Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học phổ thông huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.34 KB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 14-17

ISSN: 2354-0753

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Trương Thị Phượng

Article History
Received: 25/3/2020
Accepted: 28/4/2020
Published: 25/5/2020
Keywords
situation, capacity
development, high school,
gifted students.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh, xã Phi Liêng,
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
Email:
ABSTRACT
Improving the quality of human resources, especially high-quality human
resources, has been identified by the Party as a strategic breakthrough for socioeconomic development. Education and training are considered as the key stages
that determine the quality of human resources. The paper examines the current
situation of management of fostering good students towards developing
learners' competencies at high schools in Dam Rong district, Lam Dong
province, from which some recommendations to improve management
efficiency of this activity in high schools are proposed. The survey results show


that administrators and teachers are well aware of the role of fostering gifted
students. The organization, direction as well as inspection and evaluation of the
training of gifted students towards the development of learners' competencies
are also paid attention and synchronized to improve teaching quality.

1. Mở đầu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng ta xác định là khâu đột
phá chiến lược cho sự phát triển KT-XH. GD-ĐT được coi là khâu then chốt, quyết định chất lượng nguồn nhân lực.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu: “GD-ĐT có sứ mệnh nâng cao dân
trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam” (Lê Ngọc Hùng, 2013). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương khóa
XI, đã chỉ rõ: Mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS) (Ban Chấp hành
Trung ương, 2013), đây là cơ sở cho các địa phương ban hành quy chế thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp sơ sở. Như
vậy, việc phát hiện, bồi dưỡng HSG vẫn được thực hiện rộng khắp ở các cơ sở giáo dục, các kì thi HSG đã triển khai
thông qua các kì thi chọn HSG các cấp.
Ở tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đam Rông nói riêng, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành GD-ĐT là
tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục với mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, năng
lực của HS, đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của
địa phương và đất nước. Vấn đề đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) là làm thế nào để nhanh
chóng phát hiện, có biện pháp bồi dưỡng phù hợp, giúp các em phát huy tối đa năng lực của bản thân.
Mặc dù những năm gần đây, hoạt động bồi dưỡng HSG của các trường trên địa bàn huyện Đam Rông đã đạt
những thành tích nhất định, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó phải kể đến hiệu quả chưa cao của
hoạt động bồi dưỡng cho HSG ở một số bộ môn, chưa tương xứng với tiềm năng của đội ngũ GV và của HS. Do
vậy, bài viết tập trung khảo sát thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực người
học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường
Về cơ bản, hoạt động quản lí giáo dục cũng như mọi hoạt động quản lí KT-XH nói chung, tuy nhiên vẫn có những

đặc thù riêng. Quản lí giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp
lên tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường và liên tục phát
triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng (Nguyễn Thị Mỹ Lộc và cộng sự, 2012). Quản lí giáo dục cũng
bao gồm các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

14


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 14-17

ISSN: 2354-0753

Nhà trường là một cơ sở giáo dục có nhiệm vụ thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
và thực hiện các hoạt động quản lí. Cũng như các hoạt động quản lí khác, quản lí nhà trường được thực hiện thông
qua các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Ngoài ra, người quản lí trường học cần lưu ý các kĩ năng
gắn kết, đó là: công tác ra quyết định, điều chỉnh và xử lí phản hồi thông tin. Quản lí nhà trường gồm 02 nhóm,
đó là: Chủ thể quản lí bên trên nhà trường; Chủ thể quản lí bên trong nhà trường (Nguyễn Trọng Hậu, 2011).
Cùng với đó, công tác quản lí nhà trường còn là quản lí một thiết chế vừa có tính sư phạm, vừa có tính kinh tế (Bộ
GD-ĐT, 2011a).
2.1.2. Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
* Hoạt động bồi dưỡng: Theo Từ điển Giáo dục học: “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kĩ năng
nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” (Nguyễn Văn Giao và cộng
sự, 2001). Hoạt động bồi dưỡng là quá trình người dạy tác động đến người học, giúp người học củng cố, hệ thống và
nâng cao kiến thức. Nhiều hoạt động bồi dưỡng khác nhau sẽ giúp người học nâng cao kiến thức và đạt được kết quả
cao trong học tập.
* Hoạt động bồi dưỡng HSG: Hoạt động bồi dưỡng HSG là một trong những hoạt động trọng tâm của các nhà
trường; là quá trình dạy và học giữa thầy và những HS được tuyển chọn qua kì thi chọn HSG. HSG là những em
được tuyển chọn qua kì thi chọn đội tuyển để vào đội tuyển HSG ở các môn học khác nhau. Để bồi dưỡng HSG, GV

cần có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng HSG. GV bồi dưỡng HSG cần
nhạy bén với kiến thức thực tế, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức. Tóm lại,
hoạt động bồi dưỡng HSG là quá trình dạy và học của thầy và trò để đạt được kết quả cao trong kì thi tuyển chọn
HSG các cấp.
2.2. Nội dung quản lí bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường trung học
phổ thông
- Phát hiện, tuyển chọn HSG theo hướng phát triển năng lực người học. Để hoạt động bồi dưỡng HSG ở các
trường THPT đạt kết quả tốt thì khâu phát hiện, tuyển chọn HSG là rất quan trọng. Để làm được điều này, GV cần
nắm được rõ đặc điểm của từng HS. Công tác tuyển chọn HSG cần được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Căn cứ vào kết quả học tập của HS những năm học trước đó.
Bước 2: Xem xét kết quả trực tiếp thông qua công tác giảng dạy trên lớp, khả năng nhận thức, tư duy, liên hệ vào
thực tiễn của HS.
Bước 3: Phát hiện HSG thông qua các câu hỏi nâng cao trên lớp trong quá trình giảng dạy và trao đổi trực tiếp
với HS.
Bước 4: Công tác tuyển chọn HSG thông qua hình thức thi các vòng loại nhiều lần để tìm ra HS xuất sắc nhất.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Đây là chức năng quan trọng trong quản lí. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là cần
xác định được mục tiêu bồi dưỡng và tìm ra con đường để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch bồi dưỡng HSG ở các
trường THPT được xây dựng cho từng năm học; trong đó, có kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ chuyên môn
và kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HSG của GV. Tuy nhiên, HSG cần được quan tâm, bồi dưỡng trong suốt quá trình
học tập tại trường nên kế hoạch hàng năm cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển, bổ sung từ kế hoạch
của các năm trước. Các chủ trương lớn về bồi dưỡng HSG cần được Hiệu trưởng đưa ra trong kế hoạch chiến lược,
chẳng hạn như việc học tập kinh nghiệm của các trường ngoại tỉnh trong thời gian hè, việc tổ chức mời chuyên gia
bồi dưỡng, tập huấn cho GV, cho HS,…
- Kiểm tra, đánh giá. Thông qua chức năng kiểm tra, nhà quản lí theo dõi, giám sát các kết quả hoạt động và tiến
hành hoạt động sửa chữa, uốn nắn khi cần thiết. Chức năng này giúp người quản lí thu thập những “thông tin ngược”
từ khách thể quản lí trong quá trình vận hành của hệ thống. Nhờ đó, nhà quản lí đánh giá được trạng thái của hệ thống
ra sao so với kế hoạch đã đề ra và như vậy sẽ đánh giá được kế hoạch khả thi đến mức độ nào? Nguyên nhân của sự
thành công, thất bại? Cần điều chỉnh, bổ sung những gì vào nội dung kế hoạch để đạt được mục tiêu? Cũng nhờ có
chức năng này mà người quản lí có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để thực hiện các quá trình quản lí tiếp theo
đạt hiệu quả cao hơn.

Điều cần chú ý đối với người quản lí là 04 chức năng của quản lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thực hiện
liên tiếp, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lí. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có
mặt ở tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu khi thực hiện các chức năng quản lí.

15


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 14-17

ISSN: 2354-0753

2.3. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát triển năng lực người học ở các
trường trung học phổ thông huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.3.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát
Để đánh giá được thực trạng hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng,
chúng tôi đã thực hiện khảo sát 25 CBQL, 100 GV vào tháng 7-8/2019 thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
(mix - method), gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Về phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng phương pháp hồi cứu tư liệu về quy chế bồi dưỡng HSG theo
công văn của Sở GD-ĐT, các kế hoạch bồi dưỡng của trường, báo cáo sơ kết, tổng kết của các năm học. Bên cạnh
đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 04 đối
tượng là CBQL, GV trên địa bàn huyện về hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng. Về việc thu thập và xử lí phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (Snowball).
Dữ liệu thu thập được nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 20.
2.3.2. Kết quả khảo sát
- Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực
người học
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, sử dụng thang đo Likert 5 với các mức độ: Ưu tiên hàng đầu Rất quan trọng - Quan trọng - Không quan trọng - Hoàn toàn không cần thiết. Kết quả thu được xếp theo thứ bậc từ
1-5 như sau (xem bảng 1):

Bảng 1. Kết quả khảo sát CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT
CBQL
GV
Tổng cộng
Tỉ lệ Thứ
STT
Nội dung
Tổng Số lượt Tổng Số lượt Tổng Số lượt
chọn
bậc
số
chọn
số
chọn
số
chọn
1
Ưu tiên hàng đầu
30
2
100
6
130
8
6,1
4
2
Rất quan trọng
30
26

100
66
130
92
70,8
1
3
Quan trọng
30
2
100
18
130
20
15,4
2
4
Không quan trọng
30
0
100
10
130
10
7,7
3
5
Hoàn toàn không cần thiết
30
0

100
0
130
0
0
5
Kết quả thể hiện ở bảng 1 cho thấy, đa số CBQL, GV nhận thấy hoạt động bồi dưỡng HSG rất quan trọng (chiếm
70,8%), quan trọng (chiếm 15,4%) và không có ai cho rằng hoạt động này là hoàn toàn không cần thiết. Tuy nhiên,
vẫn còn một số ít CBQL, GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG (chiếm 7,7%).
- Công tác phát hiện, tuyển chọn HSG theo hướng phát triển năng lực người học. Nhằm hướng tới việc chuẩn bị
tốt cho công tác phát hiện, tuyển chọn HSG, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 GV, với 05 biện pháp phát hiện
HSG hiệu quả nhất, xếp thứ bậc dựa trên tỉ lệ lựa chọn của GV. Kết quả khảo sát như sau (xem bảng 2):
Bảng 2. Kết quả khảo sát GV về biện pháp phát hiện HSG
Số GV
Số GV
Tỉ lệ
Thứ
STT
Biện pháp phát hiện HSG hiệu quả nhất
tham gia
lựa chọn
(%)
bậc
1
Thông qua kết quả học tập, rèn luyện của các năm học trước
100
10
10,0
4
2

Thông qua kết quả kiểm tra đầu năm
100
4
4,0
5
3
Thông qua các câu hỏi yêu cầu phân tích, tổng hợp, đánh giá
100
22
22,0
2
4
Thông qua kết quả giải các bài tập nâng cao của HS
100
32
52,0
1
Thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ, thử thách dưới
5
100
12
12,0
3
nhiều hình thức khác nhau
Bảng 2 cho thấy, đa số GV phát hiện, tuyển chọn HSG thông qua kết quả giải các bài tập nâng cao của HS (chiếm
52,0%), đứng thứ 2 là GV phát hiện tuyển chọn HSG từ các câu hỏi mang tính phân tích, tổng hợp, đánh giá (chiếm
22,0%). Một số ít GV sử dụng các hình thức khác.
- Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực người học. Để xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng HSG hàng năm, CBQL, GV phụ trách bồi dưỡng HSG đã căn cứ kế hoạch của năm học, các văn bản
hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, trong đó có nhiệm vụ

giáo dục trung học, hướng dẫn tổ chức thi chọn HSG cấp cơ sở, các trường ban hành Quy chế tuyển chọn, bồi dưỡng
HSG, xây dựng Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng HSG dựa trên tình hình của đơn vị. Các trường dựa trên cơ sở các văn
bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT để xây dựng kế hoạch chung của nhà trường. Trên cơ sở các văn bản

16


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 14-17

ISSN: 2354-0753

của nhà trường, các tổ chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG về nội dung, cách thức thực hiện,
phân công nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và thời gian thực hiện.
Thực tiễn công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HSG ở các trường THPT cho thấy, công tác phát hiện HSG chưa
được quan tâm đúng mức. Các tổ chuyên môn chưa được đầu tư thỏa đáng để xây dựng một cách chi tiết về nội
dung, cách thức tiến hành cũng như thời gian thực hiện công tác phát hiện và tuyển chọn và bồi dưỡng HSG. Các
trường chưa có kế hoạch để tập huấn cho GV, chưa thống nhất được cách thức hiệu quả nhất để phát hiện HSG một
cách kịp thời.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực người học. Sau khi xem
xét kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng HSG của các tổ chuyên môn, các trường ban hành quyết định phân
công nhiệm vụ bồi dưỡng HSG cho các GV có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm phụ trách chính các đội
tuyển của các môn học theo từng khối lớp. Căn cứ kế hoạch chung, thư kí hội đồng giáo dục bố trí thời khóa biểu
phù hợp cho từng tuần, đảm bảo không gây quá tải cho HS và GV, đồng thời không làm xáo trộn các hoạt động
khác của nhà trường.
- Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực người học. Thông qua
các báo cáo họp giao ban, báo cáo họp cơ quan, báo cáo sơ kết, tổng kết hằng năm của các trường, chúng tôi nhận
thấy hoạt động bồi dưỡng HSG được Ban giám hiệu, tổ trưởng các tổ chuyên môn ở các trường thường xuyên kiểm
tra, giám sát chặt chẽ. Các buổi bồi dưỡng HSG được bố trí trong thời khóa biểu của toàn trường và được ghi chép

đầy đủ trong Sổ theo dõi của nhà trường. Nhà trường tổ chức riêng một buổi tổng kết công tác bồi dưỡng HSG hàng
năm, trong đó có báo cáo đánh giá, nhận xét ưu, nhược điểm cụ thể, đưa ra định hướng cho năm học tiếp theo.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và GV có nhận thức tốt về vai trò của hoạt động bồi dưỡng HSG. Do đó, kế
hoạch bồi dưỡng HSG đã được chú trọng và xây dựng căn cứ vào tình hình cụ thể hàng năm, được tổ chức triển khai
chặt chẽ, có kiểm tra, giám sát thường xuyên. Công tác tổ chức, chỉ đạo cũng như kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi
dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực người học cũng được quan tâm và thực hiện đồng bộ nhằm nâng cao
chất lượng bồi dưỡng.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy một số hạn chế còn tồn tại như sau: - Nhận thức của một số CBQL,
GV về mục đích hoạt động bồi dưỡng HSG còn chưa toàn diện; - Các trường chưa có kế hoạch để tập huấn cho GV
về các đặc trưng của HSG, chưa thống nhất được cách thức hiệu quả nhất để phát hiện HSG một cách kịp thời; các
tổ chuyên môn chưa đầu tư thỏa đáng để xây dựng một cách chi tiết về nội dung, cách thức tiến hành cũng như thời
gian thực hiện công tác phát hiện và tuyển chọn HSG.
Từ những hạn chế nêu trên, chúng tôi bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt
động bồi dưỡng HSG theo hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đam Rông, đó là: Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng
HSG theo hướng phát triển năng lực người học; - Thực hiện kế hoạch hóa việc phát hiện, tuyển chọn HSG đảm
bảo chọn đúng HSG theo hướng phát triển năng lực người học một cách kịp thời; - Cải tiến nội dung, phương
pháp bồi dưỡng HSG.
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ GD-ĐT (2011a). Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung
học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Bộ GD-ĐT (2011b). Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/ 2011 về Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc
gia làm cơ sở pháp lí cho hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Lê Ngọc Hùng (2013). Xã hội học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012). Quản lí giáo
dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Trọng Hậu (2011). Đại cương khoa học quản lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền (2001). Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển
Bách khoa.

17



×