tính (tính nhẩm và viết kết quả)
Viết giá trị của biểu thức.
Sau đó từng học sinh tự làm, cuối cùng cả lớp thống nhất kết quả làm từng ý.
Bài 2:
- GV cho học sinh làm chúng một ý, chẳng hạn: Xét biểu thức 52 + 23, tính nhẩm
thấy 52 + 23 = 75, vậy biểu thức 52 + 23 có giá trị là 75 (hay giá trị của biểu thức 52
+ 23 là 75).
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm giá trị của biểu thức.
--------    ---------
Trang 4 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Đôi bạn
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Chép và trình bày đúng bài CT
- Làm đúng bài tập 2 (a/b) hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II.CHUẨN BỊ
Ba băng giấy viết 3 câu văn của BT2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
Một học sinh đọc cho 3 bạn làm lại bài tập 2 trên bảng lớp:
khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe viết:
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả. 2 học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
- học sinh đọc thầm đoạn chính tả, ghi nhớ những từ ngữ mình dễ mắc lỗi khi viết bài.
b) GV đọc cho học sinh viết.
c) Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm BT:
- học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân, các em chỉ viết từ chứa tiếng cần
điền.
- GV dán 3 băng giấy lên bảng lớp; mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó
từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV giải nghĩa từ chầu hẫu.
- học sinh đọc lại kết quả đúng.
Câu a) chăn trâu- châu chấu; chật chội- trật tự; chầu hẫu- ăn trầu
Câu b) bảo nhau- cơn bão; vẽ- vẻ mặt; uống sữa- sửa soạn.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV khen những học sinh viết bài chính tả và làm bài tốt.
- Nhắc học sinh ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong BT2.

--------    ---------
TẬP ĐỌC
Về quê ngoại
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hợp lý khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung : bạn nhỉ về thăm que ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu
những người nông dân làm ra lúa gạo.
Trang 5 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
II.CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết gợi ý kể lại chuyện Đôi bạn.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
GV kiểm tra 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại chuyện Đôi bạn, trả lời về nội dung bài
đọc.
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài thơ.
b) GV hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng khổ.
+ học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
+ GV giúp học sinh hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài thơ.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Câu nào cho em biết điều đó ?
- Quê ngoại bạn ở đâu ?

- Bạn nhỏ thấy ở quê có gì lạ ?
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo ?
- Chuyện về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hai học sinh nói lại nội dung bài thơ (về thăm quê bạn nhỏ thêm yêu cảnh đẹp ở
quê, yêu những người làm ra lúa gạo)
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
--------    ---------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Hoạt động công nghiệp, thương mại
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết
2. Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
II.CHUẨN BỊ
- Các hình trang 60, 61 SGK.
- Tranh ảnh ưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: LÀM VIỆC THEO CẶP
* Mục tiêu:
Trang 6 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
- Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
+ Kể các hoạt động công nghiệp nơi các em đang sống
Bước 2:
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Hoạt động 2: THẢO LUẬN THEO NHÓM
* Mục tiêu: Biết một số hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.

* Cách tiến hành:
Bước 1:
Chia nhóm thảo luận theo yêu cầu của SGK
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt,…gọi là hoạt động công
nghiệp.
Hoạt động 3: LÀM VIỆC THEO NHÓM
* Mục tiêu: Kể được tên mốtố chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua
bán ở đó.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm., thảo luận theo yêu cầu trong SGK
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 4: CHƠI TRÒ CHƠI BÁN HÀNG
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với hoạt động mua bán.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt tình huống cho các em chơi đóng vai, một vài người bán, một số người mua.
Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét.
--------    ---------
Trang 7 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Tính giá trị của biểu thức
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân,
chia.
2. Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu: “<”, “>”,
“=”

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết trước
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho học sinh
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2. GV nêu hai quy tắc tính giá trị của các biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc
nhân, chia. Sau đó giúp học sinh ghi nhớ hai quy tắc này.
3. Thực hành:
Bài 1:
+ GV cho học sinh nêu cách làm: Phép tính cần làm trước là 205 + 60, sau đó lấy kết
quả đó cộng tiếp với 3.
+ GV cho học sinh tính nhẩm để tìm kết quả 205 + 60 là 265, sau đó lấy 265 cộng với
3 được 268.
Bài 2:
+ GV cho học sinh nêu thứ tự các phép tính cần làm.
+ học sinh tính cụ thể và trình như trong bài học.
Bài 3:
+ GV cho học sinh nêu cách làm.
+ GV yêu cầu học sinh tính nhẩm 55 : 5 x 3 (bằng 33)
+ học sinh so sánh giá trị của biểu thức (33) với 32 rồi điền dấu “>” vào chỗ chấm.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
--------    ---------
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ E
(Giáo viên chuyên biệt soạn giảng)
--------    ---------

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn. Dấu phẩy.
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Trang 8 – GV Lê Thị Huyền Trang
Giáo án lớp 3A - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
1. Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm thành thị - nông thôn (BT1, BT2).
2. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II.CHUẨN BỊ
- Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị.
- Bảng lớp viết đoạn văn trong BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
GV kiểm tra miệng 2 học sinh làm lại BT1 và BT3 tiết LTVC tuần 15.
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
a) Bài tập 1:
- học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- học sinh trao đổi theo bàn thật nhanh. GV mời đại diện các bàn lần lượt kể.
- Một số học sinh nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ phía Bắc
đến phía Nam.
- GV yêu cầu học sinh kể tên một số vùng quê mà em biết?
b) Bài tập 2:
a) Ở thành phố:
- Sự vật
- Công việc
- đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiếc,
rạp chiếu bóng, bể bơi, cửa hàng lớn, trung tâm văn hoá,
bến xe buýt, tắc xi,…
- kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, lái xe, nghiên

cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,...
b) Ở nông thôn
- Sự vật
- Công việc
c) Bài tập 3:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài CN. GV kiểm tra học sinh làm bài; dán 3
băng giấy lên bảng; mời 3 em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Sau đó cả lớp và GV
nhận xét, sửa chữa. 3 học sinh đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV khen những học sinh học tốt. Nhắc học sinh về nhà đọc lại đoạn văn của BT3.
--------    ---------
ĐẠO ĐỨC
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết công lao của các thương binh, liệt sỹ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ ở địa
phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II.CHUẨN BỊ
Trang 9 – GV Lê Thị Huyền Trang

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×