Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.25 KB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 37-40

ISSN: 2354-0753

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Vũ Văn Bình
Article History
Received: 28/3/2020
Accepted: 15/4/2020
Published: 25/5/2020
Keywords
capacity development,
scientific research, lecturers.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Email:
ABSTRACT
Resolution of the 8th Plenum of the 11th Plenum on basic and comprehensive
innovation of education and training has set out the task of scientific research
including educational science. Therefore, developing scientific research capacity
for faculty members is one of the main goals of all higher education institutions
in order to improve scientific creativity. This article focuses on giving out
solutions to develop scientific research capacity for lecturers of Thanh Hoa
University of Culture, Sports and Tourism.

1. Mở đầu
Hiện nay, bất cứ một cơ sở đào tạo nào cũng có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là: đào tạo và nghiên


cứu khoa học (NCKH). Hoạt động NCKH có vai trò rất quan trọng trong trường đại học, vừa là chức năng cơ bản,
vừa góp phần tạo nên thương hiệu của trường đại học (Bùi Trung Hưng và cộng sự, 2016). Đây là hoạt động có mối
quan hệ hữu cơ, là nhiệm vụ cơ bản chiến lược của một nhà trường; trong đó, việc thúc đẩy giảng viên (GV) tích cực
tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng, bắt buộc và cần thiết để hướng đến nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội (Bộ GD-ĐT, 2000). Vì
vậy, việc bồi dưỡng năng lực nói chung và năng lực NCKH nói riêng cho GV là một trong những yêu cầu cần thiết.
Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã luôn quan tâm,
chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động NCKH đối với GV của đơn vị. Với định hướng xây dựng trường trở thành trường trọng
điểm ở khu vực Bắc Trung Bộ và Nam sông Hồng về đào tạo lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, hoạt động NCKH
được xem là một nhiệm vụ then chốt để phát triển nhà trường, đảm bảo cho sự thành công trong đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo. Vì vậy, bên cạnh việc học tập và giảng dạy, GV cần phải tự nâng cao năng lực NCKH và nghiên
cứu để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn của xã hội đặt ra. Hoạt động NCKH của đội ngũ GV trong Nhà
trường đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, việc phát triển năng lực NCKH cho GV còn
tồn tại những hạn chế nhất định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển năng
lực NCKH cho đội ngũ GV Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Năng lực: là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể (OECD,
2002). Theo Tremblay Denyse (2000), năng lực là khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động
và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt, làm chủ và vận hành chúng một cách hợp lí với những
nhiệm vụ, tình huống trong cuộc sống (Nguyễn Xuân Quy, 2015, tr 5). Có thể hiểu, năng lực là thuộc tính cá nhân
được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành
công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
- Năng lực NCKH: là khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức khoa học mới, khám phá bản chất và các quy
luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo Nguyễn Thị Minh Hồng và Nguyễn Vĩnh Khương (2016), năng
lực NCKH là khả năng thực hiện hoạt động NCKH theo mục tiêu xác định nhằm đạt được một kết quả nhất định,
giải quyết vấn đề đã đặt ra. Năng lực NCKH gồm: phát hiện và giải quyết vấn đề; quan sát; sáng tạo; đọc và tìm kiếm
thông tin; tư duy; thiết kế đề cương nghiên cứu; viết báo cáo khoa học; bảo vệ đề tài khoa học. Cấu trúc của năng lực
NCKH gồm 3 thành tố chủ yếu: (1) Kiến thức: kiến thức về chuyên ngành; kiến thức về phương pháp NCKH;
(2) Kĩ năng: kĩ năng xây dựng đề tài nghiên cứu; kĩ năng thu thập dữ liệu nghiên cứu; kĩ năng phân tích dữ liệu và

sử dụng công cụ phân tích; kĩ năng phê phán, phản biện khoa học; kĩ năng lập luận khoa học; kĩ năng viết báo cáo
khoa học; (3) Thái độ: nhiệt tình, say mê khoa học; nhạy bén với các sự kiện xảy ra (hiện tượng khoa học); khách
quan, trung thực, nghiêm túc; kiên trì, cẩn thận khi làm việc; tinh thần hợp tác, chia sẻ khoa học.

37


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 37-40

ISSN: 2354-0753

2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
2.2.1. Những kết quả đạt được
- Sản phẩm NCKH: Từ năm 2016-2018, Nhà trường triển khai 07 đề tài NCKH cấp tỉnh, 25 đề tài NCKH cấp cơ
sở; xuất bản nhiều giáo trình và tập bài giảng cùng hàng trăm bài viết của các GV Nhà trường công bố trên các tạp chí
khoa học của Trung ương và địa phương. Trong giai đoạn 2016-2020, Trường có 69 nhiệm vụ khoa học công nghệ các
cấp được nghiệm thu (trong đó, có 60 đề tài cấp Trường, 09 đề tài cấp tỉnh), 13 bài báo khoa học được công bố quốc tế
trong hệ thống ISI/Scopus, hơn 500 bài báo công bố tạp chí trong nước, hơn 20 đầu sách chuyên khảo, giáo trình và
chuyên khảo được xuất bản. Ngoài ra, nhà trường không ngừng đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực:
đào tạo, trao đổi GV, sinh viên với các đối tác quốc tế: Trường Đại học Zielona Góra - Ba Lan (6 GV và sinh viên sang
Ba Lan nghiên cứu học tập); Trường Đại học MinSCAT - Philippines (5 lượt GV sang nghiên cứu học tập tại
Philippines); Trường Đại học Nakon Phanom - Thái Lan; đào tạo tiếng Việt, đại học, cao học cho Lưu học sinh và cán
bộ của các tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn - Lào; Trường Đại học Daejin Hàn Quốc (1 lượt GV học nghiên cứu sinh)…
- Chất lượng đội ngũ GV: Nhà trường bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lí, GV tương đối phù hợp với
trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm tạo điều kiện cho họ phát huy ưu điểm. Nhà trường tạo mọi điều kiện
cho cán bộ quản lí học tập các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, các lớp tập huấn nghề nghiệp theo chuyên môn nghề
nghiệp với các chương trình ngắn hạn trong và ngoài nước như: tập huấn nghề công tác xã hội, tập huấn công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, tập huấn công tác tổ chức đoàn, tập huấn về nghiệp vụ du lịch, quản lí văn hóa… Cùng

với đó, đa số cán bộ, GV đều có ý thức không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nên
thường xuyên tích cực học tập, tự học tập. Vì vậy, hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được
tăng lên. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL vững vàng về chính trị tư tưởng, phấn đấu giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ, gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, thương yêu tôn trọng trẻ (2020). Hàng năm, nhà
trường đã thường xuyên tổ chức các diễn đàn học thuật, seminar sinh hoạt bộ môn, hội thảo cấp trường về hoạt động
NCKH, nhằm nâng cao chuyên môn, đồng thời cũng là diễn đàn hữu ích cho GV trau đồi, bổ sung kiến thức. Có thể
kể đến một số hội thảo cấp trường, cấp quốc gia điển hình như: “Thanh Hóa và Liên kết phát triển du lịch quốc gia,
quốc tế”; “Thanh Hóa - 70 năm phát huy giá trị di sản Cách mạng tháng Tám (1945-2015)”; “Giáo dục đại học trong
bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN”.
- Công tác kiểm tra, đánh giá: Tại hội nghị cán bộ GV đầu năm học, nhà trường đã họp, bàn và thống nhất xây
dựng các quy chế kiểm tra nội bộ như: công tác chuyên môn, tài chính, công đoàn… có thang điểm và các tiêu chí
đánh giá cụ thể dựa vào tình hình thực tế của nhà trường. Sau khi các quy chế đã được ban hành, Đảng bộ, Ban Giám
Hiệu triển khai thực hiện tương đối nghiêm túc cụ thể: (1) Lãnh đạo nhà trường thực hiện công khai tài chính theo
quy định, Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ chuyên môn của phó hiệu trưởng 2 lần/năm; (2) Đối với GV, kiểm tra định kì
01 lần/tháng, kiểm tra toàn diện 03 năm/lần. Hằng năm, Nhà thường có kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hành,
thực tập và có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng thực hành bộ môn và hướng dẫn cụ thể cho sinh viên thực
tập, nắm bắt kịp thời các hoạt động của nhà trường. Yêu cầu tất cả các GV hàng năm phải có sản phẩm giờ khoa học
quy đổi đảm bảo đúng quy định chức danh của GV đại học là 180 giờ nghĩa vụ trong một năm. Nhà trường cũng đã
áp dụng Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT (2014) quy định: “Đối với những GV không hoàn thành
nhiệm vụ NCKH theo quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan”.
Theo đó, nếu GV không thực hiện NCKH đủ số giờ quy đổi sẽ bị trừ vào số tiết giảng dạy, trừ loại và trừ xếp hạng
thi đua trong năm học.
Từ những kết quả trên, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống, tạo
được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Các hoạt động NCKH của Trường góp phần phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng Nam sông Hồng và Bắc Trung Bộ trong
thời kì hội nhập quốc tế
2.2.2. Những hạn chế tồn tại
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng kể về NCKH, tuy
nhiên hoạt động này cũng còn những hạn chế nhất định so với yêu cầu đề ra.

- Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực NCKH cho GV của Nhà trường: Lãnh đạo, chỉ huy các cấp có thời
điểm chưa thật sự coi trọng nhiệm vụ phát triển năng lực NCKH cho GV. Công tác bảo đảm cơ sở vật chất, tài liệu
nghiên cứu chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi cho phát triển năng lực NCKH của GV. Chính sách khuyến
khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chưa tạo được động lực; cơ chế thu hút, ưu đãi GV tham gia vào NCKH

38


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 37-40

ISSN: 2354-0753

chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để tạo đầu ra cho nghiên cứu; kinh phí
phục vụ cho những đề tài NCKH của GV còn hạn chế… Bên cạnh đó, Hội đồng khoa học thường chỉ tổ chức nghiệm
thu, đánh giá, chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho GV.
- Nhận thức và hoạt động NCKH của GV: Một bộ phận GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH,
do vậy, chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài nghiên cứu. Nhiều đề tài nghiên cứu dựa trên các mô hình đã được
nghiên cứu từ trước, chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân GV hoặc nhu cầu của môn học, ngành
học. Một bộ phận GV không thực sự có nhu cầu nghiên cứu nâng cao trình độ; phương pháp nghiên cứu và khả năng
ứng dụng nghiên cứu vào giải quyết vấn đề thực tiễn còn nhiều hạn chế dẫn đến tư tưởng tự ti, thiếu tích cực, thiếu
chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu; chưa chú trọng rèn luyện phát triển năng lực NCKH. Công tác NCKH
thiếu tính hệ thống, tập trung, đồng bộ, GV nghiên cứu đề tài còn mang tính đơn lẻ. Trong quá trình NCKH, do còn
hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nên trong quá trình tham khảo tài liệu để làm đề tài còn lệ thuộc vào Internet. Các tài
liệu GV sử dụng đều bằng tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu trong nước biên soạn, hoặc dịch lại từ nguyên bản tiếng
Anh, Pháp,... khiến tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu
còn chưa phong phú. Vì vậy, xảy ra tình trạng không đồng đều trong hoạt động NCKH của GV giữa các khoa, trong
từng khoa và từng bộ môn.
2.3. Một số giải pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ giảng viên Trường Đại học

Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Phát triển năng lực NCKH là quá trình đó đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, với sự tham gia
của các tổ chức, đơn vị trong nhà trường. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trò và cơ chế tác động khác nhau song đều có
mối quan hệ thống nhất với nhau tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển năng lực NCKH của GV, tác động sâu sắc
đến GV, giúp cho họ nhận thức rõ ràng, đầy đủ về nhiệm vụ giảng dạy và NCKH của mình, góp phần to lớn vào việc
thực hiện mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT của nhà trường trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Quang Trung, 2016). Vì vậy,
tác giả đưa ra một số đề xuất các giải pháp phát triển năng lực NCKH cho đội ngũ cán bộ GV tại trường, góp phần
thực hiện chức năng của trường đại học, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức hiện nay.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ GV về NCKH: Nâng cao nhận thức hơn nữa cho cán bộ GV về
vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, để mọi GV
thấy được việc giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau. NCKH có tầm quan trọng đặc
biệt trong việc phát huy và bồi dưỡng tiềm lực để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo “thương hiệu” cho
Trường. Nhà trường cần thường xuyên coi trọng và bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ GV
nhận thức đúng đắn về chức trách, nhiệm vụ của GV; đặc điểm, yêu cầu của nhà trường, vị trí, vai trò của hoạt động
NCKH và phát triển năng lực NCKH của GV đối với việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, xây dựng
cho đội ngũ GV có thái độ đúng đắn đối với hoạt động NCKH nói chung và phát triển năng lực NCKH nói riêng;
khắc phục được tư tưởng tự ti, ngại khó, ngại khổ của GV, làm cho hoạt động NCKH và phát triển năng lực NCKH
trở thành nhu cầu nội tại của mỗi GV (Dương Văn Tùng, 2019); nâng cao trình độ tiếng Anh.
- Xây dựng môi trường NCKH lành mạnh: Phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động NCKH, phải gắn
kết giữa công tác giảng dạy với NCKH. Từ đó, đề ra kế hoạch nghiên cứu kết hợp với công tác hướng dẫn khoa học
cho sinh viên, học viên tham gia đóng góp ý kiến để hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ càng ngày càng hoàn
thiện và phát triển hơn nữa. Gắn kết GV của Trường trong lĩnh vực NCKH với sở ban ngành, các cơ quan, đoàn thể
ứng dụng kết quả sản phẩm đề tài. Hằng năm, các sở và cơ quan ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện cho các
GV gặp gỡ và trao đổi với các đơn vị, doanh nghiệp về nhu cầu đặt hàng của đề tài, để khi kết quả NCKH thì ứng
dụng ngay vào đời sống sản xuất. Cần phải có người “đầu ngành” chuyên môn về NCKH để tư vấn và hỗ trợ cho
các GV để khơi dậy niềm đam mê trong NCKH của các GV. Tạo môi trường thuận lợi để cho các nhà khoa học, GV
các trường đại học đề xuất và đăng kí đề tài các cấp. Đồng thời xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông
tin khoa học và công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, GV trong việc cung cấp thông tin về các đề tài khoa học
và công nghệ, các chuyên gia đầu ngành. Công khai hóa các chương trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để GV
có thể tiếp cận các đề tài nghiên cứu trong các chương trình này, lựa chọn và tham gia nghiên cứu. Hoàn thiện quy

trình tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài khoa học và công nghệ các cấp trên cơ sở cạnh tranh và công
bằng nhằm thu hút các nhà khoa học có khả năng, có tâm huyết với các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ
và lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có đủ trình độ, năng lực và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao. Hướng đến thành lập “Câu lạc bộ NCKH” trong nhà trường và tổ
chức sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên, tạo điều kiện giúp đỡ cho các GV trẻ tham gia cùng làm đề tài với những

39


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 37-40

ISSN: 2354-0753

người có kinh nghiệm. Hình thành và xây dựng nhóm, các tập thể khoa học và công nghệ mạnh theo các hướng để
đề xuất xây dựng các chương trình nghiên cứu phát triển GD-ĐT, phát triển KT-XH của đất nước. Đẩy mạnh việc
ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu và phổ biến từ tri thức, công nghệ mới đời sống phục vụ phát triển các cơ
quan, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp.
- Đổi mới công tác tài chính cho hoạt động NCKH: Tăng cường đầu tư kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ các cấp, đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách; Tăng cường đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ
nghiên cứu; Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu như tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, công
bố kết quả NCKH trong và ngoài nước; Xây dựng cơ chế đồng tài trợ của các bộ, ngành, địa phương và các doanh
nghiệp trong ngoài nước đối với các trường đại học để thực hiện các hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ;
hợp đồng cung cấp quy trình công nghiệp mới; Đổi mới cơ chế quản lí tài chính trong NCKH và chuyển giao công
nghệ theo hướng khoán chi.
- Tổ chức các buổi thảo luận, tập huấn về NCKH: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng
cho cán bộ GV kiến thức về lí luận NCKH, về phản biện khoa học, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong
NCKH của các GV. Hội đồng khoa học của Trường cần có những định hướng về nội dung, lĩnh vực nghiên cứu theo
các hướng: nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lí và phục vụ cho quá trình đào tạo; nghiên cứu ứng dụng trực

tiếp của quá trình đào tạo như: mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học…
- Khen thưởng và vinh danh các GV có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH: Xây dựng chính sách khen
thưởng và vinh danh các nhà khoa học, các GV có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển
giao công nghệ; Xây dựng chính sách đãi ngộ, ưu đãi và khuyến khích các nhà khoa học, người Việt Nam ở nước
ngoài hợp tác với các nhà khoa học, các GV của các trường đại học trong NCKH và chuyển giao công nghệ; Xây
dựng định mức khen thưởng theo tỉ lệ % hợp lí của số tiền làm lợi khi chuyển giao công nghệ (phạm vi, quy mô,
chuyển giao công nghệ càng lớn thì tiền thưởng tăng theo). Điều này thúc đẩy tinh thần làm việc, nghiên cứu cá nhân,
tập thể, tạo động lực cho cán bộ GV đổi mới tư duy NCKH, từ đó không chỉ nâng cao trình độ cho đội ngũ GV, nâng
cao uy tín cho Nhà trường mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế cho nhà NCKH và cho các nhà trường.
3. Kết luận
Để gắn kết chặt chẽ và đẩy mạnh vai trò của NCKH trong nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần triển khai
tạo môi trường NCKH phù hợp, động viên khuyến khích GV tham gia các hoạt động NCKH. Đội ngũ GV cần phát
huy tốt năng lực của mình, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành
đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2000). Quyết định số 08/2000/QĐ ngày 30/03 về việc ban hành quy chế về nghiên cứu khoa học của
giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng.
Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 31/12/2014 về quy định chế độ làm việc đối
với giảng viên.
Bùi Trung Hưng, Võ Văn Thắng, Nguyễn Duy Anh Tuấn, Trần Hồng Nhung (2016). Năng lực tổ chức và triển khai
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học địa phương thuộc vùng Nam Bộ. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học An Giang, 9(1), tr 19-25.
Dương Văn Tùng (2019). Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên ở
Trường Đại học Chính trị hiện nay. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 6, tr 115.
Nguyễn Quang Trung (2016). Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn
các nhà trường quân đội. Tạp chí Quản lí giáo dục, số 127 tháng 3, tr 111-115.
Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Vĩnh Khương (2016). Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu cho giảng
viên trẻ Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh, số 7, tr 93-105.

Nguyễn Xuân Quy (2015). Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh trong dạy học
hóa học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 6(72), tr 146-152.
OECD (2002). Definition and Selection of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation.
Tremblay Denyse (2002). The Competency-Based Approach: Helping learners become autonomous. In Adult
Education - A Lifelong Journey.

40



×