Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích đánh giá tư tưởng chủ trương ngoại giao của hồ chí minh trong giai đoạn 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.16 KB, 9 trang )

Tên: TRẦN THU HUỲNH
Lớp: DHSSU17A
MSSV: 0017410737

Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ
___________________________

Phân tích đánh giá tư tưởng chủ trương ngoại giao của Hồ Chí Minh trong
giai đoạn 1946- 1949 những tác động đối với Hoa Kì:
Trong đấu tranh ngoại giao Hồ Chí Minh lợi dụng để phân hóa kẻ thủ. Nước
Mĩ đã chuyển sang chính sách trung lập dưới thời Tổng thống Truman, trong bức
điện của đại sứ Mĩ tại thành phố Trùng Khánh bộ ngoại giao Mĩ thông báo “ Nước
Mĩ không phản đối cũng không ủng hộ quyền cai trị của Pháp tại Đông Dương. Và
ra chỉ thị đại diện Mĩ ở Việt Nam phải tuyệt đối trung lập” 1 sau ngày 2/9/1945, Hồ
Chí Minh nhận định được tình hình âm mưu sự trở lại của thực dân Pháp và quân
đội Đồng Minh tiến vào Đông Dương để giải giáp phát xít Nhật “ Từ thỏa thuận
ở Hội Nghị Potsxdam , quân Quốc dân Đảng Trung Hoa được giao nhiệm vụ giải
giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra và quân Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào. Quân
Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh,đã gây hấn đánh chiếm Nam Trung Bộ , trong
khi tàn quân Pháp ở Trung Quốc và tù binh Pháp ở Miền Bắc cũng lăm le tiến
hành xâm lược” 2. Chính sách của chính quyền Tổng Thống Rudonven bị xóa bỏ
thay vào đó là chính sách trung lập của Mĩ ở khu vực Đông Dương, tương quan lực
lượng thế giới có sự thay đổi sự trổi dây của Liên Xô và sự hình thành của hệ
thống các quốc gia XHCN ở Đông Âu. Mĩ cần phải có Đồng Minh tại Châu Âu
nhằm ngăn chặn làn sóng Cộng Sản ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
1 Vũ Dương Ninh, Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ Quốc Tế, NXB CTQG- Sự thật (2017),Tr.31
2 PGS.TS Phạm Xanh ,Góp phần tìm hiểu lịch sử Việt Nam Hoa Kỳ ,NXB CTQG (2009),Tr.161

1



Nhận định tình hình Mĩ đã ngã hẳn về lập trường ủng hộ Pháp trong vấn đề
Đông Dương “ Từ tháng chín 1945 đến tháng hai 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tám lần gửi thông điệp, thư, điện và công hàm cho Tổng thống và Ngoại trưởng
Mĩ, giới thiệu các phát triên mới trong tình hình Viêt Nam; Tố cáo thực dân Pháp
trở lại xâm lược Việt Nam, vi phạm hiến chương Đại Tây Dương và Hiến Chương
Liên hợp quốc; Đề nghị Hoa Kì công nhận nền độc lập của Việt Nam” 3. Ngày
5/10/1945 , khi tướng Lơcolec đổ bộ lên Sài Gòn, Chính phủ Mĩ đã gửi một bức
điện nói rõ : Hoa Kì không hề có ý định chống lại việc khôi phục sự thống trị của
Pháp ở Đông Dương và không có quan điểm chính thức nào của Chính phủ Mĩ
động đến quyền của Pháp ở Đông Dương. “ Đối với Mĩ việc ngoại giao mới có đôi
phần kết quả còn cần phải tiến tới để Mĩ chóng chính thức công nhận nền độc lập
hoàn toàn của Việt Nam và hòa giao với chúng ta. Đối với Anh chưa giao thiệp gì
và thái độ của họ giúp bọn thực dân Pháp trở lại Đông Dương ( việc Nam Bộ nên
ta phải phản đối thái độ của họ)”4. Đến ngày 18/02/1946 với những hy vọng mong
manh thì Chính phủ Việt Nam DCCH đã gửi công hàm tới chính phủ Tưởng Giới
Thạch, Mĩ, Liên Xô, Anh để tố cáo tội ác của thực dân Pháp dã bán Việt Nam cho
phát xít Nhật. Và nhắc lại Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Xan
Phanxixco, kêu gọi các cường quốc ủng hộ dộc lập cho các quốc gia thuộc địa và
vấn đề Đông Dương. Để đối phó với âm mưu Pháp liên kết với Tưởng gây bất lợi
cho ta thì ta chủ trương hòa hấn với Tưởng để giải quyết vấn đề trước mắt chủ
trương ngoại giao trong thời kì này là giữ mối quan hệ hòa hoãn với quân Tưởng vì
Chính phủ Trùng Khánh có mối liên hệ mật thiết, mật thiết với Mĩ thông qua sách
lược hòa với Tưởng thì Chính phủ VNDCCH được củng cố đồng thời tạo ra mâu
thuẫn giữa Tưởng và Pháp, cùng với việc đó tranh thủ Mĩ sự hòa hoãn với Tưởng
tạo điều kiện tập trung chống Pháp xâm lược “ Pháp Tưởng đều muốn giành quyền
3 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000,NXB CTQG- Sự thật, Hà Nội (2015),Tr.51
4 ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập 8 (1945-1947),NXB CTQG(2000),Tr.6

2



lợi ở Đông Dương Việt Nam trở thành món hàng có giá trị cho trao đổi quyền lợi
28/02/1946 chúng kí kết với nhau Hiệp ước Hoa Pháp”5.Cùng với đó phía Mĩ hết
lòng ủng hộ Đồng Minh Pháp trở lại Đông Dương nhằm ngăn chặn sự xâm nhập
của Chủ Nghĩa CS ở Đông Dương nơi có nhiều quyền lợi của chúng. Về phía Hồ
Chí Minh hết lòng đôn đốc mối quan hệ Việt Mĩ thông qua một chỉ huy trưởng
OSS tại Việt Nam là thiếu tá Patsti “ Chỉ huy trưởng OSS của Mĩ tại Việt Nam và
một số người khác tới dự buổi họp mặt thân mật vào lúc 19 giờ 30 phút tại nhà số
8 phố Lê Thái Tổ,Hà Nội…Qua Patsti người cũng bày tỏ sự mong muốn Chính
phủ Hoa Kì sẽ lên tiếng ủng hộ vì lợi ích chính đáng của nhân dân Việt Nam và có
biện pháp hạn chế những hành động trắng trợn của Anh ,Pháp đáng gây ra” 6.
Tình thế Việt Nam DCCH cần lựa chọn hoặc chống Pháp tại Miền Bắc cũng đồng
nghĩa đi ngược Hiệp ước Hoa Pháp hoặc thỏa thuận với Pháp đồng ý cho Pháp đưa
ra Bắc với một số điều kiện của ta, cùng với Pháp Tưởng và các đảng phái phản
động trong nước. Đằng sau Pháp, Tưởng còn có Anh Mĩ không chấp nhận tình
trạng độc lập không hoàn toàn phải tiếp tục những cuộc đấu tranh để giành độc lập
trong hoàn cảnh mới “ Việt Nam vừa trải qua thời gian giành độc lập và thiết lập
Chính phủ riêng và giờ đây còn phải đương đầu với Pháp, Tưởng. Có thể thấy Việt
Nam đã bị kẹp giữa Pháp và Tưởng. Một bên kiếm chác, vơ vét của cải: Còn một
bên thì muốn đặt lại nền đô hộ của chúng trên sứ sở này”. 7 Tình hình tại nước
Pháp có nhiều thay đổi, Đờ Gôn người có xu hướng không phụ thuộc Mỹ bị hất
chân ra khỏi chính trường Pháp, các Chính phủ tiếp theo sau đó của Đảng xã hội
cấp tiến, Đảng cộng hòa bình dân… thì dần dần phụ thuộc vào Mỹ nhận những
khoản viện trợ qua kế hoạch Macsan của Mỹ. Chính phủ Pháp coi Đông Dương là
trọng điểm của chính sách thuộc địa

5 PGS.TS Phạm Xanh ,Góp phần tìm hiểu lịch sử Việt Nam Hoa Kỳ ,NXB CTQG (2009),Tr.163.
6 PGS.TS Phạm Xanh ,Góp phần tìm hiểu lịch sử Việt Nam Hoa Kỳ ,NXB CTQG (2009),Tr.165
7 PGS.TS Phạm Xanh ,Góp phần tìm hiểu lịch sử Việt Nam Hoa Kỳ ,NXB CTQG (2009),Tr.171


3


Ngày 5/6/1946 phía Việt Nam DCCH đã ra nghị dịnh vẫn tiếp tục hoạt động
của hội hữu nghị Viêt Mĩ mặc dù quan hệ Việt Mĩ đã dần phai nhạt dần hai bên
không có một sự trao đổi cũng như lập trường của Mĩ mơ hồ. Từ sau Hiệp ước Hoa
Pháp việc gặp gỡ giữ Chính phủ VNDCCH và Pháp trở nên thường xuyên để bàn
về việc kí kết một hiệp định sơ bộ 6/3/1946, nội dung cơ bản của hiệp định sơ bộ “
Chính phủ Pháp công nhận nước VNDCCH là quốc gia tự do có chính phủ của
mình, quân đội của mình, tài chính của mình là một phần tử trong Liên Bang Đông
Dương và trong khối Liên hiệp Pháp”8. Trong khi đó Pháp lộ rõ dã tâm phá hoại
Hiệp định 9/3/1946 quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng chiếm đóng trái phép Bến
Bính, ngày 27/06/1946 quân Pháp chiếm đóng trụ sở bộ tài chính của Việt Nam
DCCH tại Hà Nội, tại Nam Bộ thực dân Pháp không ngừng bắn mà còn cho quân
đánh phá nhiều vị trí của bộ đội Việt Nam tại Đồng Tháp Mười,Phan Rang, Bình
Thuận. Phía Việt Nam DCCH đấu tranh buộc Pháp tôn trọng Hiệp định sơ bộ đòi
mở cuộc đàm phán chính thức tại Paris thực dân Pháp tìm cách hòa hoãn càng thấy
rõ lập trường phản động của Pháp
Điều đó cho thấy trong Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích và độc lập dân tộc lên
trên hết luôn có thiện chí hòa bình. Trong điện trả lời một nhà báo Mĩ 12/1/1947
Hồ Chí Minh có đoạn viết “ Hồ Chí Minh xin gửi tới nhân dân Mĩ vĩ đại tình hữu
nghị tốt đẹp nhất của nhân dân Việt Nam và hy vọng nhân dân Mĩ sẽ ủng hộ Việt
Nam đấu tranh giành độc lập. - Không có liên lạc từ bên ngoài. Vẫn hy vọng
nhưng không biết Mĩ có thiện chí giúp Việt Nam giành độc lập hay không. Có
muốn kêu gọi nước Mĩ nhưng chưa biết làm cách nào…- Việt Nam hy vọng Mĩ sẽ
giúp các dân tộc nhỏ giành độc lập như Tổng thống Rudoven” 9. Những quan điểm
cơ bản về chính sách đối ngoại hữu nghị hợp tác được Chính phủ VNDCCH và Hồ
Chí Minh khẳng định trong thư gửi lãnh tụ và nhân dân các nước, Người khẳng
8 Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập,NXB Giáo dục,Tr.869
9 Tennguoidepnhat.net,truy cập ngày 2/10/2020, 14h30.


4


định: “ Việt Nam chỉ muốn hòa bình và độc lập, để cộng tác than thiện với các dân
tộc khác trên thế giới, trước hết là với các dân tộc an hem Á Đông và dân tộc
Pháp”10 .. Quan hệ Việt - Pháp ngày càng trở nên căng thẳng nguy cơ dẫn đến
chiến tranh chính vì lẽ đó Hồ Chí Minh đã kí kết với Chính phủ Pháp đại diện
Mutê một bản tạm ước 14/09/1946 với nội dung cơ bản “ a) Hai bên chấm dứt mọi
hoạt động chiến tranh về bạo lực; b) Những Hiệp định giữa các ban tham ưu Pháp
vào Việt Nam sẽ đề ra những điều kiện áp dụng vào kiểm soát những biện pháp mà
hai bên cùng nhau quyết định”11. Từ sau Tạm ước 14/09 thực dân Pháp tiến hành
gây hấng ở Hà Nội càng khiêu khích trắng trợn hơn. Chúng liên tiếp gửi tối hậu
thư và Chính phủ phải giải tán lực lượng tự về và giao quyền kiểm soát cho chúng.
Phía Bộ ngoại giao Hoa Kì đã có những chuyến thăm không chính thức đến Hà
Nội nhằm khảo sát tình hình tại Đông Dương từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 12 năm
1946 “ Một điều đặc biệt là cuộc viếng thăm Hà Nội chỉ có một quan chức Mĩ bí
mật, không báo trước vào một thời điểm nhạy cảm ( sau những vụ đụng độ Việt –
Pháp ở Hải Phòng về Lạng Sơn trước ngày toàn quốc kháng chiến) và không được
công bố rộng rãi trên báo chí lúc đó vào các cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp và Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao
Hoàng Minh Giám”12. Ngày 8/12/1946 Vụ Trưởng Vụ Đông Nam Á phụ trách vấn
đề ngoại giao Hoa Kỳ A.L.Moffat gặp gỡ thứ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh
Giám, thay mặt cho Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám đề cập các vấn đề “ Mong
muốn của Chính phủ ta về một Liên Bang kinh tế Đông Dương, về những hải cảng
tự do quyền mậu dịch tự do và tiềm kiếm vốn nước ngoài từ những quốc gia giàu
có. Ngoài những vấn đề chung đó trong cuộc gặp gỡ riêng này Hoàng Minh Giám
thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã “ lật bài ngửa” trước A.L.Moffat về “ mong

10 Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, NXB CTQG Hà Nội,2000, tr.22

11 Đinh Thị Thu Cúc, Lịch sử Việt Nam tập 10 từ 1945-1950, NXB Khoa học xã hội (2017),Tr.173
12 Phạm Xanh, Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, NXB CTQG,Tr.191

5


muốn tư bản Hoa Kỳ, buôn bán với Hoa Kỳ; hy vọng hàng không Hoa Kỳ sẽ sử
dụng Hà Nội, hàng hải Hoa Kỳ sẽ sử dụng Hải Phòng...” ”13
Tình hình thế giới có sự thay đổi từ những năm 1947-1949 có sự thay đổi
Liên Xô và các nước dân chủ Đông Âu được cũng cố và bảo vệ thành quả Cách
mạng XHCN. Phía các nước tư bản lớn ở Châu Âu như Anh, Pháp, Đức thì bị thua
cuộc kinh tế bị kiệt quệ Mĩ thì nhờ chiến tranh làm giàu vươn lên khống chế tư bản
thông qua kế hoạch Macsan phục hưng lại các nươc Châu Âu. Mĩ dựa vào sức
mạnh kinh tế quân sự của một trung tâm kinh tế tài chính kinh tế thế giới Mĩ ráo
riết chuyển khai kế hoạch toàn cầu phản cách mạng nhằm bao vây cô lập các nước
XHCN tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các nước xã hội chủ nghĩa; đàn áp phong trào dân
tộc, phong trào công nhân, phong trào đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ
trên thế giới; khống chế nô dịch các nước đồng minh. Sau ngày Toàn Quốc kháng
chiến Chính phủ Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác ngoại giao “ Từ tháng 12/1946
đến tháng 3/1947 Người đã tám lần gửi thư... cho Chính phủ, Quốc hội Tổng
thống Pháp Vanhxang Orion. Nhân dân Việt Nam đứng dậy Kháng chiến chống
bọn thực dân Pháp giành hòa bình,độc lập, thống nhất”14 . Vào tháng 1/1947 phía
bộ ngọai giao Hoa Kỳ tỏ ý định muốn làm trung gian hòa giải cho Pháp - Việt
nhưng Pháp từ chối và đổ lỗi cho Hoa Kỳ muốn can thiệp vào tình hình Đông
Dương ngay lập tức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho đại sứ Caphery ở Pari nói
rõ lập trường của họ và đưa ra những khuyến nghị đối với Pháp “ Hoàn toàn thừa
nhận lập trường có chủ quyền của Pháp nhưng cũng thấy lo ngại trước việc Pháp
giữ một số quan điểm và phương pháp thực dân đã lỗi thời một cách nguy hiểm ở
Việt Nam”15.


13 Phạm Xanh, Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, NXB CTQG,Tr.199
14 Phạm Xanh, Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, NXB CTQG,Tr.224
15 Phạm Xanh, Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, NXB CTQG Tr.237

6


Vào tháng 4, 5, 6/1947 phái đàn ngoại giao của VNDCCH đại diện Phạm
Ngọc Thạch đã có cuộc gặp gỡ với Đại sứ Mỹ ở Băng Cốc nhằm nói lên những
thông điệp của Chính Phủ Hồ Chí Minh “ Kêu gọi Mỹ VNDCCH và đề nghị Mỹ
dàn xếp chiến tranh Việt Nam và Pháp, yêu cầu Mỹ cho Chính phủ Việt Nam vay
vốn và khôi phục kinh tế đồng thời đưa ra những nhượng bộ kinh doanh với Mỹ”16
Trong thư gửi hội nghị Việt- Mỹ vào tháng 9/1947 Hồ Chí Minh khẳng định
sự hợp tác của nhân dân Hoa Kỳ với sự tự do tại Việt Nam “ Chúng ta không bao
giờ quên sự hợp tác thân ái của các bạn Mỹ hồi chúng ta du kích chống Nhật và
chúng ta mong rằng sự hợp tác đó sẽ được tiếp tục trong cuộc đấu tranh của
chúng ta chống thực dân phản động Pháp giành thống nhất và độc lập”17.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mĩ S.Elie Maissi vào 9/ 1947 trong chính
sách ngoại giao của Việt Nam DCCH Hồ Chí Minh cho biết “ Sẵn sàng làm bạn
với các nước dân chủ và không gây oán với một ai”. Với quan điểm Việt Nam cần
phải hội nhập Quốc Tế nhằm mục đích phát triển Hồ Chí Minh đã khẳng định khi
trả lời phỏng vấn với một nhà báo nước ngoài vào năm 1947 “ Chúng tôi chủ
trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển,mà chỉ có sự thống nhất và độc lập thì
tư bản Việt Nam mới có thể phát triển. Đồng thời chúng tôi rất hoan nghênh tư
bản Pháp và các tư bản nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là, xây lại
Việt Nam sau lúc nị chiến tranh tàn phá , hai là điền hòa kinh tế thế giới và giữ
vững hòa bình”18. Ngày 12/5/1947 Hồ Chí Minh tiếp Paul Mus Cố Vấn của Cao
Ủy Bollaert để chuyển một thông điệp của Cao Ủy Pháp trong đó nêu lên 4 điều
kiện:
“ Thứ nhất, Quân đội Việt Nam giao nộp vũ khí cho Pháp

16 Phạm Xanh, Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, NXB CTQG,tr.236
17 Hồ Chí Minh, Toàn tập,NXB CTQG, Hà Nội 2000 tập 5, Tr.211
18 Hồ Chí Minh, Toàn tập,NXB CTQG, Hà Nội 2000 tập 5, Tr.170

7


Thứ hai, Quân đội Pháp được tự do đi lại trên đất nước Việt Nam.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam phải trao trả lại cho Pháp tất cả những người
đã bị bắt.
Thứ tư, Chính phủ Việt Nam phải trao trả cho Pháp tất cả những người nước
ngoài đã chạy sang phía Việt Nam”19.
Hồ Chí Minh phê phán những điều kiện đầu hàng mà Cao Ủy Pháp đưa ra Hồ
Chí Minh nêu ra lập trường của Chính phủ và nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa
bình muốn có một mối quan hệ tốt với nhân dân Pháp đồng thời khẳng định rằng: “
Chúng tôi muốn hòa bình nhưng không phải hòa bình với bất cứ giá nào! Mà phải
hòa bình trong độc lập tự do”20. Hồ Chí Minh nhận định đây là thời cơ lợi dụng
mâu thuẫn để phân hóa và cô lập kẻ thù. Đối với Mỹ thì Đảng chủ trương phải có
những sách lược đối với Chính quyền Tưởng Giới Thạch trong khi quân đội Tưởng
vẫn giữ yên ở biên giới phía Bắc nước ta, Đảng đã nhận thấy rõ tình hình là khả
năng can thiệp của Mỹ vào Đông Dương nhưng vẫn chưa phải là nguy cơ trực tiếp
trong thông cáo của Ban Thường vụ Trung Ương 12/12/1947 nêu rõ “ Vạch rõ
tham vọng của Mỹ và nguy cơ Mỹ. Chống xu hướng thân Mỹ và sợ Mỹ qua đó
cũng nêu rõ tham vọng của Mỹ và nguy cơ Mỹ chưa trực tiếp đối với ta vẫn phải
lợi dụng triệt để những mâu thuẫn nhỏ giữa Pháp và Mỹ. Về ngoại giao vẫn tuyên
bố thân với Mỹ vẫn phải dùng Hội Việt Mỹ làm lợi khí tuyên truyền Quốc Tế một
phần nào”21. Trong bối cảnh tiến hành cuộc kháng chiến giữa vòng vây của Chủ
nghĩa Đế Quốc việc khai thác mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ Là một sách lược phân
hóa kẻ thù. Chính phủ VNDCCH không ảo tưởng vào thiện chí của Mỹ “ Để che
đậy chính sách lũng đoạn xâm lấn Mỹ dùng khẩu hiệu bài Nga diệt cộng để lôi kéo

19 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000,NXB CTQG- Sự thật, Hà Nội (2015),Tr.101
20 Ngoại giao Việt Nam 1945-2000,NXB CTQG- Sự thật, Hà Nội (2015,Tr.101
21 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập 8, NXB CTQG,Tr.339

8


các nước tư bản”22. Từ đây Hồ Chí Minh đã không còn niềm tin vào sự giúp đỡ của
người Mỹ, từ tháng 4/1949 nhận định rõ tình hình cách mạng trên thế giới đặc biệt
là ở Trung Quốc, Quân giải phóng Trung Quốc đã vượt Trường Giang tiến vào
Nam Kinh thủ phủ của Tưởng Giới Thạch. Ban thường vụ TW 12/5/1949 đã ra chỉ
thị tuyên truyền thắng lợi của Quân giải phóng Trung Quốc, Ngày 01/10/1949
nước CHNDTH tuyên bố thành lập, Hồ Chí Minh ngày 5/12/1949 đã gửi điện tới
Mao Trạch Đông khẳng định “ Hai dân tộc Việt – Hoa có mối quan hệ lịch sử... từ
đây mối quan hệ ngày càng mật thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân
tộc để bảo vệ dân chủ thế giới lâu dài”23

22 Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập 8, NXB CTQG,Tr.339
23 Hồ Chí Minh, Toàn tập,NXB CTQG, Hà Nội 2000 tập 5, Tr.711

9



×