BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62.31.01.06 (Mã mới: 9.31.01.06)
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HÀ THANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS BÙI ANH TUẤN
Hà Nội, 2020
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS BÙI ANH TUẤN
Phản biện 1: …………………………………………………..
Phản biện 2: …………………………………………………..
Phản biện 3: …………………………………………………..
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
trường
họp tại…………………………………………………………
vào hồi…..giờ… tháng ….. năm
Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Đại
học Ngoại thương
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Dzung Tran Trung Phan, Thanh Thi Ha Nguyen, Tuan Anh Bui (2019),
Going beyond Border: Intention to Use International Bank Cards in
Vietnam, Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol. 6, No.
3, pp. 317327
2. Nguyễn Thị Hà Thanh, 2020, Các nhân tố tác động tới sự hài lòng và
trung thành của khách hàng Việt Nam đối với dịch vụ thẻ ngân hàng
quốc tế, Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế, số 127 (4/2020), trang 95
109
3. Nguyễn Thị Hà Thanh, 2020, Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế
tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 9 (tháng 5/2020), trang 2225
Nguyễn Thị Hà Thanh, 2020, Thuận lợi – Khó khăn trong phát triển
dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam, Đặc san Phát triển Kinh tế Xã
hội, số 7 (tháng 4/2020), trang 1114
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Thẻ ngân hàng cung cấp nhiều lợi ích cho người sử dụng và đã dần trở
thành một phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến thay thế tiền mặt trong
các giao dịch, bao gồm cả giao dịch thanh toán trực tiếp tại các máy POS lẫn giao
dịch thanh toán qua mạng Internet. Về đặc điểm địa lý, thẻ ngân hàng có thể được
chia thành (i) thẻ ngân hàng nội địa là thẻ chỉ có thể sử dụng được cho các giao
dịch trong nước và (ii) thẻ ngân hàng quốc tế là thẻ có thể sử dụng được cho các
giao dịch xuyên biên giới và thậm chí là trên toàn cầu.
Theo Báo cáo của Hiệp hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam (2020), đến cuối năm
2019, tổng số thẻ ngân hàng hiện đang lưu hành ở Việt Nam đạt gần 102,88 triệu
thẻ, cao hơn 19,2% so với năm 2018, trong đó thị phần thẻ ngân hàng nội địa so với
thị phần thẻ ngân hàng quốc tế cuối năm 2019 là 85,7%/14,3%. Mặc dù số lượng
thẻ có sự tăng trưởng, nhưng kết đạt quả đạt được thực tế không đạt như mong
đợi theo mục tiêu đề án của Chính phủ về TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016
2020. Mặt khác, so với tính năng của thẻ nội địa, thẻ ngân hàng quốc tế thể hiện rõ
những ưu thế trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, đặc biệt là
với những khách hàng có tư duy mở, có khả năng mua hàng, nhận diện thương hiệu
xuyên biên giới. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới thì
việc mở cửa thị trường ra phạm vi toàn cầu, lượng giao dịch xuyên biên giới cũng
sẽ tăng lên rõ rệt và dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế có thể coi như một công cụ giúp
tăng cường mức độ hội nhập kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng vị
thế của các ngân hàng trong thời đại mới. Chính vì thế, những lý do cho việc thẻ
ngân hàng quốc tế chưa phải là một công cụ thanh toán phổ biến và chỉ chiếm một
tỷ trọng nhỏ so với thẻ nội địa ở Việt Nam là một vấn đề cần được quan tâm và
xem xét. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới ý định sử dụng của
khách hàng tiềm năng với dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế là rất cần thiết giúp cho
các ngân hàng thương mại có thể điều chỉnh định hướng kinh doanh và cơ quan
quản lý đưa ra định hướng chính sách phù hợp giúp phát triển thẻ ngân hàng quốc
tế.
Hơn nữa, đối với những khách hàng đã sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế, để
có thể giữ chân được khách hàng, việc nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối
với dịch vụ cung cấp và từ đó tác động đến lòng trung thành của họ chính là một
trong những cách thức góp phần tìm định hướng phát triển hiệu quả nhất.
Có thể thấy, dưới góc độ ngân hàng, việc nghiên cứu những nhân tố thúc
đẩy người dùng, hoặc những người chưa từng sở hữu thẻ ngân hàng trước đây lựa
chọn thẻ ngân hàng quốc tế hoặc những người đã sở hữu thẻ ngân hàng nội địa
chuyển đổi sang thẻ ngân hàng quốc tế là rất quan trọng để giúp ngân hàng mở
rộng tập khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, số lượng các công trình hiện tại nghiên
cứu về thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu nhân tố tác động
tới hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế vẫn còn khan hiếm, các công trình mới
chủ yếu tập trung vào dịch vụ thanh toán điện tử và dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Do đó, có thể thấy được khoảng trống trong nghiên cứu phân tích về hành vi sử
dụng của khách hàng Việt Nam đối với thẻ ngân hàng nói chung và thẻ ngân hàng
quốc tế nói riêng.
Để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện các nhân tố tác động tới ý
định hành vi của người dùng tiềm năng ở Việt Nam trong việc quyết định sử dụng
thẻ ngân hàng quốc tế trong tương lai cũng như nghiên cứu các nhân tố tác động tới
sự hài lòng và từ đó là lòng trung thành của những khách hàng đã sở hữu thẻ quốc
tế nhằm đưa ra những hàm ý nghiên cứu, đồng thời đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành
vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho
Luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng của
khách hàng cá nhân Việt Nam đối với thẻ ngân hàng quốc tế để từ đó đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam hiện
nay
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những khung lý thuyết nào có thể áp dụng để phân tích các nhân tố tác
động đến hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng
(2) Nguyên nhân nào khiến khách hàng có ý định sử dụng thẻ quốc tế của
ngân hàng?
(3) Nguyên nhân nào dẫn đến sự hài lòng và trung thành của khách hàng với
dịch vụ thẻ quốc tế của ngân hàng?
(4) Các giải pháp cho các ngân hàng thương mại và kiến nghị với cơ quan
quản lý để phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam?
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt
Nam về những nhân tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng và các nhân
tố tác động tới sự hài lòng và trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân
hàng để từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các vấn đề bao gồm thẻ ngân hàng quốc
tế, hành vi sử dụng của khách hàng, các khung lý thuyết phân tích các nhân tố tác
động đến ý định sử dụng dịch vụ và các khung lý thuyết phân tích các nhân tố tác
động đến sự hài lòng và trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
Phân tích thực trạng sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam hiện nay
trên nhiều khía cạnh khác nhau để làm cơ sở thực tiễn cho mô hình nghiên cứu
Sử dụng dữ liệu thu thập được từ khảo sát khách hàng tiềm năng chưa sở
hữu thẻ ngân hàng quốc tế kết hợp với các giả thuyết nghiên cứu và mô hình
nghiên cứu đề xuất, luận án thực hiện phân tích các nhân tố tác động tới ý định sử
dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng Việt Nam chưa sở hữu thẻ
Sử dụng dữ liệu thu thập được từ khảo sát khách hàng đã sử dụng thẻ
ngân hàng quốc tế kết hợp với các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề
xuất, luận án tiến hành phân tích các nhân tố tác động tới sự hài lòng và trung thành
của khách hàng đã sử dụng thẻ
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có giá trị tham khảo cho ngân hàng
thương mại và các cơ quan quản lý nhằm mở rộng và phát triển hoạt động sử dụng
thẻ quốc tế tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế
của khách hàng cá nhân ở Việt Nam, bao gồm ý định sử dụng thẻ ngân hàng quốc
tế của những khách hàng tiềm năng chưa sở hữu thẻ ngân hàng quốc tế và sự hài
lòng và trung thành của khách hàng hiện tại đã sở hữu và sử dụng thẻ ngân hàng
quốc tế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung của luận án là các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng
thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng, bao gồm (1) tập hợp của những người sử
dụng tiềm năng và (2) tập hợp của những người đã sở hữu và sử dụng thẻ ngân
hàng quốc tế.
Phạm vi không gian của luận án bao gồm các khách hàng tiềm năng và
khách hàng đã sở hữu thẻ ngân hàng quốc tế ở Việt Nam, tập trung vào 2 thành phố
lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi thời gian của luận án là: luận án nghiên cứu dựa trên xử lý dữ liệu
sơ cấp thu thập được từ kết quả khảo sát khách hàng trong khoảng thời gian từ
01/201910//2019
4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quy trình nghiên cứu
Luận án được thực hiện thông qua quy trình nghiên cứu gồm ba giai đoạn
chính là: nghiên cứu tại bàn (bao gồm nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực
trạng kết hợp với ý kiến chuyên gia để xây dựng khung phân tích, các giả thuyết
nghiên cứu và bộ thang đo dự kiến), khảo sát quy mô nhỏ (phỏng vấn ý kiến
chuyên gia để điều chỉnh bộ thang đo và xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, sau
đó thực hiện điều tra quy mô nhỏ để hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát chính thức)
và cuối cùng là khảo sát chính thức diện rộng
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp phân tích thế hệ hai PLSSEM (Mô hình
phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần) (Hair Jr & cộng sự, 2014)
5. Các đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên tập trung sâu vào
thị trường thẻ quốc tế của các ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ hai, luận án nghiên cứu một cách toàn diện các nhân tố tác động tới
hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng bao gồm cả ý định sử dụng
thẻ quốc tế, sự hài lòng khi sử dụng thẻ quốc tế và quyết định có trung thành, tiếp
tục sử dụng thẻ quốc tế của một ngân hàng hay không.
Thứ ba, luận án sử dụng sử dụng phương pháp PLSSEM sẽ giúp chỉ rõ các
hiệu ứng trung gian (moderating effect) của các nhân tố tuyến giữa, đồng thời cũng
phân tách được tác động riêng lẻ và tác động tổng thể của các nhân tố tuyến đầu
tới nhân tố phụ thuộc ở tuyến cuối.
6. Bố cục của luận án
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 5 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến hành vi sử dụng thẻ ngân
hàng
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế
Chương 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi sử
dụng thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị để phát triển thẻ ngân hàng quốc tế tại Việt
Nam
1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG
1.1.Tổng quan nghiên cứu liên quan đến hành vi sử dụng thẻ ngân
hàng trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng
của khách hàng
Các nghiên cứu trên thế giới về ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách
hàng được thực hiện trên nhiều quốc gia khác nhau và với nhiều loại hình dịch vụ
ngân hàng khác nhau, tiêu biểu như dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng
internet, dịch vụ ngân hàng di động, dịch vụ thẻ ngân hàng. Các công trình nghiên
cứu trên thế giới cũng áp dụng các khung mô hình được áp dụng phổ biến như Mô
hình chấp nhận công nghệ TAM xây dựng bởi Davis (1985), Lý thuyết hành vi có
kế hoạch TPB được phát triển bởi Ajzen (1991), Lý thuyết thống nhất và chấp
nhận công nghệ UTAUT của Venkatesh & cộng sự (2003).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sự hài lòng và trung thành của khách
hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng
Sự hài lòng của khách hàng tạo ra mối liên kết giữa những vấn đề khi mua
hàng và sau mua hàng với sự thay đổi thái độ, việc tiếp tục mua hàng và lòng trung
thành với thương hiệu (Churchill và Surprenant, 1982). Sự hài lòng của khách hàng
được định nghĩa là thái độ xuất phát từ những gì khách hàng tin rằng sẽ xảy ra (kỳ
vọng) so với những gì họ tin là đã xảy ra (nhận thức về hiệu suất) (Neal, 1999).
Nhiều nghiên cứu đã xác định các khía cạnh của chất lượng dịch vụ là tiền đề của
sự hài lòng của khách hàng
Mô hình SERVQUAL do Parasuraman (1988) phát triển và mô hình
SERVPERF do Cronin & Taylor (1992) phát triển là hai kỹ thuật được sử dụng
nhiều nhất trong phân tích sự hài lòng khách hàng cảm nhận được về các khía cạnh
chất lượng của dịch vụ ngân hàng, đa số các nghiên cứu nổi bật đều ứng dụng hai
mô hình này và các biến thể của nó.
Không chỉ quan tâm tới sự hài lòng khách hàng cảm nhận, việc giữ chân
người dùng và tạo điều kiện cho việc sử dụng liên tục của họ là rất quan trọng đối
với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng.
1.2.Tổng quan nghiên cứu liên quan đến hành vi sử dụng thẻ ngân
hàng ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng
của khách hàng
Bên cạnh các nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng tại các
quốc gia khác nhau trên thế giới, đã có các công bố ở Việt Nam đánh giá về hành vi,
ý định, thái độ sử dụng dịch vụ sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, sử
dụng nhiều kỹ thuật phân tích số liệu thống kê khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các
nghiên cứu này không tập trung vào dịch vụ thẻ quốc tế của ngân hàng nói chung.
Các nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ ngân hàng nếu có thường là ý định sử dụng
thẻ ATM hoặc là thẻ tín dụng được phát hành bởi một ngân hàng nhất định
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sự hài lòng và trung thành của khách
hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng
Các nhân tố tác động tới sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng với
dịch vụ ngân hàng cũng đã được tiến hành nghiên cứu với khách hàng ở Việt Nam,
tuy nhiên một đặc điểm tương đồng của các nghiên cứu tập trung vào thị trường
Việt Nam là tỷ lệ sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ đầu là rất cao.
1.3.Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học và các bài báo
trong và ngoài nước về hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, có thể
thấy nghiên cứu về hành vi khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng là một chủ đề
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nhiều
nghiên cứu tập trung phân tích dựa trên đặc tính quốc tế của thẻ ngân hàng, các
nghiên cứu về hành vi sử dụng thẻ ở Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào hoặc
chỉ một dịch vụ thẻ cụ thể (như thẻ tín dụng, thẻ ATM) của một ngân hàng hoặc
cả thị trường thẻ nói chung. Vì thế, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên
tập trung sâu vào thị trường thẻ quốc tế của các ngân hàng tại Việt Nam một thị
trường nhiều tiềm năng trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, thương mại
điện tử và giao dịch thương mại xuyên biên giới đang trở thành xu thế nhưng lại
phát triển chưa xứng tầm.
Thứ hai, các nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân tố tác động tới hành vi
sử dụng dịch vụ của khách hàng chủ yếu là nghiên cứu riêng biệt hoặc là ý định sử
dụng dịch vụ hoặc là sự hài lòng và trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch
vụ chứ không phải là một công trình tổng hợp nghiên cứu cả ý định sử dụng dịch
vụ và sự hài lòng và trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Thứ ba, các nghiên cứu về hành vi khách hàng ở Việt Nam phần lớn mới sử
dụng phương pháp thống kê thế hệ đầu nên không thể hiện được tác động trung
gian của các biến tiềm ẩn tuyến giữa và không phân tách được tác động riêng lẻ
của các biến tiềm ẩn tuyến đầu tới biến phụ thuộc tuyến cuối.
Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả, luận án là nghiên cứu đầu tiên đồng thời
phân tích hành vi sử dụng của khách hàng tập trung chuyên sâu vào dịch vụ thẻ
ngân hàng quốc tế và đánh giá một cách toàn diện từ ý định sử dụng cho đến sự hài
lòng và trung thành khi sử dụng thẻ quốc tế bằng phương pháp thống kê thế hệ hai
(Mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần PLSSEM)
2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI SỬ
DỤNG THẺ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về thẻ ngân hàng quốc tế
2.1.1. Khái niệm và phân loại thẻ ngân hàng
2.1.1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thẻ ngân hàng là
phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các
điều kiện và điều khoản được các bên thoả thuận.
2.1.1.2. Phân loại thẻ
Dựa theo các tiêu chí phân loại khác nhau, thẻ ngân hàng sẽ bao gồm:
Theo đặc tính kỹ thuật: thẻ từ, thẻ chip
Theo tính chất thanh toán: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước
Theo phạm vi sử dụng: thẻ nội địa, thẻ quốc tế
2.1.2. Khái niệm thẻ ngân hàng quốc tế
Theo phạm vi sử dụng, thẻ ngân hàng được phân loại thành thẻ trong nước
và thẻ quốc tế. Theo NHNN Việt Nam, thẻ ngân hàng quốc tế là thẻ ngân hàng có
thể sử dụng được trên phạm vi quốc tế. Như vậy, thẻ ngân hàng quốc tế có thể
được khách hàng sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ ở
cả trong nước và ở nước ngoài.
2.1.3. Vai trò của thẻ ngân hàng quốc tế
Đối với các chủ thẻ: (1) Là phương tiện thanh toán tiện dụng với
phạm vi thanh toán toàn cầu; (2) Là phương tiện thanh toán an toàn và bảo mật; (3)
Gia tăng lợi ích kinh tế với chi phí hợp lý; (4) Tạo cảm giác văn minh, sang trọng và
hiện đại cho khách hàng:
Đối với ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ: (1) Mở rộng thị trường
và thu hút khách hàng mới; (2) Tăng thu nhập và kênh phân phối cho ngân hàng; (3)
Mở rộng khả năng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu ; (4) Tăng sức mạnh
thương hiệu, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng; (5) Hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ: (1) Tiết kiệm thời gian và đảm bảo an
toàn do giảm thiểu việc kiểm đếm, phân loại, lưu trữ và vận chuyển tiền mặt; (2)
Tăng tốc vòng quay tiền; (3) Thiết lập được mối quan hệ mật thiết với ngân hàng:
Đối với toàn nền kinh tế: (1) Giảm khối lượng tiền trong lưu thông,
tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế; (2) Là công cụ
giúp tăng mức độ hội nhập kinh tế; (3) Tăng cường phổ cập tài chính, nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho người dân; (4) Thu hút được khách du lịch
nước ngoài
2.2.Tổng quan về hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng
2.2.1. Khái niệm hành vi khách hàng
Nội hàm của hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế bao gồm các vấn đề:
điều tra tìm hiểu về thẻ, có ý định sử dụng thẻ, chấp nhận sử dụng thẻ, đánh giá
về chất lượng dịch vụ thẻ quốc tế đang sử dụng, hài lòng và tiếp tục sử dụng thẻ,
giới thiệu thẻ cho những người khác. Song do phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập
trung vào hai khía cạnh chính của hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế là (i) ý
định sử dụng thẻ của khách hàng và (ii) sự hài lòng và trung thành của khách hàng.
Do đó, nghiên cứu về hành vi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng trong
phạm vi luận án được hiểu là nghiên cứu ý định sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế
của tập hợp khách hàng tiềm năng chưa sở hữu thẻ và nghiên cứu sự hài lòng và
trung thành của tập hợp khách hàng hiện tại đã sở hữu thẻ ngân hàng quốc tế
2.2.2. Lý thuyết về ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng
2.2.2.1. Khái niệm ý định sử dụng dịch vụ
Ý định sử dụng dịch vụ là một hình thức của ý định hành vi. Ý định sử dụng
là sự sẵn sàng của người dùng để sử dụng một hệ thống đặc thù (Ajzen, 1991)
Từ đó có thể hiểu ý định sử dụng dịch vụ là mức độ cao hay thấp của ý định
một cá nhân trong việc bắt đầu sử dụng một dịch vụ đặc thù
2.2.2.2. Các mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ của
khách hàng
Thuyết hành vi hợp lý TRA
Thuyết chấp nhận công nghệ TAM
Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Lý Thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT
2.2.3. Lý thuyết về sự hài lòng và trung thành của khách hàng khi sử
dụng dịch vụ
2.2.3.1. Khái niệm sự hài lòng và trung thành
Khái niệm sự hài lòng
Theo Kotler & cộng sự (2009), sự hài lòng là một cảm giác xuất hiện từ kết
quả của một quá trình đánh giá. Sự hài lòng của khách hàng giúp kết nối quá trình
mua hàng và tiêu dùng với quá trình sau mua hàng như sự thay đổi thái độ, tiếp tục
mua hàng và lòng trung thành với thương hiệu (Churchill Jr & Surprenant, 1982).
Khái niệm lòng trung thành
Duffy (2003) định nghĩa lòng trung thành của khách hàng là cảm giác liên kết
của khách hàng hướng tới một thương hiệu. Cảm giác này thúc đẩy khách hàng để
họ mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhiều lần và điều này sẽ mang lại lợi ích cho
công ty
2.2.3.2. Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng và trung thành
Mô hình đánh giá chất lượng kỹ thuật chức năng (Gronroos, 1984)
Mô hình SERVQUAL (Parasuraman & cộng sự, 1988)
Mô hình SERVPERF (Cronin & Taylor, 1992)
Sự hài lòng của khách hàng được đánh giá chỉ thông qua cảm nhận thực tế
của họ về chất lượng dịch vụ mà không dựa trên kỳ vọng của họ
Mô hình tiền đề và trung gian (Dabholkar & cộng sự, 2000)
2.3.Thực trạng sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế ở Việt Nam
2.3.1. Số lượng thẻ đang lưu hành
Đến cuối năm 2019, số lượng thẻ đang lưu hành tại Việt Nam đạt gần
102,88 triệu thẻ. Trong đó, số lượng thẻ quốc tế đang lưu hành là 14,67 triệu thẻ so
với con số 88,21 triệu thẻ nội địa. Thị trường thẻ Việt Nam chiếm phần lớn hiện
nay vẫn là thẻ nội địa, đồng nghĩa với việc dư địa của thị trường thẻ quốc tế vẫn
còn lớn và cuộc đua cạnh tranh thị phần trên thị trường thẻ quốc tế mới chỉ bắt
đầu.
2.3.2. Số lượng thẻ phát hành mới
Tổng số lượng thẻ phát hành mới năm 2019 khoảng 21,6 triệu thẻ, chiếm
21% số lượng thẻ đang lưu hành. Trong đó, số lượng thẻ nội địa phát hành mới
tăng trưởng so với năm 2018 là 24,91%. Số lượng thẻ quốc tế phát hành mới là 5,15
triệu thẻ, tăng gần 29% so với năm 2018. Nhìn vào quy mô so sánh với thẻ nội địa
cũng như tiềm năng phát triển thì con số này chưa tương xứng với tiềm năng của
thẻ quốc tế.
2.3.3. Doanh số giao dịch thẻ
2.3.3.1. Doanh số sử dụng thẻ (DSSD)
Năm 2019, tổng DSSD thẻ bao gồm cả doanh số rút tiền mặt là 3040,2 tỷ
đồng, trong đó DSSD thẻ nội địa là 2420,9 tỷ đồng và DSSD thẻ quốc tế là 619,3 tỷ
đồng. DSSD thẻ quốc tế tiếp tục tăng trưởng cao, đạt mức tăng hơn 47% của năm
2019 so với năm 2018. Doanh số rút riền mặt của thẻ quốc tế chưa bằng một nửa
của DSSD thẻ (lần lượt là 43% vào năm 2018 và giảm xuống còn 41,9% năm 2019)
2.3.3.2. Doanh số thanh toán thẻ (DSTT)
Về DSTT thẻ bao gồm cả doanh số rút riền mặt, tổng giá trị năm 2019 đạt
gần 3383 tỷ đồng, tăng trưởng 10,62% so với 2018. Trong đó, DSTT thẻ quốc tế là
690,1 tỷ, tăng 30% so với DSTT là 531,2 tỷ của năm 2018. Nếu xét về tỷ trọng thì
DSTT bao gồm cả doanh số rút tiền mặt của thẻ nội địa vẫn chiếm áp đảo tới
79,6% (tương ứng với con số 2692,8 tỷ của năm 2019), còn DSTT của thẻ quốc tế
chỉ chiếm 20,4%.
2.3.4. Thị phần thẻ quốc tế
Trong các hình thức thẻ quốc tế đang lưu hành ở Việt Nam, thẻ GNQT
chiếm thị phần lớn nhất. Theo ngân hàng phát hành, năm 2019, Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có số lượng thẻ quốc tế đang lưu hành nhiều
nhất trên thị trường thẻ. Các NHTM khác như BIDV, Sacombank, Vietinbank,
Techcombank hay VP Bank cũng cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về số lượng thẻ
quốc tế đang lưu hành trong thời gian gần đây.
3. CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG QUỐC
TẾ TẠI VIỆT NAM
3.1. Mô hình nghiên cứu
3.1.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định
sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế
Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 8 nhân tố, dựa trên sự kết hợp có
mở rộng của hai khung mô hình là Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB và Mô hình
chấp nhận công nghệ TAM và bổ sung thêm hai nhân tố mới ngoài các nhân tố của
hai khung mô hình TPB và TAM ban đầu là nhân tố Nhận thức sự bất lợi (PD) và
Kinh nghiệm quá khứ (PE).
3.1.2. Mô hình đề xuất nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài
lòng và trung thành khi sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng
Mô hình nghiên cứu luận án sử dụng được xây dựng dựa trên khung mô hình
SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) với khung mô hình đề xuất gồm 7 nhân tố
là Khả năng đáp ứng (RES), Sự đảm bảo (AS), Sự thấu hiểu (EMP), Mức độ tin
cậy (RL), Phương tiện hữu hình (TAN), Sự hài lòng (SAT) và Lòng trung thành
(LOY).
3.2.Giả thuyết nghiên cứu
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định sử
dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng
Giả
thuyết
H1a
H1b
Nội dung giả thuyết
Nhận thức tính dễ sử dụng có tương quan cùng chiều với Thái độ
Nhận thức tính dễ sử dụng có tương quan cùng chiều với Ý định sử
dụng
Nhận thức tính dễ sử dụng có tương quan cùng chiều với Nhận
thức tính hữu ích
Nhận thức tính hữu ích có tương quan cùng chiều với Thái độ
Nhận thức tính hữu ích có tương quan cùng chiều với Ý định sử
dụng
Thái độ có tương quan cùng chiều với Ý định sử dụng
Chuẩn chủ quan có tương quan cùng chiều với Ý định sử dụng
Nhận thức kiểm soát hành vi tương quan cùng chiều với Ý định sử
dụng
Kinh nghiệm quá khứ có tương quan cùng chiều với Ý định sử dụng
Nhận thức sự bất lợi có tương quan ngược chiều với Thái độ
Nhận thức sự bất lợi có tương quan ngược chiều với Ý định sử
dụng
H1c
H2a
H2b
H3
H4
H5
H6
H7a
H7b
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hài
lòng và trung thành khi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng
Giả
thuyết
H1
Nội dung giả thuyết
Sự đảm bảo có tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của khách
hàng với dịch vụ thẻ quốc tế
H2
Khả năng đáp ứng có tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của
khách hàng với dịch vụ thẻ quốc tế
H3
Độ tin cậy có tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của khách
hàng với dịch vụ thẻ quốc tế
H4
Phương tiện hữu hình có tương quan cùng chiều với Sự hài lòng
của khách hàng với dịch vụ thẻ quốc tế
H5
Sự thấu hiểu có tương quan cùng chiều với Sự hài lòng của khách
hàng với dịch vụ thẻ quốc tế
H6
Sự hài lòng của khách hàng có tương quan cùng chiều với Lòng
trung thành của khách với dịch vụ thẻ quốc tế
3.3.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập bằng cách thực hiện điều tra
khảo sát, với đối tượng người trả lời khảo sát chủ yếu ở hai thành phố lớn nhất là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và được lựa chọn ngẫu nhiên.
3.3.1.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý
định sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng
Khảo sát thu về 619 phiếu trả lời hợp lệ. Trong đó, hơn 56% là nữ và gần
44% là nam, khoảng 40% là sinh viên, phản ánh thực tế các trường đại học được
đưa vào như một trong những địa điểm thu thập dữ liệu chính. Nhân viên văn
phòng và những người làm công việc chuyên môn chiếm tới 53% số người được
hỏi, phần còn lại là những người làm việc tự do hoặc làm việc nhà. Tương ứng, sự
phân bố độ tuổi của người tham gia khảo sát phù hợp với đặc điểm công việc, với
tỷ lệ gần 44% ở độ tuổi 1822, hơn 48% người trả lời ở độ tuổi 2340. Khoảng
50% số người được hỏi có thu nhập dưới 5 triệu đồng/ tháng, hầu hết rơi vào
nhóm sinh viên. Tuy nhiên, khi nhóm đối tượng sinh viên này tốt nghiệp, đặc điểm
thu nhập của họ sẽ thay đổi đáng kể
3.3.1.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự
hài lòng và trung thành khi sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế của khách hàng
Trong 367 khách hàng đã sử dụng thẻ ngân hàng quốc tế tham gia trả lời câu
hỏi, có hơn 52% nữ và gần 48% là nam, khoảng 43% là nhân viên văn phòng, hơn
30% là những người làm công việc chuyên môn, chỉ có gần 12% người tham gia trả
lời là sinh viên. Sự phân bố độ tuổi phù hợp với đặc điểm công việc, hơn 40% ở
độ tuổi 3140, gần 24% ở độ tuổi trên 40, và hơn 35% ở độ tuổi dưới 30. Gần 47%
có thu nhập từ 1020 triệu đồng/tháng, gần 40% có thu nhập dưới 10 triệu
đồng/tháng, 15.26% số người có thu nhập trên 20 triệu. Hơn 17% người trả lời
hiện đang sử dụng thẻ quốc tế được phát hành bởi ngân hàng TMCP Ngoại
thương, tiếp theo là ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và ngân hàng
TMCP Kỹ thương phát hành. Nhóm thẻ quốc tế do ngân hàng nước ngoài phát hành
chiếm tỷ trọng hơn 15%
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng PLSSEM được sử dụng trong luận án
nhằm mô tả mối quan hệ giữa các biến thông qua mô hình đường dẫn (paths), từ đó
chỉ rõ được hiệu ứng trung gian của các nhân tố tuyến giữa, phân tách tác động
riêng lẻ và tác động tổng thể của nhân tố tuyến đầu tới nhân tố tuyến cuối. Hơn
nữa, PLSSEM còn có ưu điểm là cho phép xử lý các dữ liệu có phân phối không
phải là phân bố chuẩn hoặc vi phạm một số giả định của hồi quy tuyến tính cổ
điển, và trong PLSSEM đã chứa đầy đủ các kỹ thuật phân tích đường dẫn, hồi
quy, kiểm định.
4. CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thẻ
ngân hàng quốc tế tại Việt Nam
4.1.1. Kết quả mô hình sơ bộ
Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành chạy kiểm định mô hình
PLSSEM lần 1 và có mô hình rút gọn, bỏ bớt các thành phần chỉ báo PD1, PD6,
PU5 và PE1 do không đạt yêu cầu về hệ số tải
4.1.2. Kết quả mô hình PLSSEM rút gọn
Nguồn: Kết quả từ phần mềm PLSSEM 3.2.8
4.1.3. Kết quả kiểm định mô hình
Kết quả kiểm định Độ tin cậy và Độ hợp lệ của các nhóm biến
Kết quả kiểm định mô hình cung cấp bằng chứng về độ tin cậy đồng nhất
của mô hình, với các giá trị độ tin cậy tổng hợp (CR) nằm trong khoảng 0,7 đến
0,9. Giá trị hội tụ của mô hình cũng đạt yêu cầu. Hệ số phương sai trích trung bình
đều cao hơn 0,5, như được đề xuất bởi Hair và cộng sự (2019).
Kết quả kiểm định HTMT cho Giá trị phân biệt (Discriminant Validity)
Tất cả các giá trị HTMT đều đạt kết quả dưới 0,85, đáp ứng ngưỡng tối đa
của tiêu chí này.
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn cho mô hình
cấu trúc: Kết quả kiểm định cho thấy mô hình không gặp hiện tượng đa cộng
tuyến do hệ số phóng đại phương sai của tất cả các biến tiềm ẩn lớn nhất chỉ
bằng 1.878
Kết quả kiểm định mức ý nghĩa thông qua thuật toán Bootstrap
Với 61.3% giải thích cho biến INT, bên cạnh đó 27% ATT được giải thích
bởi PEU và PU và 38.2% PU được giải thích bởi PEU. Hầu hết giá trị tvalue đều
cao hơn nhiều so với 1.96, trừ PEU→ATT và PEU→INT khẳng định rằng gần như
tất cả các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê.
4.1.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Trong số các nhân tố có tác động đến ý định sử dụng, biến Chuẩn chủ
quan SN có tác động trực tiếp mạnh nhất đến biến phụ thuộc Ý định sử dụng INT
Nhân tố thái độ ATT có tác động trực tiếp và cùng chiều đến ý định sử
dụng INT nhưng đồng thời cũng là biến chịu tác động bởi các biến tiềm ẩn khác,
bao gồm nhận thức tính hữu ích PU và nhận thức sự bất lợi PD, do đó, giả thuyết
H2a và H7a được chứng minh là phù hợp. Nhận thức về tính hữu ích PU vừa có
tác động trực tiếp vừa có cả tác động gián tiếp đến INT thông qua ATT, dẫn đến
hệ số thể hiện tổng tác động có giá trị tương đối cao là 0.257, hỗ trợ giả thuyết
H2a và H2b. Biến tiềm ẩn Kinh nghiệm quá khứ PE được tìm ra có tác động vừa
phải đến ý định sử dụng thẻ quốc tế. Nhận thức kiểm soát hành vi PBC, với hệ
số đường dẫn là 0.196 đã được tìm thấy có tác động tích cực đến INT, chứng minh
giả thuyết H5. Nhận thức sự bất lợi PD có tổng tác động đáng kể lên ý định sử
dụng, bao gồm tác động trực tiếp lên ý định sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng và
tác động gián tiếp thông qua việc tác động đến nhân tố Thái độ ATT của khách
hàng, ủng hộ giả thuyết H7a và H7b là phù hợp. Nhận thức tính dễ sử dụng của
thẻ quốc tế PEU được phát hiện có tác động trực tiếp nhưng không đáng kể đến ý
định sử dụng INT và thái độ của khách hàng ATT, nhưng PEU lại có tác động tích
cực rõ rệt đến nhận thức tính hữu ích PU
4.2.Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng và lòng
trung thành của khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế tại Việt
Nam
4.2.1. Kết quả mô hình sơ bộ