Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh Giá Một Số Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Sinh Hoạt Tại Khu Vực Tân Qui, Phường Trường Lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.34 KB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN



NGUYỄN THÙY LINH
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH
HOẠT TẠI KHU VỰC TÂN QUI, PHƢỜNG TRƢỜNG LẠC,
QUẬN Ô MÔN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hƣớng dẫn

Bùi Thị Nga
Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc

Cần Thơ, Tháng 05/2010

1


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng
nƣớc sinh hoạt tại khu vực Tân Qui, phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô Môn, thành phố
Cần Thơ”, do Nguyễn Thùy Linh thực hiện và báo cáo đã đƣợc hội đồng chấm luận
văn thông qua

TS. Bùi Thị Nga

ThS. Lê Anh Kha



Ks. Cô Thị Kính

2


LỜI CẢM TẠ
Xin kính gửi lòng biết ơn đến mẹ và những ngƣời thân đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập
Em chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Nga và cô Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc đã tận
tình hƣớng dẫn em khi thực hiện đề tài luận văn.
Chân thành cám ơn thầy Lê Anh Kha và Trần Sỉ Nam đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em đƣợc làm việc tại phòng thí nghiệm bộ môn Môi trƣờng và
QLTNTN.
Cảm ơn tất cả các bạn trong lớp khoa học môi trƣờng K32 đã giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.

3


MỤC LỤC
Danh sách từ viết tắt..................................................................................................vi
Danh sách hình…………………………………………………………………….vii
Danh sách bảng…………………………………………………………………...viii

CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………… 9
CHƢƠNG II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU……………………………………. 10
2.1. Tầm quan trọng của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời…………… 10
2.2 Cung cấp nƣớc sạch và ô nhiễm nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam……………10
2.3 Những bệnh liên quan đến nƣớc…………………………………………12

2.4 Thông số cơ bản đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt…………………... 13
2.4.1 Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật……………………………………………... 13
2.4.2 Nhóm chỉ tiêu hóa lý………………………………………………….. 14
2.5 Tiêu chuẩn nƣớc sạch…………………………………………………… 17
2.6 Tổng quan về phƣờng Trƣờng Lạc, quận ô Môn, thành phố Cần Thơ….. 17
2.6.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………... 17
2.6.2 Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………………….. 17
2.7 Một số biện pháp làm sạch nƣớc của ngƣời dân………………………..20
CHƢƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………...21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………21
3.2 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………21
3.3 Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu……………………………….21
3.3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu……………………………………………….21
3.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………..21
CHƢƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………24
4.1 Tình hình quản lý tại trạm cấp nƣớc……………………………………24
4.2 Các loại nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân………………………….25
4.3 Cách thức xử lý nƣớc ăn uống và tắm giặt của ngƣời dân.…………….25
4.4 Hình thức trữ nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân…………….……………..26
4.5 Vệ sinh vật chứa nƣớc tại các hộ dân…………………….…………….26
4.6 Vấn đề vệ sinh môi trƣờng xung quanh………………….……………..27
4.7 Biến động chất lƣợng nƣớc tại khu vực tân Qui, phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ…………………………………….……………...29
4.7.1 Độ đục………………………………………………….……………..29
4.7.2 Giá trị pH……………………………………………….…………….30
4.7.3 Nồng độ sắt tổng……………………………………….……………..32
4.7.4 Độ cứng tổng…………………………………………….……………34
4.7.5 Nồng độ NH4+……………………………………………..………….37
4.7.6 Nồng độ nitrat (NO3-)………………………………………..……....39
4



4.7.7 Biến động vi sinh vật …………………………………………………41
CHƢƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………….44
5.1 Kết luận…………………………………………………………………44
5.2 Kiến nghị………………………………………………………………………44

5


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TPCT: Thành phố Cần Thơ
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BYT: Bộ Y Tế
TCBYT: Tiêu chuẩn Bộ Y Tế
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
THCS: Trung học cơ sở
TTCN – TMDV: Tiểu thủ công nghiệp – thƣơng mại dịch vụ

6


DANH SÁNH HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 2.1 Bản dồ dịch tể khu vực Tân Qui
Hình 3.1 Sơ đồ thu mẫu khu vực Tân Qui

Hình 4.1 Sơ đồ xử lý nƣớc của trạm cấp
Hình 4.2 Tỷ lệ các nguồn nƣớc sử dụng trƣớc và sau khi có nƣớc cấp
Hình 4.3 Hình thức xử lý nƣớc ăn uống của ngƣời dân
Hình 4.4 Hình thức trữ nƣớc của ngƣời dân
Hình 4.5 Thời gian xúc lu của ngƣời dân
Hình 4.6 Khoảng cách từ nguồn nƣớc sinh hoạt đến các nguồn ô nhiễm
Hình 4.7 Hình thức xử lý rác của ngƣời dân
Hình 4.8 Các loại bệnh truyền nhiễm mà ngƣời dân thƣờng gặp
Hình 4.9 Sự biến động pH giữa các điểm thu mẫu đợt 1
Hình 4.10 Sự biến động pH giữa các điểm thu mẫu đợt 2
Hình 4.11 Sự biến động pH qua hai đợt thu mẫu
Hình 4.12 Sự biến động nồng độ sắt tổng qua hai đợt thu mẫu
Hình 4.13 Sự biến động độ cứng giữa các điểm thu mẫu đợt 1
Hình 4.14 Sự biến động độ cứng giữa các điểm thu mẫu đợt 2
Hình 4.15 Sự biến động độ cứng qua hai đợt thu mẫu
Hình 4.16 Sự biến động NH4+ qua hai đợt thu mẫu
Hình 4.17 Sự biến động NO3- giữa các điểm thu mẫu đợt 1
Hình 4.18 Sự biến động NO3- giữa các điểm thu mẫu đợt 2
Hình 4.19 Sự biến động NO3- qua hai đợt các điểm thu mẫu
Hình 4.20 Tổng Coliform tại lu qua hai đợt thu mẫu
Hình 4.21 Sự biến động Coliform tại lu qua hai đợt thu mẫu

7

19
22
24
25
26
26

27
27
28
28
31
32
32
34
35
35
36
38
39
40
41
42
43


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Các khu vực có trạm cấp nƣớc tại phƣờng Trƣờng Lạc
Bảng 3.1 Phƣơng pháp bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 4556-1988
Bảng 3.2 Phƣơng pháp phân tích mẫu
Bảng 4.1 Nồng độ đục qua hai đợt thu mẫu (NTU)
Bảng 4.2 Nồng độ sắt tổng qua hai đợt thu mẫu (mg/L)
Bảng 4.3 Nồng độ NH4+ (mg/L)qua hai đợt thu mẫu


8

19
23
23
28
33
37


CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc sinh hoạt là yếu tố cơ bản rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày bởi
nƣớc sinh hoạt ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân, đến sự phát triển
kinh tế xã hội. Việt Nam đã sớm nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó nên Chƣơng
trình quốc gia về cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đã đƣợc chính phủ phê
duyệt với mục tiêu phấn đấu của chƣơng trình là tới năm 2010 sẽ có 80% dân số
đƣợc sử dụng nƣớc sạch (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005). Tuy
nhiên, vì nƣớc ta còn nghèo nên việc cung cấp nƣớc sạch tới từng hộ gia đình là một
vấn đề hết sức khó khăn.
Trƣớc tình trạng chung của cả nƣớc là vùng nông thôn thiếu nƣớc sạch trong
sinh hoạt và Thành phố Cần Thơ (TPCT) cũng không là ngoại lệ nên đang có nhiều
biện pháp khắc phục. Hiện nay, TPCT có khoảng 427 trạm cấp nƣớc nông thôn với
quy mô nhỏ, phân bố đều trên địa bàn các xã, phƣờng vùng nông thôn, trong đó
quận Ô Môn có 57 trạm cấp nƣớc (Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Cần Thơ, 2008).
Quận Ô Môn nằm xa trung tâm thành phố Cần Thơ có đại bộ phận ngƣời dân vẫn sử
dụng nƣớc sông và nƣớc giếng khoan nên nguồn nƣớc sạch trong sinh hoạt cũng
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó tập quán sinh hoạt thiếu vệ sinh, tình trạng ô nhiễm
môi trƣờng… cũng làm suy giảm chất lƣợng nƣớc, làm gia tăng khả năng bùng phát

dịch bệnh truyền nhiễm nhƣ: tả, thƣơng hàn, tiêu chảy, lỵ…( Cục Y Tế Dự Phòng,
2005). Vì vậy, việc đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân là cần thiết.
Khu vực Tân Qui, phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô Môn có đa phần ngƣời dân sử dụng
nƣớc cấp, nhƣng chất lƣợng nƣớc cấp vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu. Do vậy
đề tài “ Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại khu vực Tân
Qui, phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện
với mục tiêu tổng quát là đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt của khu vực Tân Qui
dựa trên tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, làm cơ sở cho các đề xuất về chất lƣợng nƣớc sinh
hoạt. Các mục tiêu cụ thể sau đã đƣợc thực hiện:
1. Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt của vùng nghiên cứu dựa vào chỉ tiêu
hóa lý và vi sinh.
2. Xác định các nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
tại các hộ gia đình. Đề xuất một số kiến nghị về chất lƣợng nƣớc tại vùng nghiên
cứu.

9


CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tầm quan trọng của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời
Nƣớc là thành phần không thể thiếu của môi trƣờng sinh thái toàn cầu, nó
duy trì sự sống cho con ngƣời và sinh vật. Sự sống gắn liền với sự hiện diện của
nƣớc, ngƣời ta có thể nhịn đói nhiều ngày chứ không thể nhịn khát trong một vài
ngày. Trong cơ thể con ngƣời, nƣớc chiếm 63% trọng lƣợng và phân bố khắp cơ
thể. Nƣớc tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, đảm bảo sự cân bằng các
chất điện giải và điều hòa thân nhiệt, điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể. Bên
cạnh đó, nƣớc đóng vai trò vận chuyển và cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cơ
thể (nhƣ: Iốt, Mangan, Kẽm, Sắt, Vitamin và Axit Amin). Đồng thời nƣớc cũng
giúp cho cơ thể lọc và đào thải các chất độc, chất bả bên trong cơ thể ra ngoài.

Nƣớc sinh hoạt là nƣớc dùng cho những nhu cầu cần thiết cho đời sống con
ngƣời nhƣ nhu cầu ăn, uống, tắm giặt và các hoạt động sống khác. Do vậy, nƣớc thì
rất cần thiết cho con ngƣời. Tuy nhiên bên cạnh những vai trò thiết thực đó, nƣớc
cũng là môi trƣờng trung gian chứa các độc chất và lan truyền mầm bệnh, dịch bệnh
gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời nếu nhƣ nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt không
đƣợc quản lý tốt.
Nhu cầu nƣớc uống:
- Ngƣời lớn trung bình cần uống khoảng 2 L nƣớc/ ngày.
- Thiếu niên trung bình cần uống khoảng 1 L nƣớc/ ngày.
- Trẻ nhỏ trung bình cần uống khoảng 0,75 L nƣớc/ ngày.
Nhu cầu nƣớc sinh hoạt: Tiêu chuẩn trung bình trong sinh hoạt của mỗi ngƣời cần
khoảng từ 60 đến 100 L nƣớc/ngày.
(Nguồn: Đào Ngọc Phong, 2001).

2.2 Cung cấp nƣớc sạch và ô nhiễm nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 2005, trên địa bàn cả nƣớc đã có khoảng 62% số dân
nông thôn đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt; khoảng 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ
sinh; nhiều chuồng trại chăn nuôi đƣợc cải tạo và xây mới đảm bảo quản lý chất
thải; khoảng 70% tổng số trƣờng học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, 58% tổng số trạm xá
xã, 17% tổng số chợ ở khu vực nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sinh hoạt và có công
trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn. Để tăng nhanh tỷ lệ dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng
nƣớc sạch và số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện
điều kiện sống và sức khoẻ của ngƣời dân nông thôn, nhằm góp phần thực hiện
công cuộc xoá đói giảm nghèo và từng bƣớc hiện đại hoá nông thôn. Từ năm 1999,
Việt Nam đã triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 1999 - 2005 theo Quyết định số 237/1998/QĐ10


TTG, ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ (Chƣơng trình Mục
tiêu Quốc gia Nƣớc sạch và Vệ sinh Môi trƣờng, 2005). Qua gần 7 năm thực hiện,

với sự tham gia của nhiều Bộ, Ngành ở Trung ƣơng và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh,
thành phố trong cả nƣớc, đến nay các mục tiêu chính của Chƣơng trình đề ra đều đã
cơ bản hoàn thành.
Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam - Bộ Y Tế, toàn quốc chỉ có
khoảng 20 – 30% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch, trung bình toàn quốc có 12% hộ
gia đình sử dụng nguồn nƣớc bề mặt không đƣợc đảm bảo vệ sinh làm nƣớc ăn
uống và sinh hoạt. Tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: Đồng Bằng
Sông Cửu Long có từ 42 - 47% dân số nông thôn sử dụng nguồn nƣớc mặt không
đảm bảo vệ sinh làm nƣớc ăn uống hàng ngày, cao nhất là Đồng Tháp, Vĩnh Long
và An Giang với tỷ lệ tƣơng ứng là 88%, 81% và 70% (Bộ Y tế, 2002). Hơn 80% hộ
gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần 50 triệu ngƣời, trong đó có 18
triệu trẻ em không đƣợc sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, số này còn cao hơn
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các vùng sâu vùng xa. Cụ thể 87% cộng
đồng cƣ dân thuộc các dân tộc thiểu số không đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch, 10% trẻ
em khu vực nội thành chƣa tiếp cận với các phƣơng tiện vệ sinh so với 40% ở khu
vực nông thôn (UNICEF, 2008). Và hậu quả là vi khuẩn, virút và ký sinh trùng đã
nhiễm vào đất, nƣớc, thức ăn cộng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến việc
ngƣời dân dễ bị mắc các bệnh đƣờng tiêu hóa nhƣ tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh
trùng, giun sán và đau mắt hột. Bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp là hai
nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dƣới năm tuổi ở Việt Nam
và gần một nửa trẻ em Việt Nam bị nhiễm các bệnh giun sán, một bệnh có liên quan
đến tình trạng vệ sinh yếu kém (UNICEF, 2008).
Theo điều tra chất lƣợng nƣớc sinh hoạt nông thôn các tỉnh phía nam (Tiền
Giang, An Giang, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng tàu) của Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng
thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, tỷ lệ ngƣời dân tiếp cận với nƣớc máy cao nhất
là tại tỉnh An Giang 45%, thấp nhất là tỉnh Tây Ninh chỉ có 9%, tỷ lệ ngƣời dân sử
dụng nƣớc ngầm ở Đông nam Bộ là 73% cao hơn so với Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) là 8%, khu vực ĐBSCL có tỷ lệ đạt Coliform tổng số tính trung
bình 73% thấp hơn so với vùng Đông Nam Bộ là 90%. Yếu tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng nƣớc ngầm là nhà tiêu và nguồn ô nhiễm gần giếng (94% và 47%). Các nguy

cơ đối với nƣớc mặt có tần suất xuất hiện cao là không có rào ngăn gia súc và gần
nguồn ô nhiễm (79% và 97%) (Nguyễn Xuân Mai và cs, 2006).
Kết quả điều tra trên diện rộng về y tế quốc gia đƣợc Bộ Y Tế phối hợp với
Tổng Cục Thống Kê thực hiện trên 36.000 hộ gia đình trong phạm vi 1.200 phƣờng,
xã trên toàn quốc đã đƣợc công bố ngày 25 tháng 9 năm 2003 cho thấy tỷ lệ hộ sử
dụng nƣớc máy là 16%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 21%. Nhƣ vậy, còn một
phần lớn các hộ gia đình vẫn đang phải sử dụng các loại nhà tiêu khác không hợp vệ
11


sinh nhƣ nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá… Đó là những nguy cơ cao gây ô
nhiễm các nguồn nƣớc bề mặt, trong đó có các nguồn nƣớc sinh hoạt ở cộng đồng
hiện đang là vấn đề môi trƣờng và sức khỏe ở nhiều vùng nông thôn hiện nay (Bộ Y
Tế, 2002). Kết quả điều tra thực trạng đời sống ngƣời dân nông thôn cho thấy, hơn
50% số hộ dùng nƣớc giếng đào, số khác dùng nƣớc mƣa chứa trong vật chứa hũ
không che đậy kỹ, giếng khoan có đƣờng kính nhỏ chủ yếu dùng bơm tay, chất
lƣợng nƣớc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (Sở Tài nguyên Môi trƣờng Bến Tre,
2007). Thực tế cho thấy có hơn 80% các bệnh có liên quan đến nguồn nƣớc, chủ
yếu là tiêu chảy, thƣơng hàn, giun sán, viêm gan; nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm
bẩn chất hữu cơ và vi sinh vật, từ đó tác động trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời đặc
biệt ở ngƣời già và trẻ em.
2.3 Những bệnh liên quan đến nƣớc
Nƣớc là môi trƣờng truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh đƣờng tiêu hóa với các
dịch bệnh lớn nhƣ dịch tả, thƣơng hàn. Năm 1990, WHO thông báo 50% số bệnh
nhân phải nhập viện trên thế giới với các bệnh có liên quan đến nƣớc và 25.000
ngƣời chết hàng ngày do các bệnh này.
Theo báo cáo của UNICEF, hàng năm tại các nƣớc đang phát triển có khoảng 14
triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật do hậu quả của nƣớc
nhiễm bẩn, của điều kiện vệ sinh kém và ô nhiễm môi trƣờng. Theo WHO, ở các
nƣớc đang phát triển có khoảng 340 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị tiêu chảy với khoảng

1 tỷ lƣợt /năm. Những thống kê nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 750 triệu trẻ
em dƣới 5 tuổi ở châu Á, Phi, Mỹ La Tinh đã bị tiêu chảy cấp trong 1 năm và
khoảng 3 – 6 triệu trẻ ở nhóm tuổi đó bị chết hàng năm, 80% chết trong 2 năm đầu
sau khi ra đời (WHO, UNICEF, 2008). Nguyên nhân chủ yếu do suy dinh dƣỡng,
thiếu sữa mẹ, hấp thụ kém, do thiếu nƣớc hoặc nƣớc không sạch và nhiễm phân. Ở
các nƣớc đang phát triển, có đến 80% các bệnh có liên quan đến nguồn nƣớc, chủ
yếu là bệnh: tiêu chảy, thƣơng hàn, giun sán, viêm gan A, nguyên nhân chủ yếu do
bị nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và vi sinh vật… qua đó đã tác động trực tiếp đến
sức khỏe con ngƣời, đặc biệt là ngƣời già và trẻ em. Tình trạng nhiễm giun đƣờng
ruột rất phổ biến ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, đặc biệt các nƣớc có nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, trình độ văn hóa và vệ sinh kém thì tỷ lệ nhiễm giun lại càng
phổ biến hơn.
Ở Việt Nam, nƣớc không sạch là nguyên nhân gây nên các bệnh đƣờng tiêu
hóa. Năm 2006 có 16.304 ca tiêu chảy, năm 2007 tăng lên 19.681 ca (Báo cáo
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TP Cần Thơ, 2007). Bên cạnh đó, một loại bệnh nguy
hiểm khác là bệnh dịch tả cũng có nguồn gốc từ ô nhiễm nƣớc: năm 1993 dịch tả
xảy ra ở 21 tỉnh, thành với 3.460 ngƣời mắc bệnh; năm 1994 dịch xảy ra ở cả ba
miền Bắc, Trung, Nam với 4.123 trƣờng hợp mắc bệnh; năm 1995, 29 tỉnh thành
phố báo cáo có bệnh nhân tả với 6.088 trƣờng hợp mắc bệnh; năm 1996 cả nƣớc có
12


630 trƣờng hợp mắc bệnh tả ở 19 tỉnh thành phố; năm 2000 có 176 trƣờng hợp mắc
bệnh, 2 trƣờng hợp tử vong, năm 2002 có 321 ngƣời mắc tả; năm 2003 có 342
trƣờng hợp mắc, năm 2004 có 67 trƣờng hợp mắc; năm 2007 tăng lên 1991 trƣờng
hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có 295 trƣờng hợp dƣơng tính với phẩy
khuẩn tả (Bộ Y Tế, 2007). Việc ngƣời nông dân đƣợc cấp đủ nƣớc với chất lƣợng
an toàn có một ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt 25% số trƣờng hợp bị tiêu chảy,
qua đó giúp giảm từ 16 - 30% số trƣờng hợp nhiễm giun đũa ở trẻ em. Giảm thiểu
tác động do điều kiện cấp nƣớc và vệ sinh gây ra đối với sức khỏe của dân cƣ nông

thôn là một trong những mục tiêu chính của Chƣơng Trình Quốc Gia về Nƣớc Sạch
và Vệ Sinh Môi Trƣờng Nông Thôn Việt Nam.
2.4 Thông số cơ bản đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt
Việc kiểm tra đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc về mặt vệ sinh là công tác vô
cùng cần thiết. Hiện nay, có nhiều phƣơng pháp tổng hợp để xác định và đánh giá
nguồn nƣớc. Theo khuyến cáo của WHO về chất lƣợng nƣớc uống và nƣớc sinh
hoạt cũng nhƣ khuyến cáo của Hiệp Hội Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ, APHA (2006)
cho biết có rất nhiều chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng nƣớc, đối với
nƣớc sinh hoạt các chỉ tiêu có thể chia làm 4 nhóm:
1. Nhóm chỉ tiêu vật lý cảm quan gồm: màu, mùi vị, độ trong và nhiệt độ của
nƣớc.
2. Nhóm chỉ tiêu hóa học gồm: các chỉ tiêu vệ sinh gián tiếp đánh giá mức độ
ô nhiễm, các chỉ tiêu về các chất gây cản trở sinh hoạt và gây khó khăn cho việc cải
tạo nâng cao chất lƣợng nƣớc.
3. Nhóm chỉ tiêu hóa học gây độc và tác hại đến sức khỏe.
4. Nhóm chỉ tiêu sinh học nhƣ vi khuẩn, ký sinh trùng, virut. Ở các nƣớc
đang phát triển đặc biệt là các nƣớc nghèo thì chỉ số Coliform lại rất quan trọng để
đánh giá chất lƣợng nƣớc cho sinh hoạt (Feachem r.g, 2005).
2.4.1 Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật (Coliform tổng số và E. coli hoặc Coliform chịu
nhiệt)
Nƣớc sử dụng hằng ngày có thể bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sống trong nƣớc
một thời gian gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển và gây bệnh cho con ngƣời.
Sự phát triển của vi khuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ, sự thoáng khí, độ đục, độ bẩn,
lƣu lƣợng, tốc độ dòng chảy và khả năng đối kháng với các loại vi sinh vật đó trong
nƣớc (Đào Ngọc Phong, 2001).
Coliform là nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột
(Enterobacteriaceae) có khả năng lên men đƣờng lacto ở 37 0C (bao gồm E. coli,
Citrobacter, Klebsiella) có thể dùng nhƣ chỉ điểm vệ sinh về phƣơng diện vi sinh,
thể hiện hiệu quả của việc xử lý nƣớc (Feachem r.g, 2005). Nhóm Coliform chịu
nhiệt phát triển đƣợc ở nhiệt độ 44 ± 0.50C, có khả năng lên men đƣờng lacto.

Trong nhóm này có tới 95% là Coliform chịu nhiệt có nguồn gốc từ phân ngƣời và
13


các động vật máu nóng, còn lại khoảng 5%. Coliform chịu nhiệt là các Coliform có
nguồn gốc tự nhiên từ đất, nƣớc, xác động vật thối rữa (Feachem r.g, 2005). Do vậy,
sự có mặt của Coliform chịu nhiệt trong nƣớc là bằng chứng rất quan trọng, báo
hiệu sự ô nhiễm phân đối với nguồn nƣớc. Theo Quyết định 02/2009- BYT, số
lƣợng Coliform tổng số cho phép là dƣới 50/100 mL nƣớc và không đƣợc phép có
Coliform chịu nhiệt trong nƣớc ăn uống (Bộ Y Tế, 2009)
2.4.2 Nhóm chỉ tiêu hóa lý
+ Độ đục:
Độ đục của nƣớc là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nƣớc do các chất
lơ lửng gây ra nhƣ: đất cát, phù sa, chất mùn, chất hữu cơ, chất sắt…có trong nƣớc
là nơi trú ẩn của các vi khuẩn gây bệnh, các hoá chất, thuốc trừ sâu và các kim loại
nặng… (Trƣơng Quốc Phú, 2006). Độ đục là một chỉ tiêu quan trọng trong cấp nƣớc
sinh hoạt do những nguyên nhân sau:
- Mỹ quan: Bằng trực quan nếu độ đục càng lớn thì giá trị thẩm mỹ của nƣớc
càng giảm. Mặt khác bất kỳ độ đục nào cũng đƣợc xem là gắn liền với khả năng ô
nhiễm nƣớc thải, do đó đây là một nguy hại về mặc y tế.
- Khả năng lọc: Khi độ đục của nƣớc tăng lên thì quá trình lọc sẽ khó khăn và
tốn kém (giảm thời gian làm việc của thiết bị, và tăng chi phí rửa).
- Hiệu lực khử trùng: Sẽ bị giảm mạnh nếu nƣớc có độ đục cao, vì chất khử
trùng không thể tiếp cận với vi khuẩn do hàng rào cản vật lý hoặc tạo ra các phản
ứng hoá học với các chất gây đục làm giảm khả năng khử trùng. Do vậy, theo tiêu
chuẩn về nƣớc sạch thì nƣớc uống phải trong, việc sử dụng nƣớc đục sẽ gây nguy
hại cho sức khoẻ (Nguyễn Kim Hồng, 2002). Giá trị độ đục cho phép là 5 NTU (Bộ
Y Tế, 2009).
+ Sắt tổng:
Là nguyên tố thƣờng gặp trong nƣớc tự nhiên. Nƣớc bề mặt có hàm lƣợng sắt

khoảng 0,7 mg/L. Trong nƣớc ngầm, hàm lƣợng sắt từ 0,5 - 10 mg/L và có thể lên
tới 50 mg/L. Giếng khơi có hàm lƣợng sắt hòa tan thấp hơn giếng khoan, thƣờng
nhỏ hơn 5 mg/L (Nguyễn Văn Việt, 2009). Nƣớc có hàm lƣợng sắt cao tuy không
độc hại đối với sức khỏe nhƣng có mùi tanh khó chịu và nổi ván bề mặt, làm vàng
quần áo khi giặt, hƣ hỏng sản phẩm của các ngành dệt, sản xuất giấy, phim ảnh, đồ
hộp. Sắt còn gây đóng cặn trong đƣờng ống và các thiết bị trao đổi nhiệt.
Sắt là một trong những nguyên tố rất cần thiết cho đời sống của sinh vật mặc
dù nhu cầu về nó không lớn lắm. Sắt có trong thành phần hemoglobine của máu và
tham gia vào quá trình vận chuyển oxy vì có khả năng chuyển từ dạng có hóa trị 3
sang dạng hóa trị 2 và ngƣợc lại. Trong nƣớc biển hàm lƣợng sắt rất thấp, trong
nƣớc ngọt thì cao hơn có khi lên đến vài chục ngàn mg/L. Hàm lƣợng các muối sắt
hoà tan trong nƣớc tỷ lệ nghịch với pH, pH càng cao các muối hòa tan của sắt càng

14


thấp (Trƣơng Quốc Phú, 2006). Lƣợng sắt cho phép có trong nƣớc sinh hoạt tối đa
là 0,5 mg/L (Bộ Y Tế, 2009).
+ Nitơ:
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ trong nƣớc
thải của con ngƣời và động vật. Nitrat chỉ bền trong điều kiện hiếu khí, trong điều
kiện yếm khí chúng nhanh chóng bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nƣớc. Khi
hàm lƣợng nitrat trong nƣớc khá cao có thể gây độc với con ngƣời, vì khi vào cơ thể
trong điều kiện thích hợp chúng sẽ chuyển thành nitric kết hợp với hồng cầu tạo
thành chất không vận chuyển oxy. Nitrit có thể oxy hóa hemoglobin thành
methemoglobin, là loại huyết sắc tố không có khả năng vận chuyển oxy trong máu
và có khả năng gây tử vong ở trẻ em (Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trƣờng,
2001). Ngoài ra, nitrit có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành nitrosamin là
chất có khả năng gây độc và ung thƣ (Đặng Kim Chi, 2001).
Khi động vật và thực vật chết, protein của chúng đƣợc các vi sinh vật nhƣ

nấm, vi khuẩn phân giải tiếp thành các axit amin. Sau đó, các axit amin này lại bị
khử amin bởi các vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm cuối cùng của amoni (NH 4+).
Tiếp theo, nhờ một số quá trình nữa xảy ra trong điều kiện hiếu khí mà NH 4+ đƣợc
chuyển thành nitrat (NO3-) qua hai bƣớc (quá trình nitrit hóa) và oxy hóa nitrit thành
nitrat (NO3-) (quá trình nitrat hóa). Nhờ quá trình phản nitrat hóa (xảy ra trong điều
kiện hiếm khí) mà nitrat bị khử qua nhiều bƣớc, cuối cùng thành Nitơ phân tử (N 2).
Nitơ phân tử nhờ một số loài nhƣ: vi khuẩn lam, vi khuẩn quang dƣỡng và hóa tự
dƣỡng có khả năng cố định Nitơ mà Nitơ tự do đƣợc chuyển thành NH 4+ góp phần
khép kín chu trình. Lƣợng amoni tối đa là 3 mg/L (Bộ Y Tế, 2009).
- Nƣớc có chứa NH3 và nitơ hữu cơ đƣợc coi là nhiễm bẩn và nguy hiểm.
- Nƣớc có chủ yếu NO-2 thì nƣớc ô nhiễm thời gian kéo dài hơn, ít nguy hiểm
hơn.
- Nƣớc chủ yếu là NO-3 thì quá trình oxy hóa đã kết thúc.
(Đào Ngọc Phong, 2001)
+ Độ pH:
pH là đại lƣợng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H + trong nƣớc (pH =
-log[H+]). Chỉ tiêu này đƣợc sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung
dịch nƣớc, bùn. pH phụ thuộc vào quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh, quá
trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ, tính chất của đất và các tác động của con
ngƣời. (Trƣơng Quốc Phú, 2006).
pH là một trong các yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống
của thực vật thủy sinh. Nếu pH trong môi trƣờng quá thấp hay quá cao đều không
có lợi cho đời sống của thủy sinh vật. pH thấp vi sinh vật sẽ hoạt động yếu, làm cho
quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ hay các chất ít độc
hơn bị cản trở, liên quan đến tính hòa tan và tính ăn mòn.
15


pH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý nƣớc.
Giá trị pH cho phép ta quyết định xử lý nƣớc theo phƣơng pháp thích hợp hoặc điều

chỉnh lƣợng hóa chất trong quá trình xử lý nƣớc nhƣ đông tụ hóa học, khử trùng,
hoặc trong xử lý nƣớc bằng phƣơng pháp sinh học. Sự thay đổi pH trong nƣớc có
thể dẫn đến những thay đổi về thành phần các chất trong nƣớc do quá trình hòa tan,
kết tủa, thúc đẩy hay ngăn chặn các phản ứng sinh học xảy ra (Nguyễn Thị Diệp
Chi, 2004).
Khi pH = 7 nƣớc có tính trung tính
pH < 7 nƣớc có tính axit
pH > 7 nƣớc có tính kiềm. (Lê Tuyết Minh, 2006).
Giá trị độ pH cho phép trong nƣớc sinh hoạt từ 6 - 8,5 (Bộ Y Tế, 2009).
+ Độ cứng:
Độ cứng là đại lƣợng đo tổng các cation đa hóa trị có trong nƣớc, nhiều nhất
2+
ion Ca và Mg2+. Nƣớc mặt thƣờng không có độ cứng cao nhƣ nƣớc ngầm, tùy theo
độ cứng của nƣớc ngƣời ta chia thành các loại sau: nƣớc mềm, nƣớc hơi cứng và
nƣớc cứng. Canxi trong nƣớc không hại cho sức khỏe mà còn rất cần thiết cho cơ
thể, một số nơi hàm lƣợng canxi thấp thì tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cao. Tuy nhiên, độ
cứng làm tiêu hao xà bông khi giặt giũ, rau thịt lâu chín, mất nhiều sinh tố đóng rắn
trong các thành ống dẫn của nồi hơi làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của thiết bị,
làm tăng tính ăn mòn do tăng nồng độ ion H +. Đối với vùng lƣu hành bệnh bứu cổ
thì địa phƣơng phải dùng nƣớc có độ cứng thấp, vì canxi là yếu tố ngăn chặn tuyến
giáp sử dụng iốt làm bệnh dễ phát triển (Đào Ngọc Phong, 2001). Độ cứng của nƣớc
đƣợc phân chia nhƣ sau:
- Nƣớc có độ cứng nhỏ hơn 75 mg/L: nƣớc mềm
- Nƣớc có độ cứng từ 75 – 150 mg/L: nƣớc hơi cứng
- Nƣớc có độ cứng từ 150 – 300 mg/L: nƣớc cứng
- Nƣớc có độ cứng lớn hơn 300 mg/L: nƣớc rất cứng
( Nguồn: Nguyễn Thị Thu Lan, 1999).

Độ cứng bao gồm 3 loại:
- Độ cứng toàn phần: biểu thị tổng hàm lƣợng ion Ca 2+ và Mg2+ có trong

nƣớc.
- Độ cứng tạm thời: là hàm lƣợng các muối của ion HCO3-, CO32- với Ca2+ và
Mg2+.
- Độ cứng vĩnh cửu: là hàm lƣợng các muối của ion Cl-, SO42-, HSO4- với
Ca2+ và Mg2+.
Theo quyết định 02/2009/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nƣớc sạch thì giá trị độ cứng cho
phép tối đa là 350 mg/L

16


2.5 Tiêu chuẩn nƣớc sạch
Ngày 17/6/2009, Bộ Y tế đã ra Thông tƣ số 05/2009/TT- BYT về việc ban
hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt". Ban hành kèm
theo Thông tƣ này là QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lƣợng nƣớc sinh hoạt”. Thông tƣ có hiệu lực từ ngày 01/12/2009 và thay thế Quyết
định số 09/2005/BYT- QĐ ngày 13/3/2005 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban hành
Tiêu chuẩn Vệ sinh nƣớc sạch.
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lƣợng đối với nƣớc
sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thƣờng không sử dụng để ăn uống trực tiếp
hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm. Bảng tiêu
chuẩn đƣợc trình bày trong phần phụ lục.
2.6 Tổng quan về phƣờng Trƣờng Lạc, quận ô Môn, thành phố Cần Thơ
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Phƣờng Trƣờng Lạc có diện tích tự nhiên 2.282,42 ha, với 3.586 hộ, tổng dân
số 17.963 ngƣời, tỷ lệ tăng dân tự nhiên 1,05 %. Phƣờng Trƣờng Lạc có tổng số 12
khu vực gồm: Tân Thạnh, Tân Bình, Tân Hƣng, Tân Xuân, Tân Qui, Bình Thuận,
Bình Hòa, Bình Lợi, Bình Yên, Trƣờng Hƣng, Trƣờng Hòa, và Trƣờng Trung.
2.6.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Công nghiệp, TTCN -TMDV:

Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ƣớc đạt 14 tỷ 200 ngàn đồng, tăng
3 tỷ 751 ngàn đồng. Hiện toàn phƣờng có 90 cơ sở công nghiệp – TTCN; thƣơng
mại - dịch vụ có 70 cơ sở.
Xây dựng cơ bản:
Đã khởi công xây dựng các công trình nhƣ: Trƣờng Tiểu học số 1, trụ sở
Phƣờng đội, tuyến đƣờng nhựa Ba se - Đất sét - Xẻo Đế và đang chuẩn bị danh mục
hồ sơ cầu ngang chợ (khu vực Tân Xuân), cầu Mƣơng Bông (Tân Qui), cầu Xẻo
Chùa (Tân Hƣng) và nâng cấp sửa chữa trụ sở UBND phƣờng.
Trong năm 2009 lắp mới 8 điện kế, nâng tổng số hộ sử dụng điện trong toàn
phƣờng: 3.777 hộ, chiếm tỷ lệ 99% so với tổng số hộ toàn phƣờng. Thực hiện tốt
công tác chỉnh trang đô thị, đã sắp xếp lại khu vực chợ Base đi vào hoạt động có nề
nếp, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.
Sản xuất nông nghiệp:
+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng: 3.828 ha, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha,
sản lƣợng 19.906 tấn. Trong đó: Lúa Đông Xuân: diện tích 1.347 ha, năng suất bình
quân 6,9 tấn/ha; vụ lúa Xuân Hè đƣợc 1.341 ha, năng suất bình quân 4,8 tấn/ha, vụ
lúa Thu Đông 1.140 ha đã thu hoạch xong, năng suất 3,8 tấn/ha.
+ Cây màu - cây công nghiệp: Diện tích: 149 ha, trong đó bắp: 7,4 ha, đậu
xanh: 5,4 ha, đậu nành: 6 ha, dƣa hấu: 13 ha, mè: 2 ha, nấm rơm: 22 ha, hoa màu
khác: 93 ha.
17


+ Cải tạo vƣờn: Diện tích vƣờn hiện có 544 ha, đã vận động ngƣời dân cải
tạo đƣợc 15 ha.
+ Chăn nuôi: Năm 2009, ngành thú y thực hiện tốt kế hoạch công tác tiêm
phòng đàn gia súc, gia cầm. Ƣớc tổng đàn gia súc: 3.798 con. Trong đó Heo: 3.668;
Bò: 51 con; Đàn gia cầm có: 38.520 con.
+ Về thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản: 48 ha tăng 0,5 ha. Trong đó
tôm: 2 ha; cá ao thâm canh: 9,3 ha, cá ao không thâm canh: 35 ha, cá ruộng: 1,2 ha.

+ Tình hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Ngành khuyến nông
tổ chức đƣợc: 13 cuộc tập huấn có 285 ngƣời dự về kỹ thuật chăm sóc cây màu, kỹ
thuật sản xuất rau an toàn, biện pháp xử lý và phòng trừ rầy nâu, ngộ độc phèn hữu
cơ; hội thảo đầu bờ 16 cuộc có 312 lƣợt ngƣời dự. Bên cạnh đó, các ngành tổ chức
còn thăm đồng thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời sâu bệnh nhất là tình hình xuất hiện
nhện gié kết hợp bệnh lem lép hạt, rầy nâu trƣởng thành, đóm vằn, bệnh bọ xít hôi,
… Qua đó giúp cho ngƣời dân thực hiện tốt chƣơng trình 3 giảm, 3 tăng, áp dụng
đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giảm chi phí tăng thu nhập
kinh tế gia đình. Ngoài ra, ngành kết hợp với Khuyến nông quận trợ giá giống cây
ăn trái: 270 cây giống (bƣởi năm roi, ổi), 3,3 tấn lúa giống, 30 con heo giống, 29
bao nấm rơm, 9 kg thuốc trị bệnh nấm vi sinh, 10 kg thuốc Aplao.
Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Hình 2.1 Bản dồ dịch tể khu vực Tân Qui

Trạm y tế phƣờng
có 9 cán
bộYgồm:
1 bác
và 6 y sĩ, 1 dƣợc sĩ, 1 y tá.
(Nguồn:
Trạm
Tế Tân
Qui,sĩ2007)
Ngành thực hiện tốt công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân, tổng số lần khám
bệnh: 19.235 lần. Số trẻ em đƣợc miễn dịch đầy đủ: 262 trẻ, số thai phụ tiêm VAT:
240 ngƣời. Ngoài ra, ngành kết hợp với bệnh viện Đa Khoa thành phố khám và
18



điều trị bệnh miễn phí (02 đợt) cho 650 hộ nghèo, hộ chính sách, tổng trị giá thuốc
điều trị miễn phí: 14.000.000 đồng. Trong năm phƣờng tổ chức ra mắt phƣờng cộng
đồng an toàn; phƣờng cộng đồng an toàn quốc tế và thực hiện tốt công tác 10 chuẩn
quốc gia về y tế.
Nước sạch nông thôn:
Bảng 2.1 Các khu vực có trạm cấp nước tại phường Trường Lạc
(Nguồn: Trung tâm Y Tế Dự Phòng TPCT, 2009)

Tổng số giếng nƣớc tập trung trên toàn phƣờng là 7 giếng, có 2.191 giếng
nƣớc bơm tay (trong đó đã vận động mạnh thƣờng quân khoan 30 giếng nƣớc bơm
Khu vực
Năm Nguồn nƣớc Độ sâu của giếng (m) Công suất
Tân Xuân
2003 Nƣớc ngầm
90
4 - 6 m3/h
Trƣờng Trung 2002 Nƣớc ngầm
85
4 - 6 m3/h
Trƣờng Hoà
2002 Nƣớc ngầm
90
4 - 6 m3/h
Bình Thuận
2004 Nƣớc ngầm
100
4 - 6 m3/h
Tân Qui
2005 Nƣớc ngầm
90

4 - 6 m3/h
Bình Thuận
2005 Nƣớc ngầm
85
4 - 6 m3/h
Thị trấn
2007 Nƣớc ngầm
100
20 m3/h
tay cho hộ nghèo, hộ dân tộc), phƣờng hiện có 3.764 hộ sử dụng nƣớc sạch, chiếm
99 % so với tổng số hộ.
Giáo dục - đào tạo:
Phƣờng có 4 đơn vị trƣờng với 161 cán bộ công nhân viên - giáo viên, tổng
số học sinh các điểm trƣờng có 2.413 học sinh. Số cháu vào mẫu giáo: 437 cháu. Số
học sinh phổ thông: 1.966 học sinh (trong đó: tiểu học: 1.175 học sinh; THCS: 791
học sinh).
Tổ chức thực hiện tốt công tác tổng kết năm học 2008 – 2009. Tổng số học
sinh tốt nghiệp ra lớp 200/204 học sinh; chất lƣợng học sinh: học lực đạt từ trung
bình trở lên 91%, hạnh kiểm đạt từ trung bình trở lên đạt 100%. Thực hiện tốt công
tác chống mù chữ, phổ cập bậc trung học, tỷ lệ phổ cập bậc trung học đạt 98% và
qua kiểm tra công tác phổ cập đƣợc công nhận đạt chuẩn năm 2008. Tổ chức đón
nhận danh hiệu Trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia và đƣa học sinh thi Hoa phƣợng
đỏ cấp quận, đạt giải 2 toàn đoàn.
Khu vực Tân Qui, phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô Môn, TPCT có diện tích tự
nhiên là 162,32 ha. Trong đó, 97,43 ha là diện tích ruộng lúa, 12,88 ha diện tích cây
ăn quả, 23 ha diện tích vƣờn, còn lại là diện tích nhà ở. Khu vực đƣợc chia thành 6
tổ tự quản, tổng dân số là 807 ngƣời với 202 hộ. Đa phần số hộ là dân tộc kinh chỉ
có một hộ khơme. Về tôn giáo có 11 hộ theo đạo hòa hảo, 54 hộ theo đạo phật, đạo
tinh lành 1 hộ, đạo thiên chúa 2 hộ, còn lại không theo tôn giáo. Số hộ nghèo là 27
19



hộ, khá giàu khoảng 80 hộ. Ngƣời dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nuôi, trồng
lúa và hoa màu. Hiện nay số hộ sử dụng nƣớc cấp là 150 hộ, chiếm 74 %.
(Nguồn: UBND phường Trường Lạc, 2009)

2.7 Một số biện pháp làm sạch nƣớc của ngƣời dân
- Đánh phèn: Dùng một thìa con phèn tán nhỏ, hòa tan vào một bát nƣớc rồi
khuấy đều trong thùng nƣớc 20L nƣớc. Lắng phèn đƣợc sử dụng rộng rãi ở vùng
nông thôn của nƣớc ta vì đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhƣng không kém phần
hiệu quả. Lắng phèn làm cho các chất lơ lửng trong nƣớc lắng xuống, nƣớc trở nên
trong hơn. Ngƣời dân thƣờng sử dụng phèn nhôm để xử lý nƣớc.
- Làm trong nƣớc bằng một số biện pháp nhân gian: Lấy một nắm mồng
tơi hay lá dâm bụt vò nát rồi khuấy nhiều lần trong nƣớc. Sau đó, dùng một mảnh
vải sạch căng ra, đổ nƣớc qua mảnh vải cho đến khi thấy nƣớc trong.
- Bể lọc: Bể lọc hai ngăn: gồm ngăn lọc và ngăn chứa. Nƣớc đƣợc lọc qua
lớp sỏi, cát rồi tràn vào bể chứa. Định kỳ rửa các lớp lọc.
- Khử trùng nƣớc: Dùng Cloramin B 25% (10 g/m3) hay một số hóa chất
khác nhƣ Clorua vôi 20% (13 g/m3), Clorua vôi 70% (4 g/m3) cho vào nƣớc khoảng
30 phút sau là có thể sử dụng đƣợc.
( Nguồn: Cục Y tế Dự Phòng, 2005)

20


CHƢƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/04/2010 tại khu
vực Tân Qui, phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ và phòng Thí

nghiệm Bộ môn Khoa học Môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng & TNTN, trƣờng Đại học
Cần Thơ.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình sử dụng, bảo quản nƣớc sinh hoạt của 30 hộ gia đình (có
sử dụng nƣớc cấp) bằng phiếu phỏng vấn.
- Thu mẫu nƣớc tại trạm cấp, tại vòi và trong vật chứa của các hộ gia đình.
- Phân tích một số chỉ tiêu
+ Hóa lý: độ đục, pH, độ cứng, NH+4, NO-3, sắt tổng.
+ Vi sinh: Coliform tổng, E.coli.
- Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt theo quy chuẩn số 02:2009/BYT
- So sánh sự biến động chất lƣợng nƣớc tại trạm cấp đến vòi và khi trữ nƣớc
trong vật dụng chứa nƣớc nhƣ lu, bồn chứa....
3.3 Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu
- Máy đo pH Pioneer 10
- Máy đo độ đục Livibod R
- Tủ lạnh
- Máy so màu U2800 – Hitachi
- Thùng trữ lạnh
- Cân điện tử 3 và 5 số lẻ
- Bộ chuẩn độ
- Chai nhựa 1 L, chai tiệt trùng, chai thủy tinh 100 mL, cốc thủy tinh, bình
tam giác, ống hút (1 - 25 mL), pipet (10 - 100 µL, 100 - 100 µL, 1000 - 5000 µL)
ống đong, bình định mức (25 - 100 mL),….
- Hóa chất sử dụng trong phân tích các chỉ tiêu về chất lƣợng nƣớc.
3.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu:
Phương pháp thu
Thu mẫu sẽ tiến hành 02 đợt, mỗi đợt thu 16 mẫu, tổng số là 32 mẫu.
- Đợt 1: Thu mẫu nƣớc ở 7 hộ gia đình trong bán kính 100 – 900 m. Mỗi hộ

thu một mẫu trong vật chứa và một mẫu tại vòi. Tại trạm cấp thu 2 mẫu: mẫu đầu
vào và mẫu đầu ra.
- Đợt 2: Thu cách đợt 1: 30 ngày; Lập lại tại các vị trí đã thu ở đợt 1.
21


Cách thu đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Cách thu mẫu tại vật chứa:
+ Chỉ tiêu hóa lý: Độ đục đo tại hiện trƣờng. Nƣớc trong vật chứa đƣợc
khuấy đều, để ổn định trƣớc khi đo độ đục. Các chỉ tiêu hóa học còn lại đƣợc thu
trong chai nhựa 1 L. Trƣớc khi thu phải tráng chai 2 lần bằng nƣớc tại hiện trƣờng.
+ Chỉ tiêu vi sinh: Mẫu đƣợc thu trong chai vi sinh đã khử trùng ở 121 oC
trong 20 phút. Mẫu thu trong 2/3 chai và không cần tráng bằng nƣớc tại hiện trƣờng.
Cách thu mẫu tại vòi:
Đối với chỉ tiêu vi sinh phải dùng đèn cồn hơ quanh miệng vòi, không cần
tráng chai thu mẫu. Các chỉ tiêu hóa lý thì xả nƣớc trực tiếp từ vòi vào chai nhựa
nhƣng phải tráng 2 lần.

4
3

7

2
5

1

6
Trạm


Hình 3.1 Sơ đồ thu mẫu khu vực Tân Qui
(Nguồn: Trạm y tế khu vực Tân Qui, 2007)

Bảo quản và vận chuyển mẫu:
Mẫu đƣợc bảo quản lạnh và vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay trong
ngày. Tùy theo từng loại chỉ tiêu mà có cách bảo quản khác nhau. Các chỉ tiêu phân
tích đƣợc bảo quản theo bảng 3.1

22


Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 4556 - 1988

STT Chỉ tiêu phân tích

Điều kiện bảo quản

Thời gian lƣu mẫu

1

Độ đục

Không bảo quản

Không quá 4 giờ

2
3

4

Không bảo quản
Không bảo quản
Lạnh 4oC

Ngay sau khi lấy mẫu
Trong 2 ngày
Trong 24 giờ

5
6

pH
Độ cứng
NH+4
NO3Sắt tổng

1mL H2SO4
3mL HNO 3(d=1,42)/L

Trong 1- 2 ngày
Trong 1- 2 ngày

7

Tổng Coliform

8 giờ


8

E.coli

Lạnh 4oC
Lạnh 4oC

8 giờ

(Nguồn: TCVN 4556, 1988)

b.Phƣơng pháp phân tích mẫu
Bảng 3.2 Phương pháp phân tích mẫu

STT

Chỉ tiêu cần xác định

Đơn vị

1
2
3
4
5
6

Độ đục
Độ pH
Độ cứng

Hàm lƣợng sắt
Hàm lƣợng ammonium
Hàm lƣợng Nitrate

NTU
-mg/L
mg/L
mg/L

Phƣơng pháp
và thiết bị xác định
Máy đo độ đục
Máy đo pH
Chuẩn độ Camplexon
Phƣơng pháp so màu Thiocianate
Phƣơng pháp so màu

mg/L

Phƣơng pháp so màu

7
8

Tổng Coliform
E.Coli

CFU/mL Phƣơng pháp điếm khuẩn lạc
CFU/mL Phƣơng pháp điếm khuẩn lạc


Phƣơng tiện và kỹ thuật phân tích đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ
môn Khoa học Môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng & TNTN, trƣờng Đại học Cần Thơ.
c. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp từ sách, vật chứaận văn, giáo trình giảng dạy và
trên mạng internet.
- Thu thập thông tin sơ cấp bằng phƣơng pháp phỏng vấn.
d. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp thông tin và xử lý số liệu.

23


CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình quản lý tại trạm cấp nƣớc
Trạm cấp nƣớc đƣợc xây dựng năm 2005, do ông Nguyễn Thanh Hiền quản
lý. Nguồn nƣớc đầu vào của trạm là nƣớc ngầm ở độ sâu 140 m. Công suất hiện tại
4 – 6 m3/h. Chiều dài của đƣờng ống kéo dài từ đầu đến cuối ấp là 1.800 m. Trung
tâm nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng quận Ô Môn đến kiểm tra trạm đột xuất, định
kỳ 03 lần/năm. Quản lý trạm đƣợc tập huấn tại trung tâm nƣớc sạch và vệ sinh môi
trƣờng nông thôn - thành phố Cần Thơ. Hình thức xử lý của trạm là nƣớc đƣợc lọc
qua cát đá và than mà không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào khác nhƣ cloramin,
phèn lắng.... Nƣớc ngầm đƣợc bơm tự động lên bể chứa bằng ximăng. Nƣớc sau khi
lọc xong sẽ đƣợc bơm lên bồn chứa bằng inox cao khoảng 10 m. Mỗi tháng trạm vệ
sinh bồn chứa 4 lần để loại bỏ cặn và cát dơ. Quy trình xử lý nƣớc của trạm đƣợc
thể hiện qua sơ đồ sau:
Bồn chứa inox

Bể lọc ximăng


Nhà dân
Nƣớc ngầm
Hình 4.1 Sơ đồ xử lý nước của trạm cấp

24


4.2 Các loại nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân
Theo kết quả phỏng vấn, trƣớc khi có nƣớc máy thì đa phần ngƣời dân sử
dụng nƣớc sông chiếm 83%, nƣớc giếng 13% và nƣớc mƣa 4%. Trƣớc khi có trạm
cấp nƣớc, sông rạch chƣa bị ô nhiễm do các hoạt động của con ngƣời nên nguồn
nƣớc sông đƣợc ngƣời dân sử dụng rộng rãi. Nhƣng hiện nay việc sử dụng phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự phát triển công
nghiệp ồ ạt là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc sông. Năm 2005 khi trạm nƣớc
cấp đƣợc xây dựng, số hộ dân chuyển sang sử dụng nƣớc cấp gia tăng theo hằng
năm và tại thời điểm nghiên cứu là 87% hộ sử dụng nƣớc cấp, nguồn nƣớc mƣa
không đƣợc sử dụng nữa. Mặc dù, vùng có nƣớc ngọt quanh năm nhƣng nƣớc cấp
vẫn đƣợc nhiều ngƣời dân sử dụng cho cả hoạt động ăn uống và tắm giặt. Số hộ
dùng nƣớc cấp để tắm giặt chiếm 86%, còn lại 14% là dùng nƣớc sông. Nƣớc cấp
đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều vì giá tiền phù hợp với khả năng của gia đình, 43%
hộ cho rằng phù hợp, 33% cho là cao, 7% cho là thấp (giá nƣớc hiện tại là 3.000
đồng/m3). Số hộ hài lòng về độ trong của nƣớc là 82%.

4%

10%

13%

3%


Nƣớc sông
Nƣớc giếng
Nƣớc mƣa
Nƣớc cấp

83%

87%

Trƣớc khi có nƣớc cấp

Khi có nƣớc cấp

Hình 4.2 Tỷ lệ các nguồn nước sử dụng trước và sau khi có nước cấp

4.3 Cách thức xử lý nƣớc ăn uống và tắm giặt của ngƣời dân
Ngƣời dân sử dụng biện pháp xử lý nƣớc nhƣ đun sôi hay lọc trƣớc ăn uống.
Theo kết quả từ hình 4.3 cho thấy số hộ dân có ý thức đun sôi nƣớc là 73%, một số
ít hộ không dùng bất kỳ biện pháp xử lý nào mà uống trực tiếp. Vì một số ngƣời dân
cho rằng đun sôi nƣớc uống sẽ hạn chế bị đau bụng. Nhƣng về mặt khoa học, đun
sôi nƣớc trƣớc khi uống là rất cần thiết, vì có thể tiêu diệt các loại vi sinh vật gây
bệnh về đƣờng ruột nhƣ tiêu chảy, thƣơng hàn và đồng thời cũng làm giảm độ cứng
của nƣớc (Đào Ngọc Phong, 2001).
Đối với nƣớc dùng cho tắm giặt có: 93 % hộ không xử lý và để lắng tự nhiên,
7% hộ dùng biện pháp lắng phèn. Phần lớn ngƣời dân không sử dụng bất kỳ bƣớc
xử lý nào đối với nƣớc dành cho tắm giặt vì theo họ nƣớc cấp rất trong. Lắng phèn
25



×