Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Ảnh Hưởng Của Các Loại Thức Ăn Và Giá Thể Khác Nhau Lên Sự Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ Sống Của Cua Biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.91 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

BÀNH TUẤN ĐỨC

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ GIÁ THỂ
KHÁC NHAU LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ
SỐNG CỦA CUA BIỂN (SCYLLA PARAMAMOSAIN)
GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

BÀNH TUẤN ĐỨC

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ GIÁ THỂ
KHÁC NHAU LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ
SỐNG CỦA CUA BIỂN (SCYLLA PARAMAMOSAIN)
GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cán bộ hướng dẫn:
PGs.Ts. TRẦN NGỌC HẢI


Ths. CHÂU TÀI TẢO

2010


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Ngọc Hải và thầy
Châu Tài Tảo đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện và hoàn thành
đề tài .
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các anh, chị bộ môn Kỹ thuật nuôi
hải sản đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, và các bạn thuộc lớp NTTS K32 đã động
viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn !

i


TÓM TẮT
Để góp phần nâng cao tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của cua biển (Scylla
paramamosain) từ giai đoạn cua 1 đến giai đoạn cua giống, nghiên cứu này
được thực hiện với 2 thí nghiệm gồm (i) đánh giá ảnh hưởng của các loại thức
ăn khác nhau (thức ăn công nghiệp, tép, cá tạp, trùn chỉ và kết hợp tất cả các
loại) lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cua, và (ii) đánh giá ảnh hưởng của các
giá thể khác nhau (rong biển, chùm nylon, lưới và ống nhựa) lên tỷ lệ sống và
tăng trưởng của cua. Thí nghiệm 1 được bố trí trong bể nhựa với mật độ là 500
con/m2 và thí nghiệm 2 có mật độ là 400 con/m2. Nước ương có độ mặn 25‰,
và được thay 2 ngày/lần. Kết quả của thí nghiệm 1 cho thấy, sau 30 ngày
ương, nghiệm thức cho ăn thức ăn kết hợp thức ăn công nghiệp, tép, cá tạp và
trùn chỉ cho kích cỡ (khối lượng 0,21 ± 0,04g; rộng mai 9.76 ± 0.74mm) và tỷ

lệ sống (61.90 ± 14.09%) của cua cao nhất. Tuy nhiên, chỉ có kích cỡ cua là
khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Ở thí nghiệm 2,
giá thể bằng dây nilon đen cho tỷ lệ sống đạt cao nhất (52,50 ± 6,61%) và
khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với cua ở các nghiệm thức khác. Tuy nhiên,
kích cỡ của cua ở các nghiệm thức khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Kết quả thí nghiệm này giúp xác định được loại thức ăn và giá thể
thích hợp để áp dụng vào thực tế.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ..........................................................................................................i
Tóm tắt ............................................................................................................. ii
Mục lục ........................................................................................................... iii
Danh sách bảng .................................................................................................v
Danh sách hình.................................................................................................vi
PHẦN I: GIỚI THIỆU......................................................................................1
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................2
2.1 Đặc điểm sinh học cua biển ..................................................................2
2.1.1 Đặc điểm phân loại và sự phân bố................................................2
2.1.2 Đặc điểm cấu tạo cơ thể................................................................3
2.1.3 Nơi cư trú và tập tính sống ...........................................................3
2.1.4 Vòng đời của cua biển ..................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................4
2.1.6 Lột xác và tái sinh.........................................................................4
2.1.7 Đặc điểm sinh trưởng ...................................................................5
2.1.8 Đặc điểm sinh sản.........................................................................5
2.2 Các chỉ tiêu về môi trường sống của cua ..............................................6

2.3 Sản xuất giống cua biển ở Việt Nam và trên thế giới ...........................6
2.3.1 Sản xuất giống cua biển ở Việt Nam ............................................6
2.3.2 Sản xuất giống cua biển trên thế giới ...........................................7
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................9
3.2 Vật liệu và trang thiết bị........................................................................9
3.2.1 Dụng cụ và hóa chất .....................................................................9
3.2.2 Nguồn cua giống...........................................................................9
3.2.3 Nguồn nước thí nghiệm ................................................................9
3.2.4 Thức ăn thí nghiệm.......................................................................9
3.2.5 Giá thể thí nghiệm ......................................................................10
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................10
3.3.1 Bố trí thí nghiệm.........................................................................10
3.3.2 Quản lý và chăm sóc bể nuôi......................................................11
3.3.3 Thu thập số liệu và theo dõi sự phát triển của cua .....................12
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................13
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................14
4.1 Thí nghiệm 1: Ương cua bằng các loại thức ăn khác nhau .................14
4.1.1 Các yếu tố môi trường ................................................................14
4.1.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua .............................................16
4.1.3 Sự phân đàn ................................................................................19
4.1.4 Năng suất ....................................................................................22
4.2 Thí nghiệm 2: Ương cua sử dụng các loại giá thể khác nhau .............23
4.2.1 Các yếu tố môi trường ................................................................23
4.2.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua..............................................24
4.2.3 Sự phân đàn ................................................................................27
4.2.4 Năng suất ....................................................................................28

iii



Trang
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................30
5.1 Kết luận ...............................................................................................30
5.2 Đề xuất ................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................31
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 33

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn viên Sunjin thẻ...........................14
Bảng 4.2: Thành phần hóa học của các loại thức ăn ..................................... 14
Bảng 4.3: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm .......................14
Bảng 4.4: Tăng trưởng chiều rộng mai cua ....................................................17
Bảng 4.5: Sự tăng trưởng khối lượng cua sau 30 ngày ương .........................17
Bảng 4.6: Sự tăng trưởng tương đối SGR ......................................................18
Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của cua ở thí nghiệm 1 .................................................18
Bảng 4.8: Năng suất cua ở các nghiệm thức...................................................22
Bảng 4.9: Biến động các yếu tố môi trường ...................................................23
Bảng 4.10: Chiều rộng mai cua sau 30 ngày ương .........................................25
Bảng 4.11: Sự tăng trưởng khối lượng ...........................................................25
Bảng 4.12: Tăng trưởng tương đối SGR.........................................................25
Bảng 4.13: Tỷ lệ sống cua biển ở thí nghiệm 2 ..............................................27
Bảng 4.14: Năng suất cua ở các nghiệm thức.................................................28

v



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cua biển Scylla paramamosain .......................................................2
Hình 3.1: Bể thí nghiệm các loại thức ăn .......................................................11
Hình 3.2: Bể thí nghiệm các loại giá thể khác nhau .......................................11
Hình 4.1: Chiều rộng mai cua qua các lần thu mẫu........................................16
Hình 4.2: Sự phân cỡ về chiều rộng mai cua trong các nghiệm thức sau 3 tuần
ương ................................................................................................................20
Hình 4.3: Sự phân cỡ về chiều rộng mai và khối lượng cua ở các nghiệm thức
.........................................................................................................................21
Hình 4.4: Chiều rộng mai cua qua các lần thu mẫu........................................24
Hình 4.5: Tỷ lệ sống của cua qua các lần thu mẫu .........................................26
Hình 4.6: Sự phân cỡ về chiều rộng mai và trọng lượng cua ở các nghiệm thức
sau 30 ngày ương ...........................................................................................28

vi


PHẦN I
GIỚI THIỆU
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản đang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Ngoài các loài được nuôi khá phổ biến như cá tra, tôm sú,
tôm càng xanh,… thì những loài thủy đặc sản như: cua, sò, nghêu,… cũng
đang được quan tâm và diện tích nuôi ngày càng mở rộng.
Theo Overton & Macintosh (1997) được trích dẫn bởi Phan Hùng Anh
(2008) cua biển (Scylla paramamosain) còn gọi là cua sen là đối tượng nuôi
quan trọng thứ hai sau tôm sú. Cua biển có đặc điểm là tăng trọng nhanh, kích
thước lớn, giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản nên được xem là đối tượng có thể
thay thế được tôm ở vùng ven biển. Ngoài ra cua biển còn là nguồn thực phNm

thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên được nhiều người ưa thích. Theo Nguyễn Cơ
Thạch và Trương Quốc Thái (1998) được trích dẫn bởi Phan Hùng Anh (2008)
nguồn cua giống từ tự nhiên phụ thuộc vào mùa vụ và chỉ đáp ứng được 10 –
20% nhu cầu. Do mỗi giai đoạn cua có tập tính dinh dưỡng khác nhau và tỷ lệ
hao hụt khá cao do tập tính ăn nhau. Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý
và hỗ trợ của Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ đề
tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn và giá thể khác nhau lên sự tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn ương
giống” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài: Thử nghiệm các loại thức ăn và giá thể khác nhau từ giai
đoạn cua 1 lên cua giống nhằm tìm ra thức ăn thích hợp để nâng cao tỷ lệ
sống, sự phát triển của cua giống và tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình nuôi.
Nội dung:
- Ương cua con từ giai đoạn cua 1 bằng các loại thức ăn khác nhau.
- Ương cua con từ giai đoạn cua 1 bằng các loại giá thể khác nhau.

1


PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cua biển
2.1.1. Đặc điểm phân loại và sự phân bố
Từ những thập niên 90 trở về trước thì việc phân loại cua gặp rất nhiều
khó khăn và thường có sự nhầm lẫn. Theo Ong (1964), có 4 dạng cua biển ở
Malaysia, nhưng ông xác định chỉ có một loài là Scylla serrata. Theo nghiên
cứu mới nhất của Keenan (1997), ở vùng Đông Nam Á có 4 loài cua biển là
Scylla serrata, Scylla paramamosain, Scylla olivecea và Scylla
transquesparica. Theo Keenan (1998) và Macintosh (1998) loài cua biển ở
nước ta là Scylla paramamorsain và Scylla olivecae.

Hệ thống phân loại của cua biển như sau:
Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Crustacea

Lớp phụ:

Malacostraca

Bộ:

Decapoda

Họ:

Portunidae

Giống:

Scylla

Loài:

Scylla paramamosain

Hình 1.1: Cua biển Scylla paramamosain

Cua biển Scylla sp phân bố rộng rãi ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Scylla
olivacea được tìm thấy phần lớn ở Philipines và Malaysia.
Ở Việt Nam, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, theo Keenan
và Etal. (1998) được trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân (2005) có 2 loài chủ
yếu là Scylla paramamosain (cua sen) và Scylla olivecae (cua lửa), trước đây
từng bị nhầm lẫn là Scylla serrata ( Hoàng Đức Đạt, 1992; Nguyễn Anh Tuấn

2


và ctv., 1996). Loài Scylla serrata không được tìm thấy ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long cũng như ở Việt Nam
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo cơ thể
Cua biển có kích thước tương đối lớn, mặt bụng thường có màu sáng
hơn mặt lưng (Hoàng Đức Đạt, 2004). Cơ thể cua được chia thành hai phần
phần đầu ngực và phần bụng.
Phần đầu ngực: là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía
dưới mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt
có thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt: đầu gồm có mắt, anten, và phần phụ
miệng. Mai cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa
mắt có cuống và hai cặp râu nhỏ (a1) và râu lớn (a2). Trên mai chia thành
nhiều vùng bằng những rãnh trung gian, mỗi vùng là vị trí của mỗi cơ quan.
Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở
giữa để chứa phần bụng gập vào. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi
chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn. Cua cái có 2 lỗ sinh dục
nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3.
Phần bụng: Phần bụng của cua gấp lại phía dưới phần đầu ngực và tạo
cua có thân hình rất gọn. Phần bụng phân đốt và tùy từng giới tính, hình dạng
và sự phân đốt cũng không giống nhau. Ở con cái trước thời kỳ thành thục
sinh dục phần bụng (yếm) có hình hơi vuông khi thành thục yếm trở nên phình

rộng với 6 đốt bình thường. Ở con đực có yếm hẹp hình chữ V, chỉ có các đốt
1,2 và 6 thấy rõ còn các đốt 3, 4, 5 liên kết với nhau.
Đuôi có một đốt nhỏ nằm ở tận cùng của phần bụng với một lỗ là đầu
sau của ống tiêu hóa. Bụng cua dính vào phần đầu ngực bằng 2 khuy lõm ở
mặt trong của đốt 1, móc vào 2 nút lồi bằng kitin nằm trên ức cua.
2.1.3. Nơi cư trú và tập tính sống của cua
Theo Warner (1997) ấu trùng cua sống trôi nổi trên mặt nước biển, ấu
trùng Megalope thường sống trên những chất nền như tảo ở đáy biển và trở
thành động vật sống đáy sau thời gian bơi lội trôi nổi trong nước. Cua con có
tập tính sống đáy và thường Nn nấp trong bụi rậm, rễ cây hoặc trong hang vào
ban ngày, ban đêm chúng bắt đầu kiếm mồi.
Cua giai đoạn trưởng thành có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven
biển để sinh sản. Hill (1975) cho rằng sở dĩ cua phải di cư ra biển là do yêu
cầu về điều kiện môi trường của giai đoạn đầu tiên của ấu trùng Zoea.

3


Theo báo cáo của Hyland (1984) sự phân bố của cua trong tự nhiên có
liên quan đến dòng chảy, vận tốc thích hợp cho cua phân bố là 0,06 – 1,6
m/giây.
2.1.4. Vòng đời cua biển
Cua biển có vòng đời phức tạp, trải qua nhiều lần lột xác và biến thái từ
thời kỳ ấu trùng, ấu niên đến giai đoạn tiền trưởng thành và trưởng thành.
Theo Heasman và Fielder (1983) được trích dẫn bởi Phạm Văn Quyết (2008)
chu kỳ sống của các loài cua biển gồm 4 giai đoạn: ấu trùng, cua con (chiều
rộng mai từ 2 – 8 cm), tiền trưởng thành (chiều rộng mai 7 – 15 cm) và trưởng
thành (chiều rộng mai trên 15 cm).
Ong (1964) ấu trùng sau khi nở là Zoea1 trải qua 5 lần lột xác trở thành
Zoea5 khoảng 17 – 20 ngày, Zoea5 biến thái thành Megalop và kéo dài từ 8 –

11 ngày sau đó ấu trùng thành cua con. Cua con trải qua 16 – 18 lần lột xác
mới thành thục, thời gian này ít nhất 338 – 523 ngày.
2.1.5. Đăc điểm dinh dưỡng
Tính ăn của cua biến đổi theo từng giai đoạn phát triển:
Giai đoạn ấu trùng ăn thực vật và động vật phù du. Trong tự nhiên, thức
ăn ưa thích của ấu trùng cua là tảo khuê, ấu trùng giáp xác và nhuyễn thể,
giun. Trong điều kiện nuôi ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn
khác nhau như: Chlorella, Tetraselmis, Isochrysis, Spirulina, luân trùng,
Artemia và thức ăn viên có kích thước nhỏ ( Trần Ngọc Hải, 2004). Theo Ong
(1964) chỉ dùng ấu trùng Arttemia làm nguồn cung cấp thức ăn cho ấu trùng
cua trong suốt thời gian ương và thấy rằng ấu trùng Artemia dường như quá
lớn và bơi lội quá nhanh đối với ấu trùng cua nên ấu trùng cua khó bắt được
mồi.
Từ giai đoạn cua con trở đi, cua là loài ăn tạp và kiếm ăn vào ban đêm.
Trong tự nhiên cua ăn rong tảo, thực vật, cá, giáp xác, nhuyễn thể, kể cả xác
chết của các loài động vật khác (Hoàng Đức Đạt, 2004). Theo Hill (1976) đã
kết luận rằng cua không thích nghi tốt với việc bắt những con mồi di động.
Cua là loài bắt mồi tích cực: thời gian hoạt động bắt mồi nhiều hơn thời gian
vùi mình trong đáy hoặc trong hang. Cua thường ăn rất nhiều nhưng cũng có
thể nhịn đói vài ngày trong điều kiện bất lợi.
2.1.6. Lột xác và tái sinh
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua trải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi
lần lột xác vừa để sinh trưởng vừa để biến thái, thay đổi kích thước và hình

4


thái cấu tạo. Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác
thường ngắn: 2 – 3 ngày hoặc 3 – 5 ngày, ở cua giống và cua trưởng thành thời
gian lột xác giữa các lần dài hơn. Trước khi lột xác, cua tiết ra rất nhiều dịch

tố để tách vỏ mềm ở bên trong ra khỏi vỏ cứng ở bên ngoài, cua không chỉ lột
vỏ ngoài mà vỏ cũ của dạ dày, mang, ruột,…cũng được lột đi. Sự lột xác diễn
ra trong khoảng 30 – 60 phút. Cua mới lột xác yếu không ăn, không có khả
năng tự vệ, sau 2 – 3 giờ mới trở lại bình thường và sau 1 – 2 ngày vỏ mới
cứng lại.
Đặc biệt cua có khả năng tái sinh lại những phần đã mất như chân,
càng… Cua thiếu phụ bộ hay phụ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh
hướng lột xác sớm hơn.
2.1.7. Đặc điểm sinh trưởng
Cua có tuổi thọ trung bình từ 2 – 4 năm. Sự sinh trưởng của cua thể
hiện qua các lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình
từ 20 – 50%. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng carapace
thì cua đực nặng hơn cua cái.
2.1.8. Đặc điểm sinh sản
Cua sống, sinh trưởng ở các vùng rừng nước lợ. Trước mùa sinh sản
cua di cư ra vùng biển ven bờ, lột xác tiền giao vĩ, cua cái tiến hành giao vĩ và
tuyến sinh dục tiếp tục phát triển cho đến lúc trứng chín, đẻ trứng, ấp trứng
phôi, ấu trùng nở ra khỏi vỏ trứng rời cua mẹ. Trong tự nhiên cua biển thành
thục sau 1 – 1,5 năm tuổi.
Theo Hill (1975), sự di cư sinh sản của cua thường theo chu kỳ âm lịch
và sự thay đổi của độ mặn. Theo Prasad (1989), độ mặn và nhiệt độ không cao
cũng không thấp vào mùa sinh sản rộ dường như rất lý tưởng cho quá trình ấp
và phát triển của ấu trùng.
Ở vùng nhiệt đới, cua đẻ quanh năm. Ở vĩ độ càng thấp, mùa vụ sinh
sản càng dài. Do điều kiện ngoài biển của mỗi nước khác nhau nên có sự khác
nhau về đỉnh cao mùa vụ sinh sản của cua. Chẳng hạn ở Ấn Độ mùa vụ sinh
sản từ tháng 4 – 6 và tháng 9 – 2 (Marichamy và Rajapackiam, 2001).) ở
Srilanka mùa vụ sinh sản của cua từ tháng 4 – 5 và tháng 8 – 9(Jayamanna và
Jinadasa, 1991). Ở vùng biển phía Nam nước ta cua thường bắt đầu di cư vào
tháng 7 – 8 và mùa sinh sản chính thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1 – 2

năm sau. Tuy nhiên cũng có thể gặp cua ôm trứng sớm hơn vào tháng 7 – 8. Ở
vùng biển phía Bắc thì cua ôm trứng nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7.

5


Số lượng trứng cua đẻ rất lớn. Một cua cái có trọng lượng 300g có thể
đẻ và mang trên 1 triệu trứng (Hoàng Đức Đạt, 2004). Trong mùa sinh sản một
cua cái có thể đẻ trứng đến 3 lần. Trứng cua đẻ ra có đường kính trung bình
300µ .
2.2. Các chỉ tiêu về môi trường sống của cua
Theo Hoàng Đức Đạt (2004), thì cua có thể sống ở vùng nước lợ có độ
pH trong khoảng 7,5 – 9,2, thích hợp nhất là từ 7,5 – 8,2. Tuy nhiên cua có thể
chịu đựng được trong nước có độ pH thấp hơn 6,5.
Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn của nước. Cua
có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn trên 33‰. Theo
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2000) thì ấu trùng Zoea thích hợp
với độ muối từ 25 – 35‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển
tốt trong phạm vi 2 - 38‰. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn
từ 22 – 32‰.
Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất là từ
25 – 300C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của
cua, là một trong những nguyên nhân gây chết.
Cua thích sống những nơi có nhiều thực vật thủy sinh, có những vùng
bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú Nn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng
ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều cua biển sinh sống. Cua thích sống nơi
nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0,06 – 1,6 m/s.
2.3. Sản xuất giống cua biển ở Việt Nam và trên thế giới
2.3.1. Sản xuất giống cua biển ở Việt Nam
Ở Việt Nam tình hình sản xuất giống cua biển chỉ mới phát triển từ

những thập niên 90 trở về đây.
Trần Ngọc Hải (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng trong
ương nuôi ấu trùng cho thấy chu kỳ chiếu sáng 12 – 24 giờ/ngày và cường độ
chiếu sáng 4500 – 5000 lux (dưới mái che trong suốt) cho kết quả biến thái và
tỷ lệ sống của ấu trùng cua là cao nhất.
Trần Ngọc Hải và ctv. (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên
ương nuôi cua con (cua 1 – cua 8) cho thấy, độ mặn tốt nhất cho quá trình lột
xác, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua trong khoảng 28 – 30ppt, độ mặn 6 –
12ppt thường gây hiện tượng bẫy lột xác và ăn nhau do lột xác không đồng
đều. Độ mặn 0ppt, cua có thể chịu được 2 ngày, sau đó chết. Ngoài ra nghiên
cứu cũng cho thấy thức ăn viên công nghiệp cũng có thể sử dụng tốt cho cua

6


con bên cạnh thức ăn cá tép tạp. Cua đạt trọng lượng 0,8g và chiều rộng mai
20 mm ở giai đoạn cua 7 (C7) sau 1 – 1,5 tháng ương (Trần Ngọc Hải, 1997).
Trần Ngọc Hải (2004), nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mật độ lên tỷ
lệ sống và sự phát triển của ấu trùng cua cho thấy rằng mật độ ấu trùng thích
hợp cho ương nuôi từ 100 – 150 con/lít.
Vũ Ngọc Út (2006), đã nghiên cứu xác định khả năng ảnh hưởng của
độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cua giống ở độ mặn khác nhau 0,
5, 10, 15, 20, 25 và 30ppt trong hệ thống ương tuần hoàn và thay nước. Tác
giả đã rút ra kết luận là ở độ mặn 20 – 25ppt là tối ưu đối với cua giống và cua
giống không thể sống ở độ mặn 0ppt (Tạp chí khoa học, 2006).
Theo Nguyễn Cơ Thạch (1998) được trích dẫn bởi Phạm Văn Quyết
(2006) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tỷ lệ sống và
thời gian lột xác của ấu trùng. Qua thí nghiệm tác giả đã khẳng định luân trùng
cho ăn phù hợp ở giai đoạn Zoea1 và Zoea2 nhưng không phù hợp ở giai đoạn
tiếp theo. Sự kết hợp 3 loại thức ăn luân trùng + tảo Chaetoceros sp. +

Artemia kết quả cho tỷ lệ sống cao nhất (16,1%) ở giai đoạn Megalop.
Nguyễn Cơ Thạch và ctv. (1998) xác định mật độ ương thích hợp cho
quá trình ương cua bột lên cua giống. Dụng cụ thí nghiệm là giai lưới (3 x 10 x
0,6m) đặt trong ao đất bố trí ở các mật độ 10 ,20, 30, 40 và 50 con/m2. Qua thí
nghiệm ông đã đi đến kết luận nếu càng tăng mật độ ương thì tỷ lệ sống càng
giảm.
2.3.2. Sản xuất giống cua biển trên thế giới
Ong (1964) chỉ dùng ấu trùng Arttemia làm nguồn cung cấp thức ăn
cho ấu trùng cua trong suốt thời gian ương và thấy rằng ấu trùng Artemia
dường như quá lớn và bơi lội quá nhanh đối với ấu trùng cua nên ấu trùng cua
khó bắt được mồi.
Ting và Lin (1980) đã dùng luân trùng, Chlorella, Spirulina để ương ấu
trùng Zoea và dùng ấu trùng Artemia cho các giai đoạn ương sau.
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thì Hill (1974) thấy rằng ấu
trùng cua thích hợp ở nhiệt độ trên 250C và ấu trùng sẽ chết khi độ mặn dưới
17,5ppt. Ông còn cho rằng cua cái sẽ không di cư sinh sản nếu nhiệt độ thấp
dưới 120C. Về sau thí nghiệm của Marichamy và Rajackiam (1991) đã khẳng
định lại là ương ấu trùng cua ở nhiệt độ 27 – 300C và độ mặn khoảng 35ppt tốt
hơn so với nhiệt độ và độ mặn khác.
Warner (1977) đã cho biết tỉ lệ tử vong của cua trong tự nhiên rất cao
và xảy ra trong suốt chu kỳ sống. Bên cạnh những kẻ thù của chúng thì tính ăn
7


nhau là nguyên nhân quan trọng làm giảm đáng kể tỉ lệ sống của quần đàn,
nhất là trong điều kiện nuôi.
Ở Đài Loan cua con được ương trong bể ximăng 15 – 20 m3, đáy bể có
bùn, độ mặn của môi trường ương là 10 – 21 ppt, mức nước trong bể từ 25 –
50 cm và thay nước 100% mỗi ngày. Cua 1 thả với mật độ 2000 – 3000
con/m2. Thức ăn là cá tạp. Tỉ lệ sống sau 2 tuần ương đạt 50 – 70%.

Giá thể đóng vai trò quan trọng trong bể ương, đây không những là nơi
để cua trú Nn trốn địch hại, tạo ra khoảng không gian cho cua hoạt động, mà
còn là nơi tập trung các sinh vật làm thức ăn tự nhiên. Theo một số báo cáo,
treo những bó dây nilon hoặc lưới nhựa làm giá thể cho ấu trùng Megalop bám
vào có thể làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng.
Ebert và ctv. (1983) đã dùng cát và sàn làm vật bám cho ấu trùng ở giai
đoạn Zoea, dùng sàn Nitex và tấm nhựa cho ấu trùng Megalop. Ông cho thấy
rằng nền đáy cát có nhiều bất lợi. Các sinh vật sống bám trên cát như Nematod
và Copepod, xác ấu trùng cũng như các sản phNm thảy tích lũy trên cát rất khó
phát hiện và loại bỏ.

8


PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian: Tháng 1 đến tháng 3 năm 2010
3.1.2. Địa điểm: Trại giáp xác, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
3.2. Vật liệu và trang thiết bị
3.2.1. Dụng cụ và hóa chất
Hệ thống bể ương cua giống
Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế thủy ngân.
Bộ test nitrite, đạm amon, pH, Chlorine.
Máy đo nồng độ muối cầm tay.
Chlorine và các hóa chất khác.
3.2.2. Nguồn cua giống
Cua được bố trí thí nghiệm ở giai đoạn cua 1, mua ở trại sản xuất cua
giống tại Bạc Liêu.
3.2.3. Nguồn nước thí nghiệm

Nước ương cua có độ mặn 25‰ (pha từ nước ót 70 - 80‰ và nước ngọt).
3.2.4. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn cho cua con là cá tạp, tép, trùn chỉ và thức ăn công nghiệp
Sunjin dùng cho tôm thẻ chân trắng.
* Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn
Ẩm độ:
Được xác định bằng cách cân mẫu vào cốc sứ và đặt cốc vào tủ sấy ở
105 C đến khi trọng lượng ổn định khoảng 4 – 5 giờ (đối với mẫu khô) và 24
giờ (đối với mẫu tươi).
0

Đạm:
Bằng phương pháp Kjeldah có thể xác định được nitơ tổng số và từ đó
tính được protein thô. Mẫu được công phá đạm trong khoảng 4 giờ nhiệt độ từ
1100C – 3700C dưới tác dụng của H2SO4 đậm đặc và chất xúc tác là H2O2. Sau
khi công phá đạm thì đem chưng cất để giải phóng nitơ trong dung dịch NaOH

9


và sẽ được hấp thụ bằng dung dịch acid boric tạo thành tetraborat amon. Sau
đó chuNn độ dung dịch tetraborat amon bằng dung dịch chuNn H2SO4.
Chất béo:
Hàm lượng chất béo được xác định bằng phương pháp Soxhlet. Dung
môi chứa trong bình cầu là Chloroform được đun nóng bay hơi lên và nhờ hệ
thống làm lạnh nó ngưng tụ nhỏ giọt xuống thấm qua mẫu và hòa tan các chất
béo tự do có trong mẫu. Quá trình này được lặp lại 15 – 20 lần, tất cả các chất
béo được ly trích ra khỏi mẫu. Sau đó sấy mẫu ở 600C đến hết Chloroform,
cân mẫu tính được hàm lượng chất béo trong mẫu.
Tro:

Được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt
độ 650 C trong khoảng 4 giờ.
0

Carbohydrate (NFE):
Hàm lượng Carbohydrate (NFE) được tính bằng công thức:
NFE = 100 – (đạm + chất béo + tro + xơ)
3.2.5. Giá thể thí nghiệm
Giá thể sử dụng là chùm nylon đen, ống nhựa, lưới và rong biển.
Giá thể ở các nghiệm thức được để giáp bể.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
3.3.1.1: Thí nghiệm 1: sử dụng các loại thức ăn khác nhau
- Nghiệm thức 1: thức ăn công nghiệp.
- Nghiệm thức 2: tép.
- Nghiệm thức 3: cá tạp.
- Nghiệm thức 4: trùn chỉ.
- Nghiệm thức 5: kết hợp thức ăn công nghiệp + tép + cá tạp + trùn chỉ với tỉ
lệ 1:1:1:1
- Cua được ương trong bể 120 lit với mật độ 500 con/m2.
Tổng cộng là 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.

10


Thí nghiệm này nhằm mục đích muốn tìm ra loại thức ăn thích hợp nhất cho
sự phát triển của cua 1 lên cua giống để giảm chi phí trong quá trình nuôi.

Hình 3.1: Bể thí nghiệm các loại thức ăn

3.3.1.2. Thí nghiệm 2: Bố trí các loại giá thể khác nhau
- Nghiệm thức 1: chùm nylon đen.
- Nghiệm thức 2: ống nhựa
- Nghiệm thức 3: lưới.
- Nghiệm thức 4: rong biển (rong câu chỉ vàng)
Cua dược ương trong bể 60 lit với mật độ 400 con/m2.
Tổng cộng 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần

Hình 3.2: Bể thí nghiệm các loại giá thể khác nhau
3.3.2. Quản lý và chăm sóc bể nuôi
Vệ sinh trại: rửa bể, quét dọn, dùng chlorine 60ppm tạt xung quanh trại để diệt
khuNn.
Nước được xử lý bằng Chlorine 30ppm và được sục khí liên tục trong vòng 24
giờ, sau đó trung hòa bằng Natri thiosunfat (Na2S2O3) 10ppm.

11


Trong quá trình thí nghiệm:
Kiểm tra độ mặn bể ương
Hàng ngày siphon bể loại bỏ thức ăn thừa và chất thải của cua.
Cho ăn 4 lần/ngày (8h00, 13h00, 17h00 và 21h00, cho ăn 10% trọng lượng
cua)
Thay nước 2 ngày/lần mỗi lần thay khoảng 30%.
3.3.3. Thu thập số liệu và theo dõi sự phát triển của cua
Kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa của môi trường nước.
Nhiệt độ: đo 2 lần/ngày (7:00 và 14:00)
pH: dùng bộ Test kit sản xuất tại Đức, đo 3 ngày/lần
NH4+: dùng dung dịch Test kit, sản xuất tại Đức, cách 3 ngày đo 1 lần.
NO2-: dùng dung dịch Test kit, sản xuất tại Đức, cách 3 ngày đo 1 lần.

Theo dõi sự phát triển của cua: Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: tỷ lệ sống, sự
tăng trưởng về trọng lượng, chiều rộng mai và năng suất cua..
Tăng trưởng về chiều rộng mai được tính như sau:
SCR (Cw) =

Ln(Cwt ) − Ln(Cw0 )
× 100
t

Trong đó:
Cwt: Chiều rộng mai lúc cuối
Cw0: Chiều rộng mai lúc đầu
t: Thời gian ương
Tăng trưởng về trọng lượng được tính như sau:
SGR(W) =

Ln(Wt ) − Ln(W0 )
× 100
t

Trong đó:
Wt: Trọng lượng lúc thu mẫu
W0: Trọng lượng ban đầu
t: thời gian ương
Sau 30 ngày nuôi ta tiến hành thu hoạch và đếm tỷ lệ sống.
Tỷ lệ sống của cua con (%) = Tổng số cua còn lại / Tổng số cua ban đầu × 100

12



Năng suất (con/m2) = Tỷ lệ sống / mật độ ương × 100
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính theo giá trị trung bình, độ lệch chuNn trên chương
trình Microsoft office Excel, so sánh trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào
phân tích ANOVA và chương trình thống kê SPSS.

13


PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Ương cua bằng các loại thức ăn khác nhau
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn viên Sunjin thẻ.
Đạm thô
(%)

Mã số

Béo thô
(%)

Xơ (%)

Tro (%)

Canxi
(%)

Tỉ lệ
Ca/P


T01

40

6,0

3

14

2,3

1,0 – 1,5

T02

40

6,0

4

14

2,3

1,0 – 1,5

T03


40

6,0

4

14

2,3

1,0 – 1,5

T04

39

5,0

4

15

2,3

1,0 – 1,5

Bảng 4.2: Thành phần hóa học của các loại thức ăn
Thành phần hóa học (%)


Cá tạp

Tép

Trùn chỉ

Độ khô

18,00

20,38

9,02

Đạm thô

70,44

63,25

52

Béo thô

9,84

4,36

14,99


11,37

15,92

4,15

Tro
4.1.1 Các yếu tố môi trường

Bảng 4.3: Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Nghiệm thức
Yếu tố

Nhiệt độ

Sáng
Chiều

pH

Thức ăn
công nghiệp
25,13±0,37
27,85±0,44
8,55±0,24

25,1±0,37 24,95±0,3
27,77±0,4 27,74±0,41
8,53±0,19 8,42±0,23


24,78±0,3
27,63±0,4
8,5 ±0,23

Thức ăn kết
hợp
24,75±0,31
27,84±0,37
8,47±0,26

Tép

Cá tạp

Trùn chỉ

NO2- (mg/l)

0,43±0,24

0,37±0,24

0,36±0,15

0,33±0,14

0,33±0,14

TAN (mg/l)


0,45±0,26

0,73±0,63

0,64±0,49

0,55±0,26

0,5±0,22

Giá trị thể hiện là trung bình ± độ lệch chu n

14


Nhiệt độ
Wormhoutdt và Humbert (1994) cho rằng quá trình lột xác của giáp xác
chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Khi tăng nhiệt độ đến
mức thích hợp sẽ làm tăng tần số lột xác. Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của cơ thể sinh vật nói chung và giáp
xác nói riêng.
Theo Hoàng Đức Đạt (2004) ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển
thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 290C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu
đến các hoạt động sinh lý của cua, là một trong những nguyên nhân gây chết.
Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ trung bình trong các nghiệm thức
không có sự chênh lệch lớn và dao động từ 24 – 270C. Tuy buổi sáng nhiệt độ
thấp dưới 250C nhưng đều cao hơn 24,50C ở các nghiệm thức 3, 4 và 5. Ở mức
nhiệt độ này cua vẫn phát triển bình thường.
pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực

tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống,
sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Khi pH môi
trường quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của
thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay
đối độ thNm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi
muối-nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. (Trương Quốc Phú, 2006).
Qua bảng 4.3 kết quả cho thấy pH ở các nghiệm thức khá ổn định và có
mức dao động không lớn. pH trung bình ở 5 nghiệm thức dao động từ 8,4 –
8,5. Khoảng dao động này của pH thích hợp cho sự phát triển của cua giống.
Nitrite (NO2-)
Trương Quốc Phú (2006), đã nhận định rằng ở thủy vực nước lợ có
hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm tính độc của N-NO2. Theo
Jond Hochheimer (2004) được trích dẫn bởi Tô Toàn Trung (2008) trong hệ
thống nuôi cua thịt nên khống chế không cho nitrite vượt quá 0,5 mg/l, nitrite
từ 1,0 – 2,0 mg/l thường không gây độc cho cua ngay nhưng nếu kéo dài cua
có thể bị chết. Trong các nghiệm thức bố trí hàm lượng N-NO2 dao động trong
khoảng 0,3 – 0,4 mg/l là thích hợp cho cua phát triển.
TAN
Ion amoni tồn tại trong nước ở thế cân bằng với amoniac, tại pH = 9,25
thì lượng amoni bằng lượng amoniac, tại vùng pH cao thì dạng tồn tại sẽ dịch
chuyển về amoniac và ngược lại (Lê Văn Cát, 2006)
15


Theo Boyd (1990), hàm lượng TAN thích hợp cho ao nuôi thủy sản là
0,2 – 2 mg/l. Hàm lượng TAN trong nghiệm thức cho ăn bằng tép là 0,7 mg/l
và trong nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp là 0,6 mg/l cao hơn các nghiệm thức
còn lại do tép và cá tạp có lượng đạm cao hơn so với các loại thức ăn ở các
nghiệm thức còn lại. Nhưng nhìn chung hàm lượng TAN trong các nghiệm
thức đều thích hợp cho sự phát triển của cua biển

4.1.2. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cua
Tăng trưởng chiều rộng mai cua

Chiều rộng mai (mm)

12
10
8
Thức ăn công nghiệp
Tép
Cá tạp
Trùn chỉ
Thức ăn kết hợp

6
4
2
0
Ban đầu

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần thu mẫu


Hình 4.1: Chiều rộng mai cua qua các lần thu mẫu
Kết quả cho thấy sau 2 tuần ương tăng trưởng về chiều rộng mai ở
nghiệm thức cho ăn tép, cá tạp, trùn chỉ và thức ăn kết hợp khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhưng nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp
khác biệt có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức tép, trùn chỉ và thức ăn kết
hợp.
Sau 3 tuần ương nghiệm thức sử dụng thức ăn kết hợp có sự tăng
trưởng về chiều rộng nhanh hơn (8,08 ± 0,33mm) so với các nghiệm thức còn
lại và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sau 30 ngày ương thì sự tăng
trưởng chiều rộng mai ở nghiệm thức sử dụng thức ăn kết hợp khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp, tép, cá
tạp. Do ở nghiệm thức cho ăn thức ăn kết hợp có nhiều loại thức ăn nên kích
thích cua bắt mồi tốt hơn và cung cấp đa dạng hơn về thành phần dinh dưỡng
cho cua. Nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm
thức cho ăn trùn chỉ.

16


Bảng 4.4: Tăng trưởng chiều rộng mai cua (mm)
Nghiệm thức

Tuần 1

Tuần 2
a

Tuần 3

Tuần 4


a

5,13±0,23
5,83±0,16b

a

6,12±0,27
6,87±0,48b

7,16±0,81a
8,05±0,33ab

Cá tạp

4,33±0,41a 5,51±0,41ab

6,63±0,53ab

7,86±0,11ab

Trùn chỉ

4,43±0,30a

5,64±0,23b

7,33±0,10b


9,02±0,76bc

Thức ăn kết hợp

4,49±0,16a

5,87±0,22b

8,08±0,33c

9,76±0,74c

Thức ăn công nghiệp 4,10±0,19
4,41±0,06a
Tép

Giá trị thể hiện là trung bình ± độ lệch chu n
Các chữ cái trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Tăng trưởng khối lượng cua ở các nghiệm thức
Sự tăng trưởng của cua là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá
chất lượng cua giống, và nó cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người
nuôi. Trong ương nuôi cua ngoài việc quản lý tốt môi trường nuôi, thức ăn
thích hợp là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của cua.
Bảng 4.5: Sự tăng trưởng khối lượng cua sau 30 ngày ương (g)
Nghiệm thức

Tuần 1

Tuần 2


Tuần 3

Tuần 4

Thức ăn công nghiệp
Tép
Cá tạp

0,02±0,00a 0,03±0,00a
0,04±0,00c 0,05±0,01b
0,03±0,00ab 0,04±0,01a

0,07±0,01a
0,09±0,02a
0,09±0,01ab 0,14±0,03abc
0,07±0,01a 0,13±0,02ab

Trùn chỉ
Thức ăn kết hợp

0,03±0,01ab 0,04±0,00a
0,03±0,00ab 0,05±0,00b

0,10±0,01bc
0,11±0,02c

0,19±0,06bc
0,21±0,04c


Giá trị thể hiện là trung bình ± độ lệch chu n
Các chữ cái trong cùng một cột khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Sau 2 tuần khối lượng cua ở nghiệm thức cho ăn tép và thức ăn kết hợp
tăng nhanh hơn các nghiệm thức cho ăn thức ăn công nghiệp, cá tạp, trùn chỉ.
Tuy nhiên sau 3 tuần ương thì khối lượng cua ở nghiệm thức sử dụng thức ăn
kết hợp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức sử
dụng thức ăn công nghiệp, tép, cá tạp. Kết quả sau 4 tuần ương thì nghiệm
thức sử dụng thức ăn kết hợp tăng trưởng khối lượng nhanh hơn các nghiệm
thức sử dụng thức ăn công nghiệp, cá tạp và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Nghiệm thức sử dụng thức ăn cá tạp có hàm lượng đạm tương đối
cao theo bảng 4.2 khoảng 70% nhưng khối lượng cua vẫn thấp hơn nghiệm
thức cho ăn tép, trùn chỉ và thức ăn kết hợp. Qua đó cho thấy thức ăn có lượng
đạm quá cao cũng không giúp cua phát triển tốt. Còn ở nghiệm thức sử dụng
thức ăn công nghiệp có lượng đạm phù hợp cho cua (40% đạm) nhưng có thể
đây không phải là thức ăn ưa thích nên không kích thích cua bắt mồi tốt.

17


×