Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BỆNH NẤM BỀ MẶT VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.73 KB, 12 trang )


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

238
Chương 3
BỆNH NẤM BỀ MẶT VÀ NẤM BỆNH NGUYÊN
Nấm gây bệnh bề mặt phổ biến là các nấm thuộc nhóm nấm da
(dermophytes). Bên cạnh nhóm này còn có một số nấm khác thuộc nhóm phân
loại riêng biệt, cũng hình thành bệnh tích ở da (bảng III-1).
Để quan sát nấm da trong bệnh phẩm người ta thường dùng bệnh
phẩm là lông hoặc vảy vùng có bệnh biến. Thông thường để làm mềm và
sáng tiêu bản, sau khi đặt bệnh phẩm lên phiến kính người ta nhỏ lên một
vài giọt dung dịch NaOH 20% hoặc KOH 20%, để tủ ấm 15 - 20 phút hoặc
hơ nhẹ trên ngọn lửa cho đến khi xung quanh bệnh phẩm xuất hiện bọt
trắng, tránh hơ nóng quá làm bào tử ở gốc lông rụng rời ra. Sau đó, nhỏ vài
giọt glycerin lên tiêu bản, đậy lá kính rồi hiển vi. Cũng có thể làm sáng tiêu
bản mà tránh làm thay đổi vị trí của khuẩn ty trong và xung quanh sợi lông
bằng dung dịch chloral lactophenol (2 phần chloralhydrate, 1 phần acid
lactic, 1 phần phenol).
Để nhuộm nấm da trước hết phải tẩy mỡ tiêu bản bằng chloroform
rồi cho formol tác động 2 - 3 phút, đun sôi, rửa bằng nước cất rồi nhuộm
bằng dung dịch xanh cotton trong lactophenol (dung dịch lactophenol
cotton blue: được chế bằng cách hòa 20 g phenol tinh thể, 20 g acid lactic
và 40 g glycerin vào 20 ml nước cất, đun nóng nhẹ cho tan đều rồi thêm
0,05 g thuốc nhuộm cotton blue, thuốc nhuộm này có tác dụng cố định tiêu
bản) hoặc xanh cotton soudan III trong lactophenol (100 ml lactophenol bão
hòa trong soudan III, 0,5 g cotton blue).
Quan sát dưới kính hiển vi có thể thấy các sợi nấm (khuẩn ty) và bào tử ở
trong hoặc ở ngoài sợi lông động vật bệnh. Sợi nấm thường có đường kính 2 - 6
μm, dài 15 - 50 μm phân nhánh nhiều hoặc ít. Bào tử có nguồn gốc từ những sợi
nấm này, phân bố thành chuỗi hoặc thành đám tùy loài nấm.


1. Bệnh nấm sợi của da (nấm da) (dermophytes)
Có đến khoảng 30 loài nấm bệnh nguyên của bệnh nấm da
dermatophytosis củ
a người đã được biết đến nhưng ở động vật thì nấm sợi
bệnh da (dermophytes) chủ yếu chỉ có 3 loài được phân loại trong chi
Trychophyton (T. verrucosum, T. mentagrophyte, T. equinum), và 2 loài phân
loại trong chi Microsporum (M. canis, M. gypseum). Các loại nấm sợi bệnh da là
các nấm ưa keratin (keratinophilic) sử dụng keratin như nguồn dinh dưỡng, cho
nên vị trí cảm nhiễm nấm thường giới hạn ở lớp chất sừng, móng và lông da.
Tuy nhiên, nấm có thể đ
i dọc theo gốc lông xâm nhập vào bên trong bao lông và
gây nên các chứng viêm (thường hóa mủ) ở đó. Dạng chuyển hình hoàn toàn
(telemorph) của nấm sợi bệnh da là các nấm thuộc chi Arthroderma thuộc loại
nấm (bào tử) túi (ascomyces).
a. Loài Trichophyton verrucosum
Là nấm ưa động vật được phân lập chủ yếu từ bệnh nấm sợi bệnh da của
bò (bạch điếm) nhưng cũng là bệnh lây chung người và động vật, từ bò có thể
lây nhiễm sang người, vì vậy cần phải chú ý. Ngoài bò ra thì ngựa, cừu, dê, chó,

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

239
mèo, lợn,... cũng bị cảm nhiễm. Ở bò vùng mắc bệnh thường là đầu và cổ, đặc
biệt vùng quanh mi mắt có nguy cơ dễ mắc bệnh, vùng bị bệnh thường bị rụng
lông vùng rộng khoảng 1 - 3 cm, có thể là do gãi ngứa nên thường thấy xuất
huyết và nứt nẻ. Bò càng non càng có tính cảm thụ cao.
Trên môi trường thạch glucose Sabourraud T. verrucosum có tốc độ phát
dục rất chậm nhưng nếu gia thêm thiamin thì phát triển tốt. Để phát dục, cũng có
chủng cần inositol. Bào tử đốt lớn (macroconidium: "đại phân sinh tử") và bào tử
đốt nhỏ (microconidium: "tiểu phân sinh tử") ít khi hình thành, nhưng bào tử

màng dày (chlamydospore: "hậu mạc bào tử") thì phát sinh với số lượng lớn.
Teleomorph của T. verrucosum còn chưa rõ.
b. Loài Trichophyton mentagrophytes
Trong nhiều trường hợp có tính háo thú (zoophilic, cảm nhiễm ở thú), một
số chủng có tính háo nhân (anthropophilic, cảm nhiễm ở người). Cho đến nay
phân lập được từ nhiều loài động vật khác nhau, hình thành các vùng tổn
thương cục bộ hay toàn thân.
T. mentagrophytes phát triển nhanh trong các môi trường. Khuẩn lạc có
dạng phấn, dạng bông hoặc dạng lông nhung, màu trắng hoặc màu vàng nhạt.
Mặt dưới khuẩn lạc thường biểu hiện các sắc màu khác nhau như vàng, đỏ
nâu,... Thí nghiệm xuyên tóc (hair perforation test) dương tính. Phát triển không
đòi hỏi acid nicotinic. Nấm hình thành nhiều bào tử đính lớn phụ thuộc vào trạng
thái của nấm, nhưng hiếm khi sản sinh. Bào tử đính lớn chứa từ 3 đến 8 tế bào,
có hình thái từ dạng gậy đến dạng lá cây, vách mỏng, bề mặt nhẵn. Nấm còn
sản sinh lượng lớn các đính bào tử nhỏ hình cầu đến hình quả lê, chứa 1 tế bào.
Dạng xoắn của khuẩn ty (spiral body) là đặc trưng của nấm. Teleomorph gồm
hai dạng là Arthroderma benhamiae (Ajielo & Geng, 1967) và A.
vanbreuseghemi (Takashio, 1973).
c. Loài Trichophyton equinum
Tên thường dùng là nấm bạch biến ngựa, cảm nhiễm ngựa các vùng
khác nhau trên thế giới, đôi khi người cũng cảm nhiễm. Vị trí cảm nhiễm không
cố định nhưng ở ngựa đua thường thấy ở vùng tiếp xúc với dây đeo và yên
ngựa, thường rộng khoảng 1 - 3 cm. Trường hợp phát bệnh ở ngựa non thì thấy
nhiều, nhưng thường tự khỏi.
T. equinum phát triển chậm trên môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc màu
trắng có dạng nhung hoặc dạng bông. Nếu thêm acid nicotinic vào môi trường
thì sự phát triển được tăng cường. Nếu nuôi lâu thì xuất hiện những tia tỏa ra
xung quanh giống như hình phóng xạ, khuẩn lạc có dạng bột, mặt dưới khuẩn
lạc có màu vàng nâu cho đến đỏ nâu thẫm. Hiếm khi nấm hình thành nhiều bào
tử đính lớn, nếu có bào tử đính lớn chứa 2 - 6 tế bào, hình gậy đến hình trụ,

vách mỏng, bề mặt nhẵn. Bào tử đính nhỏ chứa 1 tế bào, hình thành với lượng
lớn, dạng hình cầu hoặc hình quả lê. Bào tử màng dày sản sinh nhiều, thường
thấy thể xoắn và khuẩn ty dạng vợt. Teleomorph của T. equinum thì còn chưa
rõ.
d. Loài Trichophyton canis
Tên này có thể hiểu như "tiểu bào tử khuẩn chó". Đây là nấm gây cảm

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

240
nhiễm ở động vật. Các bệnh nấm sợi của chó và mèo thường do nấm này gây
ra. Người cũng cảm nhiễm nấm này.
Đính bào tử lớn của các nấm thuộc chi này có dạng thoi, chứa nhiều tế
bào, bề mặt thô, hoặc có gai là điểm đặc trưng. Khuẩn lạc của chi này có bề mặt
dạng bông, màu trắng, vàng đến vàng nâu, mặt dưới có màu vàng đậm. Đính
bào tử lớn có vách dày, chứa 6 - 15 tế bào, sản sinh với số lượng lớn. Thường
thấy có khuẩn ty dạng vợt, thể dạng lược, cơ quan đốt và bào tử màng dày.
Lông bị cảm nhiễm phát huỳnh quang màu xanh lục như gỗ mục (wood lump).
Teleomorph là Arthroderma otae.
e. Loài Microsporum gypseum
Tên này có nghĩa là "tiểu bào tử khuẩn dạng thạch cao". Nấm này sơ khởi
vốn là nấm ưa thổ nhưỡng (geophilic fungus). Tuy vậy, số trường hợp là bệnh
nguyên bệnh nấm sợi của da ở mèo và chó ngày càng tăng. Nấm này cũng gây
bệnh cho người, là một nấm cùng cảm nhiễm người và động vật.
Khuẩn lạc của chi này dạng phấn, bề mặt màu trắng dần dần chuyển
sang màu nâu, mặt dưới của khuẩn lạc có màu nâu nhạt sau chuyển sang màu
nâu đỏ. Bào tử đính lớn có vách tế bào mỏng, phát sinh với số lượng lớn, chứa
3 - 9 tế bào. Bào tử đính nhỏ có dạng hình gậy. Nấm có khuẩn ty dạng vợt, thể
hình lược và bào tử màng dày. Lông bị cảm nhiễm không phát huỳnh quang như
củi mục. Teleomorph được biết có hai loại là Arthroderma gypseum và A.

incurvatum.
2. Chi Sporothrix
Trong chi Sporothrix hiện tại được biết có hơn 10 loài nhưng hầu hết sống
hoại sinh trong đất. Trong số đó, S. schenckii là bệnh nguyên khuẩn duy nhất, đã
biết nhiều trường hợp bệnh ở người và động vật. Ở động vật, bệnh thường thấy
nhiều ở ngựa và chó.
Loài S. schenckii
Là bệnh nguyên bệnh sporothricosis. Trong trường hợp của các động
vật, nấm từ vết ngoại thương xâm nhập vào bên trong ký chủ, hình thành vết
loét ở da, thông qua các mạch lympho mà xâm nhập vào trong cơ thể, hình
thành các ổ bệnh ở trong các hạch lympho vùng cổ và tứ chi. Ở mèo, nấm hình
thành bệnh tích thối loét chỉ giới hạn ở da, trong dịch thẩm xuất mưng mủ đó có
thể quan sát thấy các tế bào nấm men. Bề mặt khuẩn lạc biểu hiện màu nâu đen
nên được phân loại trong nhóm các nấm mốc màu đen ("hắc sắc chân khuẩn").
S. schenckii là nấm nhị hình. Khi phát triển ở 27 °C thì có dạng khuẩn ty, sản
sinh các bào tử đính gần hình cầu hoặc hình trứng chứa 1 tế bào. Khi phát triển
ở 37 °C thì trở thành dạng nấm men hình cầu hoặc hình trứng.
3. Bệnh nấm khác và nấm bệnh nguyên
a. Chi Malassezia
Bệnh Malassezia là bệnh cảm nhiễm do Malassezia pachidermatis gây ra,
khởi đầu được báo cáo phân lập từ da tê giác Ấn độ. Tên nấm ghi trong báo cáo
ban đầu là Pithirosporum nên tên bệnh nhiều khi cũng được gọi là
pithirosporosis.

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

241
Loài M. pachidermatis là một loại nấm men thường trú trên cơ thể và
ống tai ngoài của động vật, có hình cầu hoặc hình trứng. Khi phát triển không
cần dầu olive là điểm khác với M. furfur (gây bệnh ở người) cũng được phân loại

vào chi này. Dạng nuôi cấy có hình trứng, phát triển nhờ sinh sản nẩy chồi đơn
phát. Trên tế bào mẹ, từ một sẹo lỗ mở (khai khẩu) các tế bào con lần lượt được
sản sinh. Cũng có dạng trung gian giữa quá trình phân bào và quá trình nẩy
chồi. Khuẩn ty thì hoàn toàn không thấy. Nhiều trường hợp nấm liên quan đến
bệnh viêm ống tai ngoài và viêm da mãn tính ở chó và động vật khác.
b. Chromomycosis và nấm bệnh nguyên
Nấm màu đen dematiaceae là tên chung của các nấm có các yếu tố của
nấm đặc biệt có khuẩn ty màu tối nên toàn thể khuẩn lạc có màu đen hoặc màu
gần đen, gồm các nấm thuộc nhóm nấm bất toàn như Exophiala, Fonsecaea,
Ochroconis, Phialofora, Alternaria, Aureobasidium, Cladosporium, Curvularia,
Drechslera,... Những bệnh gây ra bởi các nấm này được gọi chung là
chromomycosis (bệnh nấm đen, "hắc sắc chân khuẩn bệnh"). Các nấm màu
đen gây bệnh nấm rộng rãi trong tự nhiên, từ các động vật có vú như người,
chó, mèo, ngựa,... đến các động vật thủy sinh như cá,... Nói chung, các nấm này
có tính gây bệnh thấp, đa số là yếu tố gây bệnh cơ hội.


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

242

Chương 4
BỆNH NẤM Ở NGƯ GIỚI
Cho đến nay, có nhiều bệnh nấm ở các loài cá nuôi và cá tự nhiên được
thông báo. Mục này chỉ giới thiệu khái yếu về một số nấm tiêu biểu.
1. Bệnh cảm nhiễm nấm Dermocystidium (dermocystidiosis)
Đặc trưng của bệnh là thể dinh dưỡng của nấm bệnh nguyên có độ lớn
có thể nhìn thấy bằng mắt thường hình thành ở mang hoặc ở da cá, bên trong
có các thể ấn nhập hình cầu và một số lượng lớn bào tử có nhân nằm gần trung
tâm.

2. Bệnh nấm nước (saprolegniasis)
Bệnh nấm nước là bệnh gây ra bởi các nấm thuộc bộ nấm nước
(Saprolegnialis, ngành Nấm noãn Oomycota), thường chia thành hai nhóm lớn là
bệnh nấm nước ký sinh bên ngoài và bệnh nấm nước ký sinh bên trong. Các
bệnh nấm nước ký sinh bên ngoài thường được gọi là bệnh nấm nước, là bệnh
do nấm sợi bề ngoài có dạng lông mao ký sinh và phát triển mạnh trên thân các
và trứng cá. Còn "bệnh nấm nước ký sinh bên trong" là tên chung chỉ các bệnh
nấm trong đó nấm chỉ phát triển bên trong cơ thể cá.
a. Bệnh nấm nước
Là bệnh nấm trở thành vấn đề đối với các loài cá thuộc họ Hồi (cá nước
lạnh), nhưng trong mùa lạnh bệnh cũng phát sinh ở cá nước ấm như cá chép,
lươn,... Nguyên nhân chết do cơ cấu điều tiết áp suất thẩm thấu của cá bị phá
hoại. Ở lươn có thể gọi là bệnh trắng đầu.
b. Bệnh nấm nội tạng (visceral mycosis)
Là bệnh phát sinh ở cá con họ Hồi 1 - 2 tuần tuổi, tỷ lệ chết 10 - 20%.
Huyền môn dạ dày là nơi điểm sơ khởi, sau các khuẩn ty mọc dài vào xoang
bụng, rồi lan vào nội tạng và cơ, phát bệnh, gây chết.
c. Bệnh u hạt do nấm (mycotic granulomatosis)
Là bệnh phát sinh ở các loài các nước ấm như cá trắm, cá vàng,... hình
thành các u thịt trong cơ do nấm kh
ởi phát. Da cá bệnh căng trương, xung
quanh thấy có các ban xuất huyết điểm. Vào kỳ cuối, vùng da bệnh bị băng hoại,
lộ xuất các u thịt màu đỏ hình thành trong lớp cơ phía dưới. Cá chép không mắc
bệnh này.
3. Ichthyophonosis
Là bệnh của các loài cá nước ngọt và nước mặn, gây ra bởi các nấm chi
Ichthyophonus thuộc bộ Mucorales, ngành Nấm tiếp hợp Zygomycota, hình
thành các bệnh tích dạng hạch trong các nội quan và cơ. Bệnh này là vấn đề lớn
đối với cá hồi đen và cá nục. Ở chỗ bệnh tích thường thấy các thể hình cầu đa
nhân, lớn nhỏ khác nhau từ vài μm đến khoảng 200 μm.

4. Bệnh cổ trướng (tympanitis)
Là bệnh thấy rải rác ở cá họ Hồi, cá bị bệnh có dạ dày bị trương nên nhìn

×