Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Phát triển hoạt động marketing trên mạng xã hội của công ty TNHH xe đạp thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 69 trang )

i
TÓM LƯỢC
Ngày nay với việc bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày
càng trở nên phát triển và phổ biến trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Marketing là một trong những hoạt động tiên phong chịu ảnh hưởng từ việc ảnh hưởng
của thương mại điện tử (TMĐT). Việc marketing trực tuyến trở nên phổ biến, và đa
dạng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc áp dung marketing như nào để phù hợp
và hiệu quả thì đang là một vấn đề nan giải đối với toàn danh nghiệp. Trong những
năm gần đây, mạng xã hội (MXH) tại nước ta đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Việt
Nam cũng là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng
MXH. Dù hiện nay rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn MXH cho hoạt động truyền thông
của mình, nhưng việc vận dụng và xây dựng cho doanh nghiệp mình cách thức hoạt
động hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Cũng như nhiều
doanh nghiệp khác, việc ứng dụng MXH vào hoạt động marketing trực tuyến của
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH ) Xe đạp thành phố cũng chưa thực sự hiệu quả
và vẫn còn hạn chế nhất định. Công ty sử dụng MXH cơ bản với mục đích giới thiệu
sản phẩm, dịch vụ do đó chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích TMĐT mà kênh
truyền thông này mang lại.
Do đó, em đã đề xuất nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động Marketing trên
mạng xã hội của công ty TNHH Xe đạp thành phố” với mong muốn xây dựng giải
pháp phát triển hoạt động truyền thông qua mạng xã hội, qua đó tạo tiền đề cho sự
phát triển việc ứng dụng MXH vào hoạt động marketing trực tuyến. Về mặt lý thuyết,
đề tài đưa ra một số lý thuyết liên quan đến mạng xã hội, truyền thông Marketing và
ứng dụng MXH trong hoạt động. Về mặt thực tế; nghiên cứu, thống kê, đánh giá thực
trạng ứng dụng MXH trong hoạt động marketing trực tuyến của Công ty TNHH Xe
đạp thành phố. Thông qua quá trình thực tập và các phương pháp điều tra dữ liệu thứ
cấp, sơ cấp. Từ đó thấy được hiệu quả của việc ứng dụng MXH trong hoạt động
marketing trực tuyến trong công ty, để có thể đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm phát
triển hoạt động ứng dụng MXH trong Marketing trực tuyến cũng như các hoạt động
khác trong công ty.



ii
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành là kết quả của bốn năm học tập, rèn luyện với sự
hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương
Mại Điện Tử, trường Đại Học Thương Mại. Đây chính là khoảng thời gian quý báu
giúp tác giả tích luỹ được các kiến thức đã học về thương mại điện tử, tạo nền tảng
vững chắc để có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. Để có thể
hoàn thành được khóa luận này không chỉ là sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà còn có
sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô, các anh chị trong công ty TNHH Xe đạp
thành phố. Trước hết, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
Th. S Lê Duy Hải - Người đã hướng dẫn tác giả thực hiện khóa luận này về mặt định
hướng cũng như những kỹ năng thực hiện cần thiết khác. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn
các thầy cô giáo khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương Mại Điện Tử - Trường Đại
thương học Thương Mại về sự giúp đỡ tận tình và chu đáo trong suốt quá trình viết khóa
luận.
Xin cảm ơn toàn thể các anh chị em nhân viên trong công ty TNHH Xe đạp
thành phố, đã giúp đỡ rất nhiệt tình cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
quá trình thực tập, điều tra thu thập tài liệu để tác giả có thể hoàn thành khóa luận một
cách tốt nhất.
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp và những hạn chế về mặt kiến
thức , thời gian tìm hiểu , mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng tuy nhiên vẫn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ quý thầy cô và các bạn để giúp tác giả hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên
cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii
MỤC LỤC

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xe đạp thành phố từ năm 2016-2018 v
Cơ cấu tổ chức:.....................................................................................................................................28
- Nguồn nhân lực:.............................................................................................................................28
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)................................................................................30
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty)................................................................................30
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH XE ĐẠP THÀNH PHỐ..............................2
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH XE ĐẠP THÀNH PHỐ.................................5


iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Từ viết tắt
MXH
CNTT
MTT
TMĐT

Từ viết đầy đủ
Mạng xã hội
Công nghệ thông tin
Marketing trực tuyến
Thương mại điện tử



v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Biểu đồ 1.1
Biểu đồ 1.2
Biểu đồ 1.3
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4

Bảng biểu

Trang

Bảng nhân sự công ty
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Biểu đồ thời gian sử dụng internet trung bình trong ngày của cá nhân
Tỷ lệ người dung mạng xã hội và độ tuổi sử dụng mạng xã hội
Mức độ nhận biết thương hiệu qua các mạng xã hội
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xe đạp

29
31
21
22
22


thành phố từ năm 2016-2018
Tỉ lệ áp dụng các trang mạng xã hội trong hoạt động Marketing của
công ty TNHH Xe đạp thành phố.
Tỉ lệ khách hàng biết đến công ty thông qua các kênh
Đánh giá việc ứng dụng mạng xã hôi vào hoạt động marketing trực
tuyến của công ty TNHH Xe đạp gấp PAPILO.

31
34
36
41


vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình
Hình 1.1

Hình vẽ
Chức năng của Marketing

Hình 1.2

Phân loại Digital Maketing

9

Hình 1.3

Các mạng xã hội

Mục đích ứng dụng mạng xã hội
Sơ đồ nhân sự công ty TNHH Xe đạp thành phố.
Giao diện fanpage Xe đạp gấp Papilo
Kênh youtobe của công ty TNHH Xe đạp thành phố.
Kênh youtobe của công ty TNHH Xe đạp thành phố.

15
23
29
36
38
40

Hình 1.4
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Trang
7


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Internet là thành tựu vô cùng to lớn của nhân loại, trải qua nhiều giai đoạn phát
triển cùng với sự đổi mới không ngừng của nền tảng công nghệ đã góp phần đưa cả thế
giới chuyển sang thời đại số hóa, hay còn được gọi là “true native digital, tạo nên thời
kì “trăng mật ” cho Thương mại điện tử.

Theo bộ Công thương Việt Nam, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh
thu từ thương mại điện tử của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện
tử trên toàn cầu trong quý I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc,
Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Marc Woo, thuộc Google, dự
báo khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử bùng nổ tiếp
theo, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cũng như mức độ phổ cập của mạng
Internet. Dự kiến, số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN sẽ tăng từ 190
triệu người trong năm 2012, lên 400 triệu người năm 2020 và lượng người truy nhập
Internet cũng sẽ tăng gấp ba lần lên 600 triệu người vào năm 2025.
Sự phát triển của thương mại điện tử tạo nên nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp
cận khách hàng và thị trường của mình. Đồng thời sức cạnh tranh cũng vô cùng khốc
liệt. Phải tận dụng mọi hình thức quảng cáo, coi trọng Digital Marketing để tăng tiếp
cận với khách hàng mục tiêu cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và doanh
nghiệp.
Theo dòng chảy của công nghệ, việc tận dụng mạng xã hội trở thành một xu
hướng. Đây là môi trường “béo bở” được tất cả các thương hiệu đang rất trú trọng đầu
tư và quan tâm.
Theo dữ liệu từ Facebook, 46 triệu người dùng hoạt động thường xuyên trên các
trang mạng xã hội trong năm 2017. Giao dịch thông qua mạng xã hội sẽ tạo nên bước
ngoặt mới trong hành vi mua sắm trực tuyến. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và
các nền tảng mạng xã hội đã tăng tương tác giữa người bán và người mua. Điều này
dẫn đến việc các chủ đơn vị kinh doanh, shop bán hàng có thể nhận được nhiều đơn
hàng từ các kênh mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram,…
Tại Việt Nam, theo báo Công thương, trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo
sát, có 45% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả của việc bán hàng thông qua mạng xã


2
hội (tăng nhiều so với tỷ lệ 39% năm 2017), tiếp theo đó là 32% doanh nghiệp đánh
giá cao kênh bán hàng thông qua website doanh nghiệp (giảm một chút so với tỷ lệ

35% năm 2017), hai kênh ứng dụng di động và sàn giao dịch thương mại điện tử hầu
như không có sự thay đổi nhiều so với năm trước. Bước vào nền kinh tế số, hiểu được
tầm quan trọng của việc triển khai các hoạt động marketing trên mạng xã hội. Khóa
luận tìm hiểu về các hoạt động marketing trên mạng xã hội nói chung và liên hệ đến
việc thực trạng triển khai hoạt động marketing trên mạng xã hội của công ty TNHH Xe
đạp thành phố. Từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển các hoạt
động marketing tại công ty. Với tên đề tài: "Phát triển hoạt động marketing trên mạng
xã hội của của công ty TNHH Xe đạp thành phố".
2. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Mục đích nghiên cứu khóa luận: Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nghiên
cứu giải pháp phát triển hoạt động marketing trên mạng xã hội vào hoạt động
marketing trực tuyến của công ty TNHH Xe đạp thành phố.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các mặt lý luận ứng dụng MXH vào hoạt động marketing trực
tuyến và tìm hiểu các công trình nghiên cứu về hoạt động ứng dụng MXH vào hoạt
động marketing trực tuyến ở Việt Nam.
+ Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt
động marketing trên mạng xã hội của công ty TNHH Xe đạp thành phố.
+ Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng MXH vào
hoạt động Marketing trực tuyến của công ty TNHH Xe đạp thành phố.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: hoạt động marketing trên MXH của
công ty TNHH Xe đạp thành phố.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ hiệu quả của hoạt động
marketing trực tuyến của công ty TNHH Xe đạp thành phố trên các mạng xã hội(như
facebook, zalo, youtube, instagram,... ). Tuy nhên, do giới hạn về mặt thời gian và sự
hiểu biết còn hạn hẹp, tác giả xin phép chỉ chú trọng nhất vào các hoạt động trên mạng
xã hội Facebook và Youtube của công ty.
- Về phạm vi thời gian, khóa luận nghiên cứu các số liệu trong các năm từ 2016
- 2019 để đưa ra giải pháp, kế hoạch trong thời gian tới.

4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU.


3
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu:
- Các hoạt động marketing trực tuyến của Công ty TNHH Xe đạp thành phố như
thế nào?
- Thực trạng ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động marketing trực tuyến của
Công ty TNHH Xe đạp thành phố như nào?
- Các giải pháp làm tăng hiệu quả việc hoạt động marketing trực tuyến của
Công ty TNHH Xe đạp thành phố là gì?
5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
5.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
Mặc dù, marketing điện tử đang được phổ biến nhanh chóng ở nhiều các quốc gia
trên thế giới đặc biệt là ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á, nhưng khác với TMĐT
nói chung có số lượng tài liệu nghiên cứu về khả năng ứng dụng rất lớn trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, đối với marketing điện tử số lượng tài liệu đề cập đến vấn đề
marketing này khá ít và rất khó kiếm. Nhìn chung, các tài liệu chuẩn liên quan đến vấn
đề này chủ yếu được tìm thấy tại Mỹ còn các quốc gia khác cũng rất hạn chế. Một số
các tài liệu ngoại văn tìm thấy đó là:
- Marry Low Roberts (2002), Internet Marketing: Intergrating online and offline
strategy, McGraw-Hill Publishing. Cuốn sách đã chỉ ra được nền tảng của Internet
Marketing, các công cụ Internet Marketing cần thiết như: Search Engine Optimization,
email marketing, video marketing, marketing truyền thông mạng xã hội…cùng các
chiến lược và chương trình phát triển Internet Marketing. Mặc dù vậy, cuốn sách vẫn
chưa đi sâu nghiên cứu thực trạng ứng dụng công cụ marketing điện tử tại một doanh
nghiệp cụ thể nào.
- Rob Stockes, Sarah Blake (2008), e-marketing: The essential guide to online
marketing, Quirk eMarketing (Pty) Ltd. xuất bản: Thành công của cuốn sách là đã giới
thiệu được tới người đọc tổng quan về marketing điện tử cũng như các công cụ

marketing điện tử như: email marketing, marketing lan truyền Search Engine
Optimization, marketing di động, marketing truyền thông mạng xã hội… Tuy vậy,
nhược điểm của cuốn sách vẫn là chưa có những ví dụ thực tế về ứng dụng các công
cụ marketing điện tử đó trong doanh nghiệp như thế nào.
- Phillip Kotler (2003), Quản trị marketing, NXB Thống Kê: Marketing căn bản
giới thiệu những kiến thức cơ bản về Marketing như khái niệm, bản chất, phương
châm, nguyên tắc và nội dung hoạt động Marketing, đồng thời giới thiệu một số lý


4
luận về môi trường marketing, cách thức phân đoạn thị trường, hành vi của khách
hàng, kế hoạch hóa marketing và các chương trình marketing 4P.
- Richard Gay, Alan Chalesworth and Rita Esen (2007), Online Marketing- A
customer- led approach, Oxford University Press Inc: Trong cuốn sách, các tác giả đã
chỉ ra những ưu và nhược điểm của kinh doanh trực tuyến cùng các công cụ marketing
điện tử, tuy nhiên cũng chưa đưa ra những ứng dụng cụ thể trong doanh nghiệp.
- Dan Zarella, Cuốn “The Social Media Marketing Book” hướng dẫn căn bản
cách khởi động một chiến dịch truyền thông xã hội; lập kế hoạch, thực hiện và đo
lường các chiến dịch marketing.
- Jim F. Kukral, Cuốn “Attention! This Book Will Make You Money: How to Use
Attention-Getting Online Marketing to Increase Your Revenue” của hướng dẫn cách
làm thế nào để tăng lợi nhuận thông qua các công cụ marketing online.
Như vậy đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước đã có một số cuốn sách viết về
mạng xã hội và markrting trực tuyến. Nhưng vấn đề nghiên cứu chuyên sâu việc ứng
dụng cụ thể là chưa có
5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu liên quan đến marketing
điện tử như sau:
- PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn Thoan; Cuốn “Thương
mại điện tử căn bản” đồng tác giả của cuốn. Nội dung của cuốn sách nói về tầm quan

trọng của TMĐT hiện nay. Với các mục rõ ràng như: Tổng quan về TMĐT,Giao dịch
TMĐT, Marketing thương mại điện tử, Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong TMĐT, Ứng
dụng TMĐT trong doanh nghiệp và Luật TMĐT.
- Trung Đức, Cuốn “Facebook Marketing từ A đến Z” của tác giả. Cuốn sách đã
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc hệ thống hóa lại kiến thức và kinh
nghiệm làm marketing trên kênh facebook, giúp chúng ta có thể theo kịp xu hướng
toàn cầu và đưa ra những giải pháp marketing mang tính toàn diện và hiệu quả.
- Dương Đình Bách (2017), “Hiệu quả Markting online đến các công ty Thương
mại cổ phần”, Khoa Kinh tế, trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ đã
đưa ra cách ứng dụng marking online và các công ty lớn đồng thời đưa ra lợi ích và
nhứng khó khăn khi thực hiện marketing trực tuyến


5
- Nguyễn Thị Tường Vy (2011), “Nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động
marketing online tại công ty TNHH Quảng Tín”; khoa Quản trị kinh doanh, trường đại
học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh: Khóa luận đã đưa ra tổng quan về
marketing online, các hình thức, phương tiện và chiến lược marketing online, phân
tích được thực trạng hoạt động marketing online tại một doanh nghiệp cụ thể nhưng
các giải pháp đưa ra cho công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing online vẫn
chưa thực sự chi tiết.
- Đinh Thị Kim Anh (2009), “Ứng dụng Marketing Online để phát triển thương
hiệu máy tính CMS giai đoạn 2010-2015”; khoa Quản trị kinh doanh Đại học Kỹ thuật
công nghệ Tp.HCM: Luận văn đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về
marketing điện tử, về thương hiệu, hiệu quả của marketing điện tử trong quảng bá
thương hiệu. Tuy đã nêu ra thực trạng ứng dụng marketing điện tử tại một doanh
nghiệp cụ thể nhưng luận văn này mới chỉ tập trung vào vấn đề phát triển thương hiệu
máy tính CMS chưa đưa ra giải pháp cụ thể cho từng công cụ marketing điện tử mà
doanh nghiệp nên áp dụng
Như vậy, ở Việt Nam cũng có rất nhiều bài luận văn, khóa luận viết về Marketing

online, nhưng vấn đề áp dụng MXH vào hoạt động Marketing còn chưa được nghiên
cứu rộng rãi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn khi tác giả nghiên
cứu và làm bài khóa luận này.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động
marketing trực tuyến.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng hoạt động marketing trên
mạng xã hội của Công ty TNHH Xe đạp thành phố.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về việc ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động
marketing trực tuyến của Công ty TNHH Xe đạp thành phố.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRỰC TUYẾN.
1. 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm về marketing
1.1.1.1 Khái niệm về marketing.


6
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình
quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần
và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị
với những người khác.
Khái niêm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong
muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các
mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing.
1.1.1.2 Phân loại Marketing.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển thì hiện nay Marketing được chia
thành hai loại: Marketing truyền thống và Marketing cổ điển. Marketing truyền
thống (cổ điển) là các hoạt động Marketing chỉ xảy ra trên thị trường trong khâu lưu

thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing chính là làm việc với thị trường và việc tiếp
theo của nó là trên các kênh truyền thông. Về bản chất thì Marketing cổ điển chỉ chú
trọng đến việc tiêu thụ nhanh những hàng hoá và dịch vụ mà không chú trọng đến
khách hàng.
Marketting hiện đại thì đã chú ý tới khách hàng nhiều hơn và nhắm đến thị
trường là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất hàng hoá. Lúc này nhu cầu của
khách hàng là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, vì việc chú ý đến tính đồng bộ của các hệ
thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo nên sức mạnh lớn để đáp ứng mạnh
nhất nhu cầu của khách hàng. Marketing có mục tiêu chính là tối đa hoá các lợi nhuận
nhưng nó chính là các mục tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn chính là sự
thoả mãn thật tốt nhu cầu của khách hàng.


7
1.1.1.3 Chức năng và mục tiêu của Marketing
 Chức năng của Marketing.
Marketing có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp.
Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển đi kèm với khoa học và công nghệ.
Cơ bản có thể thấy một số chức năng quan trọng như sau:
Marketing có chức năng làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu của khách hàng:
Dựa vào việc nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến các hành vi mua hay không mua của khách hàng, các nhà sản xuất kinh
doanh đã tạo ra những sản phẩm và hàng hoá làm hài lòng khách hàng khi họ khó tính
nhất.

Hình 1.1 Chức năng của Marketing
( Nguồn: Internet)
Marketing có chức năng phân phối : Đây là một chức năng bao gồm các hoạt
động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hoá từ giai đoạn kết thúc quá
trình sản xuất cho đến lúc nó được giao đến các cửa hàng bán lẻ hay giao trực tiếp cho

người sử dụng.


8
Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Chức năng này chính là tổng thể của hai hoạt động
lớn như: Kiểm soát giá cả và các nghiệp vụ trong bán hàng.
Các hoạt động yểm trợ: Marketing sẽ hỗ trợ cho khách hàng thông qua các hoạt
động yểm trợ như sau: quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng, hội chợ, triển lãm và các dịch
vụ khác ngành.
 Mục tiêu của Marketing
Thường thì mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi quảng bá
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình tới người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một
khung thời gian nhất định. Thông thường gồm có các mục tiêu cơ bản là :tăng doanh
số kinh doanh, nâng cao nhận thức về sản phẩm với khách hàng, thiết lập vị trí của
thương hiệu trong ngành,…
1.1.2 Khái niệm và đặc tính marketing trực tuyến.
1.1.2.1 Khái niệm marketing trực tuyến.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì marketing trực tuyến (MTT) là lĩnh vực tiến
hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất
đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và Internet
Theo Philip Kotler, MTT là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối
và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá
nhân dựa trên phương tiện điện tử và Internet
Bên cạnh đó, Tạp chí Marketing online năm 2011 cũng đã đưa ra định nghĩa về
khái niệm này như sau: MTT là hình thức áp dụng các công cụ của CNTT thay cho các
công cụ thông thường để tiến hành các quá trình marketing.
Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: E-marketing (Internet marketing
hay online marketing), hay tiếp thị qua mạng, tiếp thị trực tuyến là hoạt động tiếp thị
cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet. Các dữ liệu khách
hàng kỹ thuật số và các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng điện tử (ECRM) cũng

kết hợp với nhau trong việc tiếp thị Internet.
Online Marketing, marketing trực tuyến (hay Internet Marketing) là một mảng
trong Digital Marketing:


9

Hình 1.2 Phân loại Digital Maketing
(Nguồn : conversion.vn)
Online Marketing / Internet Marketing bao gồm các kênh quảng cáo liên quan tới
việc đòi hỏi phải có kết nối mạng internet, trong khi đó thì Non-online Advertising thì
lại chủ yếu là những phương thức quảng cáo mà trong đó không cần kết nối mạng.
Online Marketing / Internet Marketing bao gồm :
Search Marketing (SEO & SEM): quảng cáo có trả phí trên các bộ máy tìm kiếm
như Google, Yahoo và Bing (SEM) và tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao hơn trên
kết quả tìm kiếm tự nhiên của các bộ máy tìm kiếm (SEO).
Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động trong đó có thể bao
gồm việc tối ưu hóa ứng dụng để hiển thị tốt hơn trên chợ ứng dụng (app store
optimization – ASO), quảng cáo push, display trong các ứng dụng để khuyến khích
người dùng cài đặt.
Email Marketing: quảng cáo bằng hình thức gửi email tới các khách hàng có
trong danh sách hoặc cơ sở dữ liệu và giới thiệu với họ về dịch vụ, sản phẩm hay cập
nhật tin tức.
Content Marketing: phương pháp quảng cáo bằng cách tạo ra những nội dung
trên tất cả các nền tảng mà có khả năng tạo tương tác tốt và thu hút người người dùng
và qua đó gia tăng lượt truy cập hay khuyến khích việc tạo ra giá trị.


10
Social Marketing: quảng cáo và truyền tải các thông điệp tới người dùng thông

qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn nhằm tạo ra giá trị, doanh thu
hay gia tăng nhận diện thương hiệu.
Display: quảng cáo lập trình (programmatic advertising) thông qua các nền tảng
(publishers, ad networks, ad exchange, DSP) với hình thức hiển thị các định dạng như
hình ảnh, video, html trên các website và ứng dụng trong hệ thống của nhà cung cấp.
1.1.2.2 Qúa trình hình thành và phát triển.
Nhìn chung quá trình phát triển của marketing trực tuyến được chia làm ba giai
đoạn :
- Thông tin: Các hoạt động MKT trực tuyến nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh
doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website thông tin,
catalogue điện tử.
- Giao dịch : Các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa cac quy trình kinh
doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán lẻ,
dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán...
- Tương tác : phối hợp, liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân
phối,... thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh
doanh để hoạt động hiệu quả nhất.
1.1.2.3 Các đặc tính của Marketing trực tuyến:
- Tốc độ giao dịch cao (được tính bằng phần nghìn giây): Các giao dịch trong
marketing điện tử không phải trải qua các bước trung gian nên tiết kiệm nhiều thời
gian. Doanh nghiệp và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp một cách dễ dàng và
nhanh chóng thông qua các website, gửi email trực tiếp, qua điện thoại, các chương
trình chat online, các diễn đàn thảo luận,… Thông tin phản hồi từ phía khách hàng
nhanh hơn. Do đó, giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn,
đặc biệt là đối với các hàng hóa số hóa.
- Liên tục: 24/7/365: Marketing điện tử có khả năng hoạt động liên tục tại mọi
thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần,
365 ngày trong một năm, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết. Doanh nghiệp
có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến mọi lúc, mọi nơi; tiến hành
nghiên cứu thị trường bất cứ khi nào; gửi email quảng cáo…



11
- Phạm vi toàn cầu, không giới hạn: Trong môi trường Internet, mọi khó khăn về
khoảng cách địa lý đã được xóa bỏ hoàn toàn. Điều này cho phép doanh nghiệp khai
thác triệt để thị trường toàn cầu. Nhờ hoạt động tiếp thị trực tuyến mà doanh nghiệp
hoàn toàn có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình đến với tập khách
hàng mục tiêu trên toàn thế giới với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất. Khách hàng
của họ có thể là những người đến từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Anh… Đặc trưng này bên
cạnh việc đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích thì cũng chứa đựng những thách
thức đối với doanh nghiệp. Khi khoảng cách được xóa bỏ đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp sẽ tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu. Khi đó, môi trường cạnh
trạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Chính điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải
xây dựng được chiến lược kinh doanh, marketing rõ ràng và linh hoạt.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Ngày nay việc mua sắm đã trở lên dễ dàng hơn nhiều,
chỉ cần ở nhà, ngồi trước máy vi tính có kết nối internet là khách hàng có thể thực hiện
việc mua sắm như tại các cửa hàng thật. Sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trên các
cửa hàng ảo này ngày một phong phú và đa dạng nên thu hút được sự quan tâm từ phía
người tiêu dùng. Khách hàng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn đồng thời
nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác
nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia sẻ thông tin qua internet.
- Khả năng tương tác thông tin cao: Tính tương tác của mạng internet được thể
hiện rất rõ ràng. Chúng cho phép trao đổi thông tin hai chiều và cung cấp nhiều tầng
thông tin cũng như tạo ra mối quan hệ trực tiếp giữa nhà cung cấp và khách hàng. Hoạt
động marketing trực tuyến cung cấp thông tin theo yêu cầu của người sử dụng và cho
phép người sử dụng xem các thông tin. Khách hàng có thể cung cấp thông tin phản hồi
về một sản phẩm nào đó, có thể yêu cầu nhận thêm thông tin hoặc yêu cầu không nhận
thêm thông tin về sản phẩm đó nữa.
- Một số đặc tính khác: Tự động hóa các giao dịch cơ bản, Giảm sự khác biệt về
văn hóa, luật pháp, kinh tế; Đo lường hiệu quả dễ dàng; ROI (Return on Investment)

hiệu quả trên đầu tư cao
1.1.2.4 Vai trò marketing trực tuyến:
 Đối với doanh nghiệp:


12
- Giúp chia sẻ thông tin với đối tác, khách hàng, nhà cung ứng: Do internet có
tính toàn cầu hóa cao loại, loại bỏ trở ngại không gian và thời gian. Doanh nghiệp có
thể truy cập bất cứ lúc nào, ở đâu, và việc chia sẻ thông tin với các đối tác, ngân hàng,
nhà cung ứng không còn là vấn đề đối với doanh nghiệp nữa.
- Khả năng tự động hóa cao giúp giảm chi phí giao dịch: Marketing điện tử giúp
doanh nghiệp cắt giảm khá lớn chi phí bán hàng, không phải tốn kém nhiều cho việc
thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ và cũng không cần phải đầu tư
nhiều cho kho chứa,… giảm thời gian, chi phí và công sức trong hầu hết các hoạt động
xúc tiến, quảng cáo.
- Tiếp cận thị trường mới dễ dàng: Đối tượng khách hàng của doanh nghiệp
không còn bị giới hạn về thời gian và không gian nên cơ hội mở rộng tập khách hàng
cao hơn. Số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng kéo theo tăng doanh thu bán
hàng.
- Góp phần hỗ trợ cá biệt hóa sản phẩm: Đáp ứng nhu cầu khách hàng, thỏa mãn
khách hàng là mục đích cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào. Cá biệt hóa sản phẩm
giúp tăng lợi nhuận, tăng doanh thu và thị phần cho doanh nghiệp.
 Đối với khách hàng:
- Khách hàng sẽ có thêm nhiều thông tin về sản phẩm, dịch vụ hơn: Nhờ ứng
dụng marketing điện tử mà doanh nghiệp ngày càng da dạng hóa sản phẩm hơn. Vì
vậy khách hàng cũng có nhiều sự chọn lựa hơn, khách hàng hoàn toàn có thể so sánh
với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác từ đó có sự lựa chọn tốt nhất.
- Đánh giá chi phí/ lợi ích chính xác hơn: Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết
nối Internet là có thể mua được tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà không cần mất thời
gian và chi phí tới tận cửa hàng để mua. Hơn nữa, người mua có thể tham khảo được

nhiều sản phẩm của các cửa hàng khác nhau, so sánh về giá cả, chất lượng giữa các
gian hàng nên cơ hội mua được hàng giá rẻ nhiều hơn.
- Có thêm nhiều sản phẩm để lựa chọn: Hiện nay khi mà hầu hết các sản phẩm
đều được bán qua internet và các phương tiện điện tử, khách hàng có hàng ngàn sự lựa
chọn. Họ sẽ dễ dàng và nhanh chóng tìm được sản phẩm yêu thích, phù hợp với mình.
- Thuận tiện hơn trong việc mua sắm: Để mua một sản phẩm hay tìm hiểu thông
tin về một sản phẩm, khách hàng chỉ cần lên mạng và vào các website là có thể biết


13
được đầy đủ thông tin, hoặc đặt hàng tại nhà cũng như có thể so sánh giá cả, chất
lượng dịch vụ với sản phẩm của nhiều công ty khác nhau.
1.1.2.5 Điều kiện áp dụng Marketing trực tuyến.
- Điều kiện chung:
Cơ sở vật chất: cơ sở vật chất của doanh nghiệp như hạ tầng công nghệ thông tin
viễn thông, hệ thống máy chủ, máy trạm… có đầy đủ, có đáp ứng yêu cầu để áp dụng
Marketing điện tử hay không.
Điều kiện pháp lý: Luật giao dịch điện tử (2005), Luật sở hữu trí tuệ (2006) và
các thông tư liên quan đến hoạt động của website TMĐT
- Điều kiện riêng:
Thị trường:
Nhận thức của khách hàng: mức độ sẵn sàng của khách hàng khi tham gia vào
môi trường trực tuyến; phần trăm người sử dụng và chấp nhận internet.
Trong B2B: các tổ chức phối hợi với nhau, giai đoạn này mới chỉ xuất hiện ở các
nước phát triển.
Trong B2C: khách hàng có điều kiện tiếp cận internet, thói quen, mức độ phổ
cập, chi phí, doanh nghiệp, phát triển các hoạt động marketing trên internet.
+ Doanh nghiệp: Nhận thức của các tổ chức (internet liệu có là phương tiện
thông tin chiến lược, lợi ích của internet đối với doanh nghiệp); tầm nhìn của các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Môi trường kinh doanh: Sự phát triển của các mô hình TMĐT (B2B, B2C,
C2C), sự phát triển các ứng dụng marketing trên internet: nghiên cứu thị trường, phát
triển sản phẩm mới, phân phối, xúc tiến thương mại, quảng cáo; mô hình phối hợp
giữa người kinh doanh và nhà phân phối, vận chuyển.
1.1.3 Khái niệm và đặc tính cơ bản của mạng xã hội
1.1.3.1 Khái niệm mạng xã hội
Theo wikipedia, mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch
vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích
khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Theo Boyd và Ellison định nghĩa, MXH là "các dịch vụ dựa trên web cho phép
cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hoặc công khai trong một hệ thống giới hạn,


14
công khai một danh sách các người dùng khác mà họ đã có mối quan hệ, và xem và đi
qua danh sách các kết nối được tạo ra bởi những người khác trong hệ thống của họ”.
MXH có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file,
blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở
thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.
Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối
tác: dựa theo group , dựa trên thông tin cá nhân, hoặc dựa trên sở thích cá nhân, lĩnh
vực quan tâm: kinh doanh, mua bán. Về cơ bản, MXH giống như một trang web mở
với nhiều ứng dụng khác nhau. MXH khác với trang web thông thường ở cách truyền
tải thông tin và tích hợp ứng dụng.
1.1.3.2 Các đặc tình cơ bản của mạng xã hội
Theo tác giả Lê Thị Nhị trong bài báo “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã
hội học tập tại Việt Nam” đã đưa ra các đặc tính của MXH là:
Dựa trên người dùng: MXH trực tuyến được xây dựng và định hướng bởi chính
người sử dụng. Người dùng sẽ quyết định nội dung của các trang MXH trực tuyến. Sự
định hướng nội dung đó được xác định bởi bất cứ ai tham gia vào cuộc thảo luận. Đây

là những gì tạo nên sự thú vị và tính động mà MXH mang lại cho người dùng internet.
Tính cá nhân: Ở các trang MXH, mỗi thành viên đều có một hồ sơ với một trang
cá nhân của riêng mình. Người dùng có quyền thiết lập các thông tin cá nhân, đăng tải
các bài viết và thiết lập cho nó tính riêng tư, công khai cho toàn bộ bạn bè hoặc công
khai trong giới hạn một số thành phần bạn bè của họ.
Tương tác: Một đặc tính khác của các MXH hiện đại là sự tương tác. Người dùng
trên các trang MXH có thể giao tiếp một cách dễ dàng và tham gia các trò chơi trực
tuyến với nhau.
Dựa vào cộng đồng: MXH được xây dựng và duy trì dựa trên các đặc tính của
cộng đồng, các nhóm được thiết lập dựa trên sở thích, niềm tin…
Phát triển mối quan hệ: Cộng đồng trên các trang MXH trực tuyến là một cộng
đồng mở, ở đó người dùng được thoải mái lựa chọn và phát triển các mối quan hệ của
mình. Người dùng càng có nhiều mối quan hệ trong mạng, càng thiết lập thêm nhiều
các mối quan hệ khác dựa trên các mối quan hệ đã có.
Tính cảm xúc vượt nội dung: Một đặc tính độc đáo của các MXH là yếu tố cảm
xúc. Trong khi các trang web trước đây đã tập trung chủ yếu vào việc cung cấp thông


15
tin cho khách truy cập, MXH thực sự cung cấp cho người dùng với cảm giác an toàn
để chia sẻ thông tin và ý thức rằng không có vấn đề gì là quá khó khăn, bế tắc, bạn bè
của họ luôn ở bên cạnh họ, lắng nghe họ nói bất kỳ lúc nào.
1.1.3.3 Các loại hình mạng xã hội
Các mạng xã hội hàng đầu thế giới như MySpace, Facebook, YouTube,
LinkedIn… đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riênng:

Hình 1.3 Các mạng xã hội
(Nguồn : haravan.com)
MySpace ưu tiên hướng tới các nội dung giải trí như chia sẻ âm nhạc, video trực

tuyến kết hợp với các dịch vụ giải trí offline. Mạng xã hội này phù hợp với các chiến
dịch marketing xây dựng và phát triển các cộng đồng thu hút giới trẻ - những thế hệ
tương lai.


16
Facebook là đối thủ của MySpace, nhưng có điểm đặc biệt là giành được sự ưa
thích của một nhóm nhờ tập trung vào sự duy trì những mối quan hệ sẵn có. Facebook
giúp thành viên nhóm mở rộng mạng lưới bạn bè với các trường khác, cũng như kết
nối các hoạt động vui chơi, giải trí và tình nguyện.
LinkedIn đặc điểm nổi bật nhất của LinkedIn là phát triển mạng lưới quan hệ
kinh doanh. Với nhiều thương gia, mạng xã hội này tựa như một cuốn danh thiếp
(namecard) trực tuyến, giúp họ dễ dàng kết nối và duy trì với những đối tượng khác,
nhất là với tính năng tự động cập nhật danh sách. Cuốn danh bạ trực tuyến này còn nói
cho các chủ nhân biết được họ đang có bao nhiêu quan hệ và chúng “bền chặt” đến
đâu.
Twitter là một mạng xã hội với thông tin được chia sẻ theo thời gian thực, cho
phép mọi người giao tiếp bằng cách trao đổi những mẩu tin ngắn (chỉ 140 ký tự). Tuy
Twitter chưa quá phổ biến tại Việt Nam nhưng nó được sử dụng rất nhiều trên thế giới
ngang ngửa với Facebook.
Mạng xã hội có các ưu điểm vượt trội, khiến các doanh nghiệp buộc phải đặc biệt
quan tâm và vận dụng bởi:
Độ tương tác cao
Độ tương tác cao cũng là một trong những ưu điểm nổi trội của marketing qua
mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận ý kiến phản hồi từ khách
hàng, thảo luận, chia sẻ vấn đề cùng họ, thực hiện các cuộc thăm dò hoặc giải đáp các
thắc mắc khó khăn của họ…Từ đó kiểm soát tối đa các vẫn đề tiêu cực có thể nảy sinh.
Tiết kiệm chi phí
Với việc bỏ ra khoản phí nhỏ, thậm chí là không mất chi phí cho việc quảng bá
thương hiệu hoặc đăng tuyển dụng trên các mạng xã hội, DN hoàn toàn có thể thu lại

kết quả tích cực. Xu hướng marketing trên mạng xã hội (Social Network) đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới. Hơn cả vậy là các ưu điểm sau
- Thiết lập mối quan hệ với số đông khách hàng mục tiêu.
- Khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng.
- Các hoạt động trực tuyến sẽ truyền cảm hứng cho các cuộc hội thoại trong "thế
giới thực".
- Thông tin cá nhân khá chân thực về người dùng.


17
- Cơ hội để kể chuyện về doanh nghiệp và sản phẩm của bạn đồng thời tăng độ
nhận biết thương hiệu.
- Gia tăng trải nghiệm của người dùng.
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Khái niệm Marketing trên mạng xã hội.
Social Marketing như đã nói ở trên là một công cụ trong hoạt động Marketing
online. Sẽ là một kênh chiến lược giúp doanh nghiệp quảng bá rộng rãi thương hiệu
của mình nhờ cộng đồng xã hội và internet. Bởi chỉ vừa mới bùng nổ trong những năm
gần đây nhưng nó đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong các chiến dịch digital
marketing với mức độ phủ sóng của các cộng đồng và các kênh mạng xã hội và người
dùng social media là cầu nối giúp các doanh nghiệp có thể khai thác tối đa khách hàng
tiềm năng của mình. chiếm một vị trí rất quan trọng, sẽ là một kênh chiến lược giúp
doanh nghiệp quảng bá rộng rãi thương hiệu của mình nhờ cộng đồng xã hội và
internet.
1.2.2 Các hoạt động ứng dụng mạng xã hội vào hoạt động marketing trực
tuyến.
Với việc mạng xã hội được sử dụng vô cùng phổ biến như hiện nay, các hình
thức Marketing qua mạng xã hội cũng trở nên phong phú và ngày càng phát triển hơn.
Tuy vậy, một số hình thức phổ biến nhất có thể kể tới là :
- Tạo kênh của doanh nghiệp trên Mạng xã hội

+ Mạng xã hội Facebook:
Doanh nghiệp có thể tạo cho mình một Fanpage để tiến hành các hoạt động
truyền thông và tiếp thị trên mạng xã hội Facebook: fanpage được hiểu là một hồ sơ
thông tin của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức bất kì chứ không mang tư cách là cá
nhân cụ thể nào. Ngay cả khi các thành viên không có ý định mua bất cứ thứ gì, thì các
mối quan hệ doanh nghiệp thiết lập và cộng đồng mà doanh nghiệp xây đựng đều có
thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đây còn là nơi giúp doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận tới khách hàng, đưa ra các tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh
chóng.
Doanh nghiệp có thể tạo một fanpage để quảng bá thương hiệu mà ở đó khách
hàng tiềm năng, khách hàng, nhân viên trong tương lai, các nhà cung cấp và thậm chí


18
truyền thông cũng có thể tìm thấy thông tin về công ty, sản phẩm và dịch vụ mà bạn
cung cấp. Không giống như hồ sơ cá nhân Facebook, các thành viên của Fanpage có
thể truy cập mọi lúc, không cần đăng nhập vào Facebook để xem một doanh nghiệp
hoặc thương hiệu của Fanpage, vì vậy sẽ có rất nhiều người có quyền truy cập vào các
thông tin mà bạn đăng.
Fanpage không hạn chế về lưu lượng truy cập đến website. Trong thực tế,
Facebook còn khuyến khích liên kết giữa website với Fanpage. Thậm chí một phần
nhỏ lưu lượng truy cập hàng ngày của Facebook chuyển hướng đến website của doanh
nghiệp thì nó cũng cải thiện đáng kể lưu lượng truy cập chất lượng trên website của
chính họ.
Fanpage trên Facebook cung cấp sự thay thế cho việc thực hiện cam kết với
khách hàng trên website một cách miễn phí. Trong vài phút, doanh nghiệp có thể có
một Fanpage của thương hiệu, đó sẽ là nơi để khách hàng và những người khác cùng
ủng hộ thương hiệu có thể đăng bài lên tường Facebook, chia sẻ hình ảnh và video, hỏi
và trả lời câu hỏi, tương tác giữa doanh nghiệp với một người khác. Tạo và quản lý
một Fanpage, một tab thảo luận hoàn thiện là việc làm dễ dàng hơn so với việc tung ra

và theo dõi thảo luận trên diễn đàn hoặc bảng thông báo trên website của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tăng cường mối quan hệ với khách hàng một cách đáng kể,
bằng cách kết nối họ với cộng đồng xã hội chứ không phải là một khuôn khổ kinh
doanh nhất định. Thành viên Facebook có thể không mua sắm trên Facebook, nhưng
90% trong số họ mong đợi các doanh nghiệp và tổ chức sẽ giải quyết các vấn đề liên
quan trên Fanpage.
Chỉ có 25% thành viên Facebook muốn bán hàng, nhưng tỉ lệ cao hơn nhiều là
dành những lời khen ngợi cho chất lượng công ty, thương hiệu hay sản phẩm đến bạn
bè Facebook. Thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ với nhiều thành viên có nhiều ảnh
hưởng hoặc có nhiều kết nối, thì doanh nghiệp sẽ có được sự quảng bá thương hiệu có
giá trị trong thị trường thực và nó sẽ bán hàng thay cho doanh nghiệp.
+ Mạng xã hội Zalo
Doanh nghiệp tạo một tài khoản Oficcial Account (OA) trên Zalo để tiến hành
Marketing trực tuyến trên mạng xã hội này. Trên thực tế, OA cũng gần tương tự như


19
Fanpage trên Facebook. Vì vậy, nó cách thức marketing qua việc sử dụng OA cũng
không khác Fanpage là mấy.
Doanh nghiệp cũng có thể tạo OA để tạo các mối quan hệ cộng đồng, tư vấn,
chăm sóc khách hàng, chia sẻ các thông tin, quảng bá thương hiệu và quảng cáo hình
ảnh cũng như sản phẩm của mình.
+ Mạng xã hội Youtube
Youtube có thể là một trong những công cụ marketing và bán hàng hiệu quả mà
doanh nghiệp có thể sở hữu. Nếu doanh nghiệp xây dựng kênh Youtube, nó sẽ giống
như một kênh truyền hình của riêng họ khi những chương trình của doanh nghiệp được
phát 24/7 và điều đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí, website của doanh nghiệp cũng sẽ
được quảng cáo rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, rào cản đối với hầu hết các doanh nghiệp đơn giản chỉ là khả năng sản

xuất video và rào cản về thời gian để làm ra nó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần
phải dành thời gian để sản xuất video. Nhưng bù lại, với những Video mà doanh
nghiệp làm ra, họ có thể thực hiện marketing trực tuyến rất dễ dàng với các cách thức
sau :
- Chèn video trong email bản tin : Lợi ích của việc tạo nội dung video là giúp
các video này dễ dàng được chèn vào các kênh marketing khác. Doanh nghiệp có thể
sử dụng các video của mình trong các email marketing
- Chèn video vào blog hoặc website: Doanh nghiệp có thể sử dụng video của
mình như là một bài blog và diễn giải nội dung video vào văn bản cho bài blog
- Quảng cáo video thông qua các kênh mạng xã hội khác : Khi có video mới,
doanh nghiệp có thể xem xét việc đăng tải nó lên Facebook, Google Plus, Zalo của
mình. Có thể sử dụng hashtags để biểu thị bất kỳ loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu đề cập
trong video.
- Sử dụng các công cụ quảng cáo do các mạng xã hội cung cấp
+ Các mạng xã hội đều cung cấp cho người dùng một công cụ quảng cáo riêng
của mình. Đối với mạng xã hôi Facebook, công cụ đó được gọi là Facebook Ads. Nó
giúp doanh nghiệp có thể sử dụng Fanpage của mình để đưa những thông điệp thông
qua các bài viết, hình ảnh, videos tới đông đảo người dùng Facebook. Nó sẽ giúp
doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quảng bá Fanpage cũng như hình ảnh của mình.
Đây là cách thức phổ biến nhất trong lĩnh vừa marketing trực tuyến qua mạng xã hội


×